Trang 1 trên 8

TÁNH VĨNH HẰNG !

Đã gửi: 00:13, 25/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Tánh vĩnh hằng
Phật Chỉ Cái “Thấy” Thường Còn
Khi ấy từ chữ vạn trên ngực Như Lai phóng ra hào
quang báu, ánh sáng rực rỡ với trăm ngàn màu sắc, chiếu
sáng khắp m ười phương thế giới chư Phật, nhiều như số vi trần.
Hào quang ấy rót xuống trên đảnh Như Lai ở các cõi
Phật trong khắp mười phương, xoay về soi đến A Nan và
toàn thể đại chúng. Rồi đức Phật bảo A Nan :
- Nay Như Lai vì ông dựng lập pháp tràng lớn khiến
cho tất cả chúng sinh khắp mười phương đạt được tâm
tánh trong sạch, sâu kín nhiệm mầu và đạo nhãn thanh
tịnh.
- A Nan! Trước đây ông trả lời rằng thấy nắm tay
chói vàng. Vậy nắm tay này nhân âu mà có? Làm sao
nắm tay trở nên sáng chói? Ông lấy cái gì để thấy?
A Nan thưa :
- Cái nắm tay là do bàn tay Phật co các ngón tay lại.
Con thấy cái nắm tay là do con mắt của con.
Phật bảo A Nan :
- Nếu không có bàn tay thì không có nắm tay. Nếu
không có con mắt (bị mù) thì không có cái thấy. Hai sự
việc ó có giống nhau chăng?
Bạch Thế Tôn! Đúng vậy. Nếu không có bàn tay thì
không có nắm tay; nếu không có con mắt thì không có cái
thấy.
Phật bảo A Nan :
- Ông nói như vậy là không đúng. Tại sao? Không có
bàn tay thì dĩ nhiên không có nắm tay, chứ không có con
mắt ( Đui) không phải hoàn toàn không thấy. Ông ra
đường thử hỏi những người mù mắt : ”Ông thấy gì
không?” Các người ấy sẽ trả lời : ”Nay tôi chỉ thấy một
màn đen trước mắt, ngoài ra không thấy gì khác”. Lấy
nghĩa đó mà suy nghĩ thì người mù thấy màn đen tối phía
trước, chớ cái thấy của họ đâu có thiếu mất.
A Nan thưa :
- Cái duy nhất mà người mù có thể thấy được trước mắt
là màu tối đen, sao có thể gọi là tối được?

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Đã gửi: 00:16, 25/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Nhất
Đức Phật bảo A Nan :
- Có gì khác nhau giữa màu đen tối mà người mù
thấy được và màu tối đen mà người sáng mắt nhìn thấy
khi họ ở trong phòng tối?
- Bạch Thế Tôn! Đúng vậy.
Phật bảo :
- A Nan! Nếu người mù chỉ thấy được màu tối đen
khi bỗng dưng được sáng mắt lại nên thấy được đủ loại
sắc tướng. Ông gọi đó là do mắt thấy. Và khi người ở
trong phòng tối kia, chỉ thấy phía trước hoàn toàn màu
đen, bỗng dưng thấy được mọi vật nhờ có đèn sáng, lẽ ra
nên gọi là đèn sáng đúng hơn. Nếu cái thấy do đèn thì đèn
có được cái thấy, và nếu là đèn thấy thì quan hệ gì đến
ông? Thế nên phải biết, đèn làm cho ta thấy rõ được mọi
vật, còn cái thấy là do ở mắt, chớ không phải đèn. Khi
mắt nhận rõ các vật thể thì “tánh thấy” đó chính là tâm,
chớ không phải là mắt.

