Trang 1 trên 23

Đạo & Đời

Đã gửi: 22:09, 17/09/15
gửi bởi KhángThiên
Có 1 người hỏi vị Thiền sư: "Thưa thầy, trên đời này cái gì là đáng sợ nhất ạ?". Thiền sư nói: "Dục vọng", người này vẻ mặt tràn đầy nghi ngờ,....Thiền sư nói: "hãy nghe ta kể chuyện này nhé. (Và các bạn hãy kể hay sưu tầm các chuyện về Dục lạc(Dục vọng) đi.

VÀNG THẬT LÀ ĐÁNG SỢ!

Một vị tăng nhân hốt hốt hoảng hoảng từ trong rừng chạy đến, vừa khéo lại gặp được hai người bạn vô cùng thân thiết đang tản bộ bên rừng. Họ hỏi vị tăng nhân: “Chuyện gì mà ông hốt hoảng quá vậy?”.

Vị tăng nhân nói: “Thật là kinh khủng, tôi đào được một đống vàng ở trong rừng!”.

Hai người bạn, lòng không nhịn được nói: “Thật đúng là tên đại ngốc! Đào được vàng, việc tốt như thế mà ông lại cho là kinh khủng, thật là không thể hiểu nổi!”.

Thế là họ lại hỏi vị tăng nhân kia, “Ông đào được vàng ở đâu? Chỉ cho chúng tôi xem với!”.

Vị tăng nhân nói: “Thứ xấu xa như thế, các ông không sợ sao? Nó sẽ nuốt chửng người ta đấy!”.

Hai người gạt phăng đi, hùng hổ nói: “Chúng tôi đây không sợ, ông mau mau chỉ chỗ xem nào!”.

Vị tăng nhân nói: “Chính là bên dưới cái cây ở bìa rừng phía tây”.

Hai người bạn liền lập tức tìm đến chỗ vị tăng nhân vừa chỉ, quả nhiên phát hiện được số vàng đó. Người này liền nói với người kia rằng: “Tên hòa thượng đó đúng là ngốc thật, thứ vàng bạc mà mọi người đều khao khát đang ở ngay trong mắt ông ta, thế mà lại trở thành quái vật ăn thịt người”. Người kia cũng gật đầu đồng tình.

Thế là họ bàn với nhau làm thế nào để chuyển số vàng này về nhà. Một người trong đó nói: “Ban ngày mà đem nó về thật không an toàn cho lắm, hay là đêm đến thì mình mới vận chuyển, vậy sẽ chắc ăn hơn. Tôi ở lại đây canh chừng, ông hãy về mang chút cơm rau trở lại, chúng ta ăn cơm rồi đợi đến trời tối mới chuyển số vàng này về nhà”.

Người kia liền làm theo người bạn nói. Người ở lại nghĩ : “Nếu như số vàng này đều thuộc về sở hữu của riêng ta thì hay biết mấy! Đợi hắn quay lại, ta hãy dùng cây gậy gỗ đánh chết đi, vậy thì toàn bộ số vàng này là của ta hết". Người về nhà nghĩ: "Số vàng này sẽ là của ta tất cả nếu như ta trộn thuốc độc vào thức ăn cho hắn chết".
Thế là khi người bạn đem cơm rau đến khu rừng, người kia liền từ phía sau lưng dùng gậy gỗ đánh mạnh vào đầu khiến ông ta chết ngay tại chỗ, sau còn nói rằng: “Bằng hữu hỡi, chính là số vàng này buộc tôi phải làm như vậy”.

Sau đó ông ta vớ lấy thức ăn mà người bạn mang đến, ăn ngấu nghiến. Chưa được bao lâu, người này cảm thấy rất khó chịu, trong bụng giống như bị ngọn lửa thiêu đốt. Khi đó, ông ta mới biết rằng mình đã bị trúng độc. Trước lúc chết, ông mới nói rằng: “Lời hòa thượng đó nói quả thật không sai!”.

Đây thật là ứng với lời người xưa để lại: Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn. Đều là họa do lòng tham đưa đến, chính dục vọng đã khiến người bạn thân nhất trở thành kẻ thù và đoạt mạng sống của lẫn nhau.
ST on Net.
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg (225.39 KiB) Đã xem 1296 lần

TL: Đạo & Đời

Đã gửi: 22:15, 17/09/15
gửi bởi KhángThiên
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg (19.8 KiB) Đã xem 1294 lần
ĐÁNG ĐỂ ĐỌC !

Tên ông ấy là Sylvester Stallone – là một trong những ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng và thành công bậc nhất từ trước đến giờ. Nhưng hãy nghe kể về những ngày xa xôi ấy, khi Stallone chỉ là 1 diễn viên vô danh, vật lộn với những vai diễn nhỏ và thường xuyên bị từ chối trong các buổi thử vai.

Cuộc sống của ông có lúc ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi bị trục xuất khỏi nhà thuê vì không có tiền, phải lang thang trên đường phố. Khi không còn 1 xu dính túi để mua đồ ăn, vất vưởng 3 ngày liền tại trạm xe buýt, ông đã phải nén nỗi đau để bán đi chú chó của mình – người bạn đồng hành mà ông vô cùng yêu quý chỉ bởi không còn gì cho nó ăn. Ông bán cho 1 người lạ gần 1 quán rượu với giá chỉ $25. Ông kể rằng khi ông trao người bạn đó vào tay người lạ, ông đã bước đi và nước mắt dàn dụa.

Hai tuần sau đó,Stallone vô tình xem được trận đấm bốc giữa 2 võ sĩ Mohammed Ali và Chuck Wepner, trận đấu này là tác nhân thay đổi cuộc đời ông từ đó. Kịch tích của trận đấu đã truyền cảm hứng cho Stallone viết nên kịch bản phim sau này vô cùng nổi tiếng, ROCKY. Ông hoàn thành kịch bản sau 20 giờ liên tục viết, dòng chữ tuôn trào đầy cảm xúc.

Ông đem chào bán ROCKY và nhận được phản hồi từ 1 nhà làm phim đồng ý với mức giá $125.000 cho kịch bản 20 giờ viết đó. Nhưng Stallone kèm 1 yêu cầu khi bán: ông sẽ đóng vai chính trong bộ phim đó !! Vâng, không ai khác, mà là chính ông – một diễn viên nhỏ vô danh bấy giờ, sẽ là vai chính trong bộ phim do chính ông viết.

Và tất nhiên, nhà làm phim hoàn toàn không đồng ý, họ muốn 1 diễn viên thực thụ - một ngôi sao gạo cội bấy giờ chứ không phải “một gương mặt không tên tuổi với biểu cảm thiếu tự nhiên và giọng nói nực cười” – họ trả lời. (Những biến chứng mà mẹ ông gặp phải khi sinh hạ khiến cho phần trái cơ mặt của Stallone – bao gồm một phần môi, cằm và lưỡi – vĩnh viễn bị liệt. Đó là lý do tại sao khán giả thường thấy gương mặt ông có vẻ thiếu tự nhiên khi diễn và có cách nói với chiếc môi trễ xuống đặc trưng ) *.

