Trang 1 trên 2

Ứng Dụng Tìm Cát Tránh Hung

Đã gửi: 02:52, 19/05/11
gửi bởi dichnhan07
Mọi người ai cũng thích Tìm Cát Tránh Hung vì vậy tôi sẽ để mọi người thử tìm hiểu cụ thể về vấn đề này xem ra sao.

Những vấn đề tôi đưa ra có thể vượt tầm hiểu biết của 1 số người và tôi sẽ không trả lời các câu hỏi liên quan tới những Lý Thuyết Cơ Bản của tôi trong chủ đề này.

Trường hợp đầu tiên là Quẻ Sơn Phong Cổ

Dịch: Hào 3, dương: sửa sang sự đổ nát của cha, có chút hối hận những không có lỗi lớn.

-Hào này báo rằng ta sẽ phải cáng đáng 1 công việc nào đó

-Ta sẽ không làm được công việc này

-Nhưng không làm ảnh hưởng tới kết quả công việc .

3 điều trên là những gì ta có thể biết trước được từ trong Hào Từ. Bây giờ có ai nghĩ ra được cách nào để Tránh Hung không?

TL: Ứng Dụng Tìm Cát Tránh Hung

Đã gửi: 23:57, 19/05/11
gửi bởi VinhL
Chào bác Dichnhan07,
Không thấy ai vào đây bàn luận hết, mặc dầu tự biết kiến thức mình nông cạn, nhưng củng cố gắng
góp vui cho topic của bác vậy.

Để phân tích cái hướng đi chúng ta tìm hiểu quẻ Sơn Phong Cổ xem?

:|| ::|, Sơn Phong Cổ, hổ quái ||: |::, Lôi Trạch Quy Muội, hổ của hổ |:| :|:, Thủy Hỏa Ký Tế.

Cổ: Sự dã, sự cố, việc, Ký Tế, Xong, hợp lý, Quy Muội, áp chế, quay về, tai nạn, rối ren, sai lạc.
Việc vì đó đã xong nhưng có chổ sai sót, nên đêm đến sự cố hôm nay.

:|| ::| Cổ biến :|: ::| Mông, u mờ, không thông. hào 3 động do nơi ::| ::: Khiêm, Thoái dã, khiếm tốn nhúng nhường, trong một hoàn cảnh ||: |||, Lý, nghi lể, lể phép, khuôn khổ.
Quẻ lấy được cho ta biết do khuôn khổ mà ta nhúng nhường thì sự việc sẻ u mờ không thông vậy.

Bất cứ quẻ dịch nào, điều chỉ là một sự dự đoán, không phải là kết quả bất di bất dịch, cái kết quả chính là ở ta, tùy ta chọn phương hướng để mà hành động.

Nếu ta dùng một hào động thì ta có 6 phương hướng như sau:
:|| ::| biến sơ thành ||| ::|, Bác, lạc dã, tiêu điều, hoang phế, đây chắc chắn là không phải là hướng tiến tới!!!

:|| ::| biến nhị thành ::|::|, Thuần Cấn, Chỉ dã, đình chỉ ngưng trệ, củng không phải là hướng nên đi!!!

:|| ::| biến tam thành :|: ::|, Mông, quẻ đã được, củng chẳng phải hướng nên đi.

:|| ::| biến tứ thành :|| |:|, Đỉnh, Định dã, nung đúc, lành nhiều, hướng có thể đi.

:|| ::| biến ngủ thành :|| :||, Bát Thuần Tốn, Phong, Thuận dã, thuận hành, hướng có thể đi.

:|| ::| biến lục thành :|| :::, Thăng, Tiến dã, đi lên, hướng có thể đi.

Nếu dùng 2 hào động thì củng có 6 phương hướng nhưng sẻ có nhiền giai đoạn hơn. Dùng một hào động thì cái lực ta áp dụng vào để thay đổi hương đi củng sẻ ít hơn là dùng 2 hào, 3 hào, hay nhiều hơn.

Trong 3 trường hợp có thể áp dụng là biến hào, 4,5, hoặc 6, ta so sánh
Đỉnh, Tốn và Thăng xem sao?

:|| ::| Cổ biến :|| |:| Đỉnh ta phải cần đến ::: |:: (hào tứ) tức Dự, dự bị vui vẻ, tác lạc, và hoàn cảnh là ||| :||, Quan, quan sát, thanh tra, phân tích kỷ lưởng.

:|| ::| Cổ biến :|| :|| Tốn, cần đến ::: :|: Tỷ, Hòa hợp, đoàn kết, trong hoàn cảnh ||| |:|, Đại Hửu rộng rãi, nhiều, khoan thai, rộng lượng.

:|| ::| Cổ biến :|| :::, Thăng cần đến ::: ::| Bác, bốc lột, phân chia, thủ đoạn, trong hoàn cảnh ||| ||: Quải, quyết dã, quả quyết, dứt khoát.

Như vậy ta có hai phương hướng khả dụng đó là
Cổ biến Đỉnh, và Cổ Biến Tốn. Đó là hai hướng rất khả dụng vậy.

Ngoài ra ta củng có thể lấy quẻ Càn làm đích
từ :|| ::| biến đến Càn ||| |||, thì ta cần đến |:: ||:, biến hào sơ, tứ và ngủ, nhưng trong hóa trình này, ta sẻ có 8 giai đoạn (8 quẻ trung gian), và sự phân tích sẻ rắc rối, tốn nhiều thời gian hơn nhưng sẻ có nhiều chi tiết hơn.

Đây chính là phương hướng "We control our destiny", not "Let Fate decide" hoặc nói đơn giản là Tránh Hung vậy:-))

Kiến thức thô sơ, nên có gì sai sót bác cứ chỉ dẫn.

TL: Ứng Dụng Tìm Cát Tránh Hung

Đã gửi: 00:07, 20/05/11
gửi bởi dichnhan07
Rất tuyệt vời! Cảm ơn bác đã cùng chia sẻ với tôi. Vậy là con đường để Tránh Hung đã bắt đầu mở rộng ra rồi.

TL: Ứng Dụng Tìm Cát Tránh Hung

Đã gửi: 00:58, 20/05/11
gửi bởi VinhL
À thật sơ sót, thiếu đi sự phân tích của hào từ.
Nay thêm vào cho đầy đủ :
:|| ::| Cổ biến :|| |:| Đỉnh:
Tượng:
:|| ::| Cổ biến :|| |:| Đỉnh ta phải cần đến ::: |:: (hào tứ) tức Dự, dự bị vui vẻ, tác lạc, và hoàn cảnh là ||| :||, Quan, quan sát, thanh tra, phân tích kỷ lưởng.
Hào:
Người thiếu nghị lực, nhút nhát, không dám cương quyết sửa đổi sự đổ nát của cha, để cho nó kéo dài hoài thì xấu cho cả gia đình mà phải hối hận.

:|| ::| Cổ biến :|| :|| Tốn:
Tượng:
:|| ::| Cổ biến :|| :|| Tốn, cần đến ::: :|: Tỷ, Hòa hợp, đoàn kết, trong hoàn cảnh ||| |:|, Đại Hửu rộng rãi, nhiều, khoan thai, rộng lượng.
Hào:
Không dủ tài sang nghiệp, nhưng nhờ ở có đức trung mà ở dưới ứng với hào 2, dương cương là người có tài, sửa sự đổ nát được, rốt cuộc thành công, cả hai được tiếng khen.