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Đã gửi: 00:17, 25/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Hình ảnh

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Đã gửi: 00:20, 25/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Hai
Mặc dù A Nan và đại chúng được nghe Như Lai chỉ dạy
như thế, nhưng tâm chưa được khai ngộ nên vẫn im lặng,
mong Như Lai thương xót ch dạy thêm, nên đồng đứng dậy
chắp tay lắng lòng trong chờ đức Phật chỉ dạy.
Tuy Phật đã giải thích rõ ràng cái thấy và tánh thấy của
mắt để giúp ông A Nan và đại chúng thấu biết mà quay về
với bản tâm của chính họ, nhưng A Nan chưa phá được tâm
vọng chấp đang bị kẹt cứng ở nơi sắc uẩn và thọ uẩn nên tâm
vẫn còn mờ mịt không biết lối quay về. Ông không biết thỉnh
cầu gì nữa, miệng thì im lặng mà tâm vẫn chưa tỏ ngộ nên
chỉ biết đồng đứng dậy mong sự chỉ dạy của đức Thế Tôn.
Bấy giờ đức Thế Tôn giơ cánh tay mềm mại lên, bảo
ông A Nan và đại chúng rằng:
- Sau khi thành đạo, lần đầu tiên ở vườn Lộc Uyển,
Như Lai có dạy cho năm anh em tỳ kheo A Nhã Kiều
Trần Như rằng tất cả chúng sinh không thành Vô
Thượng Bồ-đề mà chỉ thành A la hán, do vì phiền não
khách trần làm mê hoặc. Lúc đó các ông nhân đâu mà
được khai ngộ, thành tựu quả vị thánh?
Ông Kiều Trần Như đứng dậy thưa :
- Bạch Thế Tôn! Nay hàng trưởng lão trong hàng đại
chúng, ch riêng con được danh hiệu là Giải nghĩa là Hiểu.
Nhờ ngộ được hai chữ khách trần mà thành tựu quả vị.
Khách là người đi đường, khi cần họ vào quán trọ thuê
phòng ho ặc ở, hoặc ngủ, hoặc ăn. Ăn ngủ xong xếp hành lý
lên đường, không ở luôn được. Còn người chủ thì vĩnh viễn
không phải đi đâu nữa. Từ suy nghĩ đó, con hiểu rằng :
Khách có đến, có đi; còn chủ thì ở luôn không đi đâu hết.
Về nghĩa chữ trần, thì lúc mặt trời mới lên, ánh sáng
xuyên vào các kẽ hở, lỗ thủng của mái nhà. Nhìn theo làn
ánh sáng trong khoảng hư không yên lặng ấy, con thấy vô số
bụi trần li ti loạn động, cuồn cuộn tung bay; còn hư không thì
đứng lặng. Thế nên con suy nghĩ, trong lặng gọi là hư không
còn lay động là trần.
Phật bảo : Đúng vậy.
Khi ấy Như Lai ở trong đại chúng co năm ngón tay lại,
co rồi lại mở, mở rồi lại co. Rồi hỏi A Nan :
- Nay ông thấy gì?
- Con thấy bàn tây Phật, nắm lại rồi mở ra. A Nan đáp.
Đức Phật hỏi :
- Ông thấy tay tôi có nắm có mở hay cái thấy của
ông có nắm có mở?
A Nan thưa :
- Tay Phật có nắm có mở, chớ cái thấy của con làm sao
có nắm có mở được!
Phật lại hỏi :
- Cái nào động, cái nào tịnh?
A Nan thưa :
- Thưa, Bàn tay của Phật không yên, chớ cái thấy của
con còn không có tịnh thì làm chi có động!
Phật bảo : Đúng vậy.
Đây là lần đầu tiên Phật khen A Nan nói đúng. Mặc dầu
ông A Nan chưa hoàn toàn ngộ về bản tâm, nhưng đây là
những bước căn bản vững chắc đưa ông ta đến chỗ ngộ.
Bấy giờ từ trong lòng bàn tay, Như Lai phóng đạo hào
quang báu chiếu đến vai bên phải của A Nan, A Nan liền
quay đầu qua bên phải để nhìn. Đức Phật lại phóng một hào
quang khác qua vai trái, A Nan liền quay sang bên trái để
nhìn. Đức Phật bảo A Nan :
Nay đầu ông tại sao lại lay động?
A Nan thưa :
- Con thấy hào quang của Phật phóng ra bên phải và
bên trái của con. Đầu con lay động bởi ngó theo hào quang
của Phật.
Phật hỏi :
- Đầu ông lay động quay bên phải bên trái. Vậy cái
đầu ông động mà cái thấy của ông có động chăng?
Bạch Thế Tôn! Đầu con tự lay động, chớ cái thấy còn
không biết ở chỗ nào, thì lấy gì mà lay động!
Phật bảo : Đúng vậy.

