Trang 1 trên 21

Quà tặng mừng xuân Kỷ Hợi 2019: Các thần sát thường dùng và Hỏi - đáp các vấn đề Tử Bình

Đã gửi: 00:10, 03/01/19
gửi bởi NeBoTat
Đến hẹn lại lên. Năm nay tôi lại tiếp tục mở topic Hỏi - Đáp Tử Bình mừng xuân Kỷ Hợi 2019. Năm nay tôi làm khác năm trước ở hai điểm: (1) Tạo topic trước tết, để tết có thời gian xem số. (2) Tặng thêm quà là các thần sát tôi thường hay sử dụng và nhận thấy có hiệu quả thực tế; quà tặng này là do năm nay tôi có học được thêm việc xem vận hạn có định hướng, nên nay tôi lấy ra thêm một chút kiến thức chia sẻ làm quà chung vui.

-----

Các thần sát tôi thường sử dụng:

Phương pháp xem bát tự của tôi là xem kết hợp thực bàn (nguyên cục bát tự) và hư bàn (phi cung 12 cung chức); lấy thực bàn làm tượng, tại hư bàn thành hình; đồng thời với việc phi động 12 cung, tôi còn cho thần sát phi động từ cung này sang cung khác để tính vận hạn. Do tính chất phức tạp của việc tính toán, nên để giảm bớt việc tiêu hao trí lực để thôi diễn (an 12 cung, phi động 12 cung, và phi động thần sát trên 12 cung; tất cả đều được an trên lòng bàn tay trái), tôi ưu tiên sử dụng các thần sát có cách an đơn giản, hoặc hệ thống thần sát theo vòng. Ngoài ra, một số thần sát hiện tôi sử dụng còn có một lí do khác là sự thôi thúc về mặt cảm ứng. Tức là có một sự thôi thúc từ bên trong, tôi tự cảm thấy thần sát này gần gũi, "thân thiện" với mình thì tôi dùng, dùng lâu thấy có hiệu quả thì tôi giữ lại.

Tóm lại, có hai lí do tôi chọn các thần sát bên dưới: (1) tính có hệ thống, phản ánh toàn diện các mặt khác nhau của cuộc sống/tự nhiên để giảm bớt trí lực thôi diễn; và (2) duyên phận.

Các thần sát có tính hệ thống (theo vòng) luôn dùng. Các thần sát này dùng khi cần tính nhanh, bấm hư bàn trên lòng bàn tay, phi động 12 cung:

-- Vòng Thái Tuế
-- Vòng Bác Sĩ

Các thần sát theo cặp, theo bộ luôn dùng. Các thần sát này dùng khi cần tính nhanh, bấm hư bàn trên lòng bàn tay, phi động 12 cung:

-- Tang - Hổ - Điếu (đã bao gồm ở vòng Thái Tuế)
-- Đào - Hồng - Hỷ
-- Mã

Các thần sát theo cặp, theo bộ ít khi dùng hơn. Các thần sát này chỉ dùng khi cần tính chi tiết, phi động 12 cung và phi động thần sát trên 12 cung, cần phải bày bàn (viết ra giấy) do tính phức tạp của phi cung phi động:

-- Địa Không, Địa Kiếp
-- Thiên Khốc, Thiên Hư
-- Tai Sát, Kiếp Sát
-- Cấu, Giảo
-- Cô, Quả
-- Không Vong, Vong Thần

-- Thiên Ất
-- Thiên Nguyệt nhị Đức
-- Thái Cực, Hoa Cái
-- Xương, Khúc
-- Kim Dư

Các thần sát theo vòng, chỉ dùng như các thần sát phụ (ít khi dùng), giúp làm rõ thêm tượng, giúp lọc tượng dễ dàng hơn:

-- Vòng Trường Sinh. Tôi vẫn chưa nghiệm phi động đối với vòng Trường Sinh. Hiện nay chỉ áp vòng Trường Sinh lên thực bàn (nguyên cục bát tự), làm công cụ phụ để lọc tượng khi tượng mù mịt, phức tạp.

