HÃY NÓI : “TÔI KHÔNG SỢ TẠO NGHIỆP!”
Đã gửi: 09:18, 18/09/14
Sau một thời gian tham gia diễn đàn tôi thấy các bạn dùng cụm từ “sợ tạo nghiệp”. Không hiểu là các bạn “chơi chữ” hay là “sợ” thật sự?
Qua nghiên cứu Tử Vi, tôi thấy cụm từ “tạo nghiệp” đâu đấy xuất phát từ từng quan điểm riêng của mỗi tác giả. Bản thân tôi rât tâm đắc với cách nhận định của tác giả Nguyễn Phát Lộc trong lời mở đầu cuốn sách Tử Vi Tổng Hợp của ông:
“Nhân tâm và thiên cơ bao giờ cũng là hai lĩnh vực vô cùng bí hiểm, đã từng thu hút chú tâm muôn đời của nhân loại …… Riêng khoa Tử Vi cũng theo đuổi hai hướng đó. Có điều đáng tiếc là từ lâu nay, người ta có tìm hiểu mà chưa tìm cách ứng dụng……Ta chỉ kể hai cái dụng quan trọng nhất là BIẾT MÌNH, BIẾT NGƯỜI và SỬA MÌNH, SỬA NGƯỜI, cả hai đều trực tiếp mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và xã hội”.
Vậy muốn biết mình, biết người là phải biết cái gì và để sửa mình, sửa người là phải sửa cái gì?
Thiển nghĩ của tôi: Muốn biết minh, biết người là thông qua lá số để tìm ra những mặt mạnh, yếu của mình, của người để từ đó đặt ra cho mình, cho người một hướng đi thích hợp; phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu mà không hề mang tính chủ quan… có vậy chúng ta mới phát huy hết cái dụng của môn học này. (Đến đây tôi bỏ bớt một vế BIẾT MÌNH SỬA MÌNH để tránh dài dòng). Vậy thì thầy xem Tử Vi cho người thì xem ở lứa tuổi nào, ở những thành phần đối tượng nào? Nên chăng chỉ kén chọn ở lớp tuổi từ 20 trở lên? Không phải thế! Theo tôi thì xem bất kỳ ở mọi lứa tuổi: từ thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên và kể cả những người đã bước vào lớp tuổi “thất thập cổ lai hy”; xem mọi thành phần đối tượng con người trong xã hội (tất nhiên có những đối tượng ta chỉ xem được một vài mặt trong lá số của họ, chẳng hạn như các vị tu sĩ. Thiền sư… ta có thể đoán rủi ro, tai nạn, gia đình cha mẹ anh chị em, bạn bè của họ mà thôi). Có điều là trong từng lứa tuổi thầy xem số phải có sự uyển chuyển trong luận đoán, tập trung vào những khía cạnh liên quan “sát sườn” của lứa tuổi đó. Ví dụ:
- Ở tuổi nhi đồng(từ 1 đến 12t) tập trung luận đoán bệnh tật, rủi ro để các bậc cha mẹ của đương số biết mà đề phòng, tăng cường gìn giữ sức khỏe cho đương số (Tử Vi đã có mục luận giải đồng hạn là gì?)
- Ở tuổi vị thành niên (từ 13 đến 17t) là thời kỳ rất nhạy cảm. Hiện nay các bậc cha mẹ đang khổ tâm nhất về con cái ở lứa tuổi này. Thầy giải Tử Vi phải xoáy sâu vào tâm sinh lý của chúng, tập trung về cá tính, ước muốn, năng khiếu bẩm sinh, tố chất thông minh, sức học tập, lối học tập…giúp bậc cha mẹ có cách quản lý, hướng đạo, đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho con em mình một cách hợp lý; đừng ép buộc chúng… mà sinh ra nhiều điều phiền toái, ngoài ý muốn!
- Ở tuổi thành nhân (từ 18 đến 30t) tập trung vào lĩnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình, sự nghiệp và nói rõ ưu, khuyết, phúc, họa để đương số có thể nghiệm lý, phòng tránh cũng như để tích cực phát huy.
