Trang 1 trên 1

Cuộc đời của Không Kiếp

Đã gửi: 01:04, 21/05/20
gửi bởi taybalo
Người mở đầu cho nhận xét Không kiếp khôn ngoan là Thái Thứ Lang trong quyển tử viđẩu số tân biên. Ông viết:“ Mệnh có không kiếp rất khôn ngoan sắc sảo, nhưng cuộc đời vui ít buồn nhiều, mưu sự thì thành bại thất thường, làm việc gì cũng chẳng được lâu bền”. Ở đây có mâu thuẫn, đã khôn ngoan sắc sảo thì phải hơn người chứ, sao lại rồi toàn có kết cục xấu. Nếu thế thì còn khôn làm gì.

Kẻ không kiếp khôn như thế nào? Vứt rác bừa ra đường, thế là khôn, không thấy cảnh sát, vượt đèn đỏ, thế là khôn, thấy người ta bị nạn, xông vào hôi của, thế là khôn. Chính nhận thức sai lầm cho việc ranh vặt, xảo trá, ích kỷ hạ tiện, không tuân thủ các qui tắc là khôn đã đem đến cho Không Kiếp cách nhận xét này. Thực chất đó là sự lưu manh, vô lối, ăn cướp trắng trợn gây hại chung cho toàn xã hội. Nhận thức sai này xuất phát từ môi trường xã hội nghèo khó thấp kém, muốn có cái ăn người ta phải tranh giành chộp giật trắng trợn từ người khác và tự cho thế là nhiều sức sống, là khôn, là sẽ sống tốt. Tinh thần Không Kiếp là ích kỷ hại nhân, chỉ biết mình bất chấp người khác. Ví dụ : cả một tập thể xếp hàng hứng nước ở vòi, kẻ không kiếp là kẻ đến sau nhưng lập tức gạt hết mọi người ra để đưa xô của mình vào trước, ai thắc mắc là lập tức chửi tục gây sự hành hung ngay. Không kiếp dù không là tội phạm thì vẫn có tâm lý tội phạm, tâm lý Chí Phèo và cho thế là ưu việt hơn người, ăn được người. Trong môi trường khó khăn ngặt nghèo kẻ như vậy dường như luôn có phần, không ai dám đụng vào, vì thế gây nhầm lẫn là khôn, là sắc sảo.

Kẻ không kiếp thực chất thấp kém tư cách, thấp kém tinh thần, thường tự trong mình có những bất ổn thể xác. Vì khả năng kém cỏi lại vụng về ngu dốt nên thường lấy sự nóng nảy thô lỗ hung bạo để che đậy, coi như đó là cách sống có lợi cho mình. Không kiếp bất chấp kẻ khác, gặp việc luôn căng lên bằng sự nóng nảy thô bạo cục cằn để tỏ sức mạnh bản thân, luôn có tinh thần thủ lợi gian lận trắng trợn. Kẻ không kiếp trong đời nhất định có việc gian lận ăn bẩn, lừa gạt, ăn quịt.

Không kiếp âm tính, tà độc, gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh. Như miếng bọt biển hút nước, không kiếp hút sinh khí của môi trường xung quanh, làm giảm thiểu cái tích cực. Không kiếp lấy của môi trường mà không sinh ra trả lại cái gì. Không kiếp như một lỗ đen tham lam nuốt hết ánh sáng khiến sự sống xung quanh bị vạ lây. Tự mình không thể phát sáng, lại chỉ lấy của môi trường, không kiếp làm môi trường kiệt quệ, suy bại. Một gia đình có cả hai vợ chồng là không kiếp hãm chắc chắn nghèo đói hạ tiện, thường sống bám theo kiểu bên lề xã hội, hoặc ở vị trí thấp, con cái không bệnh tật nghèo đói thì cũng vất vả lao đao, có xu hướng phải trả nợ thay cho thế hệ trước. Nợ tiền, nợ tình, nợ nghiệp chướng.

