taothao xin trích dẫn bài phản hồi mới nhất của Dị Nhân Thiên Sứ Nguyễn Vũ TA trên "nhà Ảo" của Pa'c Thiên Sứ ở đây để mọi người tham khảo luôn. Bên đó, bác VULONG và Rubi cũng đang "đấu" nhiệt tình.
------------------------------------
Thiên Sứ
Cập nhật lúc Hôm nay, 07:00 AM
Quote: Hiện thực của lý thuyết lượng tử đã đoạn tuyệt một cách căn bản với hiện thực của vật lý cổ điển. Trong khuôn khổ của lý thuyết lượng tử, các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó. Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng. Vật lý lượng tử cũng chứa đựng những ngụ ý quan trọng đối với quan niệm của chúng ta về quá khứ. Trong vật lý cổ điển, quá khứ có vẻ tồn tại như một chuỗi các sự kiện xác định, nhưng theo vật lý lượng tử, quá khứ cũng như tương lai là không xác định và chỉ tồn tại như một phổ của các khả năng. Thậm chí vũ trụ xét trên tổng thể không có quá khứ hoặc lịch sử. Do đó vật lý lượng tử ngụ ý một hiện thực khác với hiện thực của vật lý cổ điển – dù cho hiện thực của vật lý cổ điển phù hợp với trực giác của chúng ta và vẫn phục vụ chúng ta một cách tốt đẹp khi chúng ta thiết kế những thứ như các toà cao ốc hay cầu cống.
Tác giả bài này - hai ông Stephen Hawking và Leonard Mlodinow - đã đưa ra một thực tế nhận thức được của vật lý lượng tử. Đó là:
các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó. Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng.
Thực tại này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử (Trong bài này gọi tắt là Lý học Việt), đã nhận thức được từ lâu rồi và còn hơn thế nữa. Họ đã tổng kết trong một khái niệm về tính "vô thường" của vạn vật. Trong đó vật lý lượng tử chỉ là quán xét những thực tại vật chất nhỏ nhất mà nền tảng tri thức khoa học hiện đại nhận thức được trong giới hạn mà ngành vật lý quen gọi là "hạt cơ bản", kể cả hy vọng lớn hơn là "Hạt của Chúa" vốn chưa thành công trên thực tế.
Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã giải thích một thực tại làm nên tất cả các dạng tồn tại cơ bản mà vật lý hiện đại đang tìm kiếm trong một khái niệm cô đọng nhất: "Khí tụ thành hình". Khái niệm "hình" trong "Khí tụ thành hình" của Lý học Việt còn là tiền đề của các hạt có khối lượng và khái niệm "các hạt có khối lượng" cũng chỉ là một minh họa cho khái niệm "hình" của Lý học Việt, chứ chưa phải là "hình". So sánh với nhận thức của hai tác giả bài viết này vốn chỉ giới hạn ở các hạt cơ bản - thì khái niệm hình mang một hàm nghĩa bao trùm hơn nhiều:
Quote: các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó. Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng.
Hay nói rõ hơn: Lý học Việt đã nhận thức được những thực tại trong vũ trụ này sâu sắc hơn nhiều so với tri thức khoa học hiện đại. Chẳng phải ngẫu nhiên tôi xác định từ lâu rằng: "Không có Hạt của Chúa".
Bởi vậy, cho dù tất cả hệ thống lý thuyết và là thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại - vật lý lượng tử - cũng mới chỉ phản ánh một cách cục bộ một dạng tồn tại của vật chất, miêu tả về tính bất định của vật chất.
Nhưng thực tại được mô tả về tính bất định đó lại không phải là một hệ thống lý thuyết vốn tự nó mang tính biểu kiến và quy ước với những mô hình chuẩn để quan sát những mối quan hệ tương tác của nó và có thể giải thích được toàn bộ tự nhiên. Trong khí thuyết Bất định chỉ phản ánh một hiện tượng của tự nhiên.
Bởi vậy, không thể căn cứ vào một thực tại vốn bất định để cho rằng không thể có một lý thuyết thống nhất.
Lý học Việt không phủ nhận tính bất định trong vật lý lượng tử. Nhưng chỉ coi đó là một hiện tượng tồn tại trên thực tế và nằm trong một mối quan hệ tổng thể lớn hơn nhiều.
Các tác giả viết:
Quote: Trong một số trường hợp, những đối tượng cá biệt thậm chí không có một sự tồn tại độc lập, mà đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng.
Đây là một phát hiện của khoa học hiện đại và cũng không nằm ngoài nhận thức của Lý học Việt. Không những vậy, nền Lý học Việt cũng miêu tả xuất sắc hơn nhiều và rất cô đọng. Đó là sự xác định tổng hợp nhiều yếu tố tương tác tạo nên một hiện tượng. Đồng thời nó cũng được ứng dụng triệt để trong Phong Thủy Lạc Việt. Nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại thì tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ này đều được phân loại trong Lý học Việt và những hiện tương quan sát đó - nhân danh nền Lý học Việt - đều là những phần tử trong một tập hợp được phân loại theo Ngũ hành - như tác giả bài viết đã miêu tả - đúng ra chúng chỉ tồn tại như một thành phần của một tập hợp nhiều đối tượng. Không những vậy mà còn sâu sắc hơn nhiều. Đó là sự đan xen giữa những tập hợp và tính bao trùm của một tập hợp lớn hơn - Phù hợp với điều mà khoa học hiện đại gọi là "nghịch lý Canto" - trong đó Lý học Việt đã xác định tính bao trùm của một tập hợp lớn nhất, làm nên nghịch lý Canto.
Các tác giả đã cho rằng:
Quote: Vật lý lượng tử cũng chứa đựng những ngụ ý quan trọng đối với quan niệm của chúng ta về quá khứ. Trong vật lý cổ điển, quá khứ có vẻ tồn tại như một chuỗi các sự kiện xác định, nhưng theo vật lý lượng tử, quá khứ cũng như tương lai là không xác định và chỉ tồn tại như một phổ của các khả năng. Thậm chí vũ trụ xét trên tổng thể không có quá khứ hoặc lịch sử
Sự phát hiện mới nhất của tri thức khoa học hiện đại cũng không nằm ngoài những tri thức của Lý học Việt - nhân danh một lý thuyết thống nhất vũ trụ và thuộc về văn hiến Việt - không những vậy, Lý học Việt đã ứng dụng điều này , mà bằng chứng sắc sảo nhất là sự ứng dụng với khả năng tiên tri về cả quá khứ, hiện tại và vị lai.
Quá khứ và lịch sử của vũ trụ xét trện tổng thể vẫn hiện hữu đó cũng là luận điểm của Lý học Việt. Đó chính là tính vô thường (Bất định) của vạn vật và tính vĩnh cửa của Thái Cực.
Sự khác nhau giữa tri thức khoa học hiện đại là tri thức khoa học hiện đại đang khám phá những thực tại và đã manh nha lập nên những kiến thức riêng phần trong nhận thức tự nhiên, vũ trụ, cuộc sống, xã hội và con người. Còn nền Lý học Việt đã nhận thức y như vậy trong lịch sử phát triển của nó - thông qua nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - và nó đã tổng kết thành môt hệ thống lý thuyết thống nhất vũ trụ - "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại".
Bởi vậy, việc căn cứ vào lý thuyết lượng tử - vốn chỉ là một chặng đường trong sự phát triển tiếp tục của nền văn minh - để xácđịnh không thể có lý thuyết thống nhất chỉ là một kết luận khiên cưỡng.
Ở đây, tôi chưa bàn đến một vấn đề mà tri thức khoa học hay nói đến gọi là: "Chiều không gian thứ tư". Trong tương lai tất cả các lý thuyết khoa học sẽ phải đề cập đến điều này. Đó chính là khái niệm "Thời gian".
Lý học Việt có một hệ thống lịch miêu tả đơn vị thời gian hết sức phức tạp. Điều này đã chứng tỏ nó phải có xuất xứ từ một nhu cầu hết sức cao cấp trong các sinh hoạt đời sống xã hội và phát triển liên quan đến thời gian.
Quote: Trong khuôn khổ của lý thuyết lượng tử, các hạt cơ bản chẳng hề có vị trí xác định lẫn vận tốc xác định, trừ khi và cho đến khi một người quan sát đo đạc những đại lượng đó.
Sự quan sát và đo đạc này sẽ liên quan đến yếu tố thời gian. Nhưng Lý học Việt đã coi thời gian chính là yếu tố đầu vào của mọi mô hình biểu kiến có thể tiên tri cho mọi hiện tượng.