CON SỐ THIÊNG SAO LẠI KIÊNG?
Đã gửi: 22:39, 01/10/10
Theo quan niêm dịch lý đông phương,mỗi con số mang những ý nghĩa nhất định. Trong đó,con số ba là con số" linh thiêng" nhưng sao ta lại kiêng?
Trong khi đốt hương,thắp nhang,người ta dùng số lẻ như:1,3,5...thường thì 3 nén.
sao lại dùng số lẻ?Phải chăng số lẻ là số tượng trưng cho sự linh thiêng?cho trời?Vì cứ theo luật cơ -ngẫu của dịch lý thì số lẻ thuộc Dương,còn số chẵn thuộc Âm.Dương tượng trưng cho trời,cho sự linh thiêng,cho vô hình,cho sự trong sạch,thanh tịnh,cho mở đầu sự động,mở...Còn số 3 thì sao?Số 3 là số thành của quẻ LY,tượng trưng sự sáng,sự mở của trời đất...
Con số 3 còn liên quan đến biểu tượng "lưỡng long triều nguyệt" thường được trang trí trên các bình,bát nhang.
Theo dịch lý thì đôi rồng tượng của dương,ứng với 2 hào dương,còn mặt nguyệt là tượng của âm,ứng với hào âm trong các quẻ của kinh dịch. Ởđây hào âm(mặt nguyệt) ở giữa,còn đôi rồng chầu 2 bên. Cứ theo thế trang trí ấy mà luận thì thế "lưỡng long triều nguyệt" chính là thế quẻ LY vậy.
Như thế,có gì tương đồng giữa việc thắp 3 nén nhang với biểu tượng "lưỡng long triều nguyệt" nơi các bình,bát nhang?
Trong tục thờ TÁO QUÂN của người VIỆT ta lại thường thờ một mũ đàn bà ở giữa,2 bên là 2 mũ đàn ông.Đây cũng chính là thế quẻ LY trong kinh dịch.Cứ theo dân gian thì việc ấy có liên quan xuất xứ từ câu chuyện "hai ông một bà" được phong làm thần bếp. Qủe LY có một tượng điển hình là lửa. Lửa cũng là trung tâm của bếp,của sự sống thường nhật nơi sinh hoạt con người.Con số 3 là một con số khá điển hình trong các nghi thức tín ngưỡng của con người Đông phương. Chẳng hạn: TAM TOÀ THÁNH MẪU,LẬP đàn TAM CẤP,TAM BẢO( PHẬT-PHÁP-TĂNG),ba pho TAM THẾ (Phật quá khứ,Phật hiện tại,Phật vị lai) thường được đặt nơi cao nhất trên các
Phật điện,làm cỗ tam sinh(trâu-lợn-dê),vái 3 vái ,lễ 3 lễ...
Không những vậy,con số 3 còn liên quan tới một quan niệm triết học về vũ trụ của người Đông phương: Thiên-Nhân-Địa. Người được coi như nguyên lý hợp nhất ,ứng đồng Thiên và Địa. Thế mới có câu" làm trai đứng giữa nơi trời đất" và chữ vương mới mang ý nghĩa "tam tài"
Người xưa rất coi trọng ý nghĩa thế "tam tài". Làm việc gì lớn đều xét đủ "Thiên-Nhân-Địa " mới hành sự và tin tưởng điều ấy sẽ thành công.
Trong văn học và dân gian hay có câu: vững như kiềng 3 chân! Đố k những chỉ hình tượng cái kiềng trong bếp người VN ta, mà bao hàm ý nghĩa thế "tam tài"-rất vững chắc. Lại nữa,con người ta luôn ước ao vươn tới 3 điều: chân-thiện-mỹ.
Trong cuộc sống,dân gian thường nói câu: ăn 3 bát,uống thuốc 3 thang.v.v...
