Trang 1 trên 2
Giải đáp các thắc mắc
Đã gửi: 15:57, 28/04/11
gửi bởi VULONG
Giải đáp các thắc mắc.
Bởi vì mặc dù tôi đã đăng ở đây gần như toàn bộ phần "Phương pháp xác định Thân vược hay nhược và dụng thần" nhưng hầu như nhiều người đã đọc nhưng vẫn không hiểu để áp dụng vào các ví dụ cụ thể, nhất là cho chính mình thì phải. Do vậy tôi lập chủ đề này nhằm giải đáp mọi thắc mắc để giúp bạn đọc hiểu và áp dụng được lý thuyết này vào các ví dụ trong thực tế.
Thân chào.
TL: Giải đáp các thắc mắc
Đã gửi: 17:56, 29/04/11
gửi bởi G-R-E-E-N
Đó là bởi PP của bác có rất nhiều quy tắc nhưng số ví dụ minh họa cho từng quy tắc lại quá ít. Muốn dụng được hết các quy tắc này e là ... mệt
Bác nên dẫn thêm các ví dụ minh họa cho từng quy tắc & làm thêm 1 mục lục tra cứu quy tắc: về sinh khắc, hợp hóa, xung, hình, hại, ... để khi xét tứ trụ ta có thể tìm được ngay quy tắc mà mình cần.
Trong việc đánh giá độ số thì: Thiệu Vĩ Hoa trọng về can tàng, nhe về vòng trường sinh (cứ vượng/suy là tăng thêm/giảm đi cùng một hệ số) còn Bác trọng về vòng trường sinh, nhưng lại nhẹ về can tàng.
Phần điểm hạn hình như bác chưa công bố.
TL: Giải đáp các thắc mắc
Đã gửi: 19:35, 29/04/11
gửi bởi VULONG
G-R-E-E-N đã viết:Đó là bởi PP của bác có rất nhiều quy tắc nhưng số ví dụ minh họa cho từng quy tắc lại quá ít. Muốn dụng được hết các quy tắc này e là ... mệt
Bác nên dẫn thêm các ví dụ minh họa cho từng quy tắc & làm thêm 1 mục lục tra cứu quy tắc: về sinh khắc, hợp hóa, xung, hình, hại, ... để khi xét tứ trụ ta có thể tìm được ngay quy tắc mà mình cần.
Trong việc đánh giá độ số thì: Thiệu Vĩ Hoa trọng về can tàng, nhe về vòng trường sinh (cứ vượng/suy là tăng thêm/giảm đi cùng một hệ số) còn Bác trọng về vòng trường sinh, nhưng lại nhẹ về can tàng.
Phần điểm hạn hình như bác chưa công bố.
1 - Số ví dụ ở đây chỉ nhằm để xác định chính xác số điểm vượng theo dự kiến của tôi cho chính xác thêm mà thôi.
2 - Ở phần này tôi có động chạm gì tới Hình và Hại đâu mà bạn lại nói ra ở đây.
3 - Vì số quy tắc ở phần này là quá ít nên tôi thấy không cần thiết lập mục lục như phần "Các quy tắc tính điểm hạn" (có tới 350 quy tắc). Bạn không có khả năng tự lập mục lục các quy tắc của phần này để tra cứu cho riêng bạn sao ?
4 - Phương pháp của tôi không dính dáng gì tới phương pháp của cụ Thiệu cả nên xin bạn đừng có "Râu ông này cắm vào cằm bà kia " ở đây như vậy. Còn nếu bạn muốn tự phát minh ra một Phương Pháp mới kết hợp 2 phương pháp này thì cứ tự nhiên... Xin Mời.
5 - Phần điểm hạn về cái gì mà tôi chưa công bố ?
TL: Giải đáp các thắc mắc
Đã gửi: 21:49, 29/04/11
gửi bởi G-R-E-E-N
- Đó chỉ là những nhận định chủ quan của bản thân cháu thôi mà.
