Trang 1 trên 2

Các loại cây thuốc !

Đã gửi: 15:48, 05/08/10
gửi bởi HiepKhach
Topic này dành riêng cho tất cả những loại cây thuốc, từ tác dụng, chủ trị đến cách bào chế và các bài thuốc liên quan ...! Rất mong các thành viên đóng góp bài viết để cùng học hỏi và trao đổi kinh nghiệm !

TL: Các loại cây thuốc !

Đã gửi: 15:53, 05/08/10
gửi bởi HiepKhach



.....













==================================================================================

Vì gặp lỗi trong quá trình chỉnh sửa chuyên mục, nên trót làm mất bài viết của HIỆP KHÁCH. TUETVNB tôi thành thật xin lỗi bạn. Nếu bạn còn bản lưu xin vui lòng Post lại.



Thành thật xin lỗi bạn!



TUETVNB.

TL: Các loại cây thuốc !

Đã gửi: 21:43, 07/08/10
gửi bởi HiepKhach
HiepKhach còn bản lưu, nên post lại, lỗi kỹ thuật là bình thường mà thầy :)

TL: Các loại cây thuốc !

Đã gửi: 22:30, 07/08/10
gửi bởi HiepKhach
Cây thuốc đầu tiên là cây A Giao .


- Tên Khác:
A giao nhân, A tỉnh giao, A tỉnh lư bì giao, Bồ hoàng sao A giao (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bì giao, Bồn giao, Hiển minh bả, Ô giao, Phó tri giao, Phú bồn giao (Hòa Hán Dược Khảo), Cáp sao a giao, Châu a giao, Hắc lư bì giao, Sao a giao, Sao a giao châu, Thanh a giao, Thượng a giao, Trần a giao (Đông Dược học Thiết Yếu), Lư bì giao (Thiên Kim).

- Tên Khoa Học:

Colta Asini, Gelantinum Asini, Gelantina Nigra.

- Mô Tả: A giao là keo chế từ da con lừa (Equus Asinus L.). Thường A giao được làm dưới dạng miếng keo hình chữ nhật, dài 6cm, rộng 4cm, dầy 0,5cm, mầu nâu đen, bóng, nhẵn và cứng. Khi trời nóng thì mềm, dẻo, trời khô thì dòn, dễ vỡ, trời ẩm thì hơi mềm. Mỗi miếng nặng khoảng 20g. vết cắt nhẵn, mầu nâu đen hoặc đen, bóng, dính (Dược Tài Học).

- Bào Chế:

a - Theo Trung Quốc.

* Chọn loại da gìa, dầy, lông đen. Vào mùa đông - xuân (khoảng tháng 2 -3 hàng năm, lấy da lừa ngâm vào nước 2-5 ngày cho mềm ra rồi cạo lông, cắt thành từng miếng mỏng (để nấu cho dễ tan) . Nấu 3 ngày 3 đêm, lấy nước cũ ra, thay nước mới, làm như vậy 5-6 lần để lấy hết chất keo của da lừa. Lọc qua rây bằng đồng có lỗ nhỏ rồi khuấy với nước lọc có ít phèn chua, chờ vài giờ sau cho các tạp chất lắng xuống, gạn lấy 1 lớp nước trong ở trên và cô đặc lại. Trước khi lấy ra chừng 2 giờ thì thêm đường và rượu vào (cứ 600g da lừa thêm 4 lít rượu và 9kg đường), nửa giờ trước khi lấy ra lại thêm dầu đậu nành cho đỡ dính (600kg thêm 1kg dầu). Đổ ra,để nguội, cắt thành phiến dài 10cm, rộng 4-4.5cm, dầy 0.8 - 1.6cm (Trung Dược Đại Từ Điển).

* Sao Với Cáp Phấn: Lấy chừng 1kg bột Cáp phấn cho vào chảo rang cho nóng rồi bỏ các miếng A giao vào rang cho đến khi A giao nở dòn không còn chỗ cứng nữa thì dùng rây ray bỏ bột Cáp phấn đi (Trung Dược Đại Từ Điển).

* Sao Với Bồ Hoàng: Cho Bồ hoàng vào chảo, rang nóng rồi cho A giao xắt mỏng vào, rang cho đến khi A giao nở dòn thì bỏ Bồ hoàng đi (Trung Dược Đại Từ Điển).

