Trang 1 trên 1

Dự đoán vận mệnh ca sĩ lừng danh Whitney Houston (USA)

Đã gửi: 04:58, 28/02/12
gửi bởi VULONG
Sơ đồ tính điểm hạn (hạn chết) năm Nhâm Thìn (2012) của ca sĩ nổi danh Whitney Houston (USA) :

Hình ảnh

11/2/2012 là năm Nhâm Thìn thuộc đại vận Giáp Tý và tiểu vận Quý Hợi.
1 - Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân nhược mà Quan Sát là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn/ Nhâm tàng trong Thân ở trụ tháng. Kim là hành kỵ vượng.
2 - Ta thấy 2 Thân trong Tứ Trụ hợp với Tý và Thìn ở tuế vận hóa Thủy thay đổi hành của chúng nên điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại. Thủy có 1,86đv được thêm 9đv của Thân trụ ngày và 5,4đv của Thân trụ tháng thành 16,26đv. Kim có 23,4đv bị mất 9đv của Thân trụ ngày và 5,4đv của Thân trụ tháng còn 9đv. Thân vẫn nhược và dụng thần vẫn không thay đổi. Vì Kim là kỵ 1 động nên ta phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận. Thủy có 16,26đv được thêm 5,33đv của Tý đại vận và 2.8đv của Thìn thái tuế thành 39,59đv. Mộc có 4,41đv được thêm 5,1đv của Giáp đại vận (Giáp động vì nó bị Canh trong Tứ Trụ khắc) thành 9,51đv.

Bình thường sau khi tính thêm các điểm vượng ở tuế vận thì điểm hạn của các hành không được phép thay đổi. Nhưng nếu áp dụng điều này ở đây thì Thủy vẫn là dụng thần nên tổng điểm hạn quá thấp là không thể chấp nhận được (vì Thủy cục 4 chi có điểm hạn âm, điểm hạn can động của 3 Giáp cũng là âm...). Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải thừa nhận sau khi tính thêm các điểm vượng ở tuế vận thì điểm hạn của ngũ hành phải được xác định như bình thường. Nếu như vậy thì ta phải sửa lại giả thiết đã được đưa ra ở ví dụ minh họa là "Giờ Thân hay Hợi ?" trong "Bài 24 - Tính lại điểm vượng trong vùng tâm và điểm kỵ vượng" của chủ đề "Lớp Học Tứ Trụ Cao Cấp tự do cho tất cả mọi người" trong mục "Tử Bình - Bát Tự" bên trang web "Diễn Đàn Lý Học Đông Phương" (vì 2 ví dụ này có 1 điểm giống nhau) :

“2/ - Nếu tất cả các can chi của tuế vận hóa cục có cùng hành mà có hóa cục liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận thì phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận, và nếu sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận mà Thân mới bị thay đổi thì dụng thần và điểm hạn của ngũ hành được xác định như bình thường“.

Thành 2 giả thiết độc lập như sau :

7b/ - Nếu tất cả các can chi của tuế vận hóa cục có cùng hành mà có hóa cục liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận thì phải tính lại điểm vượng ở vùng tâm và tính thêm điểm vượng ở tuế vận.

30a/ - Nếu tính lại điểm vượng trong vùng tâm mà Thân không thay đổi nhưng khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận Thân bị thay đổi thì dụng thần và điểm hạn của ngũ hành được xác định như từ khi mới sinh chỉ khi có tổ hợp của chi đại vận và thái tuế cùng với chi trong Tứ Trụ hóa cục cũng như hóa cục này không tham gia Đại Chiến.


