Trang 1 trên 3

Khương Tử Nha hoàn thành bảng phong Thần thì đã đi về đâu?

Đã gửi: 20:13, 27/11/22
gửi bởi thanhthanh2013
Khương Tử Nha là một nhân vật có thật trong lịch sử và cũng là nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa.
Phong thần diễn nghĩa hay Phong thần bảng là bộ tiểu thuyết lịch sử – thần thoại, mượn câu chuyện Vũ Vương phạt Trụ và Khương Tử Nha phong Thần để gửi gắm những Thần dụ có ý nghĩa sâu xa.

Trong tiểu thuyết này, Khương Tử Nha là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn có sứ mạng phong các vị thánh thần từ việc giúp nhà Chu lật đổ nhà Thương.
Phong Phong thần diễn nghĩa có ghi lại: Một hôm, Nguyên Thủy Thiên Tôn ngồi trên tòa Bát Bảo, nói với Bạch Hạc đồng tử rằng: “Mời Khương Thượng sư thúc đến đây”.

Bạch Hạc đồng tử đi tới vườn đào, thỉnh mời Khương Tử Nha: “Sư thúc, lão gia cho mời”.

Tử Nha nhanh chóng tiến vào Ngọc Hư Cung, thi lễ nói: “Đệ tử Khương Thượng bái kiến sư tôn”.

Thiên Tôn hỏi: “Ngươi đã lên núi Côn Lôn này được bao lâu rồi?”

Tử Nha nói: “Đệ tử 32 tuổi đã lên núi, đến hôm nay đã là 72 tuổi rồi”.

Thiên Tôn nói: “Ngươi sinh ra đã bạc mệnh, Tiên Đạo khó thành, chỉ có thể hưởng phúc thế gian. Thành Thang số đã tận, nhà Chu vận đang hưng, ngươi hãy thay ta Phong Thần, xuống núi trợ giúp minh chủ, cũng là không uổng công ngươi lên núi tu hành suốt 40 năm. Nơi đây cũng không phải là nơi ngươi cần sống, hãy thu xếp rồi xuống núi cho sớm”.

Khương Tử Nha khẩn khoản: “Đệ tử thành tâm xuất gia, tháng ngày chịu khổ, nay cũng đã tu hành được nhiều năm, tuy rằng ngộ tính thấp kém, nhưng mong sư phụ từ bi, chỉ ra cho con chỗ mê để tỉnh giác. Đệ tử tình nguyện ở lại trên núi tu khổ hạnh, không dám tham luyến phú quý hồng trần, mong sư phụ dung nạp”.

Thiên Tôn nói: “Ngươi mệnh duyên như thế, tất phải thuận ý trời, há có thể không tuân theo sao?”.

Theo lời của Nguyên Thủy Thiên Tôn, số mệnh của Khương Tử Nha chính là cần phải như thế, Thiên ý không thể không tuân theo.

Khương Tử Nha vâng lời sư phụ. Bấy giờ, Cơ Xương nuôi chí lật đổ nhà Thương, đi khắp nơi tìm kiếm người hiền tài. Một hôm, lên núi Bàn Khê thấy Khương Tử Nha ngồi câu cá với một lưỡi câu thẳng. Thấy lạ, Cơ Xương mới hỏi: "ông lão, sao câu cá bằng lưỡi câu thẳng thế thì câu sao được?".
Khương Tử Nha mới trả lời: "Lưỡi câu bình thường chỉ câu được cá, lưỡi câu này mới câu được minh chủ".

Thấy vậy Cơ Xương mới đem những chuyện thế cuộc ra hỏi, quả nhiên Khương Tử Nha trả lời thông suốt cho thấy những kiến giải siêu phàm thế là từ đó Khương Tử Nha theo phò Cơ Xương.
Khương Tử Nha tên thật là Khương Thượng, tự Tử Nha, lại có tự Thượng Phụ, là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là quân chủ khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Khương Tử Nha trợ giúp Chu Văn Vương diệt nhà Thương, dựng lập nhà Chu, sau khi diệt nhà Thương và phong Thần xong, Khương Tử Nha vốn định quay trở về núi Côn Luân để tu Đạo thành tiên. Nhưng, Nguyên Thủy Thiên Tôn nói với Khương Tử Nha rằng, cốt cách của ông quá kém nên hãy chuyển thế tiếp tục tu hành, còn tự mình hứa sẽ ban cho ông quả vị Đại La Thần Tiên.

Vì việc Khương Tử Nha phong Thần đối với bổn giáo là có công lao to lớn, do đó Nguyên Thủy Thiên Tôn đặc biệt sai người truyền đạt ý chỉ đến Địa Phủ rằng, Khương Thượng cần phải là bậc kỳ tài, thông minh tuyệt đỉnh, có Cửu Khiếu Linh Lung Tâm (trái tim có 9 lỗ) mới được chuyển thế. Cửu Khiếu Linh Lung Tâm, phải 500 năm mới xuất hiện một lần. Vì thế, sau khi Khương Tử Nha qua đời, phải đợi mãi đến thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, Cửu Khiếu Linh Lung Tâm mới xuất hiện.