* Ngâm với rượu hoặc nấu với nước cho tan ra (Đông Dược Học Thiết Yếu).

b- Theo Việt Nam:

Lấy khăn vải sạch lau cho hết bẩn, thái nhỏ bằng hạt bắp, cho vào chảo, sao với bột Cáp phấn hoặc Mẫu lệ (20%) cho phồng đều (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

- Thành Phần Hóa Học:

+ Trong A giao chủ yếu là chất keo (Collagen). Khi thủy phân Collagen sẽ cho ra các Axit Amin bao gồm: Lysin 10%, Acginin 7%, Histidin 2%, Xystin 2%, Glycin 2%. Lượng Nitơ toàn phần là 16.43 - 16.54% , Can xi 0.079 - 0,118%, Sunfua 1,10 - 2,31%, độ tro 0,75 - 1,09% (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Glycine, Proline, Glutamic acid, Alanine, Arginine, Asparíc acid, Lysine, Phenylalanine, Serine, Histidine, Cysteine, Valine, Methionine, Isoleucine, Leucine, Tyrosine, Trytophan, Hydroxyproline, Threonine (Lưu Lương Sơ, Trung Thành Dược Nghiên Cứu 1983, (1): 36).

- Tác Dụng Dược Lý:

1+ Tác Dụng Tạo Máu: Rút máu của chó để gây thiếu máu rồi chia làm 2 lô, 1 lô dùng A giao, 1 lô không dùng A giao. Lô dùng A giao: dùng dung dịch A giao (30g/ 1 lít) rót vào bao tử chó. Sau đó xét nghiệm hồng cầu và các yếu tố khác của máu thấy A giao làm tăng nhanh lượng hồng cầu và các sắc tố của máu (Trung Dược Đại Từ Điển).

2+ Tác Dụng Đối Với Chứng Loạn Dưỡng Cơ Dần Dần: Cho chuột bạch ăn theo 1 chế độ đặc biệt để gây loạn dưỡng cơ dần dần: nhẹ thì què, nặng thì tê liệt không đi đứng được . Sau đó cho ăn dung dịch A giao thì sau hơn 100 ngày, đa số các con vật hết các triệu chứng tê liệt (Trung Dược Đại Từ Điển).

3- Tác Dụng Chống Choáng: Gây choáng đối với mèo rồi dùng dung dịch A giao 5% thêm muối (để gây đẳng trương và kiềm hóa), lọc, nấu sôi khoảng 30-40 phút, đợi nhiệt độ hạ xuống 38o thì tiêm từ từ vào tĩnh mạch thấy huyết áp trở lại bình thường và con vật được cứu sống (Trung Dược Đại Từ Điển).

4- Ảnh Hưởng Chuyển Hoá Đối Với Chất Canxi: Cho chó uống dung dịch A giao đồng thời cho ăn Canxi Carbonat, thấy lượng Can xi trong huyết thanh tăng cao. Cho uống dung dịch A giao khả năng đông máu không tăng nhưng nếu tiêm dung dịch 5% A giao đã tiệt trùng thì khả năng đông máu tăng (Trung Dược Đại Từ Điển).

5- Tác Dụng Chống Ngất: Tinh chất A giao chế thành dịch có tác dụng chống chảy máu, ngất. Tiêm 5-6% dung dịch A giao (8ml/kg) có tác dụng làm cho huyết áp thấp tăng lên (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).

6- Tác dụngchuyển hóa tế bào Lympho: A giao có tác dụng chuyển hóa tế bào Lympho. A giao dùng chung với bài Phúc Phương Nhân Sâm Thanh Phế Thang có tác dụng nâng cao sự chuyển hóa tế bào Lympho nơi người bị mụn nhọt sưng (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).

+ Tác dụng cầm máu: Có thể do tác dụng tăng Canxi máu, giữ được sự cân bằng eủa Canxi (Trung Dược văn Kiện Trích Yếu 1965, (304) nhưng chỉ với chảy máu nhẹ, không có tác dụng đối với chảy máu nặng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

+ A giao có tác dụng chuyển dạng Lympho bào đối với nguời khỏe (Trung Dược Học)

+ Cho chó uống A giao làm cho Canxi huyết thanh tăng trên 10% nhưng thời gian máu đông không thay đổi. Nếu tiêm dung dịch 5% A giao đã tiệt trùng thì khả năng đông máu tăng (Trung Dược Học).