Giữa hai cách trên thì ta thấy hướng tốt nhất nên đi là:
Cổ biến Tốn. Dùng người dưới có tài. Phải đối đãi rộng rãi khoan lượng, đoàn kết, và hòa hợp với người dưới, thì người dưới có tài mới giúp mình vậy. Cả hai thành công, vui vẻ mà được tiếng khen:-))

Cổ Biết Tốn, đó chính là phương hướng nên đi vậy!!!

TL: Ứng Dụng Tìm Cát Tránh Hung

Đã gửi: 10:07, 20/05/11
gửi bởi dichnhan07
Phương pháp của bác VinhL rất hay và đáng để mọi người nghiên cứu. Còn về hướng đi cho quẻ Cổ hào 3 thì đi theo Đỉnh là hướng dành cho người nhận việc, còn hướng đi theo Tốn là hướng dành cho người giao việc.

TL: Ứng Dụng Tìm Cát Tránh Hung

Đã gửi: 13:20, 20/05/11
gửi bởi VinhL
Chào bác Dichnhan07,
Thật ra thì mình đâu có phương pháp gì (Vô pháp), chỉ học lớm mấy luận án nghiên cứu dịch của mấy học giả Tây phương đó mà.
Các bạn nào đọc được tiếng Anh có thể tìm "Tools for Change" của Stephen Karcher and Andreas Schoter, và
"Bipolar Change" của Dr. Andreas Schoter. Còn muốn đi sâu hơn nữa vào tâm lý học, thì tìm "The Emotional IChing" của C.J. Lofting tham khảo thêm.

Cách học, nghiên cứu, và ứng dụng Dịch của Đông và Tây có chổ khác biệt, nhưng tất cả đều đáng cho mình học hỏi.

Sau đây là cách phân tích quái có 2 hào động hay nhiều hơn và cách sắp đặt các quẻ biến theo mạch hay chuổi.

Quẻ hai hào động thì cho ra 4 quái
đđ, bb, bđ, đb
đ: là hào động mà chưa biến
b: là hào động đã biến
x: âm động
o: dương động
thí dụ quẻ o:: :x: Địa Lôi Phục động hào sơ và ngủ, ta có 4 biến như sau:

đđ: quẻ chưa biến, o:: :x: Địa Lôi Phục
bb: biến cả hai, o:: :x: Địa Lôi Phục biến ::: :|: Thủy Địa Tỉ
bđ: biến hào động dưới, o:: :x: Phục biến ::: :x: Bát Thuần Khôn
đ b: biến hào động trên, o:: :x: Phục biến o:: :|: Thủy Lôi Truân.

Như vậy từ Phục biến Tỉ ta có thêm Khôn, và Truân, trong hóa trình biến từng hào.
Có thêm hai quái Khôn và Truân để làm gì đây???

Ta có thể dùng số của quẻ theo sự sắp xếp của Chu Dịch (Văn Vương) hoặc số Nhị Nguyên theo dự sắp xếp của ngài Thiệu Khang Tiết, từ Khôn đến Kiền (Trong đồ hình vuông của ngài Thiệu Khang thì hào dương đi từ trên xuống)
Phục |:: :::, 100 000 = 32
Tỉ ::: :|:, 000 010 = 2
Khôn ::: ::: = 000 000 = 0
Truân |:: :|: = 100 010 = 34
Ta sắp xếp theo thứ tự số 0, 2, 32, 34, tức Khôn, Tỉ, Phục, Truân.
Khôn, thuận theo, Tỉ, chọn lựa, Phục, phản hồi, phục hưng, Truân, gian nan.
Phục là quẻ gieo được đại diện cho hiện tại, số là 32, vậy Khôn 0 và Tỉ 2, nhỏ hơn tức chỉ sự việc đã qua, quẻ Truân 34 lớn hơn Phục 32 tức chỉ việc tương lai sắp tới.
Dùng số thứ tự nhị nguyên thì ta đi từ Khôn 0, tiến đến Kiền 63, Khôn đến Kiền là Ký Tế xong việc, Kiền đến Khôn làVị Tế, việc chưa xong.

Nếu ta dùng thứ tự của Văn Vương trong Chu Dịch thì
Khôn 2, Tỉ 8, Phục 24, Truân 3, sắp xếp lại theo thứ tự ta có Khôn 2, Truân 3, Tỉ 8, Phục 24.
Tất cả đều là số nhỏ hơn Phục 24, vậy đây là quẻ chỉ sự việc đã qua.

Hai chuổi Khôn Tỉ Phục Truân, và Khôn Truân Tỉ Phục cho ta những thông tin gì?
Tùy theo bạn đang chiêm việc gì, các bạn tự chiệm nghiệm nhé.

Quẻ 3 hào động thì ta có 8 quái
đđđ, bbb, bđđ, đbđ, đđb, bbđ, bđb, đbb

thí dủ quẻ :x| :oo, Phong Sơn Tiệm động hào nhị ngủ lục, ta sẻ được:
đđđ :x| :oo Phong Sơn Tiệm, 001 011 = 11, vv53 (Số thứ tự theo Văn Vương)
bbb :|| :::, Địa Phong Thăng, 011 000 = 24, vv46
bđđ :|| :oo, Bát Thuần Tốn, 011 011 = 27, vv57
đbđ :x| ::o, Bát Thuần Cấn, 001 001 = 9, vv52
đđb :x| :o:, Thủy Sơn Kiển, 001 010 = 10, vv39
bbđ :|| ::o, Sơn Phong Cổ, 011 001 = 25, vv18
bđb :|| :o:, Thủy Phong Tỉnh, 011 010 = 26, vv48
đbb :x| :::, Địa Sơn Khiêm, 001 000 = 8, vv15

Sắp xếp lại theo thứ tự số Nhị Nguyên ta có
Khiêm 8, Cấn 9, Kiển 10, Tiệm 11, Thăng 24, Cổ 25, Tỉnh 26, Tốn 27
Quẻ Khiêm Cấn Kiển là nói về việc đã qua, Tiệm 11 là hiện tại, và Thăng, Cổ Tỉnh Tốn là việc sắp tới vậy.

Sắp xếp theo thứ tự Văn Vương thì ta có
Khiêm 15, Cổ 18, Kiển 39, Thăng 46, Tỉnh 48, Cấn 52, Tiệm 53, Tốn 57.
Khiêm Cổ Kiển Thăng Tỉnh Cấn là nói về việc đã qua, Tốn và việc sắp tới.
Vì đa số các quẻ trong Văn Vương đều có cặp nên khi ta ứng dụng số thứ tự của Văn Vương, thì ta củng có thể ứng dụng các quẻ trong cặp để chiêm nghiệm hướng đi.