Bấy giờ, Phật bảo ông A Nan :
- Mọi người ai cũng có thể nhận biết : Không ở luôn
là khách, chủ thì vĩnh viễn không đi đâu. Bụi trần thì lay
động còn hư không tuyệt nhiên yên lặng. Có nắm có mở
là tay, cái thấy thì không có nắm mở. Quay qua quay lại
là đầu, tánh thấy thì không hề xoay chuyển.
Vậy mà các ông hiện nay lấy cái động làm thân, cái
động làm tâm, lấy cái động là cảnh, bỏ mất đi tâm tánh
chân thường, bất động, yên lặng nó thường ở luôn với
mình. Hằng ngày làm những việc trái ngược, nhận vật
làm thân, nhận vọng tưởng làm tâm, xoay vần trong đó
nên bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Đã gửi: 00:22, 25/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Hình ảnh

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Đã gửi: 00:24, 25/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Phật Chỉ Tâm Lần Thứ Ba
Phật bảo :
- Này đại vương! Như đại vương đã biết ngay nơi
thân ông đang tồn tại, nay Như Lai hỏi ông. Thân máu
thịt này của ông có giống như thân kim cương bất hoại
hay sẽ bị biến hoại?
Bạch Thế Tôn! Thân con hiện nay, rốt cuộc rồi sẽ bị
biến hoại.
Đức Phật bảo :
- Đại vương! Ông chưa từng diệt, làm sao biết mình
sẽ biến diệt?
- Bạch Thế Tôn! Cái thân biến hoại vô thường của con
hiện nay tuy chưa từng diệt, nhưng con thấy trước mắt, từng
niệm dời đổi mãi không ngừng như lửa tàn thành tro, dần
dần tiêu tan. Vì tàn hoại không dừng nên con biết chắc thân
này sẽ bị diệt mất.
Đức Phật nói :
- Này Đại vương! Đúng như vậy.
Đại vương! Ông nay tuổi ã già yếu, dung mạo so
với lúc trẻ như thế nào?
- Bạch Thế Tôn! Khi xưa con còn bé, da dẻ tươi nhuận,
đến tuổi trưởng thành, khí huyết sung mãn, nay tuổi già, thân
thể cũng theo đó mà già yếu khô gầy, tinh thần không còn
sáng suốt, tóc bạc mặt nhăn, sống chẳng còn bao lâu. Làm
sao có thể so sánh với khi còn trẻ mạnh.
Phật bảo:
- Này đại vương! Thân thể của ông đâu phải già
liền?
Vua Ba-tư-nặc thưa:
- Bạch Thế Tôn! Nó âm thầm thay đổi, con thật chẳng
biết, lạnh nóng đổi dời cho đến ngày nay. Vì sao? Lúc hai
mươi tuổi, tuy tuổi còn nhỏ, nhưng sắc mặt đã già hơn lúc
mười tuổi. Khi ba mươi thì già hơn lúc mới hai mươi. Nay
con đã sáu mươi hai tuổi, so với lúc năm mươi tuổi, rõ ràng
lúc năm mươi tuổi cường tráng hơn nhiều.
- Bạch Thế Tôn! Con thấy nó âm thầm dời đổi, tuy cái
già nua nầy thay đổi trong vòng mười năm. Nếu con suy nghĩ
kỹ hơn, chẳng những nó thay đổi trong khoảng một kỷ, hai kỷ
mà thực ra nó thay đổi trong mỗi năm, chẳng những nó thay
đổi trong từng năm, mà thực ra nó thay đổi trong từng tháng.
Chẳng những nó thay đổi trong từng tháng, mà thật ra nó
thay đổi trong từng ngày. Suy nghĩ thật sâu, quán sát thật kỹ,
thấy nó thay đổi trong từng sát na, trong từng mỗi niệm,
không hề dừng nghĩ. Thế nên con biết thân này cuối cùng
phải chịu sự biến đổi và hoại diệt.
Đức Phật bảo :
- Này đại vương! Ông thấy sự biến hóa thay đổi
không ngừng, nên biết thân mình hoại diệt. Vậy chính khi
nó hoại diệt, ông có biết trong thân có cái gì không hoại
diệt chăng?
Vua Ba-tư-nặc thưa :
- Thật con chẳng biết.