- Ở tuổi thành thân và ở tuổi trung niên trở lên (từ 30 đến 60t) nên tập trung luận về gia đạo, sự nghiệp và những vấn đề liên quan đến cuộc sống con người… một cách sâu rộng hơn; cứ mạnh dạn nêu lên những họa, phúc, thành, bại cũng như thời điểm có thể xảy ra trong các lĩnh vực trên… nhằm góp phần tích cực vào định hướng xây dựng sự nghiệp của đương số.
- Ở lớp tuổi già (từ 60t trở lên) tập trung luận giải, phán đoán bệnh tật, nên có lời bàn về cách xử lý của đương số đối với tài sản, con cháu, gia môn… để họ có cách ứng phó hợp lý .v.v..
Theo những ví dụ trên, rõ ràng là nếu các thầy xem Tử Vi mạnh dạn nêu ra những gì thể hiện trong lá số (dù là ưu điểm hay khuyết điểm) cho đương số biết trước phòng tránh được hiểm họa hoặc tìm được hướng đi đúng, đạt kết quả tốt hơn thì chính thầy đó đã tạo phúc rất lớn rồi đấy! (Hiện nay tôi thấy có nhiều người viết theo dạng Tử Vi trọn đời). Trường hợp đoán hạn, thấy có hạn xấu, thầy đã dự đoán mà không xảy ra thì đừng vội chê thầy dỏm vì có thể đương số có phúc lớn, biết trước mà khắc phục, vượt qua được vậy! Trường hợp thầy đoán tốt mà chẳng thấy tốt thì phải xem lại giờ sinh, điều kiện ắt có và đủ của bản thân đương số để thực hiện hoặc đón nhận điều tốt ấy, tất nhiên không loại trừ nghi vấn thầy xem số dỏm.
Vậy thầy xem số chân chính phải có sở học nhất định, phải có kinh nghiệm sống… Khi muốn xem số cho người thì hãy nói: “TÔI KHÔNG SỢ TẠO NGHIỆP!”, có như vậy mới mạnh dạn luận đoán hết những uẩn khúc trong lá số - nhất là những uẩn khúc được thân chủ yêu cầu – góp phần làm sáng tỏ cụm từ BIẾT MÌNH BIẾT NGƯỜI, SỬA MÌNH SỬA NGƯỜI.
Vài lời chia sẻ cùng các bạn!
Qua nghiên cứu Tử Vi, tôi thấy cụm từ “tạo nghiệp” đâu đấy xuất phát từ từng quan điểm riêng của mỗi tác giả. Bản thân tôi rât tâm đắc với cách nhận định của tác giả Nguyễn Phát Lộc trong lời mở đầu cuốn sách Tử Vi Tổng Hợp của ông:
“Nhân tâm và thiên cơ bao giờ cũng là hai lĩnh vực vô cùng bí hiểm, đã từng thu hút chú tâm muôn đời của nhân loại …… Riêng khoa Tử Vi cũng theo đuổi hai hướng đó. Có điều đáng tiếc là từ lâu nay, người ta có tìm hiểu mà chưa tìm cách ứng dụng……Ta chỉ kể hai cái dụng quan trọng nhất là BIẾT MÌNH, BIẾT NGƯỜI và SỬA MÌNH, SỬA NGƯỜI, cả hai đều trực tiếp mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và xã hội”.
Vậy muốn biết mình, biết người là phải biết cái gì và để sửa mình, sửa người là phải sửa cái gì?