Riêng VinhL thì vẫn thích cái gì dể nhớ dể dùng, do đó mà thấy số Nhị Nguyên dể dùng hơn.
Địa Sơn Khiêm 8: Thoái dã, khiêm nhường, từ giã
Bát Thuần Cấn 9: Đình chỉ, ngưng, ngăn chặn
Thủy Sơn Kiển 10: Tai nạn, trở ngại,

Phong Sơn Tiệm 11: Tiến, tuần tự

Địa Phong Thăng 24: Lên, chồng chất
Sơn Phong Cổ 25: Sự cố, việc rắc rối, đổ nát
Thủy Phong Tỉnh 26: Tịnh, trầm lặng, yên tịnh, lo âu
Bát Thuần Tốn 27: Thuận hành, được

Khiêm Cấn Kiển việc đã qua, do sự nhúng nhường làm việc đình chỉ mà sanh ra trở ngại
Tuần Từ đi lên, gặp sự rắc rối hãy bình tỉnh suy nghỉ tìm giải pháp rồi mọi việc sẻ đâu vào đó.
Đơn giản như đang giởn nhỉ:-))

Đó là suy luận sơ thiển theo tượng, các bạn có thể nghiên cứu thêm hào từ để phân tích chi tiết hơn, tùy vấn đề muốn hỏi, chiêm nghiệm để tìm hướng đi.

Chúc các bạn thành công.

TL: Ứng Dụng Tìm Cát Tránh Hung

Đã gửi: 15:12, 20/05/11
gửi bởi dichnhan07
Dù sao thì cũng rất cảm ơn bác VinhL. Tôi sẽ tiếp tục các trường hợp tiếp theo.

Hào thì có dễ, có khó, hào đã nói rõ là cát thì ta cứ theo đó là cát, mà chẳng may trái lại như thế thì hung, còn hào nói rõ là hung mà ta vẫn theo thì gặp hung là dĩ nhiên rồi.

Trạch Thiên Quải-hào 6 Thượng lục: vô hào, chung hữu hung.

Tôi dịch lại: Không giao kết, cuối cùng hung.

Hào này đã nói rõ là nếu bỏ bầy đàn của mình, riêng mình 1 đường thì cuối cùng sẽ gặp hung. Biết vậy nên khi gặp hoàn cảnh này ta chỉ cần đừng có tự tách mình ra khỏi tập thể thì sẽ không sao hết. Còn về cái hung từ phương diện nào mà đến thì chắc phải nhờ các bạn tìm hiểu thêm.

TL: Ứng Dụng Tìm Cát Tránh Hung

Đã gửi: 18:46, 24/05/11
gửi bởi dichnhan07
Trạch Thiên Quải

1
Sơ cửu: Tráng vu tiên chỉ, vãng, bất thắng vi cữu.
Dịch: Hào 1, dương: mạnh (thăng ở ngón chân bước lên trước (tức hăng tiến lên trước), tiến lên mà không chắc thắng được là có lỗi.

Hào này dạy: ta khi biết rõ mình đang gặp trở ngại lớn mà vẫn muốn tiến lên, nếu không chắc thắng thì sẽ có lỗi mà phải hối hận với bản thân.

2
Cửu nhi: Dịch, hao, mạc dạ hữu nhung, vật tuất.
Dịch: Hào 2, dương: lo lắng mà hô hào các bạn (đề phòng) như vậy dù đêm khuya giặc có tới cũng chẳng sợ.

Hào này dạy: việc dù có khó khăn nhưng nếu mà biết kêu gọi hô hào mọi người cùng trợ giúp thì cũng không phải lo sợ nữa.

3
Cửu tam: Tráng vu quì (cừu), hữu hung, quân tử quải quải, Độc hành ngộ vũ, nhược nhu hữu uẩn, vô cữu.
Dịch: Hào 3, dương: Cường bạo ở gò má (hiện trên mặt), có điều xấu. Người quân tử cương quyết (bỏ tiểu nhân): trước kia đã lỡ đi riêng một đường gặp mưa ướt và lấm, bị bạn bè giận, bây giờ cải quá, sẽ không có lỗi.

Hào này dạy: do tính tình mạnh mẽ, hành động cương quyết không tính toán, tự nhận lấy trách nhiệm, sẽ gặp phải nguy hiểm nhưng không có lỗi gì vì có thể tự thực hiện, có điều hơi quá sức mà gặp nguy.

4
Cửu tứ: Đồn vô phu, kì hành tư thư, khiên dương hối vong, văn ngôn bất tín. Dịch: Hào 4, dương: Như bàn toạ mà không có da (có người cho là không hợp có lớp thịt sau da), đi chập chững (khó khăn); chỉ nên đi sau người ta như người lùa bầy cừu, thì hết ân hận; (nhưng e rằng) nghe (ta) nói mà chẳng tin đâu.

Hào này dạy: Hãy hô hào, kêu gọi nhưng không nên tự ý làm ngay mà phải chờ tới khi có người đồng tình ủng hộ rồi hãy hành động thì sẽ chắc chắn và dễ dàng hơn.

5
Cửu ngũ: Nghiễn lục, quải quải, trung hành, vô cữu.
Dịch: Hào 5, dương (Hào trên cùng) như rau sam (được nhiều âm khí), nếu hào 5 cương quyết, đào tận gốc nó, cứ theo đạo trung mà đi thì không lỗi.

Hào này dạy: kêu gọi nên dựa vào cái lợi của mọi người để họ biết mình hành động vì mọi người thì mới không lỗi.

6
Thượng lục: vô hào, chung hữu hung.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Đừng kêu gào, không ai giúp đâu, cuối cùng sẽ bị hoạ.

Hào này dạy: nếu không liên kết với mọi người mà tự mình hành động thì cuối cùng mình sẽ gặp nguy.

