Trang 1 trên 2
Phép bói theo sáu hào
Đã gửi: 18:03, 01/09/09
gửi bởi am_duongM
Chào các bạn, tôi mở topic này để chia sẻ những kiến thức mà tôi có được về phép bốc dịch, mà chủ yếu là bói theo sáu hào.
Để đảm bảo tính liền mạch của topic, tôi có ý kiến là các bạn không post bài viết ở đây. Nếu có ý kiến trao đổi, thắc mắc xin trao đổi ở 1 topic riêng khác.
Chân thành cảm ơn.
TL: Phép bói theo sáu hào
Đã gửi: 23:47, 01/09/09
gửi bởi am_duongM
Sự sắp xếp của 64 quẻ dịch
1. Tám quẻ đơn
Bát quái gốm 8 quẻ, mỗi quẻ gồm ba vạch. Tính từ dưới lên, vạch gọi là hào sơ, vạch 2 là hào nhị, vạch 3 là hào tam.
Thứ tự của 8 quẻ đơn như sau:
1.Càn (hay Kiền) gồm 3 vạch liền
-----
-----
-----
2. Đoài
-- --
------
------
3. Ly
------
-- --
------
4. Chấn
--- ---
--- ---
--------
5. Tốn
--------
--------
--- ---
6. Khảm
--- ---
---------
--- ----
7. Cấn
---------
--- ----
--- ----
8. Khôn
--- ---
--- ---
--- ---
Để nhớ các quẻ người ta có bài sau:
Càn 3 liền,
khôn 6 đoạn,
chấn cốc ngửa,
cấn úp xuôi,
ly giữa khuyết,
khảm giữa đầy,
đoài khuyết trên,
tốn khuyết dưới.
8 quẻ đơn với tượng các loại vật tôi gửi ở file đính kèm, bạn nào quan tâm có thể tải.
2. 64 quẻ kép
8 quẻ đơn sau khi chồng lên nhau sẽ được 64 quẻ kép. 64 quẻ này được sắp xếp theo thứ tự khác nhau, theo 1 quy luật nhất định, và tên gọi của chúng khác nhiều so với tên của quẻ đơn.
Ví dụ: quẻ Càn trên- gọi là quẻ thượng, Cấn dưới- gọi là quẻ hạ---ta có quẻ Sơn thiên đại súc.
Quẻ Ly trên, Tốn dưới ---ta có quẻ hỏa phong đỉnh….
Việc bói sẽ sử dụng chủ yếu 64 quẻ kép này.
3. Phương pháp lập quẻ
Để lập được 1 quẻ dịch, chúng ta có rất nhiều phương pháp. Có người dùng thời gian để lập,
có người dùng phương pháp gieo 3 đồng tiền xu, có người dùng yếu tố ngoại cảnh như bốc sỏi, đếm gân lá cây…
Ở đây tôi giới thiệu 2 phương pháp phổ biến nhất; đó là dùng thời gian, và dùng 3 đồng tiền xu.
a. Phương pháp lấy quẻ theo thời gian
Để lấy quẻ theo thời gian, chúng ta cần biết năm, tháng, ngày, giờ mà ta xem quẻ gọi là tứ trụ. Và các yếu tố này phải đổi qua âm lịch, đồng thời phải biết can, chi của tứ trụ để định hưng vượng của quẻ và của hào.
Ví dụ: xem quẻ vào 18h30, ngày 1 tháng 9 dương lịch năm 2009.
Đổi qua âm lịch sẽ được: giờ dậu, ngày 13 tháng 7 năm 2009,
Tứ trụ sẽ là: Quý Dậu, Kỷ dậu, Nhâm thân, Kỷ sửu.
Quẻ thượng: để lập quẻ thượng ta làm như sau:
(Lấy số của năm+số tháng+số ngày) chia cho 8, số dư là số của quẻ thượng
Với ví dụ trên: 13+7+2=22 chia 8=2 dư 6. Vậy quẻ thượng là quẻ Khảm.
Quẻ hạ:
(Lấy số của năm+tháng+ngày+giờ) chia 8, số dư là quẻ hạ
Ở ví dụ trên: 13+7+2+10=32 chia 8 dư 0. Ta lấy ngay số 8 là số quẻ hạ, ta được quẻ Khôn.
Hào động:
Với quẻ lập theo thời gian luôn có 1 hào động.
Hào động được xác định như sau:
Lấy tổng của năm, tháng, ngày, giờ chia cho 6, số dư là số hào động
Ở ví dụ trên: 32 chia 6=5 dư 2.