-----

Về phần Hỏi - Đáp, nếu các anh chị em nghiên cứu Tử Bình có vấn đề gì cần thảo luận thì đăng vào đây, mọi người cùng thảo luận tìm giải pháp. Ghi chú: không coi số.

Re: Quà tặng mừng xuân Kỷ Hợi 2019: Các thần sát thường dùng và Hỏi - đáp các vấn đề Tử Bình

Đã gửi: 00:59, 03/01/19
gửi bởi thientuongsuu12
Em chào anh TK,

Anh cho em hỏi ngoại trừ cách xem của riêng anh ra, phần nhiều cách xem hiện giờ không dùng nhiều thần sát cho lắm. Theo kinh nghiệm của anh thì các thần sát có nên dùng thêm cho các phép xem thông thường không?
Cảm ơn anh.

Re: Quà tặng mừng xuân Kỷ Hợi 2019: Các thần sát thường dùng và Hỏi - đáp các vấn đề Tử Bình

Đã gửi: 01:09, 03/01/19
gửi bởi NeBoTat
Chào em, Thientuongsuu12. Cùng là cú đêm à? :)

Thần sát là một phần không thể thiếu vì nó là một loại Tượng. Tượng gồm có: tượng thiên can, tượng địa chi, tượng thập thần, tượng cung vị, tượng thần sát...

Hiện nay, ngoài cách xem của anh, còn có cách xem thuần thần sát là dùng 12 cung chức Quả Lão hoặc Tử Vi. Có điều anh tìm ra phương pháp riêng để kết nối bát tự và 12 cung chức, thay vì luận riêng từng cái một.

Ngoài ra hiện nay còn có 1 phương pháp an thần sát vào thiên can, mà anh thấy ít nhất 1 vị có dùng, vị này đã lâu không xuất hiện ở diễn đàn này, anh không tiện nêu tên. Phương pháp an thần sát này theo đúng kế hoạch, 3 năm nữa, khi anh kỉ niệm học bát tự được 8 năm, anh sẽ hướng dẫn chi tiết. Cũng không có gì bí mật, vì đây là một kĩ thuật đã được công bố, nhưng công bố trong 1 tài liệu khá thiên môn, kì dị nên ít người để ý để xài. Đồng thời trong tài liệu đó, kĩ thuật này được ứng dụng cho một mục đích khác, nhưng anh tách rời nó ra để sử dụng theo cách của anh.

Còn nếu xui xui có người hướng dẫn trước thì đến khi đó anh lại hướng dẫn kĩ thuật khác. :)

Khi đã an được thần sát như thế, thì số lượng cung của một bát tự không còn là 4 cung (4 trụ) là là 8 cung (bát tự - mỗi chữ là 1 cung). Lúc đó sẽ xem được nhiều chi tiết hơn.

Cũng cần nhắc lại là thần sát là một loại Tượng. Nó không nên can thiệp vào quá trình cân đo ngũ hành (Vượng Suy, Cách Cục) vốn vận dụng Lý, Khí, Số. Đồng thời, đối với cách xem thần sát trong nguyên cục bát tự, cần lấy ngũ hành hỷ kỵ để định tượng, thần sát để lọc tượng/thủ tượng. Tức ngũ hành làm chính, thần sát làm phụ. Như lấy ngũ hành sinh khắc hỷ kị định cát hung, sau đó lấy tượng để luận chi tiết, nếu cát thì cát về mặt nào, hung thì hung về mặt nào. Không nên làm ngược lại là lấy thần sát làm chính, ngũ hành làm phụ, vì nó nghịch với Lý - Khí - Số - Tượng; đã có nhiều tấm gương bị loạn vì lấy thần sát làm chính khi luận thần sát trên nguyên cục bát tự.

Điển hình, rất dễ thấy là những người này sẽ phát biểu: xem bát tự không cần định hỷ kỵ (TK chú: không phải chỉ có Vượng Suy mới có hỷ kỵ) cũng có thể luận được. Tức những người này dùng Tượng làm chủ, Khí - Số làm phụ.