TL: Ứng Dụng Tìm Cát Tránh Hung

Đã gửi: 22:21, 28/05/11
gửi bởi Hà Uyên
Quải, dương vu vương đình, phu hiệu hữu lệ ; cáo tự ấp, bất lợi tức nhung ; lợi hữu du vãng.
Quẻ Quải tượng trưng cho sự quyết đoán: có thể công bố (công khai) tội ác ở trốn pháp đình, đồng thời kêu gọi chúng dân cảnh giới với sự nguy hiểm; lúc này nên ban bố chính lệnh, bất lợi về sự dấy binh xuất quân dùng vũ lực; như vậy sẽ lợi về có sự đi.
Thuyết minh:Án, nghĩa chữ “quải” là “quyết đoán”, “quả quyết”, ở đây chỉ “dương cứng” xử tội một cách quyết đoán đối với “âm mềm”, trong quẻ cấu trúc năm hào dương và hào Sáu là hào âm, chính hợp với tượng quẻ Quải. Khổng Dĩnh Đạt nói “Quải là xử tội. Quẻ này thì âm giảm dương tăng, dương tăng lên đến năm hào, năm hào dương cùng xử tội một hào âm, cho nên gọi là Quải”.
Lấy hai thể để xét, đầm hồ là nơi chỗ nước quy tụ, mà ở trên là chỗ rất cao nên có tượng vỡ lở. vương đình theo Khổng Dĩnh Đạt giảng là 'Nơi ở của trăm quan', ở đây ý chỉ khi xử tội, nên tuyên bố một cách quang minh chính đại nơi 'vương đình', lấy sự việc này để ví với tình trạng 'công chính vô tư' ở thời 'cứng xử tội mềm' - Khổng Dĩnh Đạt nói "Với việc người quân tử xử tội kẻ tiểu nhân, mà đề cao được việc quyết đoán nơi vương đình, để tỏ rõ sự công chính mà vô tư".
Phu hiệu theo Trình Di giảng "Phu là điều tin ở trong lòng, tức là thành ý; hiệu là ra lệnh cho nhiều người.Đạo người quân tử tuy lớn thịnh, mà không dám quên sự răn ngừa, cho nên dùng sự chí thành để ra lệnh cho mọi người, khiến họ biết còn có sự nguy . Tuy dùng sự quá thịnh ở bên này để xử tội sự quá xuy ở bên kia, nhưng nếu thấy việc dễ không phòng ngừa thì sẽ hối hận vì không có sự dự phòng; là nếu như còn có điều nguy tất phải có lòng răn sợ, như vậy sẽ không có sự lo lắng". Thánh nhân đặt ra lời răn là có thâm ý vậy.
Từ Tiến Trai bàn luận "Dương cương thật lớn ở chót, chẳng nên có âm mềm chưa hết, trừ ác phải trừ tận gốc, tuy thời thịnh trị cũng chẳng nên thấy kẻ tiểu nhân thế cô mà bảo chẳng làm gì, được mà chẳng trừ hết thì ác nghiệt vẫn còn, mà sau sinh loạn chẳng xoay chuyển được thì cái họa càng thêm dữ, cho nên thánh nhân răn rất sâu xa".
Tức nhung có nghĩa là dấy binh, ra quân; câu này nói sâu thêm "cứng xử tội mềm" là lấy "đức" để xử, chứ không dành thằng lợi bằng vũ lực, vì nó bất thiện.Vương Bật nói "Lấy dương cứng để xử một cách quyết đoán, tuyên bố tội ác trước công chúng, rồi lấy lòng chí thành để ban lệnh là khả dĩ vậy. Cáo tự ấp nghĩa là ban hành mệnh lệnh tới tận thôn ấp. Dùng cứng mà dấy binh xuất quân, tức là chuộng sức để thủ thắng, thì kẻ tiểu nhân sẽ đồng tật vậy" (đồng tật có nghĩa là kẻ tiểu nhân cũng sẽ phạm tội). Năm hào dương quyết một âm thì sức có thừa, nhưng chẳng nên dùng cương thái quá, thái quá như hào Thượng quẻ Mông thì biến làm giặc.
Vương Bật nói "Đức cứng dần tăng lên, nhu tà dần mất đi, cho nên 'lợi hữu du vãng', đạo do vậy thành", chỉ rõ ở thời 'quải' thì lợi ở sự cứng không lợi ở sự mềm.
Chu Hy nói "Quải là quẻ về tháng Ba, dương quyết âm ắt phải kể tội chính của nó, để hô hào quần chúng cùng hợp sức lại; nhưng cũng có sự nguy, chẳng nên yên mà phóng túng, nên trước trị riêng mình, mà chẳng nên chuyên dùng uy võ, thì có lợi ở sự đi".
Lập ý của quẻ Quải bao hàm triết lý đấu tranh mâu thuẫn giữa các sự vật đối lập trong giờ phút then chốt, hoặc còn hoặc mất không thể điều hòa, chính khí phải áp đảo thắng thế trừ sạch tà khí (cương quyết làm rõ vấn đề phế bỏ, chấm dứt chính sự lớn).
Thoán viết: Quải, quyết dã, cương quyết nhu dã; kiến nhi duyệt, quyết nhi hòa. "Dương vu vương đình", nhu thặng ngũ cưng dã; "phu hiệu hữu lệ", kỳ nguy nãi quan dã; "cáo tự ấp, bất lợi tức nhung", sở thượng nãi cùng dã; "lợi hữu du vãng", cương trưởng nãi trung dã.
Thoán truyện nói: Quải, có nghĩa là quyết đoán, cũng như quân tử dương cứng quả quyết xử tội tiểu nhân âm mềm; do vậy có thể dùng sự cứng khỏe khiến mọi người lòng vui mà chân thành thuận phục, thông qua khí thế quả quyết đưa đến sự hài hòa cho chúng dân; "Công bố tội ác ở chốn pháp đình", nói lên một hào mềm của quẻ này mặc sức cưỡi trên năm hào dương cứng; "lấy lòng thành tín kêu gọi chúng dân cảnh giới với sự nguy hiểm", nói lên ý mọi người phải luôn lo nguy thì mới có thể xử sự với đạo Quải quang minh chính đại; "ban bố chính lệnh tới tận thành ấp, bất lợi về sự dấy binh xuất quân", nói lên nếu lạm dụng vũ lực sẽ khiến cho việc xử sự đạo Quải phải khốn cùng; "lợi về có sự đi", nói lên dương cứng thịnh trưởng, cuối cùng tất sẽ chiến thắng âm mềm.
Chú thích: cương chỉ năm hào dương trong quẻ; nhu chỉ một hào âm Sáu Trên. Câu này lấy tượng sáu hào, nói rằng "quải" có nghĩa là quyết trừ, ý chỉ dương cứng quyết trừ âm mềm, có nghĩa quân tử quyết trừ tiểu nhân. kiện chỉ quẻ Càn dưới, duyệt chỉ quẻ Đoài trên, câu này chỉ về thời "quải", với chất cứng khỏe là có thể quyết trừ, khiến mọi người phải vui lòng thuận phục, khiến chúng dân vui cùng hòa nhịp điệu. Vương Bật nói "Mạnh mà vui, là quyết trừ mà lại hòa hiệp đó", Khổng Dĩnh Đạt nói "Càn mạnh mà duyệt vui, mạnh thì có thể quyết, duyệt thì có thể hòa". Nhu chỉ hào Trên, ngũ cương tức năm hào dương trong quẻ. Câu này giải thích lời quẻ "dương vu vương đình", có nghĩa sáu hào trong quẻ có tượng một hào âm 'cưỡi, lấn' năm hào dương, cũng như tiểu nhân làm điều ác, thì phải quyết xử tội chúng ở nơi 'vương đình'. Vương Bật nói: "Cương đức cùng tăng lên, một mềm đối nghịch, tất cả cùng đồng lòng diệt nó mà không một ai ngần ngại, cho nên phải 'dương vu vương đình".