- Bác có phương pháp tính điểm vượng theo vòng trường sinh, sách của TVH lại nêu phương pháp tính điểm vượng theo can lộ can tàng và các quan hệ hình xung hại phá, soft four pillars cũng có một phương pháp định vượng suy. Tất cả đều độc lập với nhau, sao có thể dùng từ dính dáng được. Phương pháp nào chính xác hơn thì cháu sẽ vận dụng
- Phần hình hại đúng là ko có, cháu quen tay typer nhầm
- Phần điểm hạn đã được công bố trong mục
11 – Các trường hợp ngoại lệ
mục này cháu xem lướt (vì thấy ghi là ngoại lệ) nên ko nhìn ra.
TL: Giải đáp các thắc mắc
Đã gửi: 10:39, 30/04/11
gửi bởi G-R-E-E-N
Các giả thiết từ 93/ tới 96/ (chương 14) về xung, hợp còn khá khó hiểu. mong bác giải thích thêm
- Lực hợp của các địa chi bị giảm???? chỗ này cháu chưa hiểu bác định nói gì. Phải chăng là để xác định độ số của lực hợp khi biết điểm vượng?
a - Lực hợp của các địa chi bị giảm
94/ - Lực hợp của 1 chi với y chi bị giảm :
94a/21 - (y - 1)/y.đv nếu nó hợp với mỗi chi gần.
94b/ - 1/3.(y - 1)/y.đv nếu nó hợp với chi cách 1 ngôi.
94c/ - 1/2.(y - 1)/y.đv ...................................... 2 ngôi.
- Vai trò của Lực xung, hợp? Ngoài vai trò xác định xem tổ hợp có bị phá hay ko, chúng có vai trò gì khác hay ko?
- Khi 1 chi bị xung thì khả năng khắc của nó thay đổi như thế nào?
vd: Nhâm-----Canh
Thìn-----Tuất
Thìn Tuất xung nhau, như vậy liệu Thìn có làm Nhâm giảm 1/2 đv hay ko?
TL: Giải đáp các thắc mắc
Đã gửi: 14:08, 30/04/11
gửi bởi G-R-E-E-N
a - Lực hợp của các địa chi bị giảm là do sự tranh hợp.
xin hỏi thêm bác 1 câu;
khi 1 chi A hợp với chi B (có thể hoá có thể ko) thì ta chỉ xét tương tác của chi A với can cùng trụ và với chi B (trường hợp ko hoá). Các can/chi còn lại ko có tương tác đến chi A ?
TL: Giải đáp các thắc mắc
Đã gửi: 22:01, 30/04/11
gửi bởi G-R-E-E-N
Tứ trụ 6: Nam sinh ngày 12/10/1962 lúc 4,30’
http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5332964652/
Qua sơ đồ này, ta thấy:
3 - Tuất có 3đv bị giảm 1/3đv bởi Dần trụ năm khắc gần, ¼ đv bởi Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,3đv.
----------------------------
Hỏi: Dần trụ giờ khắc Tuất? vậy Giáp trụ giờ có khắc Tuất ko?
Khắc cách 1 ngôi thì giảm 1/4đv hay 1/5 đv?
phép tính đv = 3*2/3*3/4*3/5=0,9 ~= 1,3
TL: Giải đáp các thắc mắc
Đã gửi: 04:31, 01/05/11
gửi bởi VULONG
G-R-E-E-N đã viết:Các giả thiết từ 93/ tới 96/ (chương 14) về xung, hợp còn khá khó hiểu. mong bác giải thích thêm
- Lực hợp của các địa chi bị giảm???? chỗ này cháu chưa hiểu bác định nói gì. Phải chăng là để xác định độ số của lực hợp khi biết điểm vượng?