Qua đó, dân gian Trung Quốc lưu truyền câu nói rằng: “Khương Thượng trước, Tôn Tẫn sau, năm trăm năm trước Gia Cát Lượng, năm trăm năm sau Lưu Bá Ôn”.
Nguồn : kienthuc.net.vn

Re: Khương Tử Nha hoàn thành bảng phong Thần thì đã đi về đâu?

Đã gửi: 20:17, 27/11/22
gửi bởi thanhthanh2013
hoavan004 đã viết: 18:48, 27/11/22 Tác giả của cuốn Sơn Hải Kinh là một người xuất chúng ngàn năm có một nhưng chỉ thích ẩn cư nơi thôn dã.
Bài sơn đảo hải trong sơn hải quyền kinh là thập hiệu của người này.
Ko biết đạo sĩ hoavan004 có hứng thú với phong thần bảng chăng?

Re: Khương Tử Nha hoàn thành bảng phong Thần thì đã đi về đâu?

Đã gửi: 07:15, 28/11/22
gửi bởi catcherblock
Phong Thần Bảng lấy nhân vật Khương Tử Nha để minh họa cho tính chất của Thiên Cơ, còn đi về đâu á, về với cát bụi nhé.

Re: Khương Tử Nha hoàn thành bảng phong Thần thì đã đi về đâu?

Đã gửi: 07:51, 28/11/22
gửi bởi thanhthanh2013
catcherblock đã viết: 07:15, 28/11/22 Phong Thần Bảng lấy nhân vật Khương Tử Nha để minh họa cho tính chất của Thiên Cơ, còn đi về đâu á, về với cát bụi nhé.
Người viết phong thần bảng biết cả tử vi à bạn?

Re: Khương Tử Nha hoàn thành bảng phong Thần thì đã đi về đâu?

Đã gửi: 07:57, 28/11/22
gửi bởi thanhthanh2013
https://youtu.be/pYK0e3neXJc
Lục Áp Đạo Nhân, có bản dịch là Lục Yểm đạo nhân, ở trong Phong Thần Diễn Nghĩa, là một trong những nhân vật vô cùng thần bí và cường đại, ông không thuộc triệt giáo, cũng chẳng phái người xiển giáo, nhưng lại là người có ảnh hưởng rất lớn, đến thế cục trận chiến phong thần, người đã trợ giúp rất nhiều, cho các vị tiên thần xiển giáo, giúp quân tây kỳ, thảo phạt trụ vương, lập lên nhà chu, cai trị thiên hạ.
Ông từng giúp Khương Tử Nha, tiêu diêt mãnh tướng Triệu Công Minh phe Triệt giáo, phá trận Liệt Diễm, đánh bại tướng Lư Bồng, trảm tướng Khư Dẫn, Dư Nguyên, giúp phe xiển giáo, phá trận tru tiên, và vạn tiên trận.
Ông là một vị tán tu, nhưng thực lực rất mạnh, pháp thuật cao minh, pháp bảo nhiều vô số, một thanh Trảm Tiên Phi Đao, thần cản diệt thần, phật cản diệt phật, lấy đầu tướng địch, trong vô hình, mà chỉ có Ngũ Sắc Thần Quang của Khổng Tuyên mới khắc chế được.
Xuyên suốt bộ truyện, Lục Áp đạo nhân để lại danh tiếng khá lớn, với Xiển Giáo, tuy nhiêu khi nói về thân phận, và địa vị của nhân vật này ra sao, trong chúng tiên tam giới, thì hắn nhiều người vẫn còn vô cùng mờ mịt, không được rõ ràng, hôm nay chúng ta cũng nhau tìm hiểu nhanh, về nhân vật này, trong video dưới đây, xin mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Trong game đấu tiên đài lục áp tiên nhân là một nhân vật hệ thích khách rất tối ưu dành cho người chơi nông dân đi làm nhiệm vụ( hầu như nông dân nào cũng build) và cả người chơi nạp tiền cũng dùng để làm phó bản nhóm khi mới bắt đầu game.

Re: Khương Tử Nha hoàn thành bảng phong Thần thì đã đi về đâu?

Đã gửi: 12:53, 29/11/22
gửi bởi thanhthanh2013
Vốn là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thân Công Báo có một tư tưởng rất táo bạo, không chấp nhận cái gọi là “số trời đã định” như những người tu hành khác.
Phong thần diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết chương hồi mang đậm tính huyền sử của Trung Quốc. Bộ truyện lấy bối cảnh chiến tranh Thương – Chu. Trong Phong thần diễn nghĩa, Thân Công Báo và Khương Tử Nha là huynh đệ đồng môn, cùng bái sư học đạo của Nguyên Thủy Thiên Tôn.

