Trang 1 trên 2

Học Chữ Hán

Đã gửi: 18:28, 16/11/10
gửi bởi lytranle
Xin phép hỏi Quý Vị Cao Niên.

Tại sao Ông Cha ta trước đây, khi học chữ Tàu, không học cách phát âm của người Bản Xứ mà chỉ học chữ
viết của họ rồi phát âm theo tiếng nói của người Việt ta ?
Cách học như vậy làm hạn chế quan hệ giao tiếp. Người học chỉ có khả năng " Bút Đàm ", mà không thể đàm thoại.

Nhớ lại, thời Pháp thuộc, người Việt Nam ta có rất nhiều người rất sành sõi tiếng Pháp, cả viết lẫn nói.
Nghe hiểu, chuyện trò được với kẻ thù, với đối tác , ta sẽ hiểu được kẻ thù, hiểu được đối phương, từ đó mà đề ra được sách lược thích hợp cho mình.

Xin Quý Vị giải thích cho.

Kính.

LyTranLe

TL: Học Chữ Hán

Đã gửi: 19:30, 16/11/10
gửi bởi nncuong
Gửi bác lytranle

Theo sự hiểu biết của cháu thì:

1. Ngôn ngữ không phải là thứ bất biến mà nó thay đổi theo thời gian và khu vực. Ngay cùng một thời kỳ, tiếng của từng vùng miền có sự khác nhau. Thời gian lâu hơn sẽ có sự thay đổi càng lớn. Ví dụ: tiếng Việt và tiếng Mường vốn chung một gốc, nhưng theo thời gian nó đã tách biệt. Ngay như cùng là tiếng Việt nhưng ở thế kỉ 17 đã khác nhiều so với ngày nay. Ví dụ: Alexandre de Rhodes ghi âm từ tháng (trăng) trước đây là tlăng, sau này được đọc thành trăng và tháng. Trời trước đây ký âm là blời. v.v... Như vậy theo thời gian, ngôn ngữ có sự thay đổi.

2. Như đã nói ở trên, ngôn ngữ bị thay đổi theo thời gian và theo khu vực. Có thể trước đây, thời Bắc Thuộc, người Hán đã bắt người Việt học thứ ngôn ngữ giống như của họ, nhưng do sự khác biệt khẩu âm có thể đọc hơi khác đôi chút nhưng vẫn có thể hiểu được. Sau này, suốt quá trình phục hưng, người Việt ta đã tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc của người Tàu nên ngôn ngữ được phát triển theo hướng riêng.

4. Tiếng Hán mà ta bị ảnh hưởng không phải tiếng Phổ thông của TQ mà chính là thứ ngôn ngữ của các nước chư hầu ở phía Nam.

5. Ngôn ngữ Hán coi như ngoại ngữ thời đó chỉ được dạy trong giới quý tộc và trí thức. Đa phần người dân vẫn dùng thổ ngữ. Nên sự pha trộn ngôn ngữ là không tránh khỏi.

Tóm lại, sau hơn 1000 năm, thứ ngôn ngữ chúng ta vay mượn được của người Tàu không còn nguyên bản như ban đầu nữa. Ngoài ra, người Tàu cũng có sự biến đổi riêng về ngôn ngữ của họ. Dần dần, thứ ngôn ngữ của các nước ảnh hưởng của Tàu có những từ gốc Hán đọc khác hẳn người Trung Quốc. Ngay trong nước họ, mỗi địa phương cũng có những cách đọc khác nhau. Như vậy, không phải là các cụ cố tình đọc chệch, mà là do bản chất của ngôn ngữ nó là vậy. Ngày nay, từ gốc Hán ở các nước Hàn, Nhật đều đọc khác với tiếng Phổ thông.

Nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ của TQ cũng bị ảnh hưởng của phương ngữ, trong đó có cả của Nhật, Hàn, Việt. Nhiều từ gốc Việt do có cách phát âm gần với từ Hán cũng bị lầm tưởng là từ gốc Hán.