Nếu áp dụng giả thiết 30a/ thì trường hợp này ta thấy chi đại vận, thái tuế và chi trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hóa Thủy cũng như Kiêu Ấn lớn hơn Tài và Thực Thương cộng thêm Thân lớn hơn Tài và Quan Sát (vì Thân lúc này có 9,51đv còn Tài có 1,44đv và Quan Sát có 9đv) nên Kiêu Ấn có thể sinh được cho Thân 50% đv của nó. Thân đã trở thành vượng (vì nó có (39,59.1/2 + 9,51)đv = 29,39đv) mà Kiêu Ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Mậu tàng trong Tuất ở trụ giờ. Thủy là kỵ vượng và các điểm kỵ vượng được tăng gấp 3 lần (nếu áp dụng giả thiết : 30/(18;158) – Nếu hành của tam hợp cục hay tam hội cục có ít nhất 4 chi có thái tuế là kỵ 1, khi hành này giống với hành của can lưu niên mà can lưu niên không bị hợp thì điểm kỵ vượng của hành này (đoạn này đã được sửa lại cho chính xác hơn) mới được tăng 5/4 nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 10đv, 2 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng ít nhất 20đv, 3 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 30đv, 4 lần nếu nó lớn hơn hỷ dụng thần ít nhất 40đv, .... (kể cả khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận và tính lại điểm vượng vùng tâm mà Thân bị thay đổi (nghĩa là Thân từ vượng trở thành nhược hay ngược lại)).

Do vậy Thủy cục có 1.2đh + 0,25đh. Tý đại vận và Thìn thái tuế mỗi chi có 3.0,5đh kỵ vượng.

3 - Dụng thần Mậu vượng ở lưu niên có -1đh.
4 - Nhật can Gi áp nhược ở lưu niên có 0đh.
5 – Canh trụ tháng được lệnh nhưng nhược ở tuế vận có -0,5đh và khắc 3 Giáp có tổng cộng 0,25đh, vì vậy mỗi lực có 0,08đh, riêng lực khắc Giáp trụ giờ chỉ có 0,04đh (vì cách 1 ngôi). Do vậy Giáp đại vận chỉ vượng ở đại vận có 0,5đh nhưng bị giảm 8% còn 0,46đh can vượng (vì bị Canh khắc), Giáp trụ ngày thất lệnh nhưng chỉ vượng ở đại vận có 0,5đh nhưng cũng bị giảm 8% chỉ còn 0,46đh, Giáp trụ giờ cũng có 0,5đh nhưng chỉ bị giảm 4% còn 0,48đh.
Giáp đại vận có 1 cát thần có -0,25đh nhưng bị giảm 8% (do Canh khắc) chỉ còn -0,23đh. Nhâm lưu niên có 2 cat thần có -2.0,25đh. Quý tiểu vận có 2 cát thần có -2.0,13đh. Hợi tiểu vận có 1 hung thần có 0,13đh.
6 - Nước sông ở lưu niên có Nhâm chỉ vượng ở đại vận khắc Lửa đỉnh núi ở trụ giờ có 0,75đh.

Tổng số là 5,24đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

Qua sơ đồ này rõ ràng người này đã chết chủ yếu bởi các điểm hạn về Thủy (tức chết vì nước), vậy mà pháp y khám nghiệm đã kết luận không phải chết đuối vì trong phổi không có nhiều nước. Có thể thủ phạm (nếu có) đã dốc ngược đương số để cho nước trong phổi thoát ra ngoài (như cấp cứu người chết đuối) trước khi pháp y khám nghiệm chăng ?

.................................................. .................................................. .

Qua Wikipedia tiếng Việt của Whitney Houston cho ta thấy tiểu sử của nữ ca sĩ này huy hoàng nhất vào các vận Nhâm Tuất và Quý Hợi đúng như dụng thần là Thủy "Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" của tôi đã chỉ ra. Điều này là một bằng chứng để chứng minh thêm một lần nữa phương pháp của tôi theo "Vượng Suy Pháp" hay "Dụng Thần thăng bằng" lấy Can đại vận làm trọng là đúng.

Nhưng vì sao vào vận Giáp Tý là vận hỷ thần có Giáp vượng ở đại vận Tý và chi đại vận Tý hợp với 2 Thân trong Tứ Trụ hóa Thủy là dụng thần mà sự nghiệp của người này lại tụt dốc và cuối cùng đã kết thúc bi thảm bằng cái chết như vậy ?