Và stallone nhận lại kịch bản, ra về.
Một vài tuần sau, nhà làm phim gọi lại cho ông, họ nâng mức giá lên $250.000 – ông lại một lần nữa từ chối con số khổng lồ đó. Họ tiếp tục nâng giá lên $350.000. Ông TIẾP TỤC từ chối. Họ muốn kịch bản của ông, còn ông lại chỉ muốn mình là vai chính trong phim. Ông từ chối tiền khi tiền ở thời điểm đó là thứ ông thiếu, là nguyên nhân cho những bi kịch liên tiếp bấy giờ của ông. Tất cả nhờ 1 niềm tin cho mơ ước !

Cuối cùng, nhà làm phim nhượng bộ, họ đồng ý cho ông thủ vai chính với mức giá trả cho kịch bản phim giảm xuống còn $35.000.
Những ngày tháng sau đó làm nên huyền thoại !

Bản thân ông lao vào tập luyện không ngừng nghỉ trong khoảng nửa năm để có vóc dáng như một võ sĩ quyền Anh thực thụ. Đôi chân mỏi rã rời do tập chạy những đốt ngón tay sưng vù do tập đấm... tất cả những đau đớn đó đều được Stallone chấp nhận hy sinh, VÌ MỘT ROCKY.

Bộ phim sau đó trở thành hiện tượng phòng vé, thu về tới 225 triệu USD trên toàn cầu và trở thành bộ phim ăn khách nhất năm 1976. Không chỉ thành công rực rỡ về mặt thương mại, tác phẩm này còn được đề cử 10 giải Oscar và chiến thắng ba giải (bao gồm cả “Phim hay nhất”). Nhân vật Rocky trở thành một biểu tượng văn hóa, một tấm gương về sự vươn lên và sau này còn được dựng tượng tại thành phố Philadelphia. Sylvester Stallone trở thành người đầu tiên kể từ hai huyền thoại Charlie Chaplin và Orson Welles được đề cử Oscar cho “Nam diễn viên chính” lẫn “Biên kịch”.

Và bạn biết điều đầu tiên Stallone làm với $35.000 tiền kịch bản là gì không? Ông đã tìm cách mua lại chú chó mà ông đã bán đi ngày nào. Tình yêu với người bạn ông từng gắn bó đã khiến ông đứng bên quán rượu trong 3 ngày chỉ để chờ đợi gặp người ông đã bán chú chó ấy. Đến ngày thứ 3, ông thấy người đàn ông và con chó của mình. Ông giải thích mong chuộc lại chú chó của mình với giá $100, người kia từ chối, ông nâng mức giá lên $500, rồi $1000… cuối cùng bạn tin không? Ông đã phải dùng $15.000 để mua lại chú chó ông từng bán chỉ với $25.

Và ngày nay, chúng ta biết đến 1 Stallone thành công, 1 huyền thoại phim hành động với quá khứ từng rơi vào bi kịch cùng cực.
…..
Nghèo khó, gian nan đúng là tệ. RẤT TỆ. Nhưng hãy nghĩ về ước mơ của mình. Bạn hẳn có 1 ước mơ chứ? Một ước mơ đẹp, và bạn vô cùng mong muốn biến ước mơ thành hiện thực? Nhưng đời chẳng bao giờ đẹp như mơ. Bạn vấp phải rất nhiều khó khăn, nhiều trở ngại để đạt được ước mơ của mình. Và dường như ông trời cứ ném những khó khăn đó tới bạn để ngăn cản bạn đi đến thực hiện ước mơ?

Cuộc đời lúc nào cũng vậy, luôn đầy khó khăn, đầy thử thách. VỚI BẤT KỲ AI, cuộc đời cũng ném đầy gian nan vào những lúc mình gặp sự cố. Nhưng bạn ơi, đừng để các cánh cửa đóng lại vô vọng trước mắt bạn, đừng để sự khinh mạt, thói lọc lừa và những gian nan đè nát ước mơ của bạn, dù bạn có gặp bi kịch đến mức phải lang thang trên đường phố như Stallone đã từng.

Phải rồi, xã hội mà, con người mà, họ có thể đánh giá bạn qua diện mạo của bạn, qua những gì bạn có, nhưng đừng bao giờ để họ cướp đi ước mơ của bạn.
Hãy tiếp tục ước mơ, ĐỪNG BAO GIỜ đầu hàng số phận. Chính bạn, không ai khác, CHÍNH BẠN mới là người quyết định cho cuộc đời mình chứ không phải suy nghĩ hay ánh nhìn ác ý từ NGƯỜI KHÁC.

Chỉ cần bạn còn sống, thành công chưa bao giờ rời xa.
St.

TL: Đạo & Đời

Đã gửi: 22:26, 17/09/15
gửi bởi KhángThiên
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg (23.06 KiB) Đã xem 1292 lần
Vì sao chúng ta lại giàu có?

Một ngày, một ông lão đi qua, nhìn thấy vẻ mặt ủ ê của một anh chàng, bèn hỏi:
- Chàng trai, sao trông cậu buồn thế, có việc gì không vui à?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo. Chàng trai buồn bã nói.
- Nghèo ư, cháu là một người giàu có đấy chứ.
- Giả sử ta chặt của cháu một bàn tay, ta trả cháu 30 đồng vàng, cháu đồng ý không?
- Không bao giờ. Chưa ai nói với cháu như vậy cả, cháu rất nghèo.
- Giả sử ta chặt một ngón tay cái của cháu, ta trả cháu 3 đồng vàng, cháu có đồng ý không?
- Không ạ.
- Vậy ta muốn lấy đi đôi mắt của cháu, ta trả cháu 300 đồng vàng, cháu thấy thế nào?
- Cũng không được.
- Vậy, ta trả cháu 3.000 đồng vàng để cháu trở thành một ông lão như ta, già cả, lú lẫn được không?
- Đương nhiên là không.
- Cháu muốn giàu. Vậy ta sẽ đưa cho cháu 30.000 đồng tiền vàng để lấy đi mạng sống của cháu, cháu thấy thế nào?
- Cháu cảm ơn ông! Cháu đã hiểu cháu cũng là một người giàu có.
___
Trong cuộc sống, rất nhiều người thường than thân trách phận mà không hiểu thực ra mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người khác. Bạn hãy xem:
- Nếu sáng nay tỉnh dậy, cảm thấy mình khỏe mạnh, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều người không còn cơ hội sống đến ngày mai.
- Nếu bạn chưa bao giờ phải trải qua sự tàn phá của chiến tranh, sự đơn độc, lạnh lẽo trong nhà tù, chưa bị đói rét rình rập, thì bạn đã may mắn hơn hàng trăm triệu người trên trái đất.
- Nếu trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, bạn có quần áo để mặc, có tiền để tiêu, thì bạn đã hạnh phúc hơn biết bao người nghèo đói vô gia cư trên thế giới.
- Nếu bố mẹ bạn vẫn còn sống và vui vẻ hạnh phúc bên nhau, thì bạn thuộc số ít nhóm người hạnh phúc nhất trên thế giới.
- Nếu trên khuôn mặt bạn lúc nào cũng nở một nụ cười tươi tắn, bạn luôn cảm thấy lạc quan yêu đời, thì bạn là người vô cùng hạnh phúc bởi trên thế giới có rất nhiều người muốn lạc quan như bạn mà cũng không được.
- Nếu bạn được ôm người thân vào lòng hay được dựa vào bờ vai của họ để nói lên tâm sự của mình, thì bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều những người không bao giờ nhận được tình yêu từ người khác.
- Nếu bạn đọc được những dòng chữ này, thì bạn hạnh phúc hơn vài tỷ người không thể đọc được trên trái đất này.
Sau khi đọc xong những dòng chữ này, bạn có thể nhìn lại mình qua gương và mỉm cười: "Hóa ra, mình cũng là một người giàu có".

