hà hà, lại thơ văn hỉ....đúng món "tâm đắc" của ĐỒ ta rồi....
Bài thơ này của Phạm Ngũ Lão, bài này có nhiều người đã dịch, nổi tiếng có lẽ là bài dịch của học giả Trần Trọng Kim, nhưng xem ra văn nhân thi sĩ bao lâu nay vẫn chưa thoả mãn lắm.
Nguyên văn :
述 懷
橫 槊 江 山 恰 幾 秋
三 軍 貔 虎 氣 吞 牛
男 兒 未 了 功 名 債
羞 聽 人 間 說 武 侯
Thuật hoài
Hoành sóc giang san cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Dịch thơ:
Tỏ lòng
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
(Bản dịch của Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược)
Hai bản dịch khác khuyết danh:
1.
Vung giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh át sao Ngưu
Công danh trai trẻ còn vương nợ
Luống thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu
2.
Ngọn giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân hùng hổ khí thôn Ngưu.
Công danh nếu để còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe truyện Vũ Hầu.
Nội dung bài thơ thì cũng đơn giản chỉ là nói lên cái Hùng Tâm Tráng Chí của tác giả. Nhưng rắc rối là ở cái câu thứ 2 này,
"tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu". xưa nay chúng ta đọc thơ dịch ít, ai để ý đến nghĩa gốc cảu từ vựng, nên thường thụ động theo ý của người dịch. Trong bài thơ này, quan tâm đến mấy chữ :
- Tỳ hổ : Tỳ là con gấu, Hổ là con hổ, nhưng hai chứ tỳ hổ là thường được dùng để chí cái khí thế hùng mạnh, tỏ rõ cái oai linh, sức mạnh của Hùm Gấu.
- Thôn : nguyên nghĩa là Nuốt, còn có nghĩa nữa là diệt mất, đánh chiếm (như chữ Thôn Tính)
- Ngưu : nguyên nghĩa là Con Trâu, là sao Ngưu
Nếu xem xét như trên thì cả hai nghĩa Con Trâu, hoặc Sao Ngưu đều không sai! Rắc rối thế cho nên mấy trăm năm nay người ta vẫn cãi nhau, chưa phân định được. Ngay như trong ba bản dịch trên, có người vì ngại dịch hai chữ Thôn Ngưu, cho nên đành…để nguyên.
Theo thiển ý của Đồ ta, thì cái nghĩa NÊN THEO của nó là cái nghĩa CON TRÂU, vì tương quan với từ Tỳ Hổ = Hùm Gấu, cho nên đi với nhau rất hợp. thể hiện cái SỨC MẠNH vô địch của loài Hùm Gầu có thể nuốt trôi Trâu! Chứ xưa nay trong kinh sách, cụm từ Khí Át Ngưu Đẩu được dùng khá phổ thông, nhưng thường nó mang ý nghĩa .. Văn chương sáo rỗng hơn là thực tế. Phạm Ngũ Lão là hàng Hổ tướng, nên cái ý thơ của ông cũng đầy sức mạnh, chứ không thể hão huyền chỉ là Khí Át Ngưu Đẩu được. Do vậy cái bàn thơ kia nên dịch lại là :
Cắp ngang ngọn giáo giữ non sông đến nay đã vừa trải mấy Thu
(ngắm nhìn) ba quân (sức mạnh) như Hùm Gấu, khí thế có thể nuốt Trâu
(Làm thân) trai chưa trả xong cái nợ công danh (với đất nước)
(cho nên) cảm thấy thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện về Gia Cát Vũ Hầu.
Trà đàm đeeeee....