Kì nguy nãi quang dã - câu này giải thích lời phu hiệu hữu lệ, nghĩa là lúc này nên làm cho mọi người phải có lòng biết lo sợ, cảnh giác phòng ngừa dài lâu, được vậy thì quân tử ở đạo Quải mới có thể chính đại quang minh. Trình Di nói: "Hết lòng thành tín để ra lệnh cho chúng dân, mà lại biết lo sợ, thì đạo quân tử mới khỏi lo mà chính đại quang minh". Đã gọi là Đạo thì quý ở biết suy xét mà chẳng quý ở cấp bách.
Sở thương nãi cùng dã câu này giải thích lời quẻ cáo tự ấp, bất lợi tức nhung, nghĩa là nếu tức nhung thì đó là lấy thượng vũ để xử đạo Quải, không phải lấy đức giành thắng, thì đạo tất cùng. Khổng Dĩnh Đạt nói: "Đạo lấy cứng để thắng không thể thường hành được, nếu chuyên dùng sự uy nghiêm và mạnh mẽ, thì sẽ dẫn đến 'tức nhung', như vậy là do chuộng vũ lực mà thủ thắng, tức quyết trừ mà không hòa hiệp, đạo nó tất cùng". Quyết trừ âm tà thì đạo dương cứng được thuần nhất, đây là một động thái muôn thủa. Và khi chỉ nhất quyết làm kiên, nhằm khống chế nhu tà cam tâm rút lui thì chẳng phải khó nhọc gì !
Cương trưởng nãi chung dã câu này giải thích lời quẻ lợi hữu du vãng, chỉ về đạo Quải thành ở chỗ 'đức cứng thịnh trưởng', ắt là lấy dương cứng thủ thắng, mà âm mềm thì cáo chung. Vương Bật nói: "Đức cứng dần tăng, nhu tà dần giảm, cho nên 'lợi hữu du vãng', đạo thế là thành"; Khổng Dĩnh Đạt nói: "Đạo thành, cứng tăng mà mềm giảm, đạo Quải thành vậy".
Tượng viết: Trạch thượng ư thiên, quải; quân tử dĩ thị lộc cập hạ, cư đức tắc kị.
Tượng truyện nói: Nước đầm hóa thành khí bay lên trời (quyết là sẽ mưa xuống), tượng trưng cho sự quyết đoán; người quân tử do vậy phải quả quyết đưa ân huệ xuống cho dân chúng, nếu tích đức huệ không được đưa xuống (cho dân) tất sẽ bị oán ghét.
Chú thích: 'Tập giải' dẫn lời Lộc Tích nói "Hơi nước bốc lên trời, quyết là sẽ rơi xuống thành mưa, cho nên nói quải". Thượng Bỉnh Hòa giảng: "Lộc nghĩa là ân huệ", là tích tụ, 'cư đức' và 'thị lộc' đối nhau trước sau. 'Thuyết văn' viết "kị nghĩa là căm ghét vậy". Quan sát hình tượng "đầm, hồ ở trên trời" của quẻ Quải, biết rằng không thể tích chứa thái quá mà không đưa xuống. Lai Tri Đức nói: "Nói rằng ơn huệ là ở nơi vua, nên gia ơn, không thể tích chứa ân huệ; tích chứa ân huệ như vậy thì bậc nhân quân sẽ bị oán ghét nhiều".
Vương Bật giảng: "Hồ ở trên trời, chắc tưới thấm xuống dưới, đó là nghĩa trên ban lộc xuống dưới vậy", khi chỉ biết nói xuông chuyện đạo nghĩa thì chúng dân chắc hẳn không ưa, sẽ dần mất lòng tin. Từ Tử Hùng chú thích cư đức tắc kị giảng giải là: "Không dám tự hào về công trạng của mình, xem đó là điều tối kị".
Quẻ lấy tên Quải là chỉ ý quyết đoán, Thoán truyện lấy tượng của sáu hào "cứng quyết trừ mềm" để giải thích, cũng chính là thể hiện ý hướng quân tử quả quyết xử tội tiểu nhân. Nhưng Đại tượng truyện lại căn cứ vào hình tượng "đầm, hồ ở trên trời" của thể trên thể dưới để mở rộng nghĩa "đưa ân huệ xuống" thì lại tương phản với "cứng quyết trừ mềm". Lai Tri Đức cho rằng: "Hai câu này Khổng Tử cho là nó sinh ra từ chữ 'trạch', không phải sinh ra từ chữ 'quải". Thượng Bỉnh Hòa chỉ rõ thêm: "Lời tượng cứ mỗi khi định nghĩa mà có chỗ tương phản (với lời Thoán), thì thực ra nghĩa của chúng cũng là thống nhất". Lời bàn này rất đúng.
Sơ Cửu, tráng vu tiền chỉ, vãng bất thắng vi cữu.
Hào Chín Đầu, mạnh ở ngón chân trước, mạo hiểm tiến lên phía trước tất không thủ thắng, ngược lại sẽ dẫn đến cữu hại.
Chú thích: chữ chỉ là 'ngón chân' và cũng là 'bàn chân', thời cổ dùng thông nhau; về chữ tráng thì Bạch Thư Chu Dịch chép là sàng (giường), Đặng Cầu Bá và Trương Lập Văn đều thống nhất cho rằng chữ này là giả tá của "thương" (bị thương), và giảng: "Trong lúc xung phong chiến đấu ngón chân đã bị thương, nếu cứ tiếp tục tiên lên, sợ rằng không thể thắng mà còn có thể đại bại".
Đi mà chẳng nên thường là quyết làm quá, cho nên nói: muốn đi mà lại không đi được thì lầm lỗi. Ở thời quyết mà đi, đi là quyết vậy, lấy thắng phụ mà nói thì Cửu ở Sơ mà mạnh ở tiến là bạo động đó vậy, cho nên có lời răn bất thắng. Âm ở tận ngôi cao mà Sơ muốn quyết nó, khác gì kẻ áo vải mà luận với người quyền thần, khi đi mà không có khả năng hoàn thành công việc, chẳng lượng sức mình mà đi thì không được là phải lắm. Đã quyết tiến một cách mạnh mẽ mà không chiến thắng được thì sự quyết đó là tội lỗi.
Hào Đầu dương cứng ở ngôi dưới, cũng như 'mạnh ở ngón chân trước', là tượng quả quyết thì có thừa mà cẩn thận lại không đủ, gấp tiến lên trước mà lại không có ứng ở trên, cho nên rất khó thủ thắng mà cuối cùng lại gặp họa hoạn. Vương Bật nói: "Ở ngôi đầu sự mạnh, là khởi thủy của sự quả quyết, nên cẩn thận trong đối sách để tiến hành việc mình; mạnh ở ngón chân trước, tiến lên mà không thắng, gặp cữu hại vậy". Khổng Dĩnh Đạt nói: "Ở ngôi dưới thể mạnh, chỉ muốn quả quyết; khỏe mạnh đi lên trước bằng ngón chân, như vậy mà đi, tất không thể thắng, không phải là chủ ý của sự quyết đoán, cho nên là cữu".
Tượng viết: Bất thắng nhi vãng, cữu dã.
Tượng truyện nói: Không thể thủ thắng mà vội tiến lên, là mời gọi sự cữu hại đến.