+ A giao cũng có tác dụng nhuận trường (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).

- Tính Vị:

+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).

+Vị hơi ấm, không độc (Biệt Lục).

+Vị nhạt tính bình (Y Học Khải Nguyên) .

+ Vị ngọt, cay, tính bình (Thang Dịch Bản Thảo).

- Quy Kinh:

+Vào kinh Thủ Thái dương Tam tiêu, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm Can (Thang Dịch Bản Thảo).

+Vào kinh Thủ Thiếu âm Tâm, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm Can (Bản Thảo Hối Ngôn).

+ Vào kinh Can, Phế, Thận, Tâm (Bản Thảo Cầu Chân).

+Vào 3 kinh Can, Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).

- Tác Dụng, Chủ Trị:

+ Ích khí, an thai.Trị lưng, bụng đau, tay chân đau nhức, lao nhọc gây ra chứng giống như sốt rét, rong huyết, mất ngủ (Bản Kinh).

+ Dưỡng Can khí. Trị bụng dưới đau, hư lao, gầy ốm, âm khí không đủ, chân đau không đứng được (Biệt Lục).

+ Làm mạnh gân xương, ích khí, chỉ lỵ (Dược Tính Luận).

+ Trị đại phong (Thiên Kim).

+ Tiêu tích.Trị các chứng phong độc, khớp xương đau nhức, giải độc rượu

(Thực Liệu Bản Thảo).

+ Trị các chứng phong, mũi chảy nước, nôn ra máu, tiêu ra máu, lỵ ra máu, băng trung, đới hạ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Hòa huyết, tư âm, trừ phong, nhuận táo, lợi tiểu tiện, điều đại trường. Trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiêu ra máu, lỵ, phụ nữ bị các chứng về huyết gây ra đau, huyết khô, kinh nguyệt không đều, không có con, đới hạ, các chứng trước khi có thai và sau khi sinh, khớp xương đau nhức, phù thũng, hư lao, ho suyễn cấp, ho khạc ra máu, ung nhọt thủng độc (Bản Thảo Cương Mục).

+ Làm mạnh gân cơ, sáp tinh, cố Thận. Trị lưng đau do nội thương (Bản Thảo Cương Mục Thập Di).

+Tư âm, bổ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển).

+Tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết (cầm máu), an thai (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).

- Liều Dùng:

Ngày dùng 8 - 24g, uống với rượu hoặc cho vào thuốc hoàn, tán.

- Kiêng Kỵ :

+ Kỵ dùng chung với vị Đại hoàng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+Vị (bao tử) yếu, nôn mửa: không dùng. Tỳ Vị hư, ăn uống không tiêu không nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+Vị hư, nôn mửa, có hàn đàm, lưu ẩm, không nên dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).

+Tiêu chảy không nên dùng (Bản Thảo Bị Yếu).

+ Ngưòi tỳ vị hư yếu (tiêu chảy, ói mửa, tiêu hóa kém...) không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Rêu lưỡi béo bệu, ăn không tiêu, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).

- Phương Thuốc Kinh Nghiệm:

* Về Huyết:

+ Trị Nôn ra máu không cầm: A giao (sao) 80g, Bồ hoàng 40g, Sinh địa 120g. Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia làm 2 lần uống (Thiên Kim Dực Phương).

+ Trị ho ra máu: A giao (sao) 12g, Mộc hương 4g, Gạo nếp 40g. Tán bột, ngày uống 3 lần mỗi lần 4g.

(Phổ Tế phương).

+ Trị có thai ra máu:

1- A giao sao vàng,tán nhỏ. Ngày uống 16g với nước cháo, trước bữa ăn (Thánh Huệ phương) .

2- A giao 120g, sao, sắc với 200ml rượu cho tan ra rồi uống (Mai sư phương).

+ Trị kinh nguyệt máu ra nhiều:

1- A giao sao vàng. Ngày uống 16g với rượu (Bí Uẩn Phương).

- A giao, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Cam thảo, Xuyên khung, Ngải diệp. Các vị thuốc sau khi sắc xong, lọc bỏ bã rồi mới cho A giao vào, quấy đều uống (Giao Ngải Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).

+ Trị nôn ra máu: A giao (sao với Cáp phấn) 40g, thêm 2g Thần sa, tán bột. Uống chung với nước cốt Ngó sen và Mật ong (Nghiệm phương).