Tuy sở hữu vẻ ngoài tiên phong đạo cốt thế nhưng Thân Công Báo lại mang trong mình một trái tim nhỏ nhen, đố kỵ. Thân Công Báo cho rằng Khương Tử Nha đạo thuật không bằng mình, lại được đi phong Thần, còn y thần thông quảng đại, tại sao không được đi? Chính vì cái tâm này, Thân Công Báo bắt đầu giễu cợt Khương Tử Nha.
Theo Phong thần diễn nghĩa, khi biết Nguyên Thủy Thiên Tôn phái Khương Tử Nha đi phù Chu diệt Thương và phong Thần, Thân Công Báo vô cùng đố kỵ.

Ông ta hỏi Khương Tử Nha: “Ông muốn giúp ai?”.
Khương Tử Nha trả lời: “Tôi muốn giúp Võ Vương diệt Trụ Vương, chính là ứng với thiên tượng. Võ Vương đức sánh Nghiêu – Thuấn, nhân hợp lòng Trời. Trụ Vương vô Đạo, hơn nữa khí số Thành Thang đã ảm đạm, chỉ truyền đến đây rồi hết”.

Thân Công Báo nói: “Tôi lại muốn giúp Thành Thanh, phò tá Trụ Vương. Ông muốn phò tá nhà Chu, tôi sẽ phá ông”.

Khương Tử Nha nói: “Sư đệ nói gì vậy? Mệnh lệnh của sư tôn, sao dám trái lại? Hơn nữa đã là mệnh Trời thì con người nào dám trái nghịch!”.

Thân Công Báo nổi giận: “Khương Tử Nha, cứ xem ông giúp nhà Chu đi, ông có được bao nhiêu bản lĩnh? Đạo hạnh bất quá cũng chỉ bốn chục năm mà thôi! Ông sao có thể sánh được với tôi, đầu lấy xuống ném đi rồi lại quay về trên cổ, vẫn hoàn toàn lành lặn như trước. Còn ông, ông có tài năng gì mà dám giúp nhà Chu diệt Trụ?”.

Nói rồi, Thân Công Báo hậm hực bỏ đi.

Theo quan điểm của Thân Công Báo, “khí số” hay “thiên mệnh” chẳng qua chỉ là lời mị hoặc gạ gẫm của những giáo hệ độc tài muốn tác oai tác quái trên thế gian. Cũng như theo y thì tà đạo hay chính đạo thì đều là đạo cả.

Chính vì những tư tưởng như vậy, Thân Công Báo đã cãi số mệnh, phò nhà Thương diệt nhà Chu. Sau này Thân Công Báo luôn tỏ ra chống đối, đã nhiều lần kích động tiên nhân của tam sơn ngũ nhạc làm hại Khương Tử Nha.
Trong suốt tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, Thân Công Báo rất ít khi xuất đầu lộ diện mà thường đứng sau giật dây các kỳ nhân dị sĩ, khích tướng, đặt điều gièm pha, xui khiến các nhân vật khác đến phò Thương đánh Tây Kỳ.

Nguyên Thủy Thiên Tôn biết được, bèn lệnh cho Hoàng Cân Lực Sỹ đem Thân Công Báo đè dưới vách núi Kỳ Lân. Thân Công Báo xin tha tội, thề với Nguyên Thủy Thiên Tôn rằng: “Đệ tử nếu còn sai tiên gia ngăn cản Khương Tử Nha, đệ tử nguyện đem thân mình lấp mắt biển”. Lúc ấy Nguyên Thủy Thiên Tôn mới thả Thân Công Báo ra.

Nhưng Thân Công Báo không hối lỗi tỉnh ngộ, lại tiếp tục ly gián, khiến Thông Thiên Giáo Chủ bày Vạn Tiên trận để đối phó với Khương Tử Nha, tạo thành khó khăn cực lớn cho đại nghiệp Võ Vương phạt Trụ.

Sau trận Vạn Tiên, khi mọi kế hoạch của Thân Công Báo đều thất bại, hắn bị Nguyên Thủy Thiên Tôn bắt trói và đem dìm xuống Bắc Hải. Linh hồn Thân Công Báo lên bảng Phong Thần, được phong làm Phân Thủy Tướng Quân, lo cai quản các dòng nước nóng lạnh hai mùa ở Đông Hải.

Re: Khương Tử Nha hoàn thành bảng phong Thần thì đã đi về đâu?