Để xã hội tiến lên, cá nhân phải dựa vào khả năng của mình để phát triển, nếu tâm lýtranh đoạt ích kỷ thấp kém của không kiếp vẫn tồn tại sẽ làm cho xã hội trì trệ không thể tiến lên. Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm sẽ lấn át lợi ích chung toàn xã hội. Một số ít sẽ được lợi, thậm chí rất nhiều nhưng cả xã hội chịu thiệt, không thể tiến lên được. Tất cả chỉ vì nhận thức sai lầm cho sự ích kỷ cá nhân trắng trợn của không kiếp là khôn, là ăn được người. Về mặt này Không kiếp giống kẻ vô chính diệu nhưng Vô chính diệu bề ngoài vẫn giả lả nhắc đến người khác, luôn cố gắng tỏ ra hòa nhã với thiên hạ, còn không kiếp trắng trợn ra mặt, cục súc theo tính cách tội phạm, sẵn sàng gây sự động chạm kẻ khác. Vì thế Không kiếp luôn tạo nghiệp để về sau phải chịu quả báo trở lại. Ngoài bọn tội phạm thực sự ra thì kẻ Không kiếp bình thường bản thân vất vả, làm nhiều mà không gặp của. Nếu biết an phận, biết mình kém khả năng, gặp môi trường khó thôi thì chịu vất vả đừng càn bậy thì về sau có thể cũng đạt được cuộc sống bình thường. Nhưng dù có vậy không kiếp vẫn luôn chứa tính đen tối hắc ám, gây ảnh hưởng tiêu cực tới xung quanh có khi chỉ bằng lời nói, cử chỉ tà độc mà kẻ không kiếp tự nghĩ thế là hay, là khôn nên chung qui vẫn có xu hướng tạo nghiệp để về sau chịu quả báo. Nếu không tự hại mình thì cũng đến lúc bị họa bất ngờ, lưng trời gãy cánh, đoản thọ, di họa đến đời sau.

Khi đắc địa Không Kiếp chỉ sự may mắn đột xuất nào đó đem đến lợi ích bất ngờ cho cá nhân, nhờ hoàn cảnh thuận lợi mà bốc lên nhanh chóng. Con người không kiếp lúc này táo bạo, mạnh mẽ, ham thích khám phá, có đầu óc nhạy bén sắc sảo, tự mình có thể làm được những việc khó khăn gian nan để thành công vượt trội. Thường chỉ hai vị trí tỵ hợi có nhiều điểm tích cực, còn dần thân thì trầm hơn, chỉ đỡ xấu so với hãm địa.

Vẫn là bản chất chỉ biết mình, bất chấp kẻ khác nhưng khi đắc địa không kiếp ít mang tính nghiệp chướng hơn, kết hợp được với sao tốt thì đó là người duy ngã độc tôn, chỉ mình ta là nhất, không ai hơn được. Ví dụ nổi bật cho trường hợp này là ông Trương Đình Anh tổng giám đốc Fpt. Trương Đình Anh có khả năng xuất sắc, sống chỉ căn cứ nguyên tắc cá nhân bất chấp thiên hạ. Dưới con mắt thiên hạ thì Trương kiêu ngạo vô tình, từng không thèm đứng lên chào tổng giám đốc, không bao giờ lê la rượu chè với thiên hạ. Đấy chính là biểu hiện ích kỷ cá nhân của Không Kiếp, nhưng là đặc tính cơ bản của con người có năng lực khai sáng đặc biệt. Không bất chấp thiên hạ để vùi mình vào những thí nghiệm, nghiên cứu thì sẽ chẳng có phát minh, tiến bộ nào cả. Các nhà khoa học thành công đa số đều có không kiếp chính là vì vậy. Tuy nhiên tính tích cực nổi bật của Kiếp không đắc địa vẫn ít khi thể hiện, phần lớn chỉ mang tính cơ hội tốt, phải tùy nhiều vào chính tinh tốt, cát tinh thì mới rõ kết quả chung cuộc có tốt không.

Nếu sinh tháng 4 hoặc tháng 10 thì dù hãm địa cũng có những may mắn giống như đắc địa. Khi đó kẻ không kiếp có hoàn cảnh khách quan để không thể phát tiết hết sự thấp kém ngu dốt của mình nên đỡ xấu. Vì xuôi được theo môi trường, do cái may nào đó mà được bình thường nhưng vẫn luôn tiềm ẩn hung họa do bản chất xấu của mình. Còn các tháng khác đã hãm địa là xấu vì vốn kém cỏi lại gặp nghịch cảnh để dùng hết cái dở của mình ra nên cũng như Chí Phèo, bản thân có tưởng là tốt thì cuối cùng cũng gặp xấu không tránh được. Vì thế phú có câu “Không kiếp hãm địa bán thiên chiết sý”, lưng trời gãy cánh tai vạ đột ngột.

Tai vạ này có tính quả báo để cân bằng lại những điều xấu mà người không kiếp đã gây ra trong cuộc sống của mình.

TL: Cuộc đời của Không Kiếp

Đã gửi: 01:41, 21/05/20
gửi bởi tienthanhbk1102
Mệnh tui tử phủ tại thân, có Địa kiếp, coa triệt, sinh tháng tư. Không thấy tác động của Địa Kiếp lắm

TL: Cuộc đời của Không Kiếp

Đã gửi: 06:08, 21/05/20
gửi bởi Ngày xanh
tienthanhbk1102 đã viết: 01:41, 21/05/20 Mệnh tui tử phủ tại thân, có Địa kiếp, coa triệt, sinh tháng tư. Không thấy tác động của Địa Kiếp lắm
“Tam phương xung sát nhất hạnh ngộ triệt nhi khả bằng” Triệt chế ngự không kiếp.
Triệt tại cung thân là triệt đáo cung kim nhưng triệt đồng cung tử phủ thì tính bảo mật ko tốt và ko tốt cho toàn nhóm TPVTL. Cái xấu vẫn còn đó mà bạn ko nhận ra.

TL: Cuộc đời của Không Kiếp

Đã gửi: 07:55, 21/05/20
gửi bởi vnfaker98
Bài viêta của anh mang lý thuyết và tính áp đặt quá tunhs chất cho không kiếp quá.

Không vi không
Kiếp vi cuồng.

TL: Cuộc đời của Không Kiếp

Đã gửi: 08:15, 21/05/20
gửi bởi Dokhoavan
Bài viết trên thật công phu! Nhưng quá “coi trọng” Không Kiếp, cho 2 sao phụ tinh này cân cả lá số gồm hết cả chính tinh, tứ hoá, ...
Sở dĩ có hiện tượng này là vì khiếm khuyết của
tửvi Việt cổ (thực ra cũng của Tàu truyền cho nhưng họ chỉ cho một phần mà giấu đi nhiều bí quyết).

Ai nghiên cứu Trung Châu phái dù là Bắc phái hay Nam phái đều phải kinh ngạc về sự biến đổi ảo diệu của Tứ Hoá. Ví dụ một sao tốt như Thái dương miếu khi Hoá Khoa thì lại rất tốt, khi Hoá kị thì rất xấu, có thể dẫn đến bất chấp thiên hạ như lời luận trên kia!

Nhưng tử vi Việt cổ, nhất là các phái xuất xứ từ Vân Đằng lại không tài nào có đủ cơ sở để giải thích các hiện tượng đó, đành phải đi tìm một “thùng rác” để quẳng tất cả những xấu xa trên đời vài đó. Thùng rác đó mang tên Không Kiếp

Hai sao này chỉ là phụ tinh, có cả tốt xấu. Chúng chỉ tác hoạ khi phối hợp với các cách cục xấu của chính tinh.

Rất nhiều ngộ nhận kỳ lạ nữa: Chẳng hạn lý luận Đào hoa Thiên không thì “bốc” lên đại phát hoặc đại bại, như hoa đào tung bay trong gió! Đào hoa là sao háo sắc, Tàu gọi là Hàm trì, sang Vn đổi thành đào hoa làm nguoi ta ngộ nhận là “hoa đào”! Thiên không là sao không nhỏ, ý là không màng. Hai sao này kết hợp thì giảm ham muốn, làm gì mà cân được cả lá số để mà bay lên!

Hay như cách “Phi Việt” lại ví như viên đạn bay! “Hổ Phi” ví như hổ mọc cánh, thì đều tự tưởng tượng ra cả!

Thậm chí kể cả bậc tôn sư như cụ Thiên Lương, thì giật luôn một cái tít “Bùa mê thuốc lú Khoa Quyền Lộc” trong tác phẩm ruột của mình!

Tại hạ chỉ có chút hiểu biết nông cạn, nhưng cũng xét thấy có trách nhiệm trao đổi để quý đọc giả dd có thêm thông tin. Người giỏi hơn tại hạ nhiều lần, thì nguoi ta không lên tiếng!

TL: Cuộc đời của Không Kiếp

Đã gửi: 09:04, 21/05/20
gửi bởi Tiểu Y Tiên
Lót dép ngồi hóng hớt.

TL: Cuộc đời của Không Kiếp

Đã gửi: 09:29, 21/05/20
gửi bởi AdaCoree
địa kiếp hãm nằm chung với Phá quân miếu, Kình dương hãm và Long trì, quan phù thì có xấu lắm ko ????
Nghiệm thấy những chuyện vứt rác, xếp hàng mình nhận thức từ hồi đại học mà ??? bản thân hiện giờ về mặc nhận thức cũng đâu đến nỗi, bước ra đời tính ra mình còn ko láu cá, tranh đoạt bằng ai

Thực tế có ai địa kiếp hãm tại mệnh mà trình độ học vấn tới th.sĩ, t.sĩ ko ??? mình ko tin là trình độ cao mà nhân thức thấp