Vài lời lạm bàn, mời các học giả chỉ giáo thêm.

TL: Học Chữ Hán

Đã gửi: 00:53, 05/04/11
gửi bởi tkcuonghn
Theo ngu ý của cháu việc học chữ Hán mà phát âm theo lối bản địa ma không học luôn cả cách phát âm có 1 vài lí do sau:
1 tinh thần dân tộc cao. Bởi vì nếu học cả nói lẫn viết thì va cùng đem ra sử dụng thi thành người tàu mất rồi chính thế nên các cụ muợn chữ mà lấy âm cho mình vừa dễ học dẽ hiểu mà lại mang bản sắc nước nhà!
Ngoài ra các cụ còn dung chữ nôm đẻ nâng cao tinh thần dân tộc và gần gũi hơn nữa với nhân dân.Đặc biệt dưới triều vua Quang trung con lấy chữ nôm đẻ viết văn bản có tính pháp lí cao lấy chữ nôm ma không dung chữ hán nữa.
2.khi đọc phiên am hán việt ta dẽ đọc hơn nhiều nó sẽ làm cho ngươi việt tiếp cận dẽ hơn so với đọc phiên âm hán ngữ. Thậm chí có những từ mà người việt ta không thể nói được. Chính vậy nên khi có phiên âm han việt là 1 sự sáng tạo vượt bậc của các bậc tiền nhân về ngôn ngữ.
3cung chính vì phải hiểu ke thù nên người việt ta mới học chữ hán.Mà việc học chữ hán không hề dẽ chút nào chính người trung quốc con không nhớ hết nổi mặt chữ của họ thì việc việt hóa chữ hán là cần thiết cho việc học chữ hán

TL: Học Chữ Hán

Đã gửi: 04:14, 05/04/11
gửi bởi Vạn Kiếm Nhất
huuduyenduong đã viết::) NGON NGU CHANG QUA CUNG CHI BIEU THI Y NGHIA VA HANH DONG MA THOI LYTHANLE KO CAN PHAI MAT THOI GIAN NHIEU!HAY DE THGIAN TIM HIEU DICH HOC THI HON VI THOI GIAN CHUNG TA DAUICO NHIEU VAY DA CO ROI THI CU THUA HUONG CHU VIEC GI MAT THGIAN PHAI KO LTL?:-bd
Cái gì chưa có thì muốn có, có rồi , rảnh rang mới đi truy nguyên nguồn gốc để có cái nhìn rõ ràng hơn,ví dụ học tử vi thì ai cũng phải học an sao theo các công thức có sẵn, sau này giải số chán chê, kiểu gì cũng ngồi tìm lại nguyên lý của các cách an sao...v.v... giải thích như anh nncường là chính xác đó bác Lý trần lê :D

TL: Học Chữ Hán

Đã gửi: 08:40, 05/04/11
gửi bởi Quan Nguyen
Thưa các Bác ...
Theo như em dược biết , từ xa xưa ...tiếng nói hoặc nói chung là ngôn ngữ dã có từ khi con người bắt dầu xuất hiện trên trái dất ...Tùy theo từng "quần thể " mà tiếng nói khác nhau ....
Lâu ngày các quần thể ấy phát triển thành bộ lạc ...bộ tộc ...dân tộc ....và cứ như thế tiếng nói phát triển dần theo .
Nhưng dấy mới chỉ là tiếng nói ....chưa phải chữ viết .
Chữ viết dược hình thành chỉ bởi 1 vài dân tộc "tiên tiến " mà thôi ...ví dụ như tại châu Á chỉ có 2 nền văn minh thực thụ sản sinh ra chữ viết dó là Trung Quốc và Ấn Độ ....
Tiếng Việt thì ngay từ xa xưa dã có nhưng chữ viết thì phải vay mượn anh Tàu cho nên trước khi có ông "Cha Cả" thì chỉ có HÁN NÔM là do vậy ...Tức là dọc bằng tiếng việt chữ tàu dấy các Bác .
Vài dòng lạm bàn , mong các bác dừng cười .
QN

TL: Học Chữ Hán

Đã gửi: 15:23, 18/05/11
gửi bởi nguyenminhtan1947tv
Như chú QuanNguyen giải đúng đấy, trước từ xa xưa Ông Cha ta vay chữ Hán, Nôm âm Việt, về sau hình như ông Trương Vĩnh Ký phát minh quốc ngữ, dùng tự Pháp vần Việt, (chữ viết của ta ngày nay), còn phong tục thì ta nhập tinh hoa Ấn Độ và Tàu, ngày nay ta có chữ viết và phong tục tốt đẹp ngang bằng họ, có thể nói văn minh hơn các nước trong vùng đông nam châu á nầy ạ.
Tôi mới vào diễn đàn, nói có sai xin quý vị chỉ thêm, đừng cười. kính.

TL: Học Chữ Hán

Đã gửi: 16:04, 18/05/11
gửi bởi nhóc sock
HỌC học nữa học mãi!!!!!!!!

TL: Học Chữ Hán

Đã gửi: 19:17, 09/07/11
gửi bởi DzungTT
Có thể bác lytranle hơi nhầm nghĩa của danh từ chữ Hán giữa nghĩa Hán Việt và Hán Trung rồi.
Bản thân ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ tiếng Hoa là hai khái niệm độc lập từ thời xa xưa khi dân tộc bắt đầu hình thành tồn tại và phát triển. Khi ngôn ngữ phát triển người ta sẽ phải dùng một hệ thống ký tự nào đó để thể hiện ngôn ngữ đó. Ngày xưa trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt có bị ảnh hưởng phần nào của văn hóa Trung hoa, trong đó có mượn hệ thống ký tự Hán để thể hiện ngôn ngữ của mình. Do đó trong về bản chất chữ Hán cũng giống như chữ quốc ngữ của ta bây giờ thôi. Nó hoàn toàn không phải là tiếng Hoa mà là tiếng Việt 100% Vậy nên khi học chữ Hán Việt thì cách phát âm vẫn là tiếng Việt. Chỉ có điều là ngoài những từ quen thuộc thì còn những từ Việt cổ nên nhiều khi những người học cứ nghĩ là không phải là tiếng Việt.
Đây là ý kiến riêng cá nhân của tôi xin mạo muội đưa ra, có gì không phải các bác bỏ quá cho.

TL: Học Chữ Hán

Đã gửi: 12:33, 13/06/13
gửi bởi tunava
Mình hay đọc quyển MINH TÂM BẢO GIÁM, thấy hay quá chừng, và cũng là để biết thêm vài chữ "nho" ngày xưa. Còn cách viết chữ như vết chân dế này thi đành chịu thua rồi !!!

TL: Học Chữ Hán

Đã gửi: 21:31, 25/05/14
gửi bởi vien dung
Âm Hán Việt khi đọc chữ Hán ở ta không phải là do các cụ nghĩ ra. Theo một số nhà nghiên cứu và sự hiểu biết hạn hẹp của chúng tôi, thì âm Hán Việt là lối phát âm chữ Hán theo lối Quảng Đông thời xưa, khoảng thời Đường về trước. Đây là một hiện tượng của ngôn ngữ. Ông Nguyễn Kim Thản (Kim Hồng Giao) có cho rằng, nhóm người ở xa, nhóm người đi xa, thường giữ được từ ngữ và lối phát âm gần với gốc hơn là người ở bản địa. Như tiếng Việt ta, từ Thanh Hóa trở vào là giữ được nhiều từ Việt cổ hơn ngoài Bắc. Nhiều từ và cách phát âm cứ nghĩ là tiếng địa phương, nhưng thực ra là tiếng Việt cổ, khi xem các văn bản Hán Nôm cổ của người Kinh và người Mường ở miền Bắc cũng thấy có. Việc đọc tiếng Hán bằng âm Hán Việt cũng có điểm hay của nó, nhất là khi nghiên cứu kinh sách của Đạo Phật và Đạo Giáo.