TL: Đạo & Đời

Đã gửi: 22:31, 17/09/15
gửi bởi KhángThiên
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg (37.37 KiB) Đã xem 1289 lần
Ở đời cái gì quan trọng nhất???
Một ngày kia ông chủ giàu có không may mất sớm, người vợ đem 10 triệu đô thừa kế đi lấy anh lái xe của ông. Anh lái xe trong lúc hân hoan phát biểu:"Trước kia,tôi cứ nghĩ rằng mình làm thuê cho ông chủ, bây giờ mới biết ông chủ mới chính là người làm thuê cho tôi"
Sự thật nghiệt ngã chứng minh: "Sống càng lâu,còn quan trọng hơn cả cao, to, đẹp giai, nhà giàu"
VÌ THẾ, Mọi người hãy tăng cường luyện tập, chú ý chăm sóc sức khoẻ, cuộc đời này chưa chắc ai làm thuê cho ai biết chừng.
Bạn có công nhận những điều dưới đây không ??
>>Một chiếc máy smart phone cao cấp, 70% chức năng là dư thừa
>>Một chiếc xe sedan hạng sang,70% tốc độ là dư thừa
>>Một căn biệt thự sang trọng,70% diện tích là trống trải
>>Một đội ngũ nhân viên phục vụ,70% là kiếm cơm
>>Một ngôi trường đại học,70% giáo sư là chém gió
>>Một đại đội hoạt động xã hội,70% là nhàn rỗi trống rỗng
>>Một căn phòng chứa đầy quần áo thời trang mỹ phẩm, 70% là không mấy khi dùng đến
>>Một đời người , cho dù kiếm thêm nhiều tiền nữa, 70% là để lại cho người khác tiêu xài
Kết luận:
Cuộc sống vốn dĩ giản đơn, hưởng thụ cuộc sống trong khoảng 30% là ok
Đại lý, tổng đại lý, cuối cùng vẫn là một Đạo lý
Phó chủ tịch, chủ tịch, cuối cùng vẫn đều phải..."tịch"
Cuộc đời như một cuộc đua
Nửa hiệp đầu chạy đua với bằng cấp, quyền lực,địa vị, thành tích,lương bổng
Nửa hiệp còn lại chạy đua với huyết áp, mỡ máu, đường huyết, acid uric, cholesteron
Nửa hiệp đầu, nghe cấp trên mà phụng mệnh(mệnh lệnh)
Nửa hiệp sau, vạn sự tuỳ duyên mà theo...số mệnh
Chúc các đồng chí trước sau như một, thắng trận cả hai
Không ốm cũng cần trải nghiệm, không khát cũng cần uống nước, buồn mấy cũng phải nghĩ thông, mình đúng cũng phải nhường người.
Có quyền cũng nên khiêm tốn, không mệt cũng nên nghỉ ngơi, không giàu cũng phải biết đủ, bận mấy cũng phải luyện rèn(thể lực)
Những lời sau VÔ CÙNG KINH ĐIỂN
>>Một chiếc áo giá 2 triệu, giá niêm yết có thể chứng minh
>>Một chiếc xe 1 tỷ, hoá đơn xuất kho có thể chứng minh
>>Một căn hộ 5 tỷ, bất động sản có thể chứng minh
>>Một con người , rốt cục đáng giá bao nhiêu tiền?
-->>Duy nhất chỉ có SỨC KHOẺ có thể chứng minh được điều đó
-Khoẻ mạnh là sự bảo trợ tốt nhất của bạn
Do vậy, đừng lôi máy tính ra tính toán bạn tiêu bao nhiêu tiền cho SỨC KHOẺ
BỞI VÌ...bạn không tiêu cho trước đó cũng phải tiêu cho ..sau đó
Quyền lựa chọn là ở bạn, có SỨC KHOẺ gọi là TÀI SẢN, TƯ SẢN...
không có sức khoẻ, cũng thành...DI SẢN

TL: Đạo & Đời

Đã gửi: 22:38, 17/09/15
gửi bởi KhángThiên
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg (15.19 KiB) Đã xem 1286 lần
CHỈ LÀ MỘT NẮM TRO

Thích Nữ Hạnh Chiếu

“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro này.

Vì là nữ nên Hòa Thượng sắp xếp ở thiền viện ni tức Linh Chiếu. Cụ lớn tuổi nên không nhập chúng, mà ở cái thất trong khuôn viên thiền viện do Hòa Thượng cất cho. Vì thế chúng tôi xem cụ như một thiền sinh ni của viện. Cụ rất siêng tu, không bao giờ lơi lỏng, tự lực lo cho mình mọi việc, ít làm phiền đến chư Ni. Năm 91 tuổi cụ vẫn tự quét nhà, rửa chén, giăng mùng, không phải nhọc nhằn ai, sáng suốt minh mẫn và rất dễ thương. Đến 92 tuổi cụ mất, ra đi hết sức nhẹ nhàng, không giật mình giật mẩy, không làm kinh động đến đại chúng.

Khi được tin cụ yếu, tôi sang thăm. Cụ nhìn tôi quá đổi hiền lành rồi khép nhẹ đôi mắt, đi hồi nào tôi không hay. Thiền viện lo hết chuyện hậu sự. Hỏa táng xong, buổi chiều tôi cùng chư ni đi lấy cốt. Phần xương cho vào hũ đem về nhập tháp Liên Hoa tại Thường Chiếu, còn lại phần tro quý cô hốt vô bao ni lông đem đến cầu Long Sơn - Bà Rịa.