Đã gửi: 17:53, 29/11/22
gửi bởi thanhthanh2013
Cuộc trò chuyện của Thông Thiên Giáo Chủ và Tây phương nhị thánh ( Chuẩn Đề đạo nhân và Tiếp Dẫn đạo nhân ) trước khi Tây phương nhị thánh cùng Thái Thượng Lão Quân và Nguyên Thủy Thiên Tôn phá tru tiên trận : ( Trích đoạn Phong thần diễn nghĩa Hồi 78: Tây Phương hai vị phá Tru Tiên)
Thông Thiên giáo chủ vội dắt học trò ra cửa Lục tiên, gặp Chuẩn Ðề và Tiếp Dẫn đạo sư, liền hỏi:

- Hai ông ở Tây phương là nơi thanh tịnh, tìm đến trận này làm gì?

Chuẩn Ðề nói:

- Anh em chúng tôi ở Tây phương đến đây rước người phước đức. Xin đạo hữu nghe lời này:

Mình những bông sen biến hóa ra,

Tây phương thanh tịnh mặc ta bà

Ba hoàn Xá lợi cao vòi vọi,

Mấy hột minh châu chiếu sáng lòa

Xâu chuỗi bồ đề vui thú vị,

Nhành cây thất bửu đánh tà ma

Xem qua Ðông độ nhiều người thiện,

Rước đến Linh sơn ở một nhà.

Thông Thiên giáo chủ nói:

- Các người ở Tây phương, tôi ở Ðông độ sao lại muốn rước học trò chúng tôi?

Chuẩn Ðề nói:

- Kẻ có phước mới được rước về chốn thanh tịnh. Còn đạo là tình thương, không kể lãnh vực.

Thông Thiên giáo chủ nói:

- Các người nói sai rồi. Tư tưởng có lãnh vực tư tưởng, nếu không có lãnh vực thì không có giáo hệ. Mặc dù đạo nào cũng lấy gốc ở tình thương, nhân đạo, tu hành, song mỗi đạo có một ý nghĩa của nó. Ðồ đệ của giáo hữu không là đồ đệ của Triệt giáo, ngược lại đồ đệ của Triệt giáo không thể trở thành đồ đệ của giáo hữu được.

Chuẩn Ðề nói:

- Ðành vậy, song ai cũng có quyền lựa chọn đường lối tu hành của mình thì Tây phương và Ðông độ tuy là hai lãnh vực ngăn cách song ý thức giáo đạo vẫn được tự do, không ngăn cách bao giờ.

Thông Thiên giáo chủ nói:

- Vũ trụ mênh mang người có phúc và vô phúc, người có đức và thất đức không thiếu gì tại sao phải tìm đến trận này nhắm vào tín đồ Triệt giáo chúng tôi để tìm môn đồ đem về Tây phương?

Chuẩn Ðề nói:

- Ðạo hữu chưa rõ, cho chúng tôi có ác ý, thực ra vị đạo hữu lập trận dữ người lành phải lâm nạn nên chúng tôi phải đến đây độ người lành không để họ chịu sa vào kiếp luân hồi đó là thiện chí của chúng tôi.

Thông Thiên giáo chủ cười lớn:

- Tôi e đó chỉ là lời ngụy biện để che đậy hành vi đen tối của mình. Tây phương là chổ thanh tịnh quý vị bỏ chốn thanh tịnh đến đây giúp người dữ đang lăm le một cuộc sát kiếp sao lại bảo là mình độ người lành? Nếu quý vị không tham gia vào trận này, không giúp cho kẻ tạo sát kiếp thì làm gì có những linh hồn bị đày đọa trong luân hồi? Nhúng tay vào việc giết người để độ người, đó chỉ là chuyện cướp đoạt linh hồn mà thôi.

Chuẩn Ðề nói:

- Ðâu phải chúng tôi gây ra chuyện chém giết. Chuyện chém giết chính là do hai phái hệ của Ðông độ gây ra, cái nhân đã đặt ra rồi, thì cái quả tất nhiên phải có. Chúng tôi nhúng tay vào chỉ là thêm vào cái nhân để tạo cái quả bớt thảm khốc hơn.

Thông Thiên giáo chủ nói:

- Quý vị tự cho mình tài cao có thể dùng áp lực buộc tôi phải tùng phục sao?

Chuẩn Ðề nói:

- Không phải chuyện tùng phục mà là chuyện nhịn nhục cốt để không sanh ra cảnh bạo tàn.

Thông Thiên giáo chủ nói:

- Ðây là việc tranh chấp riêng giữa hai phái hệ Ðông độ, chính quý vị xen vào là trái luật. Vả lại sự giúp đỡ của quý vị chưa chắc đã làm cho cuộc tranh chấp của chúng tôi bớt thảm khốc mà tôi e còn thảm khốc hơn. Xin quý vị nghe đây:

Ngũ hành độn thấu khắp nơi nơi,

Ngàn kiếp muôn năm chẳng đổi dời

Hai chữ vô vi bày mối đạo,

Một câu bất động sửa cơ trời

Trường sanh sẵn có phương tìm thuốc,

Chí đức nào không việc giúp đời

Biến hóa huyền công ra cứu thế,

Chi màng thanh tịnh, cứ vui chơi.