Thuyết minh: thực thi công việc ắt phải đo lường mức độ sự việc có làm được hay không sau mới quyết, lý không thắng được mà cứ cố thực hiện, cứ đi thì hẳn có lỗi. Ví như Lưu Phần muốn bỏ hoạn quan, mà sau lại bị 'khốn'về hoạn quan, đều có lỗi ở chỗ không thắng được quyết mà cứ quyết vậy. Lời hào có ý răn về sự 'thận trọng lúc khởi đầu' (thận thủy), Âu Dương Tu nói: "Đạo dùng cứng của thánh nhân, thường răn sâu ở bước đầu tiên". Do vậy, đạo dùng âm mềm khởi số từ 4.
Cửu Nhị, thích hào, mộ dạ hữu nhung, vật tuất.
Hào Chín Hai, lúc nào cũng hô hào cảnh giác, dù nửa đêm có xảy ra chiến sự cũng có thể đối phó, không phải lo lắng.
Chú thích: hào là hô hào, lời kêu gọi sự cảnh giác đề phòng; Câu này nói hào Chín Hai lấy đức cứng giữa ở thời 'quải' cương đoán lại thận trọng, hào Hai được trung ở ngôi nhu thì chẳng làm quá cương đó là biết giới bị, lại trong thời quyết trừ quyết bỏ tiểu nhân thì càng không thể quên giới bị . Chu Hy nói: "Hào Hai ở thời quyết, cứng mà ở ngôi mềm, lại được đường giữa, cho nên nó biết lo sợ kêu gọi cảnh giác để tự răn giới, phòng ngừa, mặc dù mộ dạ hữu nhung cũng không lo". Hồ Vân Phong nói: "Thích hào, dịch hào, phu hào đều là nghĩa hô hào. Hợp các hào cương mà nói, thì cương thực là phu hào (tin nên đồng lòng hô hào) chỉ về mị dịch hào, sợ mà kêu là một nhu".
Tượng viết: "hữu nhung vật tuất", đắc trung đạo dã.
Tượng truyện nói: "Có xảy ra chiến sự cũng không phải lo lắng", nói lên hào Chín Hai có được đạo giữa và thận trọng trong hành động.
Thuyết minh: đêm tối có giặc là việc rất đáng lo sợ, lại nói chớ lo là biết khéo xử mà phòng bị sẵn. Biết thời thức thế là phép lớn để học Dịch, quyết bỏ tiểu nhân mà được 'trung', vậy thì chẳng phải là 'chính' hay sao?
Sự chấm câu của hào Hai này có các thuyết pháp khác nhau như "Chiết trung" cho rằng thích hào mộ dạ là một câu, hữu nhung vật tuất là một câu. Nói mộ dạ là thời điểm mà người ta dễ khinh xuất, nên cần phải thích hào là để có sự cảnh giới dè chừng; hữu tuất là điều người ta sợ nhưng lại không vì thế mà lo lắng, nói như vậy là để phải rất cẩn trọng. Nghĩa này cũng thông, có thể coi là một thuyết.
Cửu Tam, tráng vu cưu, hữu hung; quân tử quải quải độc hành, ngộ vũ nhược nhu, hữu uấn, vô cữu.
Hào Chín Ba, cường thịnh ở gò má, sự giận thể hiện ở sắc mặt, như vậy tất có hung hiểm; quân tử nên cương nghị quả đoán, riêng mình đi trước (bắt quen với tiểu nhân đợi thời trừ bỏ nó), mặc dù gặp phải cơn mưa âm dương hòa hợp, người bị ướt hết, thậm chí còn bị hiềm nghi, bị người giận, nhưng cuối cùng vẫn có thể xử tội được tiểu nhân mà không gặp cữu hại.
Chú thích: cưu là xương gò má, Tống Tộ Dân giảng: "tráng vu cưu là gương mặt cường tráng khỏe mạnh", ví như tướng mặt có quyền cốt vững, ý câu này nói lên hào Chín Ba ở ngôi cực thể Càn cương kiện, lấy chất cứng ở ngôi cứng, ứng với hào Sáu Trên, quả quyết quá độ muốn cấp tốc trừ nó, sự giận thể hiện ở sắc mặt làm ảnh hưởng tới đạo đẹp thiện, Chu Hy nói: "Hào Ba dương ở thời 'quyết', là chất cứng mà quá ngôi giữa, ấy là muốn trừ tiểu nhân, mà sự cứng mạnh thể hiện trên mặt, như vậy là có đạo hung".
Quải quải như nói quyết mà lại quyết, theo nghĩa cương nghị, quả đoán; độc hành chỉ hào Ba riêng đi lên ứng với hào Trên; ngộ vũ trong Dịch nói mưa là nói âm dương hòa hợp, ví với sự gặp nhau giữa hào Ba với hào Sáu. Câu này, từ mặt chính diện nói lên ý 'độc hành', qua lại với tiểu nhân đợi thời. Đương thời chúng dương "quyết" một âm tà, mà riêng mình lại lấy tư ứng tư tình, thời quân tử quyết trừ tiểu nhân, mà một mình tư hòa thì rất dễ có sự hiểu lầm bị người giận. Chu Hy nói: "Nhưng ở trong các hào dương, nó riêng ứng nhau với hào Sáu Trên, nếu biết quả quyết về sự quyết của mình, mà không vướng vào tình yêu riêng, thì tuy hợp với hào Sáu Trên, cũng như độc hành ngộ vũ, đến nỗi dường như bị quân tử giận ghét, nhưng sau chót ắt quyết trừ được tiểu nhân, cho nên vô cữu".
Tam dẫu ứng với Thượng, mà thực thì lấy cương ở cương, nên có tượng cương quyết, ví như Vương Doãn với Đổng Trác. Lý Sĩ Trân nói: "Giỏi trừ kẻ tiểu nhân, thế mà xưa nay vẫn đi lại với kẻ tiểu nhân, kết giao mà lòng vui, việc đó đã thể hiện giữa hai bên khiến cho (các hào) cùng loài không vui; nếu trong lòng không nghĩ đến chúng (tiểu nhân), thì cuối cùng sẽ không gây hại cho công việc nữa".
Tượng viết: "Quân tử quải quải", chung vô cữu dã.
Tượng truyện nói: "Người quân tử cương nghị quả đoán", là nói cương quyết đến tận cùng thì có thể xử tội kẻ tiểu nhân mà không có cữu hại gì.
Thuyết minh: vướng mắc ở tình riêng là một việc thật khó đưa ra quyết định. Hào Chín Ba tuy ứng với hào Sáu Trên, nhưng với chất cứng ở ngôi cứng là tượng có thể quyết trừ, lấy giải pháp hòa nhu để bỏ nó, lấy hòa với mềm để trừ khử nó thì 'vô cữu'. Chu Tử Ngữ Loại nói: "Người quân tử mà trừ khử kẻ tiểu nhân, không cần thể hiện sự giận trên mặt; còn về việc gặp ngộ vũ mà bị ướt, tuy các hào dương đều giận, mất đi sự ổn định nội bộ, nhưng chí là ở nơi quyết trừ hào âm, tất đến lúc cuối cùng sẽ trừ khử được, cho nên cũng có thể được 'vô cữu".
Kim Cảnh Phương và Lã Thiệu Phương giảng: "Đại ý hào này muốn nói người quân tử quyết trừ khử bọn tiểu nhân, quan trọng là xem tâm anh ta đã cương quyết hay chưa; tâm nếu đã quyết, tuy tạm thời phải cùng bọn tiểu nhân hòa hợp, bị các đồng chí hiểu lầm, trách móc, nhưng vẫn không lấy làm quan trọng; miễn sao cuối cùng kết quả là tiêu diệt được bọn tiểu nhân, cho nên không có lỗi".
