Có gì nhạy cảm nhỉ, gần đây ở các hiệu sách có bán cuốn "người Việt thói hư tật xấu" đó là các chuyện sưu tập do nhiều người bức xúc và chướng mắt viết ra. Người VN vốn sợ và ko dám thừa nhận cái sai của mình, chứ bọn Mỹ, Nhật, Tàu nó có sách viết về thói hư tật xấu của nó từ lâu rồi. Đây là 1 số link chứa các bài viết với nội dung "người Việt xấu xí".
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa ... tieu_nong/" target="_blank
Còn đây là copy lại 1 số bài viết của cụ Phan, cụ Phạm, bạn nào hứng thú thì xem thử, ngay từ đầu thế kỉ người ta đã nói tới rồi, chẳng qua chúng ta quá "cụ rùa" nên mãi ảo tưởng về ta mà thôi:
1. Chăm học nhưng chưa thoát khỏi tư cách học trò (Phạm Quỳnh, Bàn về quốc học, Nam phong, 1931) Nước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò! Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế… Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi... chưa mấy ai là rõ rệt có cái tư cách - đừng nói đến tư cách nữa, hãy nói có cái hy vọng mà thôi - muốn độc lập trong cõi tư tưởng cả. Như vậy thì ra giống ta chung kiếp(1) chỉ làm nô lệ về đường tinh thần hay sao? Hay là tại thần trí của ta nó bạc nhược quá không đủ cho ta cái óc tự lập.
2. Không có can đảm là mình (Nguyễn Duy Thanh, Muốn cho tiếng An Nam giàu, báo Phụ nữ tân văn, 1929): Ông Dorgelès trong quyển Con đường cái quan có nói đến thói hay bắt chước của người mình. Đại khái ông nói rằng: "Ngày xưa người Tàu sang cai trị An Nam, người An Nam đều nhất nhất theo Tàu cả. Nay người Pháp sang bảo hộ mới được gần một trăm năm, mà nhà cửa đã theo Tây thời rất dễ dàng, nói đến tiếng An Nam thời khô khan, hình như phải dịch tiếng mình ra tiếng nước ngoài… Khoa học có nói rằng giống thằn lằn hễ bám vào cây nào thì lâu dần sẽ giống da cây ấy. Ở bên An Nam này thời không thế, thằn lằn không đổi màu da mà chính cây đổi màu da để lấy màu da thằn lằn". Câu nói đau đớn thay mà xét người ta nói cũng phải. ...Người viết văn phải có can đảm mà dịch những chữ nước ngoài ra. Mở đầu có hơi ngang tai, sau dần rồi cũng nghe được. Cụ Nguyễn Du không can đảm sao dịch nổi chữ tang thương ra chữ bể dâu, chữ thiết diện ra chữ mặt sắt(1)… Mà cũng lạ thay cho người mình không suy xét kỹ: Người Tàu nói chữ vân cẩu tang thương
Mê muội hưởng lạc (Nguyễn Trường Tộ, tám việc cần làm gấp, 1867) Có những người nộp một quan tiền thuế mà tựa hồ bị cắt mất một miếng thịt, rên siết than vãn, thế mà đến sòng bạc thì cầm nhà bán cửa không tiếc. Có những hạng giàu có phong lưu, ăn mày chầu chực trước nhà không xin nổi một đồng điếu, người làng thiếu thuế không vay lợi được một quan, thế mà đến chỗ ăn chơi thì ngàn vàng mua một trận cười, trong cơn sát phạt, trăm vạn chỉ đặt một tiếng. Hạng người này nhiều lắm, không xe nào chở hết... Cũng có nhiều người mới học kha khá đã truy hoan, ngày nào cũng mài miệt trong cuộc đỏ đen, thường lui tới các chủ nợ hứa với người ta rằng "Đợi tôi dạ một tiếng trước cổng trường(1) thì mọi việc sẽ đâu vào đấy". Rắp tâm hành động như thế, rõ ràng là quan trộm cướp của công chứ còn gì?
Cuối cùng một người bạn của tôi đang học bên Mỹ bức xúc quá mà bảo: bọn VN đi đâu vẫn nặng cái tư tưởng cỏn con ko khá lên đc, nó làm tiến sỹ trong khi tao đang là sinh viên mà còn định gửi email nhờ tao soát lỗi chính tả viết bằng tiếng Anh!