Chuẩn Ðề nói:

- Thông Thiên đạo hữu chớ tranh cao thấp làm chi, xin dẹp trận này, lấy chữ hòa làm quý, chúng ta đã không mích lòng nhau lại không gây ra một cuộc sát kiếp vô ích, tổn thương đến các môn đồ.

Thông Thiên nói:

- Nếu có một cuộc sát kiếp thì nguyên nhân là do hai vị đã đến đây giúp kẻ dữ gây ra.

Chuẩn Ðề nói:

- Ðạo hữu nói sai rồi. Chúng tôi không đến đây trận Tru Tiên vẫn phải sanh ra sát kiếp. Hai vị giáo chủ Xiển giáo không bao giờ để cho trận Tru Tiên của đạo hữu cản trở việc chinh Ðông, như vậy hai bên đều dắt nhau đến bờ vực thẳm cả, mà kết cục chỉ khổ đau cho các môn đồ đức hạnh.

Thông Thiên giáo chủ cãi lại:

- Tôi không cho lời ấy là đúng. Nếu không đủ tài năng, ai dám phá trận Tru Tiên này mà sanh ra ác sát? Chúng tôi sẽ dùng lực lượng tương quan mà bảo tồn lẽ sống. Trong vũ trụ, nếu sức áp chế và sức phản ứng tương quan sẽ không bao giờ đi đến tiêu diệt cả. Vạn hữu chỉ bị tiêu diệt khi nào sức chống chỏi của cá thể mình bị yếu đuối, không đủ sức chống lại với áp lực của cá thể khác. Mạnh được yếu thua cũng là luật tự nhiên của vũ trụ. Thôi, chúng ta đã nói bấy nhiêu lời cũng đủ, tôi đã lập trận rồi, không bao giờ chịu dẹp, quý vị muốn phá xin vào trận.

Dứt lời, Thông Thiên giáo chủ trở vào trận.

Re: Khương Tử Nha hoàn thành bảng phong Thần thì đã đi về đâu?

Đã gửi: 11:49, 30/11/22
gửi bởi thanhthanh2013
Vì sao Trụ Vương vô đạo lại được phong Thần?
Phong Thần Diễn Nghĩa là một cuốn huyền sử xoay quanh việc suy vong của nhà Thương và sự nổi lên của nhà Chu, cùng với đó là vô số thần thoại, truyền thuyết xưa, bao gồm cả thần tiên và yêu quái. Nó giống như một thiên sử thi của Đông phương, ngang tầm với Trường ca Iliad của Hy Lạp. Đọc Phong Thần Diễn Nghĩa, chúng ta không khỏi có một thắc mắc trước kết quả vô cùng khó hiểu, đó là nhân vật Trụ Vương vô đạo lại được lãnh nhận chức vụ trên bảng Phong Thần.
Trụ Vương tên thật là Tử Thụ, là vị vua cuối cùng của đời nhà Thương. Nói đến Trụ Vương, người ta không thể không nhắc tới những tội ác tày trời của vị vua này: Nhục Lâm – Tửu Trì – Lộc Đài – Sái bồn – Bào lạc.

Nhục Lâm – Tửu Trì – Lộc Đài là nói đến sự xa hoa vô độ của Trụ Vương. Ông ta cho xây dựng một khu rừng với các xiên thịt thú rừng treo đầy trên cây, gọi là Nhục Lâm; một chiếc hồ đổ đầy rượu, gọi là Tửu Trì; một tòa tháp cực cao để nhìn ngắm đất nước, gọi là Lộc Đài. Để những công trình này hoàn tất đã tốn không biết bao nhiêu xương máu của người dân.
Sái bồn – Bào lạc lại là nói đến sự tàn độc của vua Trụ. Sái bồn là một cái hào to chứa nhiều rắn độc, dùng để Trụ Vương và Đát Kỷ tiêu khiển, bằng cách lột hết y phục nạn nhân rồi xô vào để cho rắn cắn đến chết. Còn Bào lạc là một công cụ chuyên để hành hình quan quân, vốn là cái ống đồng nóng đỏ, dùng để dí nạn nhân vào cho da thịt cháy khét đến chết.

Trụ Vương tàn độc xa xỉ như vậy, nhưng sau này lại được Khương Tử Nha phong Thần, được làm sao Thiên Hỉ. Trong khi Đát Kỷ lại bị Khương Tử Nha chém chết, là lẽ vì đâu? “Thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư”, việc thiện ác mà không có báo ứng, thì trời đất tất có tư tâm, vậy liệu trời xanh có thật sự công bằng?
Thật ra, người ta chỉ quen nhắc tới Trụ Vương như một vị vua ích kỷ độc ác, mà quên mất rằng trong ghi chép lịch sử, ông ta còn từng là một vị vua anh minh văn võ song toàn.

