TuKyLan đã viết: 20:30, 03/08/17
Long Đức đã viết: 18:56, 03/08/17
Cách này chỉ xét tại Ngọ thôi!
Cảm ơn Long Đức,
Bạn có thể giải thích rõ tại sao chỉ xét tại Ngọ được không?
1. Kình Dương tại Ngọ gọi là "Mã đầu đới kiếm" (gươm treo đầu ngựa) [Kình là gươm/kiếm/đao, còn Mã là Ngọ; Tí là chuột chứ không phải là ngựa]. Đó là hình tượng của sự hung hiểm và hình tượng của chiến trường (võ cách).
"Mã đầu đới kiếm, phi yểu chiết tắc chủ hình thương", lại còn có câu: "Mã đầu đới kiếm, trấn ngự biên cương".
Đấy là câu nói nửa vời, chưa đi sâu vào chi tiết. Trong phần bình giải câu: "Mã đầu đới kiếm, trấn ngự biên cương" có nói cần gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp như Lộc Quyền Khoa Mã v.v...
2. Quan trọng hơn là chính trong Phú của cổ nhân đề cập đến chỉ riêng cung Ngọ mà thôi, như:
- Thiên Đồng Tham Dương cư Ngọ vị, Bính Mậu trấn trọng biên cương [Đồng Âm là chính cách, Tham Lang là thứ cách]
- Đồng Nguyệt Dương cư Ngọ vị, Bính Mậu trấn ngự biên cương
- Kình ngộ Đồng Âm, nhi phùng Phượng Giải, nhất thế uy danh
Bình giải trong Thái Vi Phú (Phú Trần Đoàn) có nói: cung mệnh an tại Ngọ có Kình Dương, Đồng Âm tọa thủ đồng cung, gặp Phượng Các, Giải Thần, tất hiển đạt về võ nghiệp, lập được chiến công, có uy quyền hiển hách, danh tiếng lừng lẫy, khác nào Hán Quang Vũ.
- Quang Vũ nhất thế uy danh do ư Đồng Nguyệt Giải Kình
Cũng như trên, nói rằng: Hán Quang Vũ cung mệnh an tại Ngọ có Thiên Đồng, Thái Âm tọa thủ đồng cung gặp Giải Thần, Kình Dương hội hợp là cách “mã đầu đới kiếm” nên vũ dũng hơn người, uy danh lừng lẫy.
---------------------
Nhân đây gởi kèm bài viết của tác giả Phong Nguyen viết trên tạp chí khoa học huyền bí trước 1975 về câu Phú này và câu Phú của tác giả Đằng Sơn trong "Tử Vi Biệt Cách":
Đồng Nguyệt Dương cư Ngọ vị, Bính Mậu trấn ngự biên cương
Giải nghĩa: Nếu Mệnh an tại Ngọ có Thiên đồng, Thái âm (đương nhiên đồng cung) lại thêm Kình dương và gặp tuổi Bính Mậu thì đó là số của người võ tướng trấn giữ nơi biên cương.
Nhận xét: Câu này có thể nói rất thường, chẳng giảng nghĩa ai cũng hiểu rõ. Tuy nhiên, tôi vẫn cần lưu ý quý bạn về một vài điểm sau đây:
a) Nếu ai có hỏi quý bạn là người gặp tuổi khác (không phải là Bính hay Mậu) có làm võ tướng được không thì bạn phải trả lời ngay không thể đặt vấn đề tuổi khác được vì chỉ có tuổi Bính hay Mậu mới có Kình dương cư Ngọ. Và như thế hai chữ Bính Mậu trong câu phú là hơi vô ích, có thể chỉ vì một vấn đề mà phải thêm vào chăng?