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Đã gửi: 00:25, 25/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Đức Phật bảo :
- Nay tôi sẽ chỉ cho ông tánh chẳng sinh diệt.
Đức Phật bảo :
- Này đại vương! Ông thấy nước sông Hằng lúc mấy
tuổi?
Vua Ba-tu-nặc thưa :
- Khi lên ba tuổi, mẹ con dẫn đến lễ bái Kỳ-đà-thiên, có
đi qua con sông này. Con được thấy nước sông Hằng khi ấy.
Đức Phật bảo :
- Này đại vương! Như ông vừa nói, khi ông hai mươi
tuổi thấy mình già hơn khi mười tuổi, cho đến khi sáu
mươi tuổi , ngày qua tháng lại, niệm niệm dời đổi. Vậy
khi ông thấy nước sông Hằng lúc ba tuổi so với cái thấy
nước sông Hằng lúc mười ba tuổi như thế nào?
Nhà vua thưa :
- Cái thấy ấy không khác so với khi còn ba tuổi, cho
đến nay con đã 62 tuổi, cái thấy ấy vẫn không khác.
Đức Phật bảo :
- Nay ông tự cảm thương tóc bạc mặt nhăn, mặt ông
nhất định là nhăn hơn lúc trẻ. Vậy cái thấy sông Hằng
của ông hiện nay và cái thấy lúc còn nhỏ có già có trẻ
chăng?
Vua Ba-tư-nặc thưa :
- Bạch Thế Tôn! Không vậy.
Đức Phật bảo :
- Mặt ông tuy nhăn, nhưng tánh thấy này chưa từng
bị nhăn. Cái bị nhăn thì biến đổi, còn cái không bị nhăn
thì chẳng biến đổi.
Cái biến đổi thì phải bị hoại diệt, cái không biến đổi
kia vốn chẳng sinh diệt, làm sao trong đó nó nhận chịu sự
sinh tử của ông? Mà ông còn dẫn lời của ngoại đạo Mạt-
già-lê rằng : ”Thân này sau khi chết là hoàn toàn mất
hẳn”.
Vua nghe lời ấy, tin rằng thân này sau khi chết sẽ sinh
thân khác, nên vua cùng đại chúng vui mừng hớn hở như
được điều chưa từng có.

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Đã gửi: 00:29, 25/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
Hình ảnh

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Đã gửi: 00:33, 25/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
A Nan Cầu Phật Chỉ Cái “Điên Đảo”.
A Nan từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay quỳ xuống bạch
Phật :
- Bạch Thế Tôn! Nếu cái thấy nghe này không sanh
diệt, tại sao chúng con bỏ quên chân tánh, làm việc điên
đảo? Nguyện xin Thế Tôn đem lòng thương xót rửa sạch trần
cấu cho chúng con.
Liền khi ấy, Đức Phật buông cánh tay sắc vàng, năm
ngón tay chỉ xuống, bảo A Nan rằng :
- Nay ông thấy cánh tay tôi như thế này là xuôi hay
ngược?
A Nan thưa :
- Chúng sinh trong thế gian đều cho đó là ngược, riêng
con chẳng biết thế nào là xuôi hay ngược.
Đức Phật bảo A Nan :
- Nếu người thế gian cho là ngược, vậy họ cho thế
nào là xuôi?
A Nan thưa :
- Khi Như Lai đưa cánh tay hướng lên trên không thì
gọi là xuôi.
Bấy giờ Phật đưa cánh tay lên và bảo ông A Nan :
- Cái trái ngược của ông là ở chỗ ó, chỉ có một việc
thay đổi lẫn nhau vậy mà người thế gian gán cho cái thấy
một ý niệm Ngược, Xuôi. A Nan! Thân ông và thân Như
Lai chẳng khác gì nhau, nhưng thân Như Lai là pháp
thân thanh tịnh chánh biến tri giác, còn thân ông gọi là
tánh điên đảo. Vậy ông hãy chín chắn suy nghĩ tìm xem
sự trái ngược của thân ông và thân Phật khác ở chỗ nào?
Khi ấy A Nan cùng toàn thể chúng hội chăm chú nhìn
Phật không chớp m ắt, không biết nơi thân tâm mình chỗ nào
là điên đảo?
Đức Phật khởi lòng từ bi, thương xót A Nan và cả đại
chúng, nên phát ra lời nói bằng âm thanh như tiếng hải triều,
bảo khắp đại chúng :
- Này các thiện nam tử! Như Lai thường nói sắc,
tâm và tâm sở pháp đều duy tâm biến hiện. Thân tâm các
ông chỉ là vật ở trong chơn tâm minh diệu. Tại sao các
ông bỏ mất đi cái chơn tâm minh diệu quý báu mà nhận
lấy cái mê trong ngộ?
Phật lại dạy rằng :
A Nan! Mê muội thành ra có hư không, trong hư
không mê muội ấy, kết cái tối tăm thành sắc. Sắc xen tạp
với vọng tưởng, nhận tướng vọng làm thân. Cảnh sắc bên
ngoài phản ánh tư tưởng bên trong rồi cho cái tác dụng
nghĩ ngợi lăng xăng là tâm tánh. Một khi đã lầm là tâm
thì chắc chắn nhận lầm tâm ở trong thân. Chẳng biết
rằng từ sắc thân cho đến núi sông hư không và thế giới
đều là vật ở trong chơn tâm minh diệu. Thật chẳng khác
trăm ngàn biển lớn sạch trong, chỉ nhận một cái bọt nước
rồi cho ó là nước của toàn thể đại dương. Các ông là
những người trong đám người mê, chỉ một cánh tay Như
Lai mà nảy sanh quan niệm Ngược Xuôi, tranh biện. Như
Lai gọi các ông là những người đáng thương xót.