Tại đây tôi được chư huynh đệ chỉ cho dãy núi Long Sơn thật trầm mặc nằm sâu lắng bên trong. Dòng sông trước mắt cũng trôi chảy yên ả quá chừng, làm như không có chuyện gì phải buồn phải vui. Sạch và trong vắt. Tôi thật bất ngờ về một miền đất gần gũi với mình. Ở đó có một dòng sông tinh khiết, yên tĩnh, như không hề bận tâm tới chuyện phố thị rộn ràng bên ngoài.

Huynh đệ chia nhau nắm tro sau cùng của người pháp lữ cao niên rải xuống dòng sông. Nắng chiều óng ánh chiếu xuống màu áo lam, màu xám tro, màu sông nước, màu trái tim huynh đệ lần chia tay. Đẹp và cảm động vô cùng. Khi tôi bốc nắm tro rải xuống, bụi tro bay bay trong hư không, từ từ tan loảng rồi hòa vào sông nước. Về đến thiền viện, ngồi lặng lẽ trong phòng, tôi như ngộ ra một điều:

Đời người chỉ là nắm tro.

Thật ra chuyện này chúng ta ai cũng biết. Tôi cũng biết. Nhưng mãi đến khi chính bản thân mình cầm nắm tro của bà cụ, mà trước đó mình ngồi một bên, còn nhìn, còn nói, còn cười gọi tên… bây giờ lại là nắm tro, cũng do chính tay mình đem gởi xuống dòng sông. Bỗng dưng tôi cảm nhận sâu sắc về một đời người, chung cuộc của chiếc thân tứ đại, ai cũng như ai, chỉ là nắm tro. Đã là nắm tro thì không có nắm tro nào sang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào vinh quang hơn nắm tro nào, không có nắm tro nào ti tiện hơn nắm tro nào. Tự nhiên bao nhiêu muộn phiền, toan tính trong lòng rớt xuống. Bởi vì mình đã là nắm tro thì không có lý do gì đi phiền não các nắm tro khác.

Chúng ta ít nhiều đã đánh mất cả một quãng đời của mình trong phiền lụy, khổ đau. Cuối cùng tứ đại này không mang theo được vì nó chỉ là nắm tro, chỉ mang theo nghiệp mà thôi. Sao ta không tự hỏi vì cái gì mà ta tạo nghiệp, vì ai mà ta tạo nghiệp ? Vì nắm tro mà tạo nghiệp ! Có vô lý không. Phải chi vì vàng vì ngọc mình tạo nghiệp cũng được đi, nhưng vì nắm tro mà tạo nghiệp thì oan uổng quá. Tạo nghiệp để mưu cầu hạnh phúc, không ngờ lại chuốt quả khổ đau. Bởi vì ranh giới giữa hạnh phúc và khổ đau nằm ở chỗ nào, chúng ta không biết được.

Chẳng hạn trời đang nóng mình thèm ăn kem. Ăn được một cây kem thật tuyệt vời, có thể gọi là hạnh phúc. Ăn thêm một cây nữa, cũng còn hạnh phúc. Thêm một cây nữa thì… hết hạnh phúc, bởi vì nó sắp nôn ra đây nè. Nếu ăn kem là hạnh phúc thì càng ăn càng hạnh phúc, ăn một cây hạnh phúc chỉ có một, ăn hai cây hạnh phúc nhân đôi, ăn ba cây hạnh phúc nhân ba. Tại sao ăn ba cây lại hết hạnh phúc? Thì ra chúng ta đã hiểu lầm về hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Là vừa lòng. Tạm định nghĩa ngắn gọn như vậy đi.

Mình cho rằng cái gì vừa lòng, thích thú, thỏa mãn là hạnh phúc, mà không biết rằng cơ thể chúng ta, tâm tư chúng ta không bao giờ thỏa mãn được hết. Khi tham là cứ muốn thêm, mà sự tiếp nhận của thân tứ đại có chừng mực. Đến lúc nó không tiếp nhận được nữa, mà nghiệp tham vẫn lôi kéo, thế là có sự xung đột giữa thân và tâm. Như vậy là mất hạnh phúc.

Phật dạy các pháp chỉ là duyên sinh thôi, chứ không có cái gọi là chân thật trong đó. Chúng ta luôn mong muốn mình sống thì phải được vừa lòng hoài, nhưng các duyên không biết chuyện ấy. Nó cứ đến cứ đi, cứ họp cứ tan theo cách của nó. Mình không vừa lòng thì thôi, nó không chiều mình. Cho nên rốt lại hạnh phúc không có thật. Nó chỉ là ảo giác của cảm thọ.

Cảm thọ có ba:

Một là thọ khổ. Khi gặp những cảnh trái ý, nghịch lòng chúng ta không thích, gọi là thọ khổ.
Hai là thọ lạc. Gặp những cảnh vừa ý thuận lòng, chúng ta thích thú sung sướng, gọi là thọ lạc.
Ba là thọ không khổ không lạc. Khi gặp cảnh bình thường, chúng ta cũng thấy bình thường, gọi là thọ không khổ không lạc.

Trong ba cái thọ này, có một số người thích thọ bình thường. Tại sao? Vì họ bảo có vui thì có khổ. Do sợ khổ nên không dám nhận vui. Lo xa như thế. Thì ra vì né cái khổ mà tránh cả cái vui, chớ không phải giác ngộ cái vui tạm bợ của thế gian vốn không thật. Do đó mà chọn thọ bình thường. Nhưng Phật nói rõ thế này: Ba cái thọ đó đều vô thường, ngay cả thọ bình thường cũng không thường.

Tóm lại, có thọ là có khổ. Chẳng hạn bây giờ mình không buồn cũng không vui, nhưng có chuyện buồn tới mình sẽ buồn. Chúng ta chọn cái bình thường, nhưng ngoại duyên không mãi bình thường được, nó luôn thay đổi.

Ngoại duyên đến từ bên ngoài, chúng ta không thể chủ động được. Trong toàn bộ đời sống, con người chỉ chủ động một phần, còn lại phần lớn là bị động bởi các duyên bên ngoài. Như thời tiết tốt chúng ta thấy bình thường, dễ chịu, nhưng nếu nước lụt lên thì sao? Khổ liền. Các tỉnh miền Trung, miền Tây Nam bộ lụt hoài, dân mình cứ phải sống theo con nước, hoàn toàn không thể chủ động được. Đâu có ai muốn lụt, nhưng nước vẫn cứ dâng. Đó là duyên bên ngoài. Đến duyên bên trong lục phủ ngũ tạng của chúng ta cũng thế. Có ai muốn bệnh đâu, mà sao vẫn cứ bệnh. Già có bệnh của già, trẻ có bệnh của trẻ. Ngày nay trẻ đã bệnh ké những bệnh của người già. Như vậy thân của mình mà mình nói nó không nghe, biểu đừng bệnh mà vẫn cứ bệnh. Rõ ràng chúng ta mất quyền tự chủ đối với thân tứ đại này rồi. Cho nên Phật bảo thân này không phải của mình.