Thiển nghĩ của tôi: Muốn biết minh, biết người là thông qua lá số để tìm ra những mặt mạnh, yếu của mình, của người để từ đó đặt ra cho mình, cho người một hướng đi thích hợp; phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu mà không hề mang tính chủ quan… có vậy chúng ta mới phát huy hết cái dụng của môn học này. (Đến đây tôi bỏ bớt một vế BIẾT MÌNH SỬA MÌNH để tránh dài dòng). Vậy thì thầy xem Tử Vi cho người thì xem ở lứa tuổi nào, ở những thành phần đối tượng nào? Nên chăng chỉ kén chọn ở lớp tuổi từ 20 trở lên? Không phải thế! Theo tôi thì xem bất kỳ ở mọi lứa tuổi: từ thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên và kể cả những người đã bước vào lớp tuổi “thất thập cổ lai hy”; xem mọi thành phần đối tượng con người trong xã hội (tất nhiên có những đối tượng ta chỉ xem được một vài mặt trong lá số của họ, chẳng hạn như các vị tu sĩ. Thiền sư… ta có thể đoán rủi ro, tai nạn, gia đình cha mẹ anh chị em, bạn bè của họ mà thôi). Có điều là trong từng lứa tuổi thầy xem số phải có sự uyển chuyển trong luận đoán, tập trung vào những khía cạnh liên quan “sát sườn” của lứa tuổi đó. Ví dụ:
- Ở tuổi nhi đồng(từ 1 đến 12t) tập trung luận đoán bệnh tật, rủi ro để các bậc cha mẹ của đương số biết mà đề phòng, tăng cường gìn giữ sức khỏe cho đương số (Tử Vi đã có mục luận giải đồng hạn là gì?)
- Ở tuổi vị thành niên (từ 13 đến 17t) là thời kỳ rất nhạy cảm. Hiện nay các bậc cha mẹ đang khổ tâm nhất về con cái ở lứa tuổi này. Thầy giải Tử Vi phải xoáy sâu vào tâm sinh lý của chúng, tập trung về cá tính, ước muốn, năng khiếu bẩm sinh, tố chất thông minh, sức học tập, lối học tập…giúp bậc cha mẹ có cách quản lý, hướng đạo, đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho con em mình một cách hợp lý; đừng ép buộc chúng… mà sinh ra nhiều điều phiền toái, ngoài ý muốn!
- Ở tuổi thành nhân (từ 18 đến 30t) tập trung vào lĩnh vực tình yêu, hôn nhân, gia đình, sự nghiệp và nói rõ ưu, khuyết, phúc, họa để đương số có thể nghiệm lý, phòng tránh cũng như để tích cực phát huy.
- Ở tuổi thành thân và ở tuổi trung niên trở lên (từ 30 đến 60t) nên tập trung luận về gia đạo, sự nghiệp và những vấn đề liên quan đến cuộc sống con người… một cách sâu rộng hơn; cứ mạnh dạn nêu lên những họa, phúc, thành, bại cũng như thời điểm có thể xảy ra trong các lĩnh vực trên… nhằm góp phần tích cực vào định hướng xây dựng sự nghiệp của đương số.
- Ở lớp tuổi già (từ 60t trở lên) tập trung luận giải, phán đoán bệnh tật, nên có lời bàn về cách xử lý của đương số đối với tài sản, con cháu, gia môn… để họ có cách ứng phó hợp lý .v.v..
Theo những ví dụ trên, rõ ràng là nếu các thầy xem Tử Vi mạnh dạn nêu ra những gì thể hiện trong lá số (dù là ưu điểm hay khuyết điểm) cho đương số biết trước phòng tránh được hiểm họa hoặc tìm được hướng đi đúng, đạt kết quả tốt hơn thì chính thầy đó đã tạo phúc rất lớn rồi đấy! (Hiện nay tôi thấy có nhiều người viết theo dạng Tử Vi trọn đời). Trường hợp đoán hạn, thấy có hạn xấu, thầy đã dự đoán mà không xảy ra thì đừng vội chê thầy dỏm vì có thể đương số có phúc lớn, biết trước mà khắc phục, vượt qua được vậy! Trường hợp thầy đoán tốt mà chẳng thấy tốt thì phải xem lại giờ sinh, điều kiện ắt có và đủ của bản thân đương số để thực hiện hoặc đón nhận điều tốt ấy, tất nhiên không loại trừ nghi vấn thầy xem số dỏm.
Vậy thầy xem số chân chính phải có sở học nhất định, phải có kinh nghiệm sống… Khi muốn xem số cho người thì hãy nói: “TÔI KHÔNG SỢ TẠO NGHIỆP!”, có như vậy mới mạnh dạn luận đoán hết những uẩn khúc trong lá số - nhất là những uẩn khúc được thân chủ yêu cầu – góp phần làm sáng tỏ cụm từ BIẾT MÌNH BIẾT NGƯỜI, SỬA MÌNH SỬA NGƯỜI.
Vài lời chia sẻ cùng các bạn!