Re: Quà tặng mừng xuân Kỷ Hợi 2019: Các thần sát thường dùng và Hỏi - đáp các vấn đề Tử Bình

Đã gửi: 05:32, 03/01/19
gửi bởi thientuongsuu12
NeBoTat đã viết: 01:09, 03/01/19 Chào em, Thientuongsuu12. Cùng là cú đêm à? :)

Thần sát là một phần không thể thiếu vì nó là một loại Tượng. Tượng gồm có: tượng thiên can, tượng địa chi, tượng thập thần, tượng cung vị, tượng thần sát...

Hiện nay, ngoài cách xem của anh, còn có cách xem thuần thần sát là dùng 12 cung chức Quả Lão hoặc Tử Vi. Có điều anh tìm ra phương pháp riêng để kết nối bát tự và 12 cung chức, thay vì luận riêng từng cái một.

Ngoài ra hiện nay còn có 1 phương pháp an thần sát vào thiên can, mà anh thấy ít nhất 1 vị có dùng, vị này đã lâu không xuất hiện ở diễn đàn này, anh không tiện nêu tên. Phương pháp an thần sát này theo đúng kế hoạch, 3 năm nữa, khi anh kỉ niệm học bát tự được 8 năm, anh sẽ hướng dẫn chi tiết. Cũng không có gì bí mật, vì đây là một kĩ thuật đã được công bố, nhưng công bố trong 1 tài liệu khá thiên môn, kì dị nên ít người để ý để xài. Đồng thời trong tài liệu đó, kĩ thuật này được ứng dụng cho một mục đích khác, nhưng anh tách rời nó ra để sử dụng theo cách của anh.

Còn nếu xui xui có người hướng dẫn trước thì đến khi đó anh lại hướng dẫn kĩ thuật khác. :)

Khi đã an được thần sát như thế, thì số lượng cung của một bát tự không còn là 4 cung (4 trụ) là là 8 cung (bát tự - mỗi chữ là 1 cung). Lúc đó sẽ xem được nhiều chi tiết hơn.

Cũng cần nhắc lại là thần sát là một loại Tượng. Nó không nên can thiệp vào quá trình cân đo ngũ hành (Vượng Suy, Cách Cục) vốn vận dụng Lý, Khí, Số. Đồng thời, đối với cách xem thần sát trong nguyên cục bát tự, cần lấy ngũ hành hỷ kỵ để định tượng, thần sát để lọc tượng/thủ tượng. Tức ngũ hành làm chính, thần sát làm phụ. Như lấy ngũ hành sinh khắc hỷ kị định cát hung, sau đó lấy tượng để luận chi tiết, nếu cát thì cát về mặt nào, hung thì hung về mặt nào. Không nên làm ngược lại là lấy thần sát làm chính, ngũ hành làm phụ, vì nó nghịch với Lý - Khí - Số - Tượng; đã có nhiều tấm gương bị loạn vì lấy thần sát làm chính khi luận thần sát trên nguyên cục bát tự.

Điển hình, rất dễ thấy là những người này sẽ phát biểu: xem bát tự không cần định hỷ kỵ (TK chú: không phải chỉ có Vượng Suy mới có hỷ kỵ) cũng có thể luận được. Tức những người này dùng Tượng làm chủ, Khí - Số làm phụ.
Dạ không anh, tại em không có sống ở Việt Nam nên giờ giấc nó tréo ngoe như vậy đó.

Cảm ơn anh đã chia sẽ thêm thông tin. Phương pháp dùng thần sát ít người biết nên có ai đó như anh chia sẽ cho mọi người thì thật quý rồi, vì đa phần các vị chỉ truyền lại cho đệ tử hay người có duyên thôi. Anh yên tâm là chỉ có mỗi anh là người duy nhất chia sẽ cái này thôi.

Môn này đã khó, phải đi từ gốc là ngũ hành, người mới học nếu không đi từ cơ bản mà dùng đủ loại kĩ thuật, thần sát...thì đúng là sẽ loạn lên rồi tẩu hỏa nhập ma mất thôi.