Thế nhưng trong dân gian người ta lại rất "kiêng" con số 3. Kể ra,cứ như luận giải trên thì con số 3 là con số "tuyệt hảo" lắm mới phải. Có thể vì số 3 "linh thiêng" nên người đời kiêng chăng?
Trong khi đốt hương,thắp nhang,người ta dùng số lẻ như:1,3,5...thường thì 3 nén.
sao lại dùng số lẻ?Phải chăng số lẻ là số tượng trưng cho sự linh thiêng?cho trời?Vì cứ theo luật cơ -ngẫu của dịch lý thì số lẻ thuộc Dương,còn số chẵn thuộc Âm.Dương tượng trưng cho trời,cho sự linh thiêng,cho vô hình,cho sự trong sạch,thanh tịnh,cho mở đầu sự động,mở...Còn số 3 thì sao?Số 3 là số thành của quẻ LY,tượng trưng sự sáng,sự mở của trời đất...
Con số 3 còn liên quan đến biểu tượng "lưỡng long triều nguyệt" thường được trang trí trên các bình,bát nhang.
Theo dịch lý thì đôi rồng tượng của dương,ứng với 2 hào dương,còn mặt nguyệt là tượng của âm,ứng với hào âm trong các quẻ của kinh dịch. Ởđây hào âm(mặt nguyệt) ở giữa,còn đôi rồng chầu 2 bên. Cứ theo thế trang trí ấy mà luận thì thế "lưỡng long triều nguyệt" chính là thế quẻ LY vậy.
Như thế,có gì tương đồng giữa việc thắp 3 nén nhang với biểu tượng "lưỡng long triều nguyệt" nơi các bình,bát nhang?
Trong tục thờ TÁO QUÂN của người VIỆT ta lại thường thờ một mũ đàn bà ở giữa,2 bên là 2 mũ đàn ông.Đây cũng chính là thế quẻ LY trong kinh dịch.Cứ theo dân gian thì việc ấy có liên quan xuất xứ từ câu chuyện "hai ông một bà" được phong làm thần bếp. Qủe LY có một tượng điển hình là lửa. Lửa cũng là trung tâm của bếp,của sự sống thường nhật nơi sinh hoạt con người.Con số 3 là một con số khá điển hình trong các nghi thức tín ngưỡng của con người Đông phương. Chẳng hạn: TAM TOÀ THÁNH MẪU,LẬP đàn TAM CẤP,TAM BẢO( PHẬT-PHÁP-TĂNG),ba pho TAM THẾ (Phật quá khứ,Phật hiện tại,Phật vị lai) thường được đặt nơi cao nhất trên các
Phật điện,làm cỗ tam sinh(trâu-lợn-dê),vái 3 vái ,lễ 3 lễ...
Không những vậy,con số 3 còn liên quan tới một quan niệm triết học về vũ trụ của người Đông phương: Thiên-Nhân-Địa. Người được coi như nguyên lý hợp nhất ,ứng đồng Thiên và Địa. Thế mới có câu" làm trai đứng giữa nơi trời đất" và chữ vương mới mang ý nghĩa "tam tài"
Người xưa rất coi trọng ý nghĩa thế "tam tài". Làm việc gì lớn đều xét đủ "Thiên-Nhân-Địa " mới hành sự và tin tưởng điều ấy sẽ thành công.
Trong văn học và dân gian hay có câu: vững như kiềng 3 chân! Đố k những chỉ hình tượng cái kiềng trong bếp người VN ta, mà bao hàm ý nghĩa thế "tam tài"-rất vững chắc. Lại nữa,con người ta luôn ước ao vươn tới 3 điều: chân-thiện-mỹ.
Trong cuộc sống,dân gian thường nói câu: ăn 3 bát,uống thuốc 3 thang.v.v...
Thế nhưng trong dân gian người ta lại rất "kiêng" con số 3. Kể ra,cứ như luận giải trên thì con số 3 là con số "tuyệt hảo" lắm mới phải. Có thể vì số 3 "linh thiêng" nên người đời kiêng chăng?