Đã không phải của mình, tại sao người ta nặng nhẹ một chút mình lại nổi sùng? Chúng ta khổ vì chúng ta lầm. Đơn giản vậy thôi. Hàng xóm mích lòng nhau là vì hiểu lầm.

Phật nói thân này là duyên sinh, do bốn chất đất nước gió lửa hợp thành, đó là phần thân, còn phần tâm là do nghiệp dẫn. Chúng ta tạo nghiệp, rồi nghiệp quay trở lại lưu dẫn chúng ta thọ sanh. Cho nên đời quá khứ chúng ta tạo nghiệp gì nhiều, đời sau sanh ra rất quen thuộc với nghiệp ấy. Thương ai nhiều, ghét ai nhiều, nhắc ai nhiều thì đời sau được gặp lại thôi.

Nếu đời quá khứ ta đã là người tu, đời này sanh ra thấy chùa muốn tu ngay. Đời quá khứ là ca sĩ, đời này nghe nhạc là hát. Hát rất hay mà không cần ai chỉ vẽ, vì đã huân tập rồi. Nhiều thiên tài xuất hiện dưới dạng thần đồng, người ta bảo là thiên tư, thật ra nó là dòng nghiệp được nối tiếp từ đời trước.

Tuy nhiên, đạo Phật bảo nghiệp cũng không thật, có thể thay đổi được. Bởi vì nó do duyên tạo tác, luôn thay đổi sinh diệt. Nếu thật thì nó còn hoài và không thể sửa đổi. Song nó luôn biến dịch nên chúng ta có thể thay đổi được. Khi mê chúng ta tạo nghiệp xấu, nhưng tỉnh rồi không tạo nghiệp xấu nữa, mà tạo nghiệp thiện. Ví dụ chúng ta mê nên có tham sân si, nếu sáng suốt tỉnh táo ta sẽ không thèm tham sân si nữa. Điều đó có người đã làm được, như các bậc thánh nhân, cao tăng xưa cũng như nay. Nhờ thế chúng sanh mới có thể tu thành Phật.

Có người thấy tiền thích, có người thấy tiền không thích vì họ không có nhu cầu. Nhu cầu thường không nhất định, do quan niệm và sở thích của mỗi người mà phát sinh. Muốn bớt tham thì bớt nhu cầu. Muốn không tham thì không có nhu cầu. Vậy thôi. Cho nên tham tiền hay không tham tiền, chúng ta làm được, nếu muốn. Giữa hai nghiệp thiện và ác, mình muốn làm ác cũng được, muốn làm thiện cũng được. Làm ác thì nghiệp ác dẫn đi trong đường ác. Làm lành thì nghiệp thiện dẫn đi trong đường lành. Tất cả đều do chúng ta quyết định.

Có người thắc mắc, khi chết rồi đi về đâu ai mà biết được .

Về vấn đề này, chúng ta có thể lý giải sự có mặt của nghiệp qua những gì mình thấy biết trong đời hiện tại. Như một gia đình, cha mẹ sanh ra ba đứa con. Chúng được chăm sóc như nhau, mà ba đứa không đứa nào giống đứa nào. Chúng khác nhau trên mặt mày, trên tánh tình. Tại sao cùng cha cùng mẹ, cùng sống trong một môi trường, cùng nhận sự yêu thương chăm sóc như nhau mà lại khác nhau? Nhiều đứa bé mới hai ba tuổi đã thể hiện những đường nét riêng của nó. Đường nét riêng này ở đâu ra? Đâu có chuyện khơi khơi mà ra, chứng tỏ nó có chủng tử nghiệp từ đời trước.

Thêm điều này nữa, chúng ta vừa thấy người nào đó thì mến liền, mặc dù chưa nói chuyện với nhau lần nào. Người ấy có thể dễ mến với mình, nhưng chưa hẳn dễ mến với người khác. Cũng thế, trong trường hợp đối nghịch. Vừa thấy người đó lần đầu, bỗng nhiên ta dị ứng ngay, thì biết oan nghiệp tới rồi. Cho nên lúc ra đi, tâm mình bình an không vấn vương việc gì, không sợ hãi việc gì, không lưu niệm việc gì thì đi thanh thản, theo phước duyên thọ thân sau tốt đẹp. Ngược lại, trước lúc ra đi chúng ta sợ hãi, hoảng loạn, lo nghĩ đến con cháu thì thọ thân sau trong sự trói buộc của nghiệp lực đời trước.

Người Phật tử hiểu đạo rất sợ tạo nghiệp. Thân này không giữ được vì nó là nắm tro, nhưng nghiệp sẽ quyết định cho vận mệnh nhiều đời của mình. Chúng ta không đầu tư vào chuyện chăm chút nắm tro, mà lo chuyển hóa tu tập ba nghiệp của mình. Hơn thua nhau từng tiếng là tạo nghiệp bất thiện. Từ đó lưu vào tâm thức những hình ảnh căm tức sân hận, nguyện gặp lại để trả thì rất nguy hiểm. Đó là một trở ngại trong tiến trình tái sinh, nếu chúng ta chưa giải thoát được.

Ở đây mục đích của người tu thiền là giải thoát sanh tử, nhưng chúng ta không dám đi quá xa với mức độ tu tập thực tế của mình, chỉ mong quý Phật tử chuyển được nghiệp bất thiện thành nghiệp thiện, định tĩnh trước phút lâm chung để có được hướng đi tốt. Sức mạnh của nghiệp rất đáng sợ. Ví dụ người nữ có tật hay cằn nhằn. Thật ra họ không muốn cằn nhằn nhưng khi đã thành nghiệp rồi, vừa gặp chuyện không hài lòng thì cằn nhằn. Cằn nhằn mà không hay mình đang cằn nhằn. Cho nên mới nói bị nghiệp lôi, không kiềm chế được. Cũng như bên nam có tật uống rượu. Uống quen không uống thấy buồn, thấy thèm. Đặc biệt những lúc căng thẳng, bức xúc là đi kiếm rượu uống. Nhiều vị dư biết uống rượu là uống chất độc mà đã nghiền rồi thì không cưỡng lại được.