Re: Quà tặng mừng xuân Kỷ Hợi 2019: Các thần sát thường dùng và Hỏi - đáp các vấn đề Tử Bình

Đã gửi: 06:46, 03/01/19
gửi bởi hoalando
Chào anh NeBoTat, anh cho em hỏi về dụng thần đắc lực.
Sách cụ Thiệu cho rằng dụng thần thiên can là lực lượng lớn, địa chi là cục bộ, là nhỏ. Giả sử tài là dụng thần, thì tài thấu cách cục cao, tài tàng cách cục thấp.
Thế nhưng cũng có câu
Tài tàng thì phong phú hùng hậu, tài lộ sợ bị kiếp đoạt.
Theo kinh nghiệm xem của anh, thì anh nhận xét cái trên ntn?

Re: Quà tặng mừng xuân Kỷ Hợi 2019: Các thần sát thường dùng và Hỏi - đáp các vấn đề Tử Bình

Đã gửi: 10:07, 03/01/19
gửi bởi NeBoTat
thientuongsuu12 đã viết: 05:32, 03/01/19 Môn này đã khó, phải đi từ gốc là ngũ hành, người mới học nếu không đi từ cơ bản mà dùng đủ loại kĩ thuật, thần sát...thì đúng là sẽ loạn lên rồi tẩu hỏa nhập ma mất thôi.
Sẵn tiện nói luôn, Không Vong cũng chỉ là một loại thần sát, là thuộc phạm trù Tượng. Nó không tham dự vào quá trình cân đo ngũ hành, vốn dùng Lý - Khí - Số. Dạo này thấy có nhiều người dùng Không Vong để vô hiệu hoá ngũ hành quá.
hoalando đã viết: 06:46, 03/01/19 Chào anh NeBoTat, anh cho em hỏi về dụng thần đắc lực.
Sách cụ Thiệu cho rằng dụng thần thiên can là lực lượng lớn, địa chi là cục bộ, là nhỏ. Giả sử tài là dụng thần, thì tài thấu cách cục cao, tài tàng cách cục thấp.
Thế nhưng cũng có câu
Tài tàng thì phong phú hùng hậu, tài lộ sợ bị kiếp đoạt.
Theo kinh nghiệm xem của anh, thì anh nhận xét cái trên ntn?
Mình không có thời gian kiểm chứng sách của cụ Thiệu; mặc định những gì bạn nói là chính xác theo nguyên bản. Những nhận xét bạn nói nó đều đúng, không có sai, cũng không mâu thuẫn nhau, bởi nó phản ánh những mặt khác nhau của cùng một vấn đề.

(1) Tài thấu cách cục cao, Tài tàng cách cục thấp: đúng trong trường hợp cả bát tự chỉ có 1 chữ Tài tinh. Lúc đó, Tài tinh tàng tại địa chi tốt, cách cục cao hơn Tài tinh thấu tại thiên can. Do chỉ có 1 chữ Tài trong nguyên cục, nên Tài thấu chính là hư thấu. Tài hư thấu, theo Manh Phái Đoàn Kiến Nghiệp là biểu thị tài hoa, mà không biểu thị tài phú (mình không dùng theo lối này, chỉ nêu ra để thấy nhận định về sức mạnh của Tài tinh khi nó hư thấu). Còn sư phụ Bành Khang Dân có nói: "干为禄本,定一生职位高低;支作命基,布三限寿元终始." Tức: "Can là nguồn căn của lộc, định chức vị cả đời cao thấp. Chi là căn cơ của mệnh, bày cuộc đời tam hạn thọ nguyên." Như vậy, địa chi là căn cơ, thiên can là biểu hiện; địa chi là thân rễ, thiên can là cành lá, hoa quả. Nếu trong mệnh chỉ có 1 chữ Tài, dĩ nhiên ưu tiên chọn Tài tại địa chi làm căn cơ, hơn là chọn Tài tại thiên can phù phiếm.

