Trang 1 trên 3
Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Đã gửi: 20:51, 16/05/11
gửi bởi dichnhan07
Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
1.Lấy Thuyết Đồng Nhất Của Dịch làm cơ sở để tạo nội dung, ý nghĩa cho Quẻ
2.Triển khai Thuyết Đồng Nhất thành Mạch cho từng Quẻ
3.So sánh nội dung, ý nghĩa giữa Mạch Quẻ và từng Hào để làm rõ nghĩa của Hào và Tượng
Giống như ta có 1 nắm hạt đậu trong tay, ta xếp chúng thành 1 dải dài liên tục nối tiếp nhau. Như vậy ta sẽ có 1 mạch .
(***Phương pháp này dành tặng cho những ai đã nghiên cứu kỹ thuyết Đồng Nhất của Dịch và sử dụng Dịch theo Thuyết này. Nhưng tôi cũng xin được các đồng đạo lượng thứ vì cách diễn đạt thật chẳng khác nào Tâm Pháp chỉ cho người hữu duyên)
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Đã gửi: 22:49, 16/05/11
gửi bởi dichnhan07
Đại Tráng hào 3: “Tiểu nhân dụng tráng, quân tử dụng võng. Trinh lệ, đề dương xúc phiên, luy kì giác.”
Nguyễn Hiến Lê dịch: tiểu nhân dùng sức mạnh, quân tử không; dù giữ điều chính cũng nguy, như con cừu đực húc vào cái dậu, bị thương cái sừng.
Hào 3 này dạy người dùng biết cách dùng trí mà thắng, nhưng là cái trí không theo cách chính đáng, bởi vậy Hào nói “Trinh lệ”, tức là chính đáng thì nguy. Tiếp đó Hào làm rõ ý cho người xem bằng hình tượng con cừu húc vào cái dậu. Đó là hình ảnh so sánh giữa cái dũng và cái trí.
Nhưng làm sao để chính các đồng đạo thấy rõ những điều tôi đã nói ở trên. Đó còn là cả 1 quá trình suy luận có tính hệ thống, giải thích mọi hào đều cùng 1 cách. Những điều mọi người thấy ở trên còn rất mù mịt, không thể nói là thấy rõ được.
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Đã gửi: 08:00, 17/05/11
gửi bởi dichnhan07
Đại Hữu hào 2: đại xa dĩ tái, hữu du vãng, vô cửu.
Nguyễn Hiến Lê dịch: xe lớn chở nặng, đi chốn nào (ý nói làm gì) cũng được, không có lỗi.
Hào này dạy muốn chở được nặng, đi được nhiều chốn thì cần phải có xe to. Đây là cách chỉ dẫn của Hào. Hào và Tượng tuy cùng dạy 1 ý nhưng cách diễn đạt khác nhau. Tượng dạy thì đơn giản, rõ ràng nhưng hơi khó nghe, còn Hào dạy thì văn vẻ dễ nghe nhưng hơi khó hiểu. Hình ảnh xe lớn chở nặng chỉ là sự so sánh giống như cách so sánh ở hào Đại Tráng bài trên.
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Đã gửi: 12:01, 17/05/11
gửi bởi dichnhan07
Dịch: Người quân tử khi tự xử nhờ xem cái thứ tự của đạo Dịch (1) mà yên tâm; nhờ lời đoán các hào mà vui thích, ngẫm nghĩ không chán.
Dịch: người quân tử khi ở yên thì xem tượng mà ngẫm nghĩ lời kinh ; khi hữu sự (muốn hành động) thì xem sự biến hoá mà ngẫm nghĩ lời đoán quẻ nhờ vậy mà được trời giúp cho gặp điều tốt, không có gì chẳng lợi.
Dịch: Lời “Thoán” (Thoán từ Văn Vương đặt ở dưới mỗi quẻ) là để chỉ rõ cái tượng (ý tượng và hình tượng) của mỗi quẻ, lời hào (hào từ, Chu Công đặt ở dưới mỗi hào) là để nói về sự trao đổi, biến hoá của các hào.