Cửu Tứ, đôn vô phu, kì hành tư thư; khiên dương hối vong, văn ngôn bất tín.
Hào Chín Bốn, mông mất da, đi lại chập chững khó tiến; nếu dắt dê thật chắc (khỏe mạnh giống như dương cứng) thì sự hối hận sẽ mất, e rằng lời này không chắc nó đã nghe theo.
Chú thích: tư thư xưa gọi là từ điệp biến thanh, miêu tả trạng thái đi lại khó khăn, Vương Túc nói: "tư thư là đi lại có trở ngại". Kim Cảnh Phương nói: "Đôn vô phu tức là mông không có thịt, mông mà không có thịt, tức là không thể ngồi, không thể ngồi tức là phải chạy". Bạch Thư Chu Dịch chép là Thần vô phu, như vậy theo Trịnh Huyền chú Khảo công ký thì chữ thần bị chép lầm thành chữ đôn (thư thần tác đôn), nghĩa là thịt tế Thần Tổ không nên có da. Câu này có nghĩa hào Chín Bốn lấy chất dương ở ngôi âm, không đủ cương quyết; muốn dừng cũng không thể dừng vì ba hào dương ở dưới đều tiến, 'cưỡi' lên ba hào cương kiện làm cho tư thế không được yên, muốn đi thì ở ngôi nhu là mất cương tráng, ví như mông bị thương mà chẳng được yên, như vậy mà tiến tất nhiều gian nan.
Dương là loài vật khỏe mạnh, cứng, dẻo dai, ví với hào Chín Năm, câu này nói lên hào Bốn tuy không đủ cương quyết, nhưng nếu đội kề hào Năm ngôi tôn, ví như dắt khéo chú 'dê' khỏe mạnh, thì có thể bổ khuyết chỗ không đủ mà 'hối vong'; nhưng hào Bốn lại lấy chất cứng mà mất chính, sợ rằng sẽ đến 'nghe lời mà không tin', ý thì riêng mà đi một mình, tất sẽ hung lỗi. Dê là vật hay đi theo bày đàn, nếu tự cường mà đi theo bày đàn, thì có thể mất được sự ăn năn, nhưng ở nhu ắt chẳng thể được.
Phàm có lỗi mà biết cải, nghe điều thiện mà biết dùng, ép mình theo nghĩa duy người cương minh mới làm được; ở quẻ khác Cửu ở Tứ thì lỗi chưa đến quá như vậy, ở Quải thì hại lắm.
Vương Bật nói: "Dê là vật ngang ngạnh khó chuyển, là hào Năm. Hào Năm là hào làm chủ quẻ Quải, kẻ dưới không thể lấn, nếu dắt hào Năm, thì có thể được 'hối vong' mà thôi; quá cứng không thể tiếp thu lời nói, tự làm theo ý của mình 'văn ngôn bất tín', cứ như vậy mà tiến hành, thì hung là điều có thể biết vậy".
Chu Hy nói: "Dương ở ngôi Âm, không trung chính, ở thì chẳng yên, đi thì chẳng tiến, nếu cứ cạnh tranh mà tiến ắt chẳng được; chi bằng theo chúng (bày đàn), mà đi sau thì đi được và có thể mất ăn năn, và nghe nói mà tin, có thể chuyển hung làm cát vậy".
Tượng viết: "Kì hành tư thư", vị bất đáng dã; "văn ngôn bất tín", thông bất minh dã
Tượng truyện nói: "Đi lại chập chững khó tiến", nói lên ngôi vị của hào Chín Bốn không thỏa đáng; "nghe lời này mà không thể tin theo", nói lên hào Chín Bốn mặc dầu nghe thấy mà không thể xét rõ sự lý.
Thuyết minh: thông theo Khổng Dĩnh Đạt chú: "Thông là nghe"; minh như nói "xét rõ sự lý", Thượng Bỉnh Hòa giảng: "Không rõ, (có nghĩa như) như không xét". Hào Chín Bốn với thể cương quyết không đủ, ý muốn miễn cưỡng mà tiến, đó là điều mà người ta nói là 'lực bất tòng tâm', nên sự đi của nó tất khó tiến. Chiết Trung viết: "Vị bất đáng là ý nói mượn ngôi của hào, để nói rõ rằng hào Bốn chưa đảm đương nổi nhiệm vụ, mà muốn 'chập chững' tiến lên, như vậy là không phù hợp". Lấy chất dương cư ngôi âm thì chí hay bị dao động, ở hào này ý nói mất chícương quyết. Nghe chẳng rõ là nói Khảm (hào Bốn dương biến âm thành quẻ Nhu), bế tắc bên trong cho nên không được sáng suốt.
Cửu Ngũ, nghiễn lục quải quải, trung hàng vô cữu.
Hào Chín Năm, quả quyết trừ kẻ tiểu nhân, như đào tận gốc rau sam mềm ròn, ở đạo giữa đi đường chính thì tất không cữu hại.
Chú thích: nghiễn là tên một loại cỏ, Khổng Dĩnh Đạt chú: "Đó là loại cây, rễ gỗ, thân nhỏ, dưới cứng trên mềm", Trình Di nói: "Nay gọi là 'mã sỉ nghiễn', là nó vậy, phơi nó khó khô, nhiễm âm khí nhiều mà dòn dễ gãy, ở đây ví với vật có tính âm tà, chỉ hào Sáu Trên". Câu này nói hào Chín Năm ở thời 'quải', dương cứng trung chính, ở ngôi tôn quý, thân kề hào Sáu Trên âm, có thể dễ dàng quyết trừ nó như đào tận gốc 'rau sam'; nhưng hào Năm ở ngôi 'vua' tôn quý, lại phải thân tự xử tội kẻ tiểu nhân ở sát gần, đủ thấy đức của nó chưa đủ sáng lớn, vì vậy lời hào nói thận trọng đi đường giữa.
Vương Bật nói: "Rau sam, loại cỏ mềm giòn, quyết trừ rất dễ, cho nên nói 'quải quải'. Nghĩa của quải là lấy cứng quyết trừ mềm, lấy quân tử trừ tiểu nhân. mà hào Năm ở ngôi tôn quý, rất sát gần kẻ tiểu nhân, bản thân nó tự quyết trừ; Ở ngôi rất cao, mà kẻ đối địch lại ở ngôi rất thấp, tuy có thể thắng mà chưa thắng nhiều; ở ngôi giữa mà đi, đủ để tránh lỗi mà thôi, chưa đủ sáng vậy".
Diêu Phí Trung dẫn Xuân Thu truyện nói: "Là người trong nước, thấy điều ác phải như người nông phu làm cỏ vậy, phải diệt tận gốc, không để nó sống, không cho nó phát triển tràn lan". Hào Năm bị hào âm che lấp, cho nên 'giữa chưa sáng'. Cứng lớn lên tận phía trên, quyết trừ âm khiến nó đến bước tận cùng, như vậy có thể nói là "nguy của nó sáng lên".
Hồ Vân Phong nói: "Quyết âm ấy là dương. Sơ là dương nhưng ở dưới chẳng quyết được. Tam và Ngũ ở ngôi dương đáng nên quyết, mà Tam có tình tương ứng, Ngũ có tình tương tị, cho nên đều nói 'quải quải'. Tam lấy cả hai tượng, Ngũ lấy tượng hiện lục, đều là tượng cảm âm, lại cảm khí âm nhiều, nên khuyên lấy 'quải quải' mà răn lấy trung hàng, Ngũ ở ngôi quyết được, có thế dễ hơn Tam, Tam chỉ có 'quải quải' thì được không lỗi. Quải là quẻ tháng Ba là thời rau sam mới mọc, Cấu là quẻ tháng Năm là thời trái bầu mới sinh, cho nên lấy làm tượng".