(2) Tài tàng thì phong phú hùng hậu, Tài lộ dễ bị kiếp đoạt: Tài tàng, theo như giải thích phía trên, là căn cơ trong mệnh có Tài, dĩ nhiên là loại Tài vững chắc, thâm căn cố đế. Tài lộ dĩ nhiên dễ bị kiếp đoạt, là vì về bản chất ngũ hành, nhật chủ luôn khắc Tài tinh. Tài tinh một khi thấu lộ tại nguyệt trụ hoặc thời trụ, là cạnh bên nhật chủ, sẽ bị thiếp khắc (khắc gần), luôn bị thương tổn, thấu tại niên trụ đỡ hơn. Như vậy Tài một khi lộ ra, thì 2/3 trường hợp là nó sẽ bị hao tổn (nếu không tính những yếu tố khác). Vì vậy cho nên người ta thích Tài tàng hơn Tài lộ, vì lộ thì khả năng bị thương tổn là cao. Tuy nhiên, theo cách nhìn của ông Bành Khang Dân đã trích phía trên, nếu có đủ tối thiểu 1 cặp can - chi, vẫn là tốt nhất. Đó là lúc căn cơ của mệnh có Tài, mà tài phú cũng dễ đạt được.

Nói thêm về mặt dễ bị kiếp đoạt, Tài trong địa chi gặp hình xung khắc hại cũng bị kiếp đoạt như thường. Có điều, lấy ví dụ lực khắc đi, do thiên can tính động nên lực khắc của 2 can mạnh hơn lực khắc giữa 2 chi. Do đó Tài lộ ra khi bị khắc sẽ bị tổn nhiều hơn khi tàng tại địa chi. Ngoài ra, Tài tàng tại địa chi, nếu là bản khí thì mới bị khắc, nếu là trung khí hay tạp khí thì nghiễm nhiên là được miễn khắc trực tiếp (gián tiếp vẫn có), vì Tỷ Kiếp ở chi khác khắc không tới Tài tinh. Chỉ trong trường hợp đặc thù (bạn tự nghiệm) thì Tỷ Kiếp mới có thể tàng độn đến khắc Tài tinh.

Đó là lí do vì sao có câu phú (không nhớ chính xác): Tài tinh nhập tạp khí. Tài tinh nhập tạp khí, tuy khí nó không cường vượng lắm (tính trong phạm vi một chi mà Tài tinh tàng vào đó) vì nó không phải là bản khí, nhưng nó có cái quý là Tỷ Kiếp phải tàng độn đến mới khắc được; còn trong điều kiện bình thường thì khắc không nổi. Nói nôm na là Tài lúc này có ít, nhưng nguồn/nguyên lưu nó dài, tức nó ít nhưng bền. Nếu ví nó như một con sông cho hình tượng dễ hiểu, thì tuy bề mặt sông không lớn, nhưng lòng sông nó sâu dày.

Re: Quà tặng mừng xuân Kỷ Hợi 2019: Các thần sát thường dùng và Hỏi - đáp các vấn đề Tử Bình

Đã gửi: 10:26, 03/01/19
gửi bởi thientuongsuu12
NeBoTat đã viết: 10:07, 03/01/19 Sẵn tiện nói luôn, Không Vong cũng chỉ là một loại thần sát, là thuộc phạm trù Tượng. Nó không tham dự vào quá trình cân đo ngũ hành, vốn dùng Lý - Khí - Số. Dạo này thấy có nhiều người dùng Không Vong để vô hiệu hoá ngũ hành quá.
Dạ em cảm ơn anh. Có lần chú vio cũng nói em rằng Không vong mang tượng. Em thì vẫn thấy nó mơ hồ nên thường em bỏ qua phần tượng của Không vong. Nhân đây xin anh có thể giải thích cái tượng của Không vong là gì không anh, để em và nhiều người khác vào đây đọc cũng hiểu một cách đúng đắn hơn.