+ Trị nôn ra máu, Mũi chảy máu, Tai ra máu: A giao,sao chung với 20g Bồ hoàng. Ngày uống 2 lần mỗi lần dùng 8g pha với 200ml nước và 200ml nước cốt Sinh Địa, uống (Thánh Huệ phương).

* Về Hô Hấp:

+ Trị ho lâu ngày:

1- A giao (sao)40g, Nhân sâm 80g, Tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sắc Thông bạch (A Giao Ẩm - Thánh Tế Tổng Lục).

2- A giao (chưng cách thủy )12g, Mã đâu linh 8g, Ngưu bàng tử 8g, Hạnh nhân 12g, Nhu mễ 16g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Bổ Phế A Giao Thang - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị suyễn (do phong tà nhập Phế): A giao (loại tốt), sao. Dùng Tử tô và Ô mai, sao, tán bột, sắc uống (Nhân Trai Trực Chỉ phương).

+ Trị trẻ nhỏ Phế bị hư, khí suyễn: A giao 40g (sao), Thử niêm tử (sao thơm) 10g, Mã đâu linh (sấy) 20g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao) 7 hột, Cam thảo (nướng) 10g, Gạo nếp (sao) 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc uống ấm (A Giao Tán - Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).

* Về Thai-Sản .

+ Tri có thai mà bụng đau, hạ lỵ: Hoàng liên 120g, Thạch lựu bì 120g, Đương quy 120g, A giao (nướng) 80g, Ngải diệp 60g . Sắc uống (Kinh Hiệu Sản Bảo).

+ Trị thai động không yên: A giao 80g, Ngải diệp 80g, Thông bạch 20g, nước 800ml, sắc còn 200ml chia 2 lần uống ( Sản Bảo phương).

+ Trị hai động làm tiểu són, trong người bứt rứt: A giao 120g, sắc với 400ml nước còn 80ml, uống nóng (Thiên Kim).

* Về Tiêu Hóa.

+ Trị táo Bón (nơi người lớn tuổi, hư yếu): A giao (sao) 8g, Thông bạch 12g, Sắc chung với rượu cho tan ra, thêm 8ml mật ong vào uống nóng (Trực Chỉ phương).

+ Trị khí ở trường vị bị hư: A giao 80g, Hoàng liên (sao) 120g, Phục linh 80g. Tán bột, làm viên, ngày uống 12 - 16g (Hòa Tễ Cục phương)

* Về Gân Cơ.

+ Trị gân cơ co quắp, tay chân run giật (do nhiệt làm tổn thương tân dịch): A giao 12g, Bạch thược (sống) 12g, Thạch quyết minh 12g, Câu đằng 12g, Sinh địa 16g, Phục thần 12g, Lạc thạch đằng 12g, Mẫu lệ (sống) 16g. Trừ A giao, các vị thuốc sắc, lọc bỏ bã, thêm A giao vào cho chảy ra, rồi cho Kê tử hoàng 1 trái vào, quấy đều, uống nóng (A Giao Kê Tử Hoàng Thang - Thông Tục Thương Hàn Luận).

+ Trị lao phổi, ho ra máu: dùng A giao tán bột mịn, mỗi lần uống 20-30g, ngày 2-3 lần với nước sôi ấm hoặc sắc nấu thành hồ uống. Trường hợp ho ra nhiều máu không cầm, cho tiêm Pituitrin 5-10 đơn vị hoặc các loại thuốc Tây cầm máu khác cho ho ra máu bớt đi rồi dùng A giao uống. Trường hợp ho ra máu ít và vừa, chỉ dùng A giao cầm máu. Có kết hợp thuốc chống lao. Trị 56 ca, kết quả tốt 37 ca, có kết quả 15 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ có kết quả 92,7% (Trương Tâm Như, A Giao Điều Trị 56 Ca Lao Phổi, Ho Ra Máu, Liêu Ninh Tạp Chí Trung Y 1987, 9: 39).

+ Trị xuất huyết tử cung cơ năng: A giao là vị thuốc thường dùng, thường kết hợp với bài Tứ Vật Thang, dùng bài Giao Ngải Tứ Vật Thang: A giao 20g (hòa tan), Ngải diệp 20g, Đương qui 16g, Thụcđịa 20g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 4g, sắc uống. Tùy chứng có thể gia giảm(Giao Ngải Tứ Vật Thang - Kim Qũy Yếu Lược).

+ Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, huyết hư tâm phiền, mạch Tế Sác: A giao 20g (hòa tan), Hoàng ìiên 8g, Hoàng cầm 8g, Bạch thược 8g, sắc nước uống, gia thêm lòng đỏ trứng gà (Kê Tử Hoàng) 2 cái, khuấy đều, chia 2 lần, uống nóng trong ngày (Hoàng Liên A Giao Thang - Thương Hàn Luận).

+ Trị chứng âm hư co giật: thường gặp trong các bệnh di chứng não, di chứng màng não, động kinh thể âm huyết hư:: A giao, Bạch thược (sống), Thạch quyết minh, Câu đằng, Phục thần, mỗi thứ 12g, Sinh địa, Mẫu lệ (sống), Qui bản, mỗì thứ 16g. A giao, Kê tử hoàng (để riêng), các thuốc khác sắc lấy nước, bỏ bã, lúc nước đang sôi, cho A giao rồi cho Kê tử hoàng vào, khuấy đều uống lúc còn nóng (A Giao Kê Tử Hoàng Thang – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

+ Trị cẳng chân loét (mạn tính): Rửa vô trùng vùng loét, chiếu tia hồng ngoại 10-15 phút, cho A giao vào l chén đổ 70ml nước, sắc nhỏ lửa cho thành cao rồi phết cao vào miếng gạc độ 2-3g, tùy diện tích to nhỏ của vết loét, mỗi ngày đắp l lần, thường khoảng 20 lần là khỏi. Đã trị 24 ca đều khỏi (Duẫn Hồng Như và cộng sự, Dùng Tia Hồng Ngoại Kết Hợp A Giao Trị Loét Cẳng Chân 24 Ca, Tạp Chí Trung Tây Y Kết Hợp 1987, 4: 24).

+ Trị chứng bạch cầu giảm và thiếu máu nhược sắc: dùng cao lỏng A giao (A giao, Nhân sâm, Thục địa, Đảng sâm, Sơn tra...), có tác dụng tăng bạch cầu, bổ huyết và tăng miễn dịch. Đã trị bạch cầu giảm 179 ca, tỷ lệ kết quả 79,33%, thiếu máu nhược sắc 230 ca, tỷ lệ kết quả 6',8% (Lý Thượng Ngọc, Kết Quả Nghiên Cứu A Giao, Báo Công Nghiệp Sơn Đông, 1986, 3: 21).

+ Trị động thai: Thuốc có tác dụng an thai. Dùng A giao 12g, Trứng gà 2 quả, đường đỏ 30g. Trị 36 ca, khỏi 30 ca, tỷ lệ khỏi 83,3% (Vương Tâm Hảo, Tự Chế A Giao Kê Tử Hoàng Thang Trị Động Thai, Hoạt Thai, báo Trung Y Sơn Tây 1987, 2: 35).
( HiepKhach Sưu Tầm) =====================================



Xin đính chính 1 chút nhỏ : A giao là một loại keo chế từ da lừa, trong dược thư, nó được xếp vào loại những vị thuốc có nguồn gốc từ động vật, nó không phải là CÂY, nên không gọi nó là CÂY THUỐC, chứ không phải là CÂY A GIAO.


(tôi không sửa trong bài viết, vì tôn trọng tác giả)





Tuetvnb

TL: Các loại cây thuốc !

Đã gửi: 20:22, 08/08/10
gửi bởi thienhanho
Huynh HK có loại thuốc trị đau đầu ko? Thay đổi thời tiết là đau đầu, lần nào cũng thế, tuần vừa rồi tui đau đầu muốn chết luôn, chỉ muốn đổ cả lọ dầu gió vào đầu thui :(. Ko muốn uống thuốc tây y vì sợ sau này đau ko có thuốc ko chụi được hơn nữa thuốc tây làm cơ thể tui mệt dần. Không có time đi khám. Nếu huynh có cây cỏ gì thì cho tui biết với.
Cảm ơn HK !!!!

TL: Các loại cây thuốc !