Trong Sử ký, cuốn sách sử nổi tiếng Trung Hoa của Tư Mã Thiên, có viết: Trụ Vương trong những năm đầu là có khả năng vượt qua những người bình thường, nhanh trí và dễ nóng nảy. Theo đó, ông đủ thông minh để giành chiến thắng tất cả các cuộc tranh luận và đủ mạnh để săn thú hoang với hai bàn tay trần của mình. Trụ Vương bổ sung thêm đất vào lãnh thổ của Thương, thu phục các bộ lạc xung quanh, bao gồm cả tộc Đông Di ở phía đông. Như vậy đủ thấy rằng Trụ Vương từng là một vị vua lỗi lạc văn võ toàn tài vào thuở đầu lên ngôi.
Phong Thần Diễn Nghĩa kể rằng mọi biến cố xảy đến bắt đầu từ khi Trụ Vương tới đền thờ bà Nữ Oa để dâng hương và trót đề thơ bất kính với vị nữ Thần này. Việc này cũng dường như được định số từ trước, bởi vì Trụ Vương đang kính ngưỡng say mê ngắm nhìn đến thờ thì “bỗng một luồn gió nhẹ thổi qua làm bức màn vẹt qua, vua trông thấy tượng bà Nữ Oa rất rõ” (Trích Phong Thần Diễn Nghĩa). Từ đó Trụ Vương mới nảy sinh dục vọng với Thần, phạm tội bất kính thần linh.

Nữ Oa muốn báo ứng Trụ Vương, nhưng khi tới cung điện thì bị hào quang cản trở. Phong Thần Diễn Nghĩa có viết rằng, trong mệnh trời thì nhà Thương sắp đến thời diệt vong, chỉ là số còn chưa hết, còn có hai mươi tám năm nữa, nên dù thần thông quảng đại như Nữ Oa cũng không thể trái mệnh. Đồng thời có thể thấy sau này khi đã tận số, dù phe ủng hộ nhà Thương có tài thông thiên đến đâu, Tru Tiên kiếm trận có lợi hại đến mức độ nào, thì cuối cùng cũng không thể bảo vệ cho nhà Thương khỏi bị nhà Chu thay thế.
Việc nhà Thương diệt vong là định số. Chính vì định số đó, nên Trụ Vương dẫu là một vị vua văn võ song toàn, vẫn sẽ theo định số này mà gây ra cảnh nước mất nhà tan, trở nên dâm đãng ác độc, bất kính Nữ Oa, mê đắm Đát Kỷ. Bởi vì nếu Trụ Vương cứ tài trí như vậy, cứ anh minh như vậy, thì đất nước thái bình, đâu có thể sụp đổ được nữa. Chính là nói trong số mệnh của Trụ Vương, ông ta bắt buộc phải chìm đắm trong sắc dục, bắt buộc phải bị hồ ly tinh chiếm xác Đát Kỷ mê hoặc, khiến cho ông ta mất đi tài năng và tạo hoàn cảnh cho một màn diễn lớn: Khương Tử Nha phong Thần, Vũ Vương phạt Trụ, nhà Chu thay thế nhà Thương.