Re: Quà tặng mừng xuân Kỷ Hợi 2019: Các thần sát thường dùng và Hỏi - đáp các vấn đề Tử Bình

Đã gửi: 10:33, 03/01/19
gửi bởi NeBoTat
thientuongsuu12 đã viết: 10:26, 03/01/19
NeBoTat đã viết: 10:07, 03/01/19 Sẵn tiện nói luôn, Không Vong cũng chỉ là một loại thần sát, là thuộc phạm trù Tượng. Nó không tham dự vào quá trình cân đo ngũ hành, vốn dùng Lý - Khí - Số. Dạo này thấy có nhiều người dùng Không Vong để vô hiệu hoá ngũ hành quá.
Dạ em cảm ơn anh. Có lần chú vio cũng nói em rằng Không vong mang tượng. Em thì vẫn thấy nó mơ hồ nên thường em bỏ qua phần tượng của Không vong. Nhân đây xin anh có thể giải thích cái tượng của Không vong là gì không anh, để em và nhiều người khác vào đây đọc cũng hiểu một cách đúng đắn hơn.
Tượng của Không Vong là không có, là duyên nợ không sâu, là có ý định mà không thực hiện, đôi khi nó còn là tín hiệu của linh giới, vong linh. Nếu nó mang ý nghĩa tốt, nó có nghĩa là không linh thoáng đãng, không trở ngại.

Thường Không Vong được xem là hung thần. Ví dụ thấy Tỷ Kiếp chính vị nguyệt trụ, bị tổn thái quá (như vậy Tỷ Kiếp thường là hỷ), lại kèm Không Vong và/hoặc Bạch Hổ và/hoặc Tang Môn và/hoặc Tai/Kiếp Sát thì đoán sơ bộ có anh em yểu tử hoặc lưu thai. Sau đó dùng thêm kĩ thuật khác để khẳng định thêm về vấn đề này, giúp tăng khả năng chính xác.

Thường anh cũng ít dùng Không Vong, chỉ dùng cho một số mục đích luận đoán đặc biệt.

Re: Quà tặng mừng xuân Kỷ Hợi 2019: Các thần sát thường dùng và Hỏi - đáp các vấn đề Tử Bình

Đã gửi: 10:58, 03/01/19
gửi bởi thientuongsuu12
NeBoTat đã viết: 10:33, 03/01/19
Có bạn hỏi về Tài, em cũng xin hỏi thêm một câu nữa có liên quan ạ.
Giáp, Ất lấy Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là Tài, nếu trường hợp hình thành hội hợp tỷ kiếp cục như Ất gặp Hợi Mão Mùi và Giáp gặp Dần Mão Thìn, thì Tài này sẽ như thế nào ạ? Mùi và Thìn đều là Thổ tài tinh bản khí thì liệu có bị hóa hết không ạ?

Re: Quà tặng mừng xuân Kỷ Hợi 2019: Các thần sát thường dùng và Hỏi - đáp các vấn đề Tử Bình

Đã gửi: 23:29, 03/01/19
gửi bởi NeBoTat
thientuongsuu12 đã viết: 10:58, 03/01/19 Có bạn hỏi về Tài, em cũng xin hỏi thêm một câu nữa có liên quan ạ.
Giáp, Ất lấy Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là Tài, nếu trường hợp hình thành hội hợp tỷ kiếp cục như Ất gặp Hợi Mão Mùi và Giáp gặp Dần Mão Thìn, thì Tài này sẽ như thế nào ạ? Mùi và Thìn đều là Thổ tài tinh bản khí thì liệu có bị hóa hết không ạ?
Về tam hội anh chưa có cơ hội nghiệm lý nhiều.

Về tam hợp / nhị hợp có hoá, anh luận như sau (lấy Ất - Hợi - Mão - Mùi làm ví dụ):

(1) Khi cân đo ngũ hành để định hỷ kỵ, tính các chi tham gia hợp cục đã bị hoá mất, thành hành mộc.

(2) Khi cho tuế vận nhập cục, vẫn tính các địa chi nguyên gốc, tức Hợi, Mão, Mùi riêng biệt. Sau khi tuế vận nhập cục xong và đã được định vị, cần tính vận động hỷ kỵ để lấy tượng cát hung thì tính là các chi tham gia hợp cục đã bị hoá mất, thành hành mộc.

(3) Khi tính tượng thần sát vẫn tính các địa chi nguyên gốc, tức Hợi, Mão, Mùi từng chi mang thần sát nào.