b) Dù gặp tuổi Bính hay Mậu quý bạn cũng đừng vội quyết đoán ngay đương số là võ tướng trấn ngự biên cương vì theo cách bố cục đương nhiên khi Đồng âm cư ngọ thì cung Quan lộc (cư Tuất) phải có Cơ, Lương đồng cung và khi cung Quan đã có cách này cũng rất dễ có khuynh hướng về văn. Vậy quý bạn cần phối hợp kỹ lưỡng với các sao khác ở Mệnh và Quan lộc. Nếu thấy sao dữ hội chiếu về Mệnh trong khi vắng bóng hẳn sao văn khác tại cung Quan lộc thi lúc đó mới có thể thấy câu phú ứng nghiệm. Tỷ dụ như Mệnh có thêm Hỏa Linh, Hình Tang Hổ…trong khi cung Quan lộc chẳng có thêm Xương, Khúc, Khoa, Thai Tọa, Tả Hữu, Khôi Việt (giáp chứ không bao giờ đóng tại Tuất được). Còn gặp trường hợp ngược lại đương số sẽ luôn giữ về tham mưu hoặc tâmm lý chiến, nghĩa là chỉ ngồi văn phòng mà điều khiển chứ khó ra mặt trận. Ngoài ra, quý bạn còn cần lưu ý là cung Phúc đức trong trường hợp này đương nhiên có Cự Nhật đồng cung tại Thân cũng là một cách văn nhiều hơn võ, cho nên môi trường võ tướng chưa hẳn là nổi bật hoặc chi phối mạnh mẽ các cung kia.
c) Sau hết, chắc có bạn thắc mắc không hiểu tại sao Đồng âm cư Ngọ là lạc hãm mà lại hiển đạt về võ nghiệp (có khi làm đến tướng). Xin thưa ngay với quý bạn chính thực nhờ bộ Cơ Lương ở cung Quan khiến cho cách này trở thành hay vì Kình cư Ngọ chỉ chủ về võ thuần túy, nay thêm cả cách mưu trí (tức Cơ Lương) phối hợp vào nữa thì có phải là văn võ kiêm toàn hay không? Ngoài ra tuổi Bính còn có Hóa lộc tại Mệnh, Hóa quyền ở cung Quan (yếu tố này rất mạnh về công danh). Và nếu may mắn sinh vào giờ Tý hoặc Thìn lại còn thêm Hóa khoa tại cung Quan (giờ Tý) hoặc tại Mệnh (giờ Thìn) vì Khoa đồng cung với Văn xương. Riêng về tuổi Mậu thì có Hóa quyền đồng cung với Thái âm (tức là tại Mệnh) như vậy Kình dương tha hồ mà “hét ra lửa”, chẳng cần thêm yếu tố tốt nào khác nữa. Nói tóm lại, Đồng âm chỉ đứng làm bù nhìn hoặc là chìa khóa cho ta tìm ra cách tốt ẩn đi.
9. Kình Dương Ngọ vị yểu chiết hình thương
Tuổi Bính, Mậu có Kình Dương ở Ngọ. Kình tượng thanh gươm, Ngọ tượng con ngựa nên gọi là cách “mã đầu đới kiếm” (gươm treo đầu ngựa). Ngọ là hãm địa của Kình Dương lại thuộc hỏa khắc tính kim của Kình nên cách này hết sức nguy hiểm. Phú có câu “Mã đầu đới kiếm phi yểu chiết nhi hình thương” nghĩa là có cách “mã đầu đới kiếm” cư mệnh không chết yểu cũng khó thoát cảnh thương tật.
Nhưng vì lý “cùng tắc biến” lại có ba kỳ cách như tiếp sau đây:
10. Nhược hãm Lộc Quyền danh phương viễn lý
Theo lý “cùng tắc biến” của dịch, một hoàn cảnh cực xấu biến tốt sẽ trở thành cực tốt.
Mệnh có Kình Dương cự Ngọ (hãm địa), cùng cung với Đồng Âm (hãm địa), tuổi Bính Thiên Đồng hóa Lộc có Thiên Cơ hóa Quyền tam hợp (đắc Lộc Quyền), tuổi Mậu Thái Âm hóa Quyền có Thiên Cơ Hóa Kỵ tam hợp (đắc Quyền Kỵ) là hai kỳ cách tốt đẹp “mã đầu đới kiếm trấn ngự biên cương”, tạo nên sự nghiệp trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, danh tiếng lẫy lừng.
Kình Dương cư Ngọ (hãm địa) cùng cung với Tham Lang (hãm địa), tuổi Mậu Tham Lang hóa Lộc, cũng là kỳ cách “mã đầu đới kiếm trấn ngự biên cương”. (Trái lại tuổi Bính mà gặp cách này là hoạn họa trùng trùng vì không được cát hóa).
Chú ý: Tuổi Bính Thiên Cơ cư Ngọ (hóa Quyền) không hợp cách vì Thiên Cơ không hãm địa ở Ngọ; nên -mặc dù Thiên Cơ khá tốt ở Ngọ- nếu gặp Kình Dương cùng cung thì “phi yểu chiết phi hình thương”, rất cần cẩn thận đề phòng.