Thế nên vị nào lỡ ghiền rượu mà muốn bỏ thì xin đừng đi ngang quán rượu. Quán rượu đâu có tay mà kéo quý vị, nhưng cái nghiệp nó sẽ kéo. Nghiệp là gì? Là thói quen. Thật đơn giản mà không đơn giản chút nào. Tại sao? Như nghiệp uống rượu, nghiệp đánh bài, nghiệp hút thuốc… muốn bỏ không phải là chuyện đơn giản.

Lại nữa, chúng ta không ai thích phiền não nhưng luôn luôn sống trong phiền não.

Tại sao? Tại quen rồi, bỏ không được. Ai bắt chúng ta phiền não? Ta không có câu trả lời vì ta không dám nhận lỗi về mình. Bây giờ muốn giải trừ phiền não, nhất định phải truy nguyên cho ra nguồn gốc của nó. Phiền não từ mình mà ra. Do si mê tăm tối nên ta tạo nghiệp, nghiệp quay trở lại làm tăng trưởng vô minh. Cứ thế xoay vần gốc vô minh càng lớn, nghiệp lực càng mạnh, chúng ta càng bị nó sai sử, chớ không ai bắt mình cả. Đối với phiền não, nhà Phật gọi nó là giặc. Muốn trừ giặc, trước tiên ta phải phát hiện nó thật sớm, sau đó kiên quyết đuổi sạch, không khoan nhượng mới yên ổn được. Vừa nổi nóng lên ta phát hiện ngay, một tên giặc vừa ló đầu ra, dùng gươm trí tuệ chém nhanh. Tự nói giận làm gì cho mệt, không thèm giận. Đó chính là tu tập, là chuyển hóa nghiệp. Việc này cũng phải có lực, nhà Phật gọi là đạo lực. Muốn có đạo lực mạnh phải liên tục huân tu, không đợi gặp cảnh mới tu.

Cái gan của chúng sanh lớn tợn lắm, rất sợ khổ mà chuyên lao vào nhân khổ. Phật nói Bồ-tát sợ nhân chúng sanh sợ quả. Nếu thấy phiền não mệt quá thì đừng thèm phiền não. Thí dụ hồi xưa mình nói chuyện với ai, bất đồng ý kiến là bắt đầu nổi sùng trong bụng, tức thiệt là tức. Bây giờ thấy tức mệt quá mình không tức nữa. Vậy thôi. Ngoài cách đó ra không còn cách nào hữu hiệu hơn. Có người bảo làm không được. Được chứ! Cứ không thèm tức thử coi ai làm gì mình. Thật ra chúng ta không chịu buông cái sân giận mà lại đuổi theo nó, chơi với nó, hòa nhập làm một với nó. Trong tâm cứ bám cứng theo đối tượng làm nhân cho sự tức tối thì làm sao hết tức được.

Như có vị ngồi đây trong lòng đang buồn bực chuyện riêng. Lẽ ra hôm nay không đi nghe pháp mà tại sùng bà hàng xóm quá, đi cho khuây khỏa. Nếu chúng tôi chia sẻ với quí vị rằng đừng thèm sùng bà hàng xóm đó nữa, bỏ đi. Quí vị đồng ý thực tập như vậy. Bà ta đâu có nhảy vô bụng của quí vị cản lại điều ấy. Thành thử do ý chí, do quyết định sáng suốt, do sự thực hành của chúng ta thôi.

Tất cả trạng thái tâm khổ đau là do ta tạo ra, ta lầm chấp. Người kia có quyền thích ngọt, mình có quyền thích mặn, không thể bắt buộc người kia thích giống mình. Cũng không vì người kia thích ngọt, mà ghét người ta. Điều này vô lý. Tất cả các pháp do duyên sinh, không có duyên nào giống duyên nào, chỉ giống nhau ở chỗ chúng đều là tướng sinh diệt. Tướng sinh diệt thì không chân thật, có gì ta lấn cấn với nhau hoài, cuối cùng không ai hơn ai, cũng không ai tồn tại.

Chỉ một thứ tồn tại gây khó cho mình, đó là nghiệp ta đã tạo. Thế mà ta lại quên, cứ tạo hoài. Chính nghiệp tham sân si quyết định cuộc đời tiếp tục của chúng ta. Trong một đời này mình khổ đã ngán rồi, bây giờ gieo nhân để thọ thân nữa thì được khổ nữa. Một lần có thân là khổ, Phật bảo bốn thứ khổ cơ bản của thân là sanh lão bệnh tử, không ai tránh khỏi. Đó là chưa kể tới thành bại hơn thua trong cuộc đời. Thật ra cái chết không đáng sợ, nhưng vì mình mê thân nên sợ chết. Sống thì khổ mà lại không muốn chết. Vậy chớ sống để làm gì? Sống để khổ. Có lạ lùng chưa!

Trở lại vấn đề nắm tro. Khi đang sống đây, dù chúng ta thành công vinh quang cách mấy, cũng không giữ được. Vì sự thành công ấy phải gắn liền với chủ nhân, mà chủ nhân sẽ không còn nữa để nhận sự vinh quang kia. Chủ nhân theo vô thường mà trở thành nắm tro. Tội gì vì một nắm tro mà ta khổ triền miên như vậy. Sao không ngay đây thanh thản, hạnh phúc, bình an, để khi trở về với cát bụi, ta chỉ còn lại sự thanh thản, bình an chớ không phải là nghiệp thức mênh mang. Giả như còn nghiệp chúng ta cũng thọ nghiệp lành, tái sanh vào cõi lành. Nếu hết nghiệp chúng ta không còn đi trong sanh tử, vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau.

Chúng ta cũng nên như thế, sống giữa trùng trùng duyên sinh tương đối, thân này còn không giữ được huống là mọi việc chung quanh. Cho nên người tỉnh ngộ sớm chừng nào thì khỏe chừng đó. Tỉnh ngộ chậm hoặc không khéo tỉnh ngộ thì sẽ khổ đến nhắm mắt. Chẳng những khổ đến nhắm mắt mà cho tới lúc tái sinh vẫn tiếp tục khổ. Chúng ta buông xuống hết những buồn phiền, giận hờn, thương ghét để sống đúng trở lại bản vị của mình. Bên cạnh chùm duyên sinh còn có tánh giác.

Tánh giác ấy chúng ta hiện có đủ, bình đẳng như nhau và vĩnh cửu bất sanh bất diệt. Chúng ta luôn luôn nghe, luôn luôn thấy rõ ràng, đó là tánh Phật thường biết nơi mỗi chúng sanh. Tánh này không ưu tư, không lao lự toan tính, thường tại như vậy. Chỉ khi buông hết các duyên, ta mới nhận ra mình có tánh giác hiện hữu. Bấy giờ còn thân tứ đại cũng vui mà không còn thân tứ đại cũng vui, sống cũng vui mà chết cũng vui.