Nói chung ngoài những người theo trường phái của cụ Thiệu (lấy Can đại vận làm trọng) thì hầu như các cao thủ lẫn các đại cao thủ Tử Bình (như Trưởng Lão Hoàng Đại Lục đại diện cho "Cách Cục Pháp", Đoàn Kiến Nghiệp đại diện cho "Manh Phái",....) đều lấy Chi đại vận làm trọng. Điều này dễ dẫn họ đi đến kết luận Thủy phải là kỵ thần (vì vào vận Tý - Thủy nên người này thất bại liên tiếp và kết cục bằng cái chết). Nếu vậy thì họ sẽ giải thích ra sao với vận Quý Hợi có can chi toàn Thủy là kỵ thần mà người này vẫn huy hoàng như vậy ? Chắc là họ cho rằng 10 năm của đại vận này đương số đã sống và biểu diễn ở xa mạc SAHARA ở châu Phi, cho nên kỵ thần Thủy ở đó bị "Bốc Hơi Hết" còn hỷ dụng là Hỏa và Thổ cường vượng (vì xa mạc này ở phương nam lại gần đường xích đạo nên lúc nào cũng nóng ấy mà). Còn vận Nhâm Tuất thì chắc chắn họ cho rằng Tuất là Thổ là hành hỷ dụng thần nên mới đẹp như vậy. Chính vì lấy Chi đại vận làm trọng (ở đây chưa xét đến khả năng xác định Thân vượng hay nhược của họ), cho nên họ đã không thể giải thích được đa số các ví dụ trong thực tế. Chính vì vậy mà họ đã phủ nhận trường phái "Dụng Thần thăng bằng" để đi đến thừa nhận các trường phái khác.

Theo trường phái "Dụng Thần thăng bằng" lấy Can đại vận làm trọng của tôi thì giải đáp câu hỏi ở trên ra sao ? Nếu nhìn qua thì dễ dàng cho rằng đại vận Giáp Tý có chi hóa Thủy là dụng thần còn can Giáp là hỷ thần lại vượng ở đại vận Tý thì đây phải là một vận có nhiều thành công hơn là thất bại nhưng trong thực tế thì lại hoàn toàn ngược lại. Muốn giải thích điều này thì phải thừa nhận sự vượng suy của tất cả các can chi phải được xác định tại chi lưu niên (tức lấy thái tuế làm "Lệnh Lưu Niên" tương tự như lấy chi tháng làm "Lệnh Tháng" trong Tứ Trụ).

Nếu chấp nhận như vậy thì vận Giáp Tý bắt đầu vào tháng 7/2003.
Các năm Quý Mùi (2003), Giáp Thân (2004), và Ất Dậu (2005), Canh trụ tháng vượng ở lưu niên khắc 3 Giáp ở đại vận, trụ ngày và trụ giờ (đều nhược ở lưu niên), vì vậy 3 Giáp bị tổn thương nên hầu như không có khả năng nhận được sự sinh từ Thủy cục. Điều này dẫn đến Thân đã nhược càng thêm nhược không thể thắng được Tài Quan, vì vậy 3 năm này đương số chỉ vùi mình vào nghiện ngập Ma Túy, sự nghiệp không có gì cả.

Năm Bính Tuất (2006) mặc dù Canh bắt đầu suy nhược ở lưu niên nhưng nó vẫn khắc được 3 Giáp (vì nó được lệnh tháng) và mặc dù lực khắc yếu hơn nhưng bù vào là can lưu niên Bính Hỏa là kỵ thần, cộng thêm Tuất thái tuế hợp chặt Mão trong Tứ Trụ nên Thân coi như bị mất Mão nên Thân đã suy nhược (vì không nhận được sự sinh từ Thủy cục) lại càng thêm nhược. Chính đều này đã dẫn đến sự bại tài (thực tế có thể coi như là phá sản) của Whitney Houston vào năm 2006 (mất quyền sở hữu khu đất ở Atlanta vì phải thế chấp, bán đồ đạc, quần áo, nhạc cụ và nhất là phải bán biệt thự trị giá 5,6 triệu đô la để trả nợ....vào tháng 1/2007 (theo Tử Bình vẫn thuộc năm 2006).