Tượng viết: "Trung hàng vô cữu", trung vị quang dã.
Tượng truyện nói: "Ở ngôi giữa, đi đường chính tất không cữu hại.
Thuyết minh: được đạo rất trung chính thì người ta thường có lòng ngay ý thực, đó là ý nói lòng người được đầy thực sáng lớn, Ngũ xét về nghĩa thì chưa muốn quyết nó, là vì người ta trong lòng còn có một điều muốn, ắt là lìa đạo vậy. Tam ứng với Thượng ở thể 'kiện', thì đến trót quyết được mà không lỗi. Ngũ liền với Thượng ở thể 'duyệt', mà Trình Di nói: "Người có lòng muốn thì lìa đạo, việc tuy có chính mà ý còn hệ lụy, cho nên ở trung đạo mà chưa được sáng lớn vậy".
Trương Tái nói: "Dương gần với âm, không thể không liên lụy, cho nên phải đi đường chính, sau đó mới khỏi lỗi".
Thượng Lục, vô hào, chung hữu hung.
Hào Sáu Trên, không thể kêu gọi, cuối cùng khó tránh sự hung hiểm.
Chú thích: hào - kêu gọi, kêu gào, gào khóc. Hào Sáu Trên lấy chất âm ở ngôi cùng cực quẻ Quải, là tượng kẻ tiểu nhân lấn cưỡi lên cao làm điều ác; độc một âm ở chỗ cùng cực, đó là "thời cơ" để chúng quân tử quyết bỏ sự nguy cực của tiểu nhân.
Chu Hy nói: "Là tiểu nhân ở thời cùng cực, bè đảng đã hết, không chỗ kêu gọi, ắt có hung. Người chiêm mà có đức quân tử thì Dịch được, nếu không thì trái lại".
Vương Bật nói: "Ở ngôi cùng cực quẻ Quải, kẻ tiểu nhân ở trên, đạo người quân tử lớn lên, mọi người cùng trừ bỏ, cho nên không cần gào khóc, tình thế tất nhiên bị kéo dài".
Ở quẻ Bác thấy "bác" một dương thì dễ; ở quẻ Quải thấy 'quyết' một âm thì khó. Đó là vì sự minh bạch sáng suốt khó tiến dễ lui của người quân tử, còn kẻ tiểu nhân thì quyến luyến cấu kết mà chẳng dễ thông.
Tượng viết: "Vô hào chi chung", chung bất khả trường dã.
Tượng truyện nói: "Không thể kêu gọi, khó tránh sự hung hiểm", nói lên với tình thế của hào Sáu Trên cuối cùng không thể lâu dài.
Thuyết minh: sự hung của hào Sáu Trên, cũng giống như kẻ tiểu nhân lấn cưỡi bên trên người quân tử, đắc thế nhất thời, nhưng cuối cùng bị xử tội, buồn bã gào khóc không gọi được ai.
Dương cương, đạo người quân tử đã lớn thì càng thịnh, đạo tiểu nhân đã cùng cực tự nhiên phải tiêu vong, dẫu có kêu gọi cũng chẳng làm được gì.
LỜI BÌNH
Hồng lâu mộng thuật lời Lâm Đại Ngọc: "Phàm là việc trong gia đình, nếu không phải là gió Đông thổi bạt gió Tây, thì là gió Tây thổi bạt gió Đông". Tuy là ngạn ngữ đời thường nhưng lại bao hàm triết lý ở vào thời điểm quyết định, mọi mâu thuẫn đấu tranh giữa các mặt đối lập của sự vật, hoặc còn hoặc mất, chứ không thể điều hòa được. Quẻ Quải với nghĩa của nó là "quả quyết", chính là từ góc độ âm dương mâu thuẫn quyết liệt, nhấn mạnh ý dương cứng tất phải với một khí phách đầy tính "quyết đoán" để xử tội âm mềm. Nói cách khác, người quân tử phải thanh trừ kẻ tiểu nhân, chính khí phải áp đảo tà khí.
Ý nghĩa cơ bản của lời quẻ dụ chỉ ba mặt chính yếu: Một là công, chính, vô tư nên công khai phán quyết tội ác của tiểu nhân ở trốn pháp đình; Hai là nhắc nhở mọi người hãy cảnh giác, tức lấy lòng thành tín kêu gọi chúng dân phòng ngừa những nguy hại do tiểu nhân gây ra; Ba là lấy đức giành thắng, nói lên lúc này lạm dụng vũ lực là không có lợi, mà phải thông qua sự ban bố chính lệnh để đề cao mỹ đức, khiến mọi người tin phục. Thực hiện tốt được ba điều này, thì việc xử lý cuộc "quải" tất sẽ "lợi về có sự đi".
Phân tích tượng của sáu hào, thấy một hào âm ở cao trên năm hào dương, thật như kẻ tiểu nhân đắc thế, lấn cưỡi người quân tử, như vậy tất chúng sẽ bị quyết trừ. Hiển nhiên, sự đối sánh lực lượng của các hào âm, hào dương trong quẻ là hết sức chênh lệch, với sự cứng khỏe, thịnh trưởng của năm hào dương mà chế áp sự cô lập, khốn cùng của một hào âm, đủ thấy dương sẽ thắng, âm sẽ bại; kết cục tất nhiên sẽ là chính thì tồn tại, mà tà sẽ tiêu vong. Thoán truyện nêu rằng: cương trưởng nãi chung đã giải nghĩa rõ cái lý này.
Song, dương cứng tuy chiếm ưu thế, nhưng ta không thể có thái độ coi thường; cho nên lời hào luôn đưa ra ý răn ở thời "quải" có khó khăn: với hào Đầu thì răn rằng tiến lên mà bất thắng tất có lỗi; với hào Hai thì răn phải luôn luôn thích hào; với hào Ba thì răn là cứng khỏe quá mức thì có hung; với hào Bốn thì răn là cương quyết không đủ thì tư thư khó tiến; với hào Năm thì răn là ở ngôi giữa, thận trọng trong hành động mới có thể vô cữu;
Có thể thấy, mặc dầu với sự cường thịnh của năm dương, thì ta vẫn phải triệt để thanh trừ một âm, mà đó cũng không phải là việc nhẹ nhàng dễ dàng gì; ấy vậy mà nếu để tới khi âm thịnh lên, lúc đó mới xử tội chúng, thì sự gian nan dù không cần tưởng tượng ta cũng biết được. Vấn đề này, trọng tâm của người làm Dịch thể hiện ở chỗ người quân tử phải cảnh giác, đề phòng kẻ tiểu nhân một cách hết sức sâu sát. Chiết trung dẫn lời Từ Cơ nói: "Năm hào Cứng lấy sự thịnh tiến để quyết trừ một hào Mềm suy thoái, vì với thể của nó, sự việc dường như rất dễ tiến hành, nhưng thánh nhân không dám do sự dễ dàng này mà lơ là. Cho nên với sự đinh ninh sâu sát của một quẻ Quải này mà đề phòng chu đáo, mà cảnh giác, thì không thể không làm điều gì mà không thành công được".
Thực vậy, Bác một dương thì dễ, quyết một âm thì khó !

TL: Ứng Dụng Tìm Cát Tránh Hung

Đã gửi: 23:30, 28/05/11
gửi bởi dichnhan07
Vào giờ Quải động hào 6 tôi đã từng kêu gọi 1 việc khá là khó tưởng như phải bỏ và mãi đến gần cuối thì cũng có người ủng hộ và sự việc đã được thực hiện như dự tính.