Trong màn kịch này, các vị tiên trên trời cũng tham gia vào, phân chia làm hai phía, có phía hỗ trợ cho nhà Thương, có phía hỗ trợ cho nhà Chu. Thực chất “màn kịch” này không chỉ có thể bắt gặp trong Phong Thần Diễn Nghĩa. Trong trường ca Iliad, chúng ta cũng có thể thấy các vị Thần Hy Lạp phân chia hỗ trợ cho quân Hy Lạp và quân thủ thành Troy, tạo ra một truyền kỳ hết sức hào hùng của phương Tây.
Phong Thần Diễn Nghĩa vốn là một cuốn huyền sử mô tả những ẩn đố trong cách Đạo gia nhìn nhận sự vận hành thế giới. Đạo gia có giảng về thuyết âm dương tương sinh tương khắc, là có ý nói nơi người thường vốn tồn tại sự đối lập tự nhiên: thiện ác, đẹp xấu, cứng mềm, v.v.. Đây là tạo hóa sinh ra như vậy, cũng là hoàn cảnh sống cho tất cả sinh mệnh của tự nhiên. Nếu như thế giới không có khổ đau, thì con người sẽ không biết thế nào là hạnh phúc. Nếu như không hiểu thế nào là đắng cay thì con người cũng không biết trân trọng những lúc ngọt bùi. Cũng có nghĩa là đằng sau mỗi sự việc trên thế gian đều có hai mặt của nó. Đạo Đức Kinh viết rằng: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu”, nghĩa là Trời đất chẳng thiên vị sinh mệnh nào, coi vạn vật đều giống nhau, coi rơm rác hay sinh mệnh nào cũng là như thế. Trời đất bao dung cả thiện, kỳ thực cũng bao dung cả ác, miễn là thiện ác đó vận hành không sai lạc khỏi đạo Trời.
Duyệt qua sử sách và tôn giáo thì chưa từng có điều gì vượt qua được cái lý tương sinh tương khắc này. Phật Thích Ca trước khi chứng ngộ phải trải qua rất nhiều ma nạn. Chúa Jesus trước khi phục sinh thì bị đóng đinh trên thập tự giá. Cũng như vậy, đọc Phong Thần Diễn Nghĩa, người ta không khỏi cảm thán khi nhận thấy thật rõ ràng rằng cả cuốn truyện này là một màn kịch sinh động. Mà màn kịch này là tập trung vào bảng Phong Thần. Phong Thần ở đây có nghĩa là có những người tu Đạo hoặc những cá nhân kiếp trước đã tu rồi, hoặc có đóng ghóp gì đó rồi, nhưng trong mệnh là không thể tu thành Đắc Đạo, chỉ có thể làm Thần tiên dưới hạ giới, nên cần phải giúp họ tụ hợp đủ điều kiện để quy vị làm tiên.
Thật vậy, bảng Phong Thần là có định số, thu thập đủ số hồn phách thì mới phong Thần. Lại nữa, trong Phong Thần Diễn Nghĩa có rất nhiều lần các vị Thần tiên biết trước là một nhân vật nào đó sẽ lên bảng Phong Thần, nên cử họ lâm trận, để họ bị giết chết, từ đó hồn phách bay lên bảng Phong Thần. Cũng có nghĩa là những người trong định số như Trụ Vương được kể là có công trong màn diễn Phong Thần đó, nhờ vậy mà được đi phong Thần. Ngay đến Thân Công Báo cũng ứng kiếp mà sinh, nên cuối Phong Thần Diễn Nghĩa vẫn được phong làm Phân thủy tướng quân, coi việc thủy triều tại Đông Hải.

Để tạo điều kiện cho màn diễn này, ngoài Thân Công Báo rối loạn người tu Đạo ra, thì còn cần khiến Trụ Vương trở nên vô đạo. Việc này tất phải có ác quỷ làm giúp. Phong Thần Diễn Nghĩa kể chuyện bà Nữ Oa yêu cầu ba con yêu quái là hồ ly ngàn năm, chim trĩ chín đầu và đàn tỳ bà bằng đá ngọc thạch tới phá hoại nhân gian: “Ba chị em bây hãy dấu mình yêu quái, trà trộn vào cung điện, làm cho Trụ Vương điêu đứng. Ðợi cho Võ Vương đánh Trụ thành công, ta cho chúng bay thành thần. Song ta cấm một điều là không được tàn hại bá tánh…” (Trích Phong Thần Diễn Nghĩa)
Ở đây có thể thấy, không chỉ Trụ Vương, mà hồ ly chiếm xác Đát Kỷ và hai con yêu khác cũng được Nữ Oa hứa hẹn phong Thần, chỉ có điều chúng làm trái lời hẹn ước mà tàn sát bá tánh, nên mới bị giết chết. Qua chi tiết này, có thể thấy Đạo gia nhìn nhận rằng trong thế gian này, mọi việc đều có sắp xếp, nhưng không phải tất cả đều là định số. Trong hành trình sinh mệnh, sự lựa chọn của từng sinh mệnh sẽ thay đổi số phận của chính họ, đây là biến số vậy (Xem bài: Vận mệnh trong lý niệm của cổ nhân :
viewtopic.php?t=123799 ).
Trụ Vương vốn anh minh, bị tà nhập, bị ma quỷ mê hoặc thì không còn là bản thân nữa, phần hồn minh bạch đã bị ác quỷ khóa chặt mất rồi, còn thân người thì bị khống chế. Cũng là nói rằng, tội ác sau này của Trụ Vương chính là do ma quỷ gây ra, là được tính lên đầu Đát Kỷ và những con yêu khác. Điều này cũng là sự thật, tất cả các trò dâm đãng và hình phạt tàn khốc của Trụ Vương đều là do Đát Kỷ nghĩ ra.

Ngoài ra, biến số ở đây còn có gì nữa? Trụ Vương mà có định lực vững chắc trước nữ sắc thì nhà Thương lại qua được một kiếp, là do đức của thiên tử mà kéo dài mệnh của triều đình. Thân Công Báo mà không làm rối loạn Xiển giáo và Triệt giáo, những người tu Đạo kia mà không bị mê hoặc bởi lời xảo ngữ của Thân Công Báo, thì họ cũng vượt qua được một kiếp, lại có thể tiếp tục tu hành. Đát Kỷ mà biết kiềm chế bản tính, thì nó cũng được kể là có công, kiếp sau có thể đầu thai, thành người mà tu hành đắc Đạo, v.v.. Chính là như vậy.