TL: Dự đoán vận mệnh ca sĩ lừng danh Whitney Houston (USA)

Đã gửi: 05:09, 28/02/12
gửi bởi VULONG
Sơ đồ hạn phát Tài tháng Sửu năm Ất Dậu (2005) như sau:
Hình ảnh
Tháng Sửu năm Ất Dậu thuộc đại vận Giáp Tý và tiểu vận Đinh Tị.
Vào đại vận Giáp Tý có Tý đại vận hợp với 2 Thân trong Tứ Trụ hóa Thủy.
Tới năm Ất Dậu có :
1 - Canh trụ tháng hợp với Ất lưu niên hóa Kim thành công (vì có lệnh tháng dẫn hóa, nếu không thì Dậu thái tuế cũng trở thành thần dẫn do bị Mão trụ năm xung).
2 - Để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra giả thiết :

«Nếu bán hợp hay lục hợp của chi đại vận với ít nhất 2 chi giống nhau trong Tứ Trụ đã hóa cục thì tam hợp hay tam hội của thái tuế với 2 chi giống nhau này mất quyền ưu tiên khi thái tuế bị xung khắc bởi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, khi đó tam hợp hay tam hội này muốn tranh được hợp thì lực hợp của nó phải ít nhất bằng lực hợp của bán hợp hay lục hợp cục này».

Nếu sử dụng giả thiết này thì Mão trụ năm xung Dậu thái tuế nên tam hội Thân Dậu Tuất bị mất quyền được ưu tiên. Do vậy tam hội này muốn phá được bán hợp Thủy thì lực hợp của Dậu với mỗi Thân phải ít nhất là bằng lực hợp của Tý với mỗi Thân. Ta thấy lực của Dậu hợp với mỗi Thân là 9.1/4đv = 2,25đv (vì Dậu thái tuế có 9đv phải hợp với 4 chi gồm 2 Thân, Tuất trong Tứ Trụ và thêm Tị tiểu vận) là nhỏ hơn lực hợp của Tý đại vận với mỗi Thân là 8.1/2 đv = 4đv (vì điểm vượng của Tý tại lưu niên là (10 + 2.7).1/3 đv = 8đv và Tý chỉ hợp với 2 Thân). Do vậy tam hội không phá được Thủy cục.

Rõ ràng Canh trụ tháng đã hợp với Ất lưu niên hóa Kim nên nó không còn khả năng khắc 3 Giáp. 3 Giáp không bị thương tổn sẽ nhận được sự sinh từ Thủy cục nên năm Ất Dậu là một năm đẹp đã phát tài. Cho dù Ất lưu niên hóa Kim nhưng vì Ất chỉ ở trạng thái tử tuyệt ở lưu niên nên điểm thêm của Ất hóa Kim là quá nhỏ (chỉ có 3đv) so với sự mất của Kim bởi 2 Thân trong Tứ Trụ hóa Thủy (tới 14,4đv). Chính vì vậy mà Thân không còn quá nhược so với Quan Sát, nên Mão và Dậu thái tuế xung nhau không còn đáng ngại nữa.

Ở tiểu vận Bính Thìn Thủy cục cũng không bị phá vì lực hợp của Tý với mỗi Thân có 8.1/3 đv = 2,67đv (vì Tý phải hợp thêm với Thìn tiểu vận) vẫn lớn hơn lực hợp của Dậu với mỗi Thân là 2,25đv (vì Dậu vẫn phải hợp với Thìn tiểu vận).

Kết luận năm Ất Dậu là 1 năm đẹp.

Qua đây cho biết hầu như tất cả các trường phái Tử Bình từ cổ tới kim hầu như không hề biết đến khả năng tranh phá hợp của các địa chi này (ở đây chỉ đề cập tới các sách đã được in bán công khai).