TL: TÁNH VĨNH HẰNG !

Đã gửi: 00:36, 25/01/13
gửi bởi anhlinhmotminh
A Nan Đã Hiểu Được Chơn Tâm Nhưng Chưa Dám Nhận.
Ông A Nan nghe lời dạy bảo thâm thiết của Phật, sung sướng rơi nước mắt,
vòng tay mà bạch Phật rằng :
-Tuy con nghe được pháp âm vi diệu của Phật,
ngộ được tâm vốn thanh tịnh sáng suốt viên mãn thường trú.
Nhưng con ngộ được pháp âm thường trụ của Phật vừa dạy thì con cũng
dùng tâm phan duyên để nhận biết điều mong ước.
Con dù có được tâm này cũng chưa dám nhận là tâm tánh xưa nay hằng có.
Cúi mong đức Phật thương xót, tuyên dạy viên âm, nhổ sạch gốc nghi ngờ trong con
để con được quay về với đường vô thượng giác.
Đức Phật bảo A Nan :
- Các ông vẫn còn dùng tâm phan duyên để nghe pháp thì pháp đó
chỉ là pháp tướng vương víu tạm thời, chứ không phải là pháp tánh.
- Ví như có người lấy ngón tay chỉ mặt trăng, người trí nương ngón tay để tìm thấy trăng,
nhưng nếu cho ngón tay là trăng thì không những bỏ mất mặt trăng mà cũng bỏ mất luôn cả ngón tay nữa.
Vì ngón tay mà đã tưởng là trăng thì cũng không biết thế nào là sáng, thế nào là tối.
Nay ông lấy sự phân biệt pháp âm của tôi mà cho là tâm, thì lúc không có pháp âm,
lẽ ra ông phải còn phân biệt. Ví như người khách trọ ngủ trong lữ quán, tạm nghĩ rồi đi,
không dừng lại mãi, còn người chủ quán thì chẳng đi đâu, nên gọi là chủ.
Sự phân biệt về âm thanh đã vậy thì sự phân biệt của sắc, hương, vị, xúc cho đến các phi sắc,
phi không của pháp trần cũng vậy.
Rời đối tượng phân biệt ra mà cái phân biệt của ông phải thường còn thì đó mới thật là tâm tánh của ông.
Trái lại, hễ đối tượng không có, phân biệt cũng không còn, thế thì tâm tánh của ông có chỗ trả về,
như khách đến rồi đi, không còn là địa vị chủ quán trọ nữa.
Ông A Nan thưa :
- Bạch Thế Tôn! Nếu tâm tánh con có chỗ trả về, vậy
cái chơn tâm minh diệu Như Lai nói, vì sao lại không có chỗ
trả về? Xin Phật thương xót vì chúng con dạy bảo.