Đã gửi: 19:46, 19/08/10
gửi bởi dtc1
Đau đầu có rất nhiều loại, bạn thử nói xem bạn đau đầu là đau ở vùng nào của đầu ( hốc mắt, đỉnh đầu, thái dương hay đằng sau gáy .
Khi đau có kèm theo triệu trứng gì nữa không ( đau một nửa vùng đầu, hoa mắt , buồn nôn , mắt nhìn thấy những đốm sáng nhỏ bay trước mắt, sợ ánh sáng vvvvvv .......? ) Sau đó bác Hiệp Khách sẽ kê đơn và bắt mạch được cho bạn hiihih :x

TL: Các loại cây thuốc !

Đã gửi: 23:56, 19/08/10
gửi bởi Gemini
Ui, rất ủng hộ topic này :)

TL: Các loại cây thuốc !

Đã gửi: 10:58, 24/08/10
gửi bởi thiện vũ long
Rất mong được sự chỉ giáo của các vị lương y , và những ngưòi yêu thích y học cổ truyền :
Chúng ta đều biết cây thuốc thì nhiều nhưng nguyên nhân và chứng bệnh thì hầu như rất ít biết đến vậy nên nếu ai đó có tài liệu về hiện tượng chứng bệnh từ lúc mới phát cho đến lúc tận cùng của căn bệnh thời có lẽ đó là tài liệu bổ ích cho tất cả những ai khao khát đi tìm chân lý của nghành y vậy .
Nay Lấy làm ví dụ để mọi người cùng tham khảo bàn luận đưa ra cách xử trí , cũng như biện pháp tốt để triệt để nguồn cơn của các hiện tượng đó :

CẢM CÚM
Còn gọi là Cảm Mạo, Thương Phong ( Cảm), Lưu Hành Tính Cảm Mạo ( Cúm).

Cảm mạo phát bệnh quanh năm và thường nhẹ, chỉ vài ngày sau là có thể khỏi.

Cúm thường lây lan thành dịch và chưng trạng thường nặng hơn.




Chứng Cảm Phong Hàn
Phát sốt, sợ lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, ho, họng ngứa, đầu đau, cơ thể đau, không mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng , mạch Phù Khẩn.

Chứng Cảm Phong Nhiệt
Phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, có mồ hôi, đầu đau, mũi nghẹt, họng đau, ho, có đờm, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Phù Sác.

Chứng Cảm Thử ( Nắng)
Sốt cao, thở thô, đầu đau, mặt đỏ bừng , buồn bực, khát nước , ra mồ hôi, sợ lạnh, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng , mạch Hồng Sác.

Điều trị
Chứng cảm phong hàn
Tân ôn giải biểu ( dùng thuốc cay, ấm để giải biểu).
Thông Xị Thang ( Trửu Hậu Phương) : Đậu xị 6g, Thông bạch 3 củ .
Điều trị
Chứng Cảm phong nhiệt
Tân lương giải biểu (dùng các vị thuốc cay, mát để giải biểu).
Ngân Kiều Tán ( Ôn Bệnh Điều Biện) : Cam thảo 4g, Cát cánh 24g, Đậu xị 20g, Kinh giới 16g, Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Ngưu bàng tử 20g, Trúc diệp 16g,

Điều trị
Chứng Cảm thử < nắng>
Thanh thử nhiệt
Bạch Hổ Thang ( Thương Hàn Luận ) : Cam thảo 4g, Ngạnh mễ 40g, Thạch cao 40g, Tri mẫu 12g,

TL: Các loại cây thuốc !

Đã gửi: 14:50, 24/08/10
gửi bởi tuetvnb
Bệnh cảm, trong đông y cho rằng thuộc chứng bệnh bị ngoại tà (phong hàn thấp nhiệt) xâm phạm. Vì thế mà để trục ngoại tà ra ngoài cơ thể, thường dùng các phương dược giải biểu, tức là đưa ngoại tà ra khỏi cơ thể bằng đường da (biểu). Tuy nhiên, nguyên nhân và chứng bệnh có nhiều loại, cần phải biết thuộc hư chứng hay thực chứng, cần phải biết thuộc Hàn hay nhiệt, Phong hay Thấp mà dụng dược cho đúng.