Vậy ta có quẻ: Thủy địa tỷ, động hào 2
--- ---
---------
--- ----
--- ----
--- ---- x
--- ----
Ghi hào động theo quy tắc: hào dương động ghi dấu o bên cạnh
hào âm động ghi chữ x bên cạnh
Việc quy định số của năm, tháng, ngày, giờ như sau:
Số của năm: Năm Tý - số 1, Sửu - số 2...Hợi-số 12
Số của tháng: Tháng âm lịch là tháng nào thì lấy ngay số đó. Như tháng 1 là số 1, tháng 2 là số 2...tháng 12 mang số 12.
Số của ngày: ngày 1 mang số 1, ngày 2 mang số 2...tới ngày 30 mang số 30.
Số của giờ: giờ Tý mang số 1, sửu số 2... hợi số 12,
---
Tác giả Thiệu Vỹ Hoa có giới thiệu phương pháp lập quẻ cho cả cuộc đời dựa vào thời điểm sinh, phương pháp này do ông Hoa đề xuất và dùng thử thấy đúng nhưng ko lý giải được, nên tôi đưa xuống phía dưới này để các bạn tham khảo:
Trong phương pháp này, không sử dụng chi của năm sinh mà sử dụng can của năm sinh để làm số của năm.
Số của can như sau:
Giáp--1
Ất---2
Bính--3
...
Quý---10
Các yếu tố còn lại lập như bình thường.
Ví dụ: có em bé sinh lúc 18h30 ngày 1 tháng 9 năm 2009.
Quẻ thượng: 13+7+6=26 chia 8 dư 2, quẻ thượng là quẻ đoài.
TL: Phép bói theo sáu hào
Đã gửi: 20:25, 03/09/09
gửi bởi am_duongM
Phương pháp gieo quẻ dùng 3 đồng tiền xu:
Phương pháp này dùng 3 đồng tiền cổ, gieo làm 6 lần. Sau đó qua sinh, khắc, suy, vượng của dụng thần để đoán cát hung.
Khi gieo quẻ đặt 3 đồng tiền vào tay, sau đó úp hai bàn tay lại và để yên khoảng 1ph, trong lúc đó tâm trí chỉ nghĩ tới việc mình quan tâm.
Quy định: mặt có chữ là ngửa gọi là âm, mặt có hình là sấp gọi là dương
Khi gieo nếu chỉ có 1 mặt ngửa thì gọi là âm.
Nếu chỉ có 1 mặt sấp thì gọi là dương.
Nếu có 3 mặt sấp thì gọi là lão dương và đánh dấu o bên cạnh
Nếu có 3 mặt ngửa gọi là lão âm và đánh dấu x bên cạnh
Ghi các lần gieo từ dưới lên trên.
Sau khi đã gieo đủ 6 hào thì thứ tự các lần gieo như sau:
Lần 6--hào thượng
Lần 5--hào 5
Lần 4--hào 4
Lần 3--hào 3
Lần 2--hào 2
Lần đầu--hào 1
Các hào của lần gieo 1,2,3 tạo thành quẻ hạ, lần 4,5,6 tạo thành quẻ thượng.
TL: Phép bói theo sáu hào
Đã gửi: 18:21, 27/09/09
gửi bởi mebeminhduong
Hôm nay mới đọc kỹ bài viết này của am - duongM, giúp mình hiểu thêm về cách dùng 3 hào để gieo quẻ, và cách sử dụng thời gian để tính quẻ. Cái này mình trước đây không hiểu thế nào.
Vì, mình bị ảnh hưởng của ông thầy giáo mình, chuyên xem cho mọi người, nhưng thầy giáo mình chỉ dùng 1 hào thôi. Âm dương, sấp, ngửa tự quy định. Gieo 6 lần được sáu hào, viết tuần tự. Thầy giáo mình chẳng hỏi là mình hỏi gì, nhưng vẫn luận và vẫn đúng. Sau đó thì gieo thêm lần nữa, thầy tính là quẻ biến.
Nên khi mình thấy mọi người gieo 3 hào thì chẳng hiểu gì.
Cảm ơn bài viết hữu ích.
TL: Phép bói theo sáu hào
Đã gửi: 22:47, 27/09/09
gửi bởi am_duongM
Thực ra thì có vô số cách lấy quẻ, tùy vào kinh nghiệm của từng người, cách như tôi nói ở trên là cách chính tắc được viết ở hầu hết các sách vở, tài liệu về bốc dịch.