Trong nhà Phật, người tu giỏi là người buông xả giỏi. Buông tới lúc trong lòng trống rỗng, không còn gì để buông nữa thì sống chết tự tại, vĩnh viễn an vui. Đó là những gì chúng ta cần chia sẻ với nhau.

Ni sư Thích Nữ Hạnh Chiếu

TL: Đạo & Đời

Đã gửi: 22:42, 17/09/15
gửi bởi KhángThiên
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg (13.26 KiB) Đã xem 1284 lần
Người Mù Thắp Đèn

Trong màn đêm tối đen như mực, có một vị tăng nhân tu khổ hạnh bôn ba nghìn dặm tìm Phật, đến một ngôi làng hoang vắng, trên đường xá tối đen như mực, người dân trong làng đang đi đi lại lại rất tấp nập.

Khổ hạnh tăng đi đến một con hẻm nhỏ, ông trông thấy một chiếc đèn lồng sáng choang, từ nơi sâu thẳm trong một con hẻm vắng lặng, từ từ chiếu rọi qua đây. Một người trong thôn la lên: “Thằng mù đến rồi kìa!”.

“Mù ư?“, khổ hạnh tăng sửng sốt, ông hỏi một thôn dân bên cạnh : “Người xách chiếc lồng đèn kia có thật là bị mù không?”.

Người đàn ông gật đầu khẳng định.

Vị tăng nhân khổ hạnh nghĩ mãi nhưng vẫn nghĩ không ra, một người đã bị mù cả hai mắt, anh ta vốn dĩ không có khái niệm ngày hay đêm, anh không nhìn thấy sông chảy từ núi cao, cũng không được xem phong cảnh hữu tình cùng vạn sự vạn vật trên thế gian, thậm chí anh còn không biết ánh đèn là như thế nào, vậy anh ta xách theo chiếc đèn lồng, không phải khiến người ta cười chê sao?

Chiếc đèn lồng đó càng lúc càng đến gần, ánh đèn sáng choang, từ từ trong con hẻm tiến đến, chiếu sáng lên đôi giày của vị tăng nhân. Vị tăng nhân nghĩ mãi nhưng vẫn nghĩ không ra, nên bèn hỏi: “Dám hỏi thí chủ, cậu có thật là một người mù không ?”.

Chàng trai mù xách theo ngọn đèn lồng trả lời: “Đúng vậy, từ khi đến thế gian này, hai mắt tôi đã không trông thấy gì nữa”.

Vị tăng nhân hỏi: “Nếu cậu đã không trông thấy gì cả, vậy tại sao lại xách theo chiếc đèn lồng?”.

Chàng trai mù đáp: “Bây giờ là buổi tối phải không? Tôi nghe nói, trong màn đêm mà không có ánh đèn chiếu sáng, vậy thì mọi người trên thế gian này cũng đều sẽ giống như tôi, không trông thấy gì cả, vậy nên tôi đã thắp một ngọn đèn”.

Vị tăng nhân dường như có phần hiểu ra, nói: “Thì ra cậu là vì muốn chiếu sáng cho những người khác?”.

Thế nhưng, chàng trai mù lại nói: “Không, tôi là vì chính mình”.

“Vì chính cậu ư?”, vị tăng nhân lại càng sửng sốt.

Chàng trai mù chậm rãi nói: “Ông có bao giờ đi trong đêm tối, mà bị những người đi đường khác đụng phải chưa?”.

Vị tăng nhân nói: “Đúng vậy, cũng như lúc nãy, tôi không có để ý nên đã bị hai người khác đụng phải“.

Chàng trai mù nghe xong, trầm lặng nói: “Nhưng tôi thì lại không bị, tuy tôi là kẻ mù, cái gì tôi cũng không trông thấy, nhưng tôi xách theo chiếc đèn lồng này, vừa để soi sáng đường cho những người khác, nhưng quan trọng hơn là để người khác trông thấy tôi. Như vậy, họ sẽ không vì không trông thấy mà đụng phải tôi.

Khổ hạnh tăng nghe xong, lập tức ngộ ra. Ông ngửa mặt lên trời thở dài, nói: “Ta đã đi khắp chân trời góc biển, bôn ba nghìn dặm tìm Phật, thật không ngờ rằng Phật đang ở bên cạnh ta. Thì ra, Phật tính cũng giống như một ngọn đèn, chỉ cần ta thắp sáng nó, dù cho ta không nhìn thấy Phật, thì Phật cũng sẽ nhìn thấy ta thôi!”.

Thế nên, vì người khác, hãy thắp sáng ngọn đèn sinh mệnh của chính mình! Như vậy, trong bóng đêm của đời người, chúng ta mới có thể tìm thấy bình an và sự chói lọi của chính mình.

Tiểu Thiện, dịch từ Epoch Time

TL: Đạo & Đời

Đã gửi: 22:46, 17/09/15
gửi bởi KhángThiên
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg (26.85 KiB) Đã xem 1283 lần
Ngài Socrates khuyên giữ gìn khẩu nghiệp

Thời Hi Lạp cổ đại, Socrates là một nhân vật nổi tiếng về sự thông thái và rất được kính trọng. Một ngày kia, một người quen của nhà triết học gặp ông và nói:
- Ngài có biết tôi vừa nghe được chuyện gì về bạn của ngài không?
- Hãy đợi một chút – Socrates đáp.- Trước khi nói với tôi về chuyện đó, tôi muốn ông cùng tôi thử nghiệm chuyện này. Đây được gọi là bài thử nghiệm sàng lọc ba bước.
- Thử nghiệm sàng lọc?
- Đúng – Socrates tiếp tục
- Bước đầu tiên là sự thật. Ông có thể đoán chắc rằng những gì ông nói ra hoàn toàn là sự thật?
- Không – người đàn ông đáp,
- Thật ra tôi chỉ được nghe…
- Được rồi – Socrates nói
- Vậy bây giờ qua bước thứ hai nhé, sàng lọc về lòng tốt. Những điều ông sắp nói về bạn tôi là điều tốt chứ?
- Không, mà ngược lại…Socrates tiếp tục:
- Như vậy ông dự định nói một điều không tốt về bạn tôi, nhưng ông lại không chắc rằng điều đó có phải là sự thật hay không. Bây giờ là bước cuối cùng: sự hữu ích. Những gì ông sắp nói về người bạn của tôi có mang lại lợi ích gì không?
- Không, thật sự là không.
- Vậy thì …- Socrates kết luận
- Những gì ông muốn nói với tôi không phải là sự thật, không là điều tốt và cũng không có ích gì, vậy thì tại sao ông lại muốn nói ra?

Lời bàn:
Đa số chúng ta thường hay mắc vào thị phi khẩu thiệt khi nói những lời thực sự không cần thiết, thậm chí có hại hơn là có lợi.
St.