Loại biến số này kỳ thực rất tương hợp với mô-típ được nêu ra trong trường ca Iliad. Các vị chiến tướng của quân Hy Lạp, dù thuận theo định số mà chiếm được thành Troy, thắng trận trở về. Nhưng vì trong quá trình công phá Troy, họ làm nhiều điều bất kính với thần linh, nên cuối cùng không ai có một kết cục êm đẹp, hầu hết đều không thể trở về quê hương. Người có thể trở về như Agamemnon cũng bị người tình của vợ ông ta giết chết. Trong tất cả các dũng tướng của quân Hy Lạp, duy chỉ có Odysseus là bình an, nhưng cũng phải trải qua một hành trình vô cùng cực khổ. Điều này được mô tả trong một trường ca nổi tiếng khác là Odyssey
Vậy thì Phong Thần Diễn Nghĩa muốn nhắn nhủ điều gì qua “màn kịch” phong Thần này?

Chính là sự thể hiện của từng sinh mệnh trong hành trình nhân sinh sẽ quyết định số phận cuối cùng của họ. Trong thế giới này không thể chỉ có mỗi điều thiện, bởi vì nếu không có khổ đau thì cũng không có hạnh phúc. Nhưng điều mỗi sinh mệnh có thể lựa chọn là đường đi thiện – ác, từ đó quyết định tương lai của bản thân. Đây chính là điều Đạo gia nhìn nhận về kiếp người.

Rất nhiều sự việc trên thế gian này xảy ra là có nhân quả của nó, cũng là định số. Nhưng làm người mà nói, cần phải luôn nhớ rằng sinh mệnh là có biến số, do đó phải thận trọng với tâm của bản thân mình. Con người trong cuộc sống hiện đại, khó mà biết được đâu là định số, nhưng chắc chắn sẽ biết được đâu là lương tri. Do đó, khi đứng trước tội ác thì nhất thiết cần phải lên án, đứng trước việc nghĩa thì nên phải xắn tay làm, không thể im lặng bàng quan dù tiếng nói của bản thân chỉ như một hạt cát, bởi vì “Một con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas”, ai cũng có thể làm được một điều tử tế. Đây chính là chọn đi con đường thiện, đây chính là điều mà con người có thể quyết định. “Đừng để bản thân trở thành kẻ bị đào thải cùng với Đát Kỷ” là lời nhắn nhủ của Phong Thần vậy.

Quang Minh ( trithucvn.org )

Re: Khương Tử Nha hoàn thành bảng phong Thần thì đã đi về đâu?

Đã gửi: 21:09, 30/11/22
gửi bởi thanhthanh2013
Lý Tịnh tin lời kẻ gian phá miếu Na Tra
https://vieon.vn/ly-tinh-tin-loi-ke-gia ... a-tra.html

Re: Khương Tử Nha hoàn thành bảng phong Thần thì đã đi về đâu?

Đã gửi: 08:42, 01/12/22
gửi bởi thanhthanh2013
https://fb.watch/h7LOMRWa1X/
Xuyên suốt bộ truyện Phong Thần, các chương hồi đều theo motif một tướng bên nhà Thương được cử ra cự với quân Tây Kỳ, đa phần có chút bản lãnh nhưng vì các tướng Tây Kỳ quen trò đánh hội đồng, tất cả cùng xông lên quây đối thủ một lúc nên tướng bên Thương đại bại hết. Nhưng với nhân vật Khổng Tuyên này, quân Tây Kỳ thực sự đã gặp phải đối thủ khó nhằn.

Khổng Tuyên được cử ra trấn ải Tam Sơn thay Hồng Cẩm. Y nguyên là Khổng Tước Minh Vương – loài chim công cao quý đầu thai xuống trần chứ không phải hạng tướng tầm thương, sau lưng tỏa ra 5 đạo hào quang sáng chói, tất cả tướng địch, binh khí, bảo bối gì đem ra đều bị 5 đạo hào quang đó hút vào, ngay đến gương chiếu yêu đem ra dùng cũng không thể soi ra được chân thân của Khổng Tuyên.
Chính nhờ bản lĩnh này mà Khổng Tuyên liên tiếp thắng trận, đánh cho quân Tây Kỳ thua liểng xiểng, bắt sống hàng loạt chiến tướng như Hồng Cẩm, Na Tra, Lôi Chấn Tử, Hoàng Phi Hổ, Sùng Hắc Hổ, Lý Tịnh, Kim Tra, Mộc Tra… Ngay đến mấy đại tiên như Nhiên Đăng, Lục Yểm ra đánh cũng bại trước họ Khổng. Mãi sau có vị đạo tăng là Chuẩn Đề đến thu phục, mới chịu bị bắt, hiện nguyên hình là con công một mắt, theo Chuẩn Đề về Tây phương cực lạc để tu hành.