Dịch: Cát (tốt) hung (xấu) là nói về sự đắc (được) thất (mất); hối lận là nói về những sai lầm nhỏ; vô cữu là khéo sửa lỗi.
Tượng chỉ dẫn cách hành động
Hào nói về cát-hung-hối-lận
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Đã gửi: 13:13, 17/05/11
gửi bởi dichnhan07
Về tài liệu tham khảo Kinh Dịch, tôi nghĩ mọi người tham khảo càng nhiều bản dịch càng tốt, vì mỗi người dịch đều theo cái ý hiểu riêng, góc nhìn, cảm nhận riêng của mỗi người. Ta nên tham khảo hết và chọn ra ý nào phù hợp với Tượng nhất thì dùng.
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Đã gửi: 15:50, 17/05/11
gửi bởi dichnhan07
Sơn Phong Cổ-Hào 1: Cán phụ chi cổ, hữu tử, khảo vô cữu , lệ, chung cát.
NHL dịch: Hào 1, âm: Sửa sang sự đổ nát của cha; nhờ con mà cha không lỗi; nhưng cũng có thể nguy đấy, phải biết răn sợ, sau mới tốt.
Hào này dạy nên đứng ra cáng đáng công việc khó khăn, nhưng phải cẩn thận thì mới tốt.
.....................................................
[blockquote]Chương V-Chính Dịch Tâm Pháp[/blockquote]
[blockquote] [/blockquote]
[blockquote]Ý nghĩa vô cùng sâu kín của dịch đạo - Điều ẩn dụ trong hào - hợp lại với nhau như một lẽ tự nhiên[/blockquote]
Chương này muốn nói về sự hòa hợp giữa Hào và Tượng.
[blockquote]Chương II[/blockquote]
[blockquote]Việc đặt ra sáu hào - không phải ẩn ý quanh co - mà là sự vận động của âm dương - sự lưu thông khí huyết[/blockquote]
Chương này bàn về nội dung, ý nghĩa của 6 hào trong 1 quẻ, từ hào 1 lên đến hào 6. Ví như sự lưu thông khí huyết, cần phải uyển chuyển lúc tiến, lúc lùi, lúc cương, lúc nhu để đạt được kết quả tốt, giống như các công đoạn của 1 quá trình nào đó.
Tam Thuyết Định Dịch
Đã gửi: 17:38, 17/05/11
gửi bởi dichnhan07
3 Thuyết cần ứng dụng:
-Thuyết Đồng Nhất
-Thuyết Hỗ Quái
-Thuyết Phản Đối
Thuyết Đồng Nhất thì tôi đã có trình bày rõ ràng từ rất lâu rồi, và bây giờ tôi sẽ nói qua đôi điều về 2 Thuyết còn lại.
*Thuyết Phản Đối: Trong 1 Trùng Quái có Thượng Quái và Hạ Quái. 2 Quái này là Đối Quái của nhau.
- 1 Trùng Quái khi xoay ngược lại 180 độ ta sẽ được một Trùng Quái khác. 2 Quái này là Phản Quái của nhau.
*Thuyết Hỗ Quái: dùng Hỗ Quái để bổ trợ ý nghĩa cho Thượng Quái và Hạ Quái để xác định ý nghĩa của Đối Quái, Phản Quái.
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Đã gửi: 19:36, 17/05/11
gửi bởi dichnhan07
Đây là bài thứ 7 và cũng là bài cuối cùng, sau đó tôi sẽ không phản biện gì về những kiến thức mà tôi đã đưa ra ở 7 bài này.
Bài này có nội dung trái lại với kiến thức từ lâu nay mọi người vẫn đọc trong sách.
Địa Hỏa Minh Di-Ánh Sáng Tiến Lên-Mặt trời mọc rồi lặn.
Thượng lục: Bất minh di, sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa.
NHL dịch: Dịch: Hào trên cùng, âm: không còn là ánh sáng bị tổn thương nữa, lên cao tới trời mà rồi sụp xuống đất.