TL: Đạo & Đời

Đã gửi: 22:49, 17/09/15
gửi bởi KhángThiên
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg (29.97 KiB) Đã xem 1282 lần
Không thể tránh khỏi lời thị phi
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện với vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

- Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn trả lời:

- Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trượt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương. Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích. Cho nên ngu thần trộm nghĩ: đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.


Lời bàn:

Chúng ta sống trên đời này dù làm việc gì cũng rất khó tránh khỏi sự chê khen đàm tiếu của Thiên hạ, do đó chỉ cần bản thân mình biết các việc làm của mình, không hổ thẹn với lương tâm là đủ.
Mỗi ý nghĩ và việc làm của mình có Trời biết, Đất biết, Qủy thần biết. Lại có luật Nhân quả công bằng của trời đất, không cần quá lưu tâm vào những lời thị phi ấy.

TL: Đạo & Đời

Đã gửi: 22:52, 17/09/15
gửi bởi KhángThiên
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg (31.7 KiB) Đã xem 1278 lần
Giũ sạch và bước lên
Một ngày một con lừa của một ông nông dân rơi xuống giếng. Những con vật khác khóc thương trong hàng giờ liền trong khi ông nông dân nghĩ phải làm gì.
Cuối cùng, ông ta thấy con lừa đã già, và cái giếng đằng nào cũng phải lấp đi, thật không đáng bỏ công để cứu con lừa. Ông ta gọi tất cả hàng xóm đến để giúp. Họ cầm xẻng và bắt đầu xúc đất vào giếng. Lúc đầu, con lừa nhận ra tình cảnh bi đát của mình và kêu thảm thiết. Rồi, trong sự ngạc nhiên của mọi người nó im lặng lại.
Sau vài xẻng đất, người nông dân nhìn xuống giếng. Ông ta ngạc nhiên vì những gì mình nhìn thấy. Với mỗi xẻng đất rơi vào lưng nó, con lừa lắc xuống và đứng lên. Khi những người hàng xóm của ông ta tiếp tục xúc đất lên nó, nó lại lắc xuống và đi lên. Một lúc sau, mọi người kinh ngạc khi con lừa bước qua rìa giếng và nhảy ra vui mừng!
Cuộc sống sẽ đổ đất lên trên bạn, đủ loại đất. Cách để thoát khỏi cái giếng là lắc nó xuống và tiến một bước. Mỗi rắc rối của bạn là một hòn đá để đi lên. Chúng ta có thể ra khỏi cái riếng to nhất bằng cách không bao giờ dừng lại, không bao giờ bỏ cuộc! Lắc nó xuống và tiến lên một bước.
Hãy nhớ năm cách đơn giản để có hạnh phúc:
1. Giải phóng trái tim bạn khỏi lòng căm ghét - tha thứ.
2. Giải phóng tâm thần bạn khỏi những lo lắng - gần như chưa từng xảy ra.
3. Sống đơn giản và đánh giá cao những gì bạn có.
4. Cho nhiều hơn.
5. Trông chờ ít từ người khác nhưng nhiều hơn từ chính mình.
Sưu tầm

TL: Đạo & Đời

Đã gửi: 22:56, 17/09/15
gửi bởi KhángThiên
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg
11898761_983096765044477_757936239602604685_n.jpg (22.38 KiB) Đã xem 1276 lần

Đồng thau và vàng
Cách đây hơn trăm năm bên Ai cập có một vị hiền triết tên là Zun-Nun, ông là người rất giản dị, không kiểu cách. Ngày kia, một anh thanh niên đến và hỏi ông: "Thưa ngài, tôi không biết tại sao những người đáng kính như ngài luôn ăn mặc theo một cách giống nhau và luôn luôn đơn giản như vậy. Chẳng lẽ không cần chưng diện một chút, không phải để khoe khoang, nhưng còn vì mục đích khác nữa chứ, thưa ngài?"
Nhà hiền triết chỉ cười và cởi chiếc nhẫn ở tay ra, trao cho chàng trai và nói: "Này anh bạn trẻ, ta sẽ trả lời câu hỏi của cậu, nhưng trước tiên câu phải giúp ta việc này đã. Hãy cầm lấy chiếc nhẫn này và đi đến khu chợ bên kia đường, cậu hãy đổi nó lấy một đồng vàng".
Cầm chiếc nhẫn đen đúa của Zun-Nun trên tay, chàng thanh niên tỏ vẻ nghi ngại: "Một đồng vàng? Tôi không chắc là chiếc nhẫn có thể bán được với giá đó".
"Thử trước đã chàng trai, ai biết được điều gì sẽ xảy ra?". Chàng trai trẻ phóng nhanh ra chợ. Anh ta đem chiếc nhẫn vào hàng tơ lụa, rau cải, thịt cá và rất nhiều nơi khác… Nhưng sự thực là không ai đồng ý trả cho anh ta với cái giá đó.
Anh ta quay về gặp Zun-Nun và nói: "Thưa ngài, không một ai đồng ý bỏ ra một số tiền nhiều hơn một đồng bạc để mua chiếc nhẫn này cả".
Với một nụ cười nhẹ nhàng trên khuôn mặt trầm tĩnh, nhà hiền triết đáp lời: "Bây giờ anh hãy ra tiệm vàng ở cuối đường, đưa chiếc nhẫn này cho ông chủ. Đừng yêu cầu giá bán, chỉ lắng nghe xem ông ta trả giá bao nhiêu".
Chàng thanh niên đi đến tiệm vàng theo yêu cầu và sau đó quay về với vẻ mặt khác hẳn. Anh ta nói: "Thưa ngài, những lái buôn ở chợ không biết giá trị của chiếc nhẫn này, người chủ tiệm vàng đã đồng ý mua chiếc nhẫn này với giá một ngàn đồng vàng, và giá trị thật của nó thậm chí còn lớn hơn nhiều".
Zun-Nun mỉm cười và ôn tồn nói: "Đó là câu trả lời cho câu hỏi của anh. Không thể đánh giá con người mà chỉ dựa vào cách ăn mặc bên ngoài. Những người lái buôn ở chợ định giá theo kiểu đó. Nhưng những nhà buôn vàng thì không như thế. Vàng và đá quý luôn tồn tại bên trong mỗi con người, chỉ có thể được nhận ra và xác định giá trị nếu anh có thể nhìn thấu tâm hồn".
Cho nên đó cũng là một bài học về cách đánh giá bề ngoài của kẻ khác. Cần có con tim để nhìn sâu thẳm vào cả một quá trình dài lâu. Chúng ta không thể ngang nhiên đánh giá người khác chỉ dựa vào những lời lẽ và cách cư xử trong một lúc nào đó. Nhiều lúc cái ta nghĩ là vàng thì hóa ra là đồng thau, những thứ ta tưởng là đồng thau thì lại chính là vàng thật.
Sưu tầm