chú ba đã có lời giải thích thì cháu cũng xin chú ba giải thích quẻ bằng ý hào có được không ạ ? Cháu không biết bốc dịch, chẳng qua là cháu đang đọc cuốn kinh dịch đạo của người quân tử của học giả Nguyễn Hiến Lê nên muốn tìm hiểu ý hào ạ.
Có phải vì biến quẻ quan quỉ gặp không vong nên chú viết vụ trọng án, và không dễ giải quyết.
Hào quan quỷ là hào 2, đắc trung, đắc chính ở quẻ Tấn nhưng hào 5 cũng âm nhu không giúp được nên phải một mình rầu rĩ.
Biến quẻ là quẻ lữ có nghĩa là tha phương nơi đất khách.
Trong kinh dịch đạo của người quân tử có viết về quẻ lữ như sau :chỗ ở của lửa là mặt trời hay lò, chứ không phải ở trên núi: trên núi lâu lâu vẫn có đám lửa cháy rừng hay đốt rừng, nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi. Cho nên dùng các tượng lửa (ly) ở trên núi Cấn để chỉ cảnh bỏ nhà mà đi ở đậu quê người.
Cảnh đó là cảnh bất đắc dĩ, nhiều lắm chỉ có thể hơi hanh thông được thôi.
nên là tượng người đó phải ở tù , và phải bán nhà đi chạy chọt nhưng chưa chắc đã ăn thua.
Hào 2, âm: Ở đất khách, được chỗ trọn an lành, giữ được tiền bạc, lại có đầy tớ tín cẩn.
Giảng: Ở đất khách nên nhu thuận, mà hào này âm nhu, đắc trung, đắc chính, trên lại ứng với hào 5, cũng âm nhu, đắc trung mà lại văn minh (ở ngoại quái Ly), như gặp được chủ nhà tốt, mình có chỗ trọn an lành, lại giữ được tiền, có đầy tớ tín cẩn, mọi việc đều tốt cả.---> phải chiếm niềm tin của chủ nhà ngục tức cai ngục thì mọi việc sẽ tốt đẹp

.
Thượng cửu: điểu phần kì sào, lữ nhân tiên tiếu, hậu hào đào, táng ngưu vu dị, hung.
Dịch: Hào trên cùng, dương: con chim cháy mất tổ, người lữ hành trước cười, sau kêu khóc, vì láu táu (vô ý) đánh mất con bò (đức nhu thuận), xấu.
Giảng: thân phận ở đậu mà lại ở trên chủ nhà, đã là nghịch cảnh rồi, đã vậy lại quá cương (hào dương), mất lòng người, tất bị đuổi đi, như con chim cháy mất tổ. Mới đầu hớn hở, vì được ở trên người, sau phải kêu khóc vì mất chỗ trọ. Sở dĩ vậy vì khinh dị đánh mất đức nhu thuận (tượng bằng con bò) rất cần ở thời ở đậu.
--> biến quẻ còn có hào 6 là quan quỷ nên dặn người nhà xong việc thì vẫn cần phải cảm ơn người trợ giúp, không được trở mặt mà lại mang họa.
Cuối quẻ Lữ này, cụ Phan Bội Châu có ghi cảm tưởng:
“xử cảnh khốn nạn không gì bằng Lữ, thiệp thế rất khó khăn cũng không gì bằng Lữ. Tạp quái (truyện) nói rằng: “Lữ là ít người thân yêu, là đường cùng khốn của người vậy: Lữ quả thân dã, nhân chi cùng dã.
“Tuyền sáu hào không một chữ cát, chữ hanh nào cả . . Dở sinh gặp hồi đen rủi, gởi thân ở đất khách quê người . . may khỏi tai hoạ là hạnh phúc đã lớn rồi. Vậy nên trung chính như Lục Nhị (hào 2, âm), văn minh nhu trung như Lục ngũ (hào 5, âm) mà hào từ không có chữ cát hanh. Huống gì quá cương , bất trung như Cửu tam (hào 3, dương). Thượng cửu (hào trên cùng, dương) nữa ru? Vậy nên người ở vào thời Lữ, nên mang chặt lấy hai chữ nhu, trung làm bùa hộ thân”