Trang 1 trên 5
MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
Đã gửi: 01:28, 10/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
" Trang tử bận áo vải mà vá, giày cột bằng dây gai…
Gặp Ngụy- vương. Ngụy vương nói:
" Tiên- sinh khổ não thế ư?
Trang tử nói:" Nghèo, chứ không khổ- não. Kẻ sĩ có Đạo- Đức, bao
giờ khổ. áo rách, giày hư là nghèo, không phải khổ. Đó chẳng qua là vì
không gặp thời mà thôi. Phàm con khỉ con vượn nhảy nhót đặng thong thả
là nhờ gặp được rừng cây to cành dài, trơn tru dai dẻo. Dù cho bậc thiện xạ
như Phùng- Mông cũng không sao hạ nó được. Nếu nó rủi gặp phải cây
khô, gai góc, thì sự hoạt động ắt khó- khăn chậm chạp. Cũng thời một con
thú, mà sự cử- động dễ khó khác nhau, chẳn qua vì gặp phải hoàn- cảnh
không thuận làm cho nó không tự- do dùng tận sở- năng của nó. Nay, sanh
không nhằm thời, trên thì hôn- ám , dưới thì loạn- tặc lại muốn không cực
nhọc vất vả, có được không?"
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
Đã gửi: 02:05, 10/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Huệ- tử gọi Trang tử, nói:" Tôi có côi cây to, người ta gọi nó là cây Vu. Gốc
nó lồi lõm không đúng dây mực. Nhánh nhóc nó thì cong queo không đúng
quy củ. đem trồng nó ở đường cái, người thợ mộc cũng không thèm nhìn. Nay
lời nói của ông to lớn mà vô dụng, nên người người đều không thèm nghe."
Trang tử nói:" Ông riêng chẳng thấy con mèo rừng đó sao? Con người mình
đứng núp, rình vật đi rong, nhảy tây nhảy đông, không hiềm cao thấp, kẹt
trong dò bẫy, chết nơi lưới rập. Đến như con thai- ngưu, lớn như vầng mây
che một phương trời, kể ra cũng là to thật, nhưng cũng không bắt được chuột.
Nay ông có cây to, lại sợ nó vô dụng. Sao không đem nó trồng nơi tịch mịch,
giữa cánh đồng rộng bao la. Khách ngao du không làm gì, ngồi nghỉ dưới gốc
nó, khách tiêu diêu nằm ngũ dưới bóng nó. Nó sẽ không chết yểu vì búa rìu,
cũng không sợ vật nào làm hại. Không có chỗ nào có thể dùng được, thì khốn
khổ từ đâu mà đến được?"
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
Đã gửi: 13:11, 10/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
HÀM CỐC QUAN QUAN LỆNH DOÃN . HỈ BÁI XIN CHÂN KINH

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
Đã gửi: 13:28, 10/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Lão Tử thôi việc quan , cỡi trâu chu du thiên hạ , lánh đời đi về hướng Tây để qua nước Tần, vừa ra tới quan ngoại thì gặp Doãn Hỷ, lúc ấy đang làm viên quan giữ ải Hàm Cốc trong Vạn lý trường thành (The Great Wall) giử lại van nài: "Nếu Ngài quyết chí ẩn cư thì xin vì chúng tôi mà để lại một bộ sách!" Lão tử bèn ở lại đó viết bộ "Đạo Đức Kinh" dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì sẽ đắc đạo, rồi cùng trâu biến vào sa mạc mênh mông.
Đương thời Khổng Tử đã có lần gặp ông ở Chu, gần nơi hiện nay là thành Lạc Dương nơi Khổng Tử định đọc các cuốn sách trong thư viện. Khổng Tử trong nhiều tháng dài, đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc, vốn là những nền tảng của Khổng giáo với Lão Tử.
Người ta bảo rằng Khổng Tử đã tặng cho Lão tử một con ngỗng để làm lễ sơ kiến. Hai người đàm luận với nhau thật tương đắc trong mấy tháng trời tại thư viện triều đình nhà Chu. Lúc chia tay Lão Tử nói:
"Những người ông nói đó thịt xương đều nát cả rồi, chỉ còn lại lời của họ mà thôi. Tôi nghe nói người sang tiển nhau bằng vàng bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải là người giàu sang, tạm coi mình là người nhân mà tiễn ông bằng lời này: Người buôn giỏi thì dấu kỹ vật quí, xem ngoài như không có gì; người đức cao thì tướng mạo như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không có ích gì cho ông đâu. Tôi chỉ khuyên ông có bấy nhiêu thôi."
Khổng Tử về đến nhà suốt ngày đóng cửa, bảo với môn sinh rằng: Loài chim, ta biết nó bay được; loài cá ta biết nó bơi được; loài thú, ta biết nó chạy được. Nhưng ba thứ đó ta có thể dùng tên để bắn; dùng lưới để bắt, dùng bẩy để giật. Còn loài rồng cỡi gió nương mây mà bay trên trời nên ta không biết làm sao mà bắt được. Nay ta gặp được Lão Tử; ông há chẳng là loài rồng ư?"
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
Đã gửi: 13:56, 10/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Tục truyền lúc mới sinh ra Lão Tử mặt mày rất khôi ngô , nhưng có đầu tóc bạc trắng , điều này minh chứng cho cái tên của ông ( bậc thầy già )

TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
Đã gửi: 14:22, 10/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
TRANG CHÂU HỒ ĐIỆP
"Xưa, Trang Châu chiêm bao, thấy mình là bướm, chập chờn trên hoa , êm ấm dưới nắng vàng , vui phận làm bướm , tự nhiên thích chí không còn biết Châu. Chợt tỉnh giấc, thấy mình là Châu.