Nếu là Hư chứng, thì không thể dùng giải biểu, vì bệnh không phải ở đấy
Nều là thực chứng, cần phân biệt Hàn Nhiệt Phong Thấp cho rõ
- Bệnh thuộc Hàn : Phải TÂN ÔN GIẢI BIỂU, làm ấm tam tiêu kết khử hàn để trục ngoại tà
- Bệnh thuộc Nhiệt : Phải THANH NHIỆT GIẢI BIỂU, làm mát cơ thể, thanh nhiệt trục ngoại tà
- Bệnh thuộc Phong Hàn : Phải Khu Phong, Trục Hàn, giải biểu
- Bệnh thuộc Phong Nhiệt : Phải Trục Thử, Khu Phong, giải biểu

Phương pháp điều trị là phải "phù chính - khu tà" hỗ trợ chính khí mà đẩy lùi ngoại tà. Một trong các vị thuốc mạnh mẽ của nhóm này là :

- Tía tô (tô tử): phát hãn Giải biểu, khứ hàn, tán nhiệt, chỉ huyết
- Kinh giới (Giả tô - toàn kinh giới) : phát hãn Giải biểu, khứ hàn, tán nhiệt, chỉ huyết
- Gừng sống (sinh khương) : Tán hàn, giải biểu. Nếu muốn khu phong thì dùng gừng nướng hoặc trích mật "Sinh thời tả hoả, trích thời khu phong"


Ngoài ra còn một số vị hỗ trợ khác có thể tham khảo thêm trong các tài liệu đông y.


Chú ý :


- Giải biểu chính là phương pháp dùng dược để phát hãn (ra mồ hôi) nhằm trục tà, vì vậy, chỉ dùng khi Tà còn ở Biểu (ngoài), nếu Tà đã nhập Lý (trong) thì phải kết hợp với các bài thuốc khác, tương tác đến phần lý, để Lý-Biểu cùng giải.
- Tùy theo mùa mà dụng lượng nhiều hay ít, nóng thì dùng ít, lạnh dùng nhiều vì mùa nóng mồ hôi dễ thoát mùa lạnh mồ hôi khó thoát.
- Khi giải biểu, sẽ làm cho cơ thể suy yếu, nếu quá liều hoặc dùng nhiều lần sẽ làm chính khí hư tổn, cho nên những người thể trạng yếu, trẻ em, người già, phụ nữ sau khi sinh, cần dùng lượng vừa phải, kết hợp với các vị thuốc dưỡng Âm, Bổ huyết, ích khí…
- Khi dụng thuốc, để hiệu quả hơn cho việc phát hãn, nên dùng nóng, kết hợp với ăn cháo nóng, đắp chăn, ủ ấm để hỗ trợ việc ra mồ hôi.


Cấm kỵ :


- Các trường hợp tự hãn (tự ra mồ hôi), đạo hãn (mồ hôi trộm)
- Các trường hợp tân dich hao tổn
- Các mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban, sởi đã mọc hết và đang trong quá trình bay đi
- Các chứng sốt do âm hư

Phương dược :


1. TÂN ÔN GIẢI BIỂU : Hương tô ẩm thang, gia sinh khương


Tía tô 8g
hương phụ 8g
trần bì 6g
cam thảo 4g
Sinh khương 3 lát.

Sắc uống nóng, ủ ấm cho phát hãn

2. THANH NHIỆT GIẢI BIỂU : Sài cát giải cơ thang, gia sinh khương

Sài hồ 12g
Cát căn 16g
Cam thảo 4g
Khương hoạt 6g
Bạch chỉ 6g
Bạch thược 12g
Cát cánh 12g
Hoàng cầm 12g
Thạch cao 12g ( sắc trước)
Sinh khương 3 lát

Sắc uống nóng, ủ ấm cho phát hãn

Nếu muốn tăng hiệu quả, nên dùng thêm các bài thuốc Lợi niệu, trừ thũng, cần chú ý tìm hiểu cho kỹ, dụng dược cẩn thận.
Kính.

TL: Các loại cây thuốc !

Đã gửi: 10:13, 25/08/10
gửi bởi thiện vũ long
Thầy có thể giải thích giúp cho vũ long hiểu thêm nếu cùng chứng trên thì trong đơn thuốc thầy chỉ định thì theo nguyên tắc gia đơn thuốc theo quân thần tá sứ thì các vị trên phân loại thế nào ạ và tác dụng của các vị trên ra sao , thời gian tác dụng là bao lâu và theo mỗi chu kỳ của bệnh nên gia giảm thế nào . Kính thầy sức khoẻ !