TL: Phép bói theo sáu hào
Đã gửi: 15:31, 28/09/09
gửi bởi apollo
Xin hỏi bác chủ topic một câu hỏi đơn sơ. Tại sao lại chỉ ghép đôi quẻ đơn để bói theo 6 hào mà không phải dùng luôn quẻ đơn 3 hào, hay ghép 3 đơng quái thành 9 hào, 4 đơn quái thành 12 hào... để bói???
TL: Phép bói theo sáu hào
Đã gửi: 15:41, 28/09/09
gửi bởi TrungThienDia
apollo đã viết:Xin hỏi bác chủ topic một câu hỏi đơn sơ. Tại sao lại chỉ ghép đôi quẻ đơn để bói theo 6 hào mà không phải dùng luôn quẻ đơn 3 hào, hay ghép 3 đơng quái thành 9 hào, 4 đơn quái thành 12 hào để bói???
Hỏi rất hay!
Đọc kỹ thì thấy kiến thức lý số nền tảng của bác apollo rất vững
Em cũng tò mò không biết kiến giải của bác chủ Topic như thế nào?
TL: Phép bói theo sáu hào
Đã gửi: 16:25, 28/09/09
gửi bởi mebeminhduong
apollo đã viết:Xin hỏi bác chủ topic một câu hỏi đơn sơ. Tại sao lại chỉ ghép đôi quẻ đơn để bói theo 6 hào mà không phải dùng luôn quẻ đơn 3 hào, hay ghép 3 đơng quái thành 9 hào, 4 đơn quái thành 12 hào... để bói???
Mebeminhduong xin "múa rìu qua mắt thợ", trả lời xem sao. Mebeminhduong được biết: theo sự luận giải của thầy giáo mình thì quẻ trên sẽ lấy làm ngoại (khách quan), quẻ dưới sẽ lấy làm nội (chủ quan). Thầy giáo luận theo tượng của quẻ, chẳng hạn một việc gì đó, thì có thể thầy sẽ nói rằng bản thân mình còn yếu nên chưa đáp ứng được với bên ngoài đang mạnh ..., hoặc bên ngoài có sự ngáng trở, nên bản thân không tiến lên được, suy ra rằng, phải phá vỡ được sự ngáng trở đó , theo quẻ biến sẽ cho thấy kết quả ra sao.... Nói chung, thêm một phần để đưa vào luận giải cho chính xác.
TL: Phép bói theo sáu hào
Đã gửi: 16:29, 28/09/09
gửi bởi am_duongM
Tôi, kiến thức còn nông cạn nên ko dám có ý kiến với câu hỏi của Appolo, chỉ dám mạn phép bác Nguyễn Phúc Giác Hải chủ nhiệm bộ môn Khoa học dự báo trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, là được trích lại lời bác viết giới thiệu cho cuốn sách "tăng san bốc dịch" như sau:
....
"Nếu xét theo nguyên tắc "lòng chí thành", thì có thể nói bất kỳ hình thức nào cũng có thể dùng để bói. Trong hồi ký của mình, "Người tù của Khme đỏ", hoàng thân Novodom Xihanuc đã kể lại lúc bị Khme đỏ bắt giam lỏng trong Hoàng cung Campuchia, ông đã dùng hình thức bói dân gian của người Khme là đếm tiếng kêu của con tắc kè xem chẵn hay lẻ, vậy mà ông cũng nghiệm thấy đúng.
...
(lược bỏ 1 đoạn)
...
Thời nay Thiệu Vỹ Hoa lại đưa hình thức bói Dịch theo tứ trụ. Rồi nhiều hình thức nữa mà bạn đọc có thể thấy hoa mắt khi bước vào hiệu sách ở ngăn sách phương Đông! ẤY LÀ CHƯA KỂ LẠI CÓ TÁC GIẢ CÒN CHO CHỒNG 64 QUẺ LÊN NHAU ĐỂ LÀM MỘT LOẠI SÁCH DỊCH MỚI VỚI 64X64=4096 QUẺ (!).
ÂM DƯƠNG kính bút!
TL: Phép bói theo sáu hào
Đã gửi: 04:49, 02/10/09
gửi bởi cutu1
Thiệt hông đây, bạn am_duongM. Xin cho biết tên sách và Tác giả đã sáng tác để tui còn lùng.
Chà 64x64 = 4 096 quẻ. Phen nầy thì đúng là DỊCH TÁ LẢ lun.