Không biết Châu lúc chiêm bao là bướm, hay bướm lúc chiêm bao là Châu? Châu
cùng bướm ắt có phận định"
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
Đã gửi: 14:38, 10/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
TIÊU- DIÊU- DU
A. Tại biển Bắc có con cá Côn, lớn không biết mấy nghìn dặm. Cá này hóa ra
chim Bằng: lưng của chim Bằng lớn cũng không biết mấy nghìn dặm. Vỗ cánh
mà bay, cánh nó sè ra như mây che rợp một phương trời. Biển động, Bằng bèn
bay sang biển Nam: biển Nam là Ao- Trời.
Tề Hải, sách chép các việc kỳ quái nói: chim Bằng, lúc bay qua biển Nam,
cánh đập làm cho sóng nước nổi lên ba nghìn dặm dài; nó nương theo gió trốt
mà cất lên chín muôn dặm cao, và bay luôn sáu tháng mới nghỉ.
Cái mà ta thấy trên không kia có phải là bầy" ngựa rừng" chăng, hay là bụi
trần? Hay là cái hơi thở của muôn vật nổi lên? Còn màu trời xanh xanh kia có
phải là màu thật của nó không, hay chỉ là màu của vô cùng thăm thẳm? Thì cái
thấy của con chim Bằng bay trên mây xanh dòm xuống dưới đây cũng chỉ như
thế mà thôi.
Vả lại, nước không sâu thì không sức chở thuyền lớn. đổ một chung nước nhỏ
vô một cái hủng nhỏ trong nhà, lấy một cọng cỏ thả lên làm thuyền, thì thuyền
tự nổi; nếu lại lấy cái chung ấy làm thuyền mà thả lên, thì thuyền phải trịt. Là
tại sao? trị nước không sâu mà thuyền thì lớn. Cũng như lớp gió không dầy thì
không đủ sức chở nổi cánh lớn của chim Bằng. Bởi vậy chim Bằng khi bay lên
chín muôn dặm cao là cỡi lên lớp gió ở dưới nó. Chừng ấy, lưng vác trời xanh,
không gì ngăn trở, nó bay thẳng qua Nam.
***
Một con ve và một con chim cưu nhỏ thấy vậy, cười nói:" Ta quyết bay vụt
lên cây du, cây phương. Như bay không tới mà có rơi xuống đất thì thôi, chứ
không sao! Bay cao chín muôn dặm, sang qua Nam mà làm gì? Ta thích bay
đến mấy cánh đồng gần đây, ăn ba miếng no bụng, rồi về. Nếu ta đến chỗ xa
trăm dặm, thì ta có lương thực mỗi ngày. Còn nếu ta đến chỗ xa nghìn dặm,
thì ta có ba tháng lương thực."
***
Hai con vật ấy, mà biết gì?
Kẻ tiểu trí sao kịp người đại trí. Kẻ tuổi nhỏ sao kịp người tuổi lớn.
Sao mà biết được thế? nấm mai biết gì được hồi sóc, ve sầu biết sao được
xuân, thu! Đó đều là hạng tuổi nhỏ cả. Phương Nam nước Sở có cây minh-
linh, sống một xuân là năm trăm năm ; một thu là năm trăm năm. Thượng cổ
có cây đại- xuân sống một xuân là tám nghìn năm, một thu là tám nghìn
năm.(đó là hạng tuổi lớn). Lâu nay từng nghe danh sống lâu của Bành tổ. Hễ
nói đến sống lâu, thì người đời thường đem đó mà so sánh, như thế không
đáng buồn sao?
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
Đã gửi: 14:44, 10/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
Đã gửi: 14:55, 10/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Huệ- tử gọi Trang tử, nói: Ngụy vương tặng tôi một giống dưa to. Tôi trồng
nó có trái nặng đến năm thạch. Dùng nó đựng nước, nó nặng, không cất nhắc
được. Bổ nó ra làm cái bầu, thì lại không còn dùng được chỗ nào. Đâu phải nó
không to lớn, nhưng vì cho nó là vô dụng nên tôi đập bỏ nó.
*******
Trang tử nói: Thế là phu tử vụng về chỗ đại dụng nó. Nước Tống có người
khéo chế được môn thuốc chữa răn nứt da tay, đời đời chuyên làm nghề ươm
tơ. Có người hay biết, đến xin mua phương thuốc đó một trăm lượng vàng.
Anh ta bèn nhóm thân- tộc bàn rằng:" Nhà ta đời đời làm nghề ươm tơ, lợi
không hơn số vàng đó. Nay may mắn mà được trăm vàng, xin để cho bán."
*******
Người khách được phương thuốc, đem thuyết vua Ngô. Nước Việt có nạn,
vua Ngô sai anh làm tướng. Nhằm mùa đông, thủy chiến với người Việt,
người Việt đại bại. Vua Ngô bèn cắt đất mà phong thưởng anh ta.
Cũng thời cùng một phương thuốc trị răn nứt da tay mà một người được
thưởng phong, một người không ra khỏi cái nghề ươm tơ: đó là tại chỗ biết
dùng mà khác nhau vậy.
**********
Nay phu tử có trái dưa nặng đến năm thạch, sao không tính dùng nó làm trái
nổi thả qua sông qua hồ, mà lo chi hồ vỡ bầu tan, không có chỗ dùng? Thì ra
vì cái lòng của phu tử hẹp hòi chưa thông đạt đó.
TL: MINH TRIẾT VS SỐ MỆNH
Đã gửi: 15:07, 10/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh