Thảo luận tử vi/ Pandar Bear tự vấn
Đã gửi: 21:20, 06/06/10
Mục này lập ra vì PB tự thấy có nhiều chỗ không thông, nên lên đây đặt ra mấy câu hỏi mong những người có nhiều kinh nghiệm cũng như trải nghiệm có thể có những kiến giải thỏa mãn.
Topic này sẽ được mở ra theo hướng các câu hỏi mở, mời các bạn đóng góp
PB sẽ trình bày các luận cứ chống lại trước, sau đó sẽ lại tìm các luận cứ để ủng hộ cho những gì đã chống lại.
1. Tử vi đúng hay sai ?
A. Quan điểm chống lại Tử vi. TỬ vi là sai !
Nhân chuyện hôm nay đọc được một cái chuyện về tử vi về Nguyễn Công Trứ PB xin phép được trích đăng lại đây của bác PhuocDuyen:
Giả sử trong một ngày có 100 người sinh ra cùng một chỗ, thì 100 người này cách cục có giống nhau. Chắc chắn là không. Tại sao ? Vì ta lại nói dựa vào mỗi người sinh cùng thời điểm nhưng xuất thế cha mẹ, nơi ăn chốn ở không giống nhau thì làm sao mà đòi hỏi giống nhau được.
Để làm rõ hơn PB thử đưa ra một ví dụ rõ nét hơn, cách đây hơn 100 năm, tuổi thọ của người Việt nam là bao nhiêu, PB không có số liệu chính xác nhưng có thể tin là trùng bình không quá 60 tuổi. Vì cách đây 20 năm tuổi thọ trung bình của người Việt nam cũng chỉ ở mức khiêm tốn ấy. Thế nhưng hiện nay tuổi thọ của chúng ta đã tăng lên là 70. Vậy giả định cách đấy 1000 năm xem, có lẽ tuổi thọ trung bình cùng lắm là 40-50 chứ không nhiều hơn. Như vậy cứ hình dung giữa hai con người có cùng lá số, một ở hiện tại và một ở quá khứ, tại sao cách cục không giống nhau. Cụ thể, giả sử đến hạn bị ốm, một người ở quá khứ vì thiếu y học hiện đại mà không qua khỏi, trong khi một người ở tương lai thì chỉ là cảm xoàng, đâu lại vào đấy. Giả sử này có hợp lý chăng.
PB không có cơ hội kiểm nghiệm, nhưng cứ tính theo tỉ lệ xác suất sinh tử thì tin rằng giả sử này chấp nhận được. Một ví dụ khác là tỉ lệ sinh con ở Việt nam ta, cách đây chừng 50 năm trước, nếu tính trung bình một người phụ nữ ở Việt nam chắc chắn tối thiểu cũng 3/4 đứa. Trong khi thời điểm hiện tại nhiều lắm 3/4 đứa. Vậy thì làm sao bảo tử vi định cách cục gì được phải không.
Từ các ví dụ trên PB rút ra một kết luận, khi nhìn vào lá số tử vi, ta chẳng thể nào bảo một lá số là tốt hay xấu cả. Người này đến hạn tốt mà tốt không tới thì cũng là chuyện bình thường, mà gặp vận xấu mà xấu bỏ qua cũng là chuyện bình thường. Nếu như ta thấy người ta gặp một hậu quả xấu rồi cứ theo lá số tử vi mà gán sao này sao kia để lý giải nó thì xem chừng không ổn lắm, chẳng khác nào là việc vẽ rắn thêm chân vẽ hùm thêm cánh. Thôi thì nếu mọi người tin là số, bây giờ có bạn nào thử tìm một lá số cực tốt đẹp đi, rồi xem thời điểm ấy người ta có gặp hạn gì không, nếu không có hạn gì thì bây giờ bảo họ leo lên một tầng lầu nào đó cao thật cao rồi nhảy xuống thử xem, nếu mà không hề hấn gì thì đúng là có số thật
.
B. Quan điểm ủng hộ. Tử vi là đúng.
Nói vậy không có nghĩa là tử vi là không có giá trị, vấn đề là ta hiểu và vận dụng tử vi như thế nào điều ấy mới là quan trọng. Theo PB thì tử vi đã vốn không định cách cục hiểu theo nghĩa là đóng cứng chết rồi vậy(cái mà ta vẫn thưòng gọi là số phận an bài), mà tử vi chỉ mở ra những kết quả mà nếu người ấy đi như vậy thì sẽ nhận được kết quả như vậy. Nói theo một cách khác, TV chỉ là một tiếng nói khác của câu nói nhân báo nghiệp quả, gieo nhân nào gặp quả ấy mà thôi. Nếu ta hiểu như vậy thì sẽ thấy tử vi sẽ không còn có cái khái niệm tốt hay xấu, hung hay cát, vui hay buồn, tất cả chỉ là do cái sự mê muội chấp nhất của con người mà ra cả thôi.
Chẳng hạn nhân thấy bảo chết thì cho là xấu. Nhưng trên đời có ai mà không chết. Ví như chuyện vua nước nọ một hôm thảnh thơi cùng quần thần đi chơi. Đứng trước cảnh núi non hung vĩ đẹp mắt mà xúc động rơi nước mắt. Có vị quan đứng bên thấy thế liền hỏi nhà vua tại làm sao, thì nhà vua ấy nghẹn ngào mà nói rằng, vì tiếc không thể sống bất tử để được hưởng mái cái cuộc sống tươi đẹp này. Bọn quan nình thần đứng bên nghe thế nhất thảy cũng òa lên khóc lóc, tình cảnh rất là thảm thương. Riêng có Trang Châu đứng gần đó thấy vậy thì bật cười đắc ý. Nhà vua nghe Châu cười thì giận lắm toan bắt tội khi quân pham thượng. Lúc ấy Châu mới tâu với vua rằng: giả như ai mà cũng sống thọ mãi thì có lẽ giờ này chắc có lẽ vua Nghiêu vua Thuấn vẫn còn trị vì đó, lấy đâu ra nhà vua đang đứng bây giờ mà khóc lóc tỉ tê mà có khi đang phải bận chúi mũi lo cày cấy ở đâu đó thì mới phải. Vua nghe xong thấy phải không bắt tội châu nữa lại thấy xấu hổ mà quay ra trách đám quân thần chỉ giỏi nịnh bợ
.
Hay lại chuyện, thấy bảo giết người, chặt đầu chặt chân tay cho vào bị thì cho là ác, là dã man, là con quỷ. Thế nhưng có những vị tướng vị vua trong lịch sử tiếng tăm lẫy lững nhưng đằng sau ánh hào quang ấy là biết bao nhiêu xác ngừoi phải đổ xuống để cho tượng đài ấy mọc lên, thế mà chả thây ai bảo là ác là man rợ. Cũng là chiến tranh giết nhau, người phe mình thì cho là chính nghĩa, còn bên kia thì cho là tà địch. Vậy thì mới thấy con người mình ưa cố chấp biết chừng nào. Trên đời này vốn dĩ đã không có đúng không có sai thì làm sao mà biết là tốt là xấu được.
Trong cuộc sống ai mà không muốn mình giàu có sung sướng vì vậy ai mà ham muốn có nhiều tiền, nhưng mà có ai thử hỏi là nếu mình có nhiều tiền thì liệu mình có sướng không. Hay vì thấy cái mình không có mà ngừoi khác có nên cho là khổ, là bất hạnh. Ví như chuyện bây giờ chúng ta đang sống trong hòa bình/ so với những người Việt cách đây chừng 30/40 chục năm có lẽ chúng ta sướng hơn nhiều lắm chứ. Dậy mà sao chúng ta vẫn có người thấy khổ. Không thấy cái hạnh phúc vì sống trong một không khí hòa bình. Hay tỉ như chuyện cơm ăn nước uống hàng ngày, được hít một bầu không khí tự nhiên ai cũng có nên không thấy sướng. Giả như bây giờ không hít không ăn không thở được nữa xem lúc ấy có còn ham ăn ngon, nhìn đẹp nữa không hay chỉ mong làm sao được như giờ là tốt rồi. Cho nên xét cho cùng được sinh ra lành lặn cũng là may mắn lắm lắm, cớ gì phải đa đoan mà sinh khổ chuốc khổ vào mình
(còn tiếp)
Topic này sẽ được mở ra theo hướng các câu hỏi mở, mời các bạn đóng góp



1. Tử vi đúng hay sai ?
A. Quan điểm chống lại Tử vi. TỬ vi là sai !
Nhân chuyện hôm nay đọc được một cái chuyện về tử vi về Nguyễn Công Trứ PB xin phép được trích đăng lại đây của bác PhuocDuyen:
Từ đây ta rút ra một kết luận Tử vi không định cách cục. Tử vi phụ thuộc vào yếu tố khác như nơi sinh, có thật vậy chăng.Theo tài liệu nêu trên của ông Duy Việt thì cụ Nguyễn Công Trứ khi làm quan có dịp gặp một người phu cáng sinh năm tháng ngày giờ giống như cụ. Vốn là người chưa có lòng tin về Tử-vi đẩu số, thấy hai cảnh ngộ khác biệt một trời một vực giữa cụ và người phu cáng nên cụ coi môn bói toán, tướng số chỉ là chuyện bịp đời.
Sau đó, cụ nghe thấy có thầy coi Tử-vi tài giỏi liền tìm đến để phá chơi. Cụ định rằng đưa cho ông thày : năm sinh Mậu Tuất, mồng 1, tháng 11, giờ Hợi, để nhờ đoán giải. Nếu ông thầy nói số giàu thì cụ bảo đó là số của một anh phu cáng, và nếu ông thầy nói số nghèo hèn thì cụ bảo đó là số của một vị quan lớn giàu sang. Nhưng cụ đã không được toại nguyện, vì ông thầy đoán là số này nếu đẻ trên mặt nước thì đại phú qúy và nếu đẻ trên cạn thì nghèo mạt. Sau khi cụ nghĩ đến câu hát ru của người mẹ hiền có ý nhắc nhở đến khi ra đời. Cụ nằm trên chiếc thuyền bên cạnh thúng muối thì cụ phục ông thầy hết mình. Qủa thật ông thày tử-vi này là đại cao thủ trong việc coi số Tử-vi. Chúng tôi cũng phục ông thày sát đất. Vì đây là một việc phi phàm nằm trong sự huyền bí.
Nhưng chúng tôi xin mạn phép để nhận xét thêm về phương diện khoa học tử vi : Theo lá số do ông Duy Việt cung cấp ngày giờ sinh thì cụ Nguyễn Công Trứ sinh tháng 11, nằm ở cung Tý thuộc Thủy, giờ Hợi nằm ở cung Hợi, và Thân đóng ở cung Hợi thuộc Thủy. Mộc Mệnh thì Thủy sinh Mộc, Kim Tứ Cục thì Kim sinh Thủy, toàn là Thủy qúy vị ạ, cho nên ông thày Tàu đoán là sinh trên mặt nước thì phú quý vô biên, thật là hữu lý.
Chúng tôi lại xin đem ra đây thuyết “Thời thế cảnh ngộ”, để minh chứng cho sự khác biệt về số phận của cụ Trứ và của người phu cáng. Cụ Trứ vốn con nhà thi lễ, thân sinh cụ là bậc công hầu tất nhiên cụ được ăn học và giáo hóa hơn người. Do đó cụ đỗ Giải Nguyên rồi xuất chính để đem tài phò vua giúp nước, làm nên công nghiệp rực rỡ, tiếng thơm để lại muôn đời. Còn người phu cáng tất nhiên sinh trưởng nơi bình dân nghèo khổ, như vậy làm gì mà có điều kiện được ăn học, để đi thi, rồi làm quan như cụ Trứ. Đó phải chăng là "cảnh ngộ" gây nên. Chúng tôi cũng nói thêm rằng dù người phu cáng được cắp sách đến trường học thì cũng khó mà đỗ đạt được, vì thời xưa “Bạch ốc phát Công Khanh”, là việc ngàn năm một thưở.
Giả sử trong một ngày có 100 người sinh ra cùng một chỗ, thì 100 người này cách cục có giống nhau. Chắc chắn là không. Tại sao ? Vì ta lại nói dựa vào mỗi người sinh cùng thời điểm nhưng xuất thế cha mẹ, nơi ăn chốn ở không giống nhau thì làm sao mà đòi hỏi giống nhau được.
Để làm rõ hơn PB thử đưa ra một ví dụ rõ nét hơn, cách đây hơn 100 năm, tuổi thọ của người Việt nam là bao nhiêu, PB không có số liệu chính xác nhưng có thể tin là trùng bình không quá 60 tuổi. Vì cách đây 20 năm tuổi thọ trung bình của người Việt nam cũng chỉ ở mức khiêm tốn ấy. Thế nhưng hiện nay tuổi thọ của chúng ta đã tăng lên là 70. Vậy giả định cách đấy 1000 năm xem, có lẽ tuổi thọ trung bình cùng lắm là 40-50 chứ không nhiều hơn. Như vậy cứ hình dung giữa hai con người có cùng lá số, một ở hiện tại và một ở quá khứ, tại sao cách cục không giống nhau. Cụ thể, giả sử đến hạn bị ốm, một người ở quá khứ vì thiếu y học hiện đại mà không qua khỏi, trong khi một người ở tương lai thì chỉ là cảm xoàng, đâu lại vào đấy. Giả sử này có hợp lý chăng.

PB không có cơ hội kiểm nghiệm, nhưng cứ tính theo tỉ lệ xác suất sinh tử thì tin rằng giả sử này chấp nhận được. Một ví dụ khác là tỉ lệ sinh con ở Việt nam ta, cách đây chừng 50 năm trước, nếu tính trung bình một người phụ nữ ở Việt nam chắc chắn tối thiểu cũng 3/4 đứa. Trong khi thời điểm hiện tại nhiều lắm 3/4 đứa. Vậy thì làm sao bảo tử vi định cách cục gì được phải không.
Từ các ví dụ trên PB rút ra một kết luận, khi nhìn vào lá số tử vi, ta chẳng thể nào bảo một lá số là tốt hay xấu cả. Người này đến hạn tốt mà tốt không tới thì cũng là chuyện bình thường, mà gặp vận xấu mà xấu bỏ qua cũng là chuyện bình thường. Nếu như ta thấy người ta gặp một hậu quả xấu rồi cứ theo lá số tử vi mà gán sao này sao kia để lý giải nó thì xem chừng không ổn lắm, chẳng khác nào là việc vẽ rắn thêm chân vẽ hùm thêm cánh. Thôi thì nếu mọi người tin là số, bây giờ có bạn nào thử tìm một lá số cực tốt đẹp đi, rồi xem thời điểm ấy người ta có gặp hạn gì không, nếu không có hạn gì thì bây giờ bảo họ leo lên một tầng lầu nào đó cao thật cao rồi nhảy xuống thử xem, nếu mà không hề hấn gì thì đúng là có số thật

B. Quan điểm ủng hộ. Tử vi là đúng.
Nói vậy không có nghĩa là tử vi là không có giá trị, vấn đề là ta hiểu và vận dụng tử vi như thế nào điều ấy mới là quan trọng. Theo PB thì tử vi đã vốn không định cách cục hiểu theo nghĩa là đóng cứng chết rồi vậy(cái mà ta vẫn thưòng gọi là số phận an bài), mà tử vi chỉ mở ra những kết quả mà nếu người ấy đi như vậy thì sẽ nhận được kết quả như vậy. Nói theo một cách khác, TV chỉ là một tiếng nói khác của câu nói nhân báo nghiệp quả, gieo nhân nào gặp quả ấy mà thôi. Nếu ta hiểu như vậy thì sẽ thấy tử vi sẽ không còn có cái khái niệm tốt hay xấu, hung hay cát, vui hay buồn, tất cả chỉ là do cái sự mê muội chấp nhất của con người mà ra cả thôi.