Tôi xin phép thay đổi lại ý nghĩa của 2 chữ Minh Di, và ta sẽ được :
“Không còn là ánh sáng tiến lên nữa, lên cao tới trời mà rồi sụp xuống đất”
( không còn lên được nữa vì lên tới trời rồi và bây giờ phải sụp xuống đất)
Dịch là bắt chước tự nhiên vậy !
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Đã gửi: 21:18, 17/05/11
gửi bởi PMK
dichnhan07 đã viết:Đây là bài thứ 7 và cũng là bài cuối cùng, sau đó tôi sẽ không phản biện gì về những kiến thức mà tôi đã đưa ra ở 7 bài này.
Bài này có nội dung trái lại với kiến thức từ lâu nay mọi người vẫn đọc trong sách.
Địa Hỏa Minh Di-Ánh Sáng Tiến Lên-Mặt trời mọc rồi lặn.
Thượng lục: Bất minh di, sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa.
NHL dịch: Dịch: Hào trên cùng, âm: không còn là ánh sáng bị tổn thương nữa, lên cao tới trời mà rồi sụp xuống đất.
Tôi xin phép thay đổi lại ý nghĩa của 2 chữ Minh Di, và ta sẽ được :
“Không còn là ánh sáng tiến lên nữa, lên cao tới trời mà rồi sụp xuống đất”
( không còn lên được nữa vì lên tới trời rồi và bây giờ phải sụp xuống đất)
Dịch là bắt chước tự nhiên vậy !
Hihihi mặc dù bạn đã rào trước là sẽ không phản biện, nhưng tôi vẫn lên tiếng chút, mong bạn không giận ^_^
Bạn nói "Dịch là bắt chước tự nhiên" là không chuẩn. Dùng từ "bắt chước" là đã hạ thấp giá trị của Dịch, chưa hiểu hết giá trị của 64 quẻ Dịch.
Việc gì khó hiểu cao xa chứ còn mặt trời mọc và lặn là diễn ra hàng ngày mà. Vào thời Tấn, mặt trời bắt đầu mọc, ánh nắng mặt trời từ từ mạnh dần lên, đến chính ngọ là mạnh nhất, nóng nhất, sau giờ ngọ là bắt đầu chuyển sang thời Minh Di, ánh nắng mặt trời bắt đầu yếu dần dần rồi cuối cùng là tắt hẳn. Quan sát trong tự nhiên, đó là cả một quá trình mặt trời nhô dần lên từ đằng Đông, đứng bóng ở đỉnh đầu, rồi sau đó lặn dần xuống mặt đất ở đằng Tây, là một quá trình ánh nắng mặt trời mạnh dần lên, lúc mạnh nhất cũng là lúc bắt đầu yếu đi từ từ rồi tắt hẳn, chớ đâu phải không lên được tới trời nữa nên phải sụp xuống đất?
Quẻ Tấn có tượng là Mặt Trời mọc. Quẻ Minh Di có tượng là Mặt Trời lặn. Vào thời Minh Di là ánh sáng không có tiến lên nữa, thời ánh sáng tiến lên là thời Tấn, sang thời Minh Di là thời ánh sáng phải lui bước từ từ rồi. Bạn nói thế này:
"Địa Hỏa Minh Di-Ánh Sáng Tiến Lên-Mặt trời mọc rồi lặn." là không đúng đâu, hiểu sai thời, mà cũng không quan sát tự nhiên nữa.
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Đã gửi: 21:45, 17/05/11
gửi bởi dichnhan07
Hjhj ^^ tôi có nói là không phản biện kiến thức nhưng không nói là không trả lời lại.
Điều bạn nói thì lâu nay ai cũng cho là đúng và có lẽ tôi là người duy nhất nói trái lại điều đó nên có bị chê trách cũng là bình thường thôi. Nhưng tôi nghĩ mình cũng giống trường hợp cái ông ngày xưa nói trái đất quay và bị xử tử đó. Sau này để xem ai đúng nhé, tôi hoặc tất cả những người còn lại đọc sách Dịch đồng ý với bạn. ;)