Lực hợp hay xung của một chi bất kỳ ở lưu niên A chính là điểm vượng trung bình của nó tại lệnh tháng (nếu nó ở trong Tứ Trụ), tại chi đại vận và 2 lần ở lưu niên (chi của lưu niên). Lực của chi chủ xung khi xung một hay nhiều chi khác không bị giảm (nó chỉ bị giảm khi xung chi cách ngôi) và nó cũng không bị giảm khi chính nó bị các chi khác xung hay khắc. Nhưng lực hợp của một chi bất kỳ bị giảm như câu a sau:
a - Lực hợp của các địa chi bị giảm:
94/ - Lực hợp của 1 chi với y chi bị giảm :
94a/21 - (y - 1)/y.đv nếu nó hợp với mỗi chi gần.
94b/ - 1/3.(y - 1)/y.đv nếu nó hợp với chi cách 1 ngôi.
94c/ - 1/2.(y - 1)/y.đv ...................................... 2 ngôi.
- Vai trò của Lực xung, hợp? Ngoài vai trò xác định xem tổ hợp có bị phá hay ko, chúng có vai trò gì khác hay ko?
Nó không còn vai trò gì khác.
- Khi 1 chi bị xung thì khả năng khắc của nó thay đổi như thế nào?
vd: Nhâm-----Canh
Thìn-----Tuất
Thìn Tuất xung nhau, như vậy liệu Thìn có làm Nhâm giảm 1/2 đv hay ko?
Không có sự thay đổi gì cả.
TL: Giải đáp các thắc mắc
Đã gửi: 04:38, 01/05/11
gửi bởi VULONG
G-R-E-E-N đã viết:a - Lực hợp của các địa chi bị giảm là do sự tranh hợp.
xin hỏi thêm bác 1 câu;
khi 1 chi A hợp với chi B (có thể hoá có thể ko) thì ta chỉ xét tương tác của chi A với can cùng trụ và với chi B (trường hợp ko hoá). Các can/chi còn lại ko có tương tác đến chi A ?
Các can chi còn lại không có tương tác gì tới chi A cả.
TL: Giải đáp các thắc mắc
Đã gửi: 05:28, 01/05/11
gửi bởi VULONG
G-R-E-E-N đã viết:Tứ trụ 6: Nam sinh ngày 12/10/1962 lúc 4,30’
http://www.flickr.com/photos/57680364@N06/5332964652/
Qua sơ đồ này, ta thấy:
3 - Tuất có 3đv bị giảm 1/3đv bởi Dần trụ năm khắc gần, ¼ đv bởi Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,3đv.
----------------------------
Hỏi: Dần trụ giờ khắc Tuất? vậy Giáp trụ giờ có khắc Tuất ko?
Khắc cách 1 ngôi thì giảm 1/4đv hay 1/5 đv?
phép tính đv = 3*2/3*3/4*3/5=0,9 ~= 1,3
Ở đây tôi sai sót không tính lực của Giáp trụ giờ khắc Tuất trụ tháng. Do vậy điểm vượng của Tuất phải bị giảm thêm 1/10, nó còn lại 0.96.9/10 = 0,86.
Nếu đúng theo lý thuyết đã viết thì khắc cách 1 ngôi nó bị giảm 1/5, ở đây tôi lại viết và tính nó chỉ bị giảm là 1/4... nhưng phần kết quả trên sơ đồ tôi vẫn tính đúng theo lý thuyết là 3.2/3.4/5.3/5 = 0,96. Có sai sót này là bởi vì trước đó tôi lấy tỉ lệ giảm là 1/4 sau phải sửa lại là 1/5. Cứ mỗi lần khi phải thay đổi các tỉ lệ này tôi một mình lại phải sửa lại tất cả các số liệu trên các sơ đồ và bài giải nên nhầm lẫn là chuyện bình thường vì không có nhiều người kiểm duyệt (trước khi xuất bản) như ở các nhà xuất bản lớn.
Cám ơn bạn đã chỉ giúp các sai sót này.