Chẳng hạn nhân thấy bảo chết thì cho là xấu. Nhưng trên đời có ai mà không chết. Ví như chuyện vua nước nọ một hôm thảnh thơi cùng quần thần đi chơi. Đứng trước cảnh núi non hung vĩ đẹp mắt mà xúc động rơi nước mắt. Có vị quan đứng bên thấy thế liền hỏi nhà vua tại làm sao, thì nhà vua ấy nghẹn ngào mà nói rằng, vì tiếc không thể sống bất tử để được hưởng mái cái cuộc sống tươi đẹp này. Bọn quan nình thần đứng bên nghe thế nhất thảy cũng òa lên khóc lóc, tình cảnh rất là thảm thương. Riêng có Trang Châu đứng gần đó thấy vậy thì bật cười đắc ý. Nhà vua nghe Châu cười thì giận lắm toan bắt tội khi quân pham thượng. Lúc ấy Châu mới tâu với vua rằng: giả như ai mà cũng sống thọ mãi thì có lẽ giờ này chắc có lẽ vua Nghiêu vua Thuấn vẫn còn trị vì đó, lấy đâu ra nhà vua đang đứng bây giờ mà khóc lóc tỉ tê mà có khi đang phải bận chúi mũi lo cày cấy ở đâu đó thì mới phải. Vua nghe xong thấy phải không bắt tội châu nữa lại thấy xấu hổ mà quay ra trách đám quân thần chỉ giỏi nịnh bợ

Hay lại chuyện, thấy bảo giết người, chặt đầu chặt chân tay cho vào bị thì cho là ác, là dã man, là con quỷ. Thế nhưng có những vị tướng vị vua trong lịch sử tiếng tăm lẫy lững nhưng đằng sau ánh hào quang ấy là biết bao nhiêu xác ngừoi phải đổ xuống để cho tượng đài ấy mọc lên, thế mà chả thây ai bảo là ác là man rợ. Cũng là chiến tranh giết nhau, người phe mình thì cho là chính nghĩa, còn bên kia thì cho là tà địch. Vậy thì mới thấy con người mình ưa cố chấp biết chừng nào. Trên đời này vốn dĩ đã không có đúng không có sai thì làm sao mà biết là tốt là xấu được.
Trong cuộc sống ai mà không muốn mình giàu có sung sướng vì vậy ai mà ham muốn có nhiều tiền, nhưng mà có ai thử hỏi là nếu mình có nhiều tiền thì liệu mình có sướng không. Hay vì thấy cái mình không có mà ngừoi khác có nên cho là khổ, là bất hạnh. Ví như chuyện bây giờ chúng ta đang sống trong hòa bình/ so với những người Việt cách đây chừng 30/40 chục năm có lẽ chúng ta sướng hơn nhiều lắm chứ. Dậy mà sao chúng ta vẫn có người thấy khổ. Không thấy cái hạnh phúc vì sống trong một không khí hòa bình. Hay tỉ như chuyện cơm ăn nước uống hàng ngày, được hít một bầu không khí tự nhiên ai cũng có nên không thấy sướng. Giả như bây giờ không hít không ăn không thở được nữa xem lúc ấy có còn ham ăn ngon, nhìn đẹp nữa không hay chỉ mong làm sao được như giờ là tốt rồi. Cho nên xét cho cùng được sinh ra lành lặn cũng là may mắn lắm lắm, cớ gì phải đa đoan mà sinh khổ chuốc khổ vào mình

(còn tiếp)