Trang 1 trên 1

Tây Thiên ký

Đã gửi: 23:23, 15/04/09
gửi bởi Mai Hoa
1. Trời Tây ở nước Nam

Trong sách Cao Biền Tấu thư địa lý kiểu tự , ngôi đất Thăng Long đựoc diễn ca rằng:

... Giao châu hữu chi địa -(đất Giao Châu có một ngôi đất)
Thăng long thành tối hùng
-(thăng long tối hùng mạnh)
Tam hồng dẫn hậu mạch
-(ba con sông lớn dẫn hậu mạch, tiếp khí cho mạch là sông Thao, sông Lô, sông Đà).
Song ngư trĩ tiền phương
-(hai con cá dẫn đường, chính là bãi Phúc Xá ngoài sông Hồng)
Tản lĩnh trấn Kiền vị
-(núi Tản Linh trấn tại phương Kiền – tây bắc)
Đảo sơn đương Cấn cung
-(núi Tam Đảo giữ phương Cấn - Đông bắc)
Thiên phong hồi Bạch hổ
-(nghìn ngọn núi quay về Bạch hổ)...

(ảnh)
Tam Đảo là một dẫy núi đá hình thành cách đây khoảng 230 triệu năm nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt dối là 1590 mét. Nói đến Tam đảo, ta nghĩ ngay đến Khu du lich thị trấn Tam đảo và hàng loạt danh thắng xung quanh. Về mặt văn hóa lịch sử, nơi đây hội tụ quần thể di tích văn hóa-lịch sử Tây Thiên; Ngoài ra có Thiền Viện Trúc Lâm là 1 trong 3 Thiền viện lớn nhất nước.

Trong khoảng chiều dài 11km, chiều ngang 1km, quần thể di tích Tây Thiên tập trung mật độ lớn các công trình văn hóa, dấu vết cũ các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học. Đó là hệ thống đền, chùa, thảo am và phong cảnh tự nhiên được phân bố trên ngọn Thạch Bàn của dãy núi Tam Đảo. Mở đầu là đền Mẫu sinh, đền Mẫu hóa, đền Thõng, chùa Thiên Ân, đền Cậu, đền Cô, chùa Phù Nghì, chòi Ông Nhất, đền Tây Thiên, chùa Tây Thiên, Bàn cờ tiên, Bia đá chữ “Bát nhã tuyền”, chợ Giời, chùa Đồng Cổ, Ao Dứa, Đồng Ma. Ngoài ra những thắng cảnh của di tích Tây Thiên cũng thật phong phú và nên thơ: Suối Vàng, Thác Bạc, Khe Trường sinh, suối Giải Oan, suối Tối, Am Vân Tiêu, Am Lưỡng Phong, Rừng nguyên sinh, Cây Thông ngàn tuổi, Cây Đa 9 cội (ở đền Thõng)… Tại đền Thượng Tây Thiên ở độ cao 530m so với mặt nước biển là nơi thờ tự Quốc Mẫu Tây Thiên - Lăng Thị Tiêu. Cứ mỗi độ xuân về, vào dịp ngày giỗ Quốc Mẫu nhân dân trong vùng lại tổ chức mở hội gọi là Lễ hội Tây Thiên từ ngày 15, 16, 17 tháng 2 âm lịch.
Theo sử liệu và khảo cổ, gần đây các nhà nghiên cứu đã xác minh rõ nguồn gốc và nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam chính là từ Tây Thiên

Vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, đoàn Phật giáo thứ 8 do ngài Sona, ngài Uttara và công chúa con vua A Dục (Ấn Độ) đi truyền giáo qua ở Miến Điện, Thái Lan và các nước Đông Dương. Đoàn đi theo đường biển vào cửa sông Hồng ngược lên nước Văn Lang. Thời Hùng Vương, nước Văn Lang chỉ bao gồm một số tỉnh trung du Bắc Bộ, địa thế núi non thấp, chỉ có dãy Tam Đảo núi cao liên hoàn (700m so với mặt nước biển) rừng thâm u rậm rạp, có suối chảy thác cao, cảnh trí u nhã thanh tịnh. Thấy nơi đây thích hợp cho người tu thiền hoặc sống nội tâm trau dồi Phật pháp. Đoàn nhà sư Ấn Độ quyết định chọn Tam Đảo để xây tháp lập chùa để tu hành và hóa độ chúng sinh, đặt tên là Tây Thiên (có nghĩa là trời Tây, chỉ nước Ấn Độ, nơi phát sinh ra đạo Phật cứu khổ nhân loại).

Vài dòng sơ lược để thấy được đất Tây thiên bao đời nay đã là Linh địa và Phật giáo đã đến nơi này từ rất sớm.

2. Tây thiên Ký sự

Khu Ba vì - Tây thiên vốn không xa lạ với bọn học trò vì là nơi lý tưởng để cắm trại. Có lẽ đến gần 20 năm tôi mới quay lại nơi này tuy đi qua cũng nhiều. Một sự tình cờ, một anh bạn bảo "Có đi Tây Thiên không?" trong đầu tôi thường nghĩ Tây thiên là những thác, suối, leo bậc thang lên chùa nên gật đầu ngay. Hôm ấy là ngày rằm tháng chạp âm lịch, rằm cuối cùng của năm con chuột và theo như lịch thì là ngày đẹp nhất trong năm.

Rốt cuộc thì hành trình khác hẳn với những gì chúng tôi tưởng tượng. Một xe ôtô 7 chỗ, 5 người và một đống hành lý bao gồm Lều trại, túi ngủ ấm, đèn pin đồ ăn uống nhiều vô kể và... trong lúc vội vàng quơ được cái gì thì quơ, có cả 1 cái la bàn. Dọc đường đi còn tranh thủ mua thêm 20 bắp ngô. Anh bạn tôi ngoài đồ dùng còn phải mang cả 1 chiếc chăn bông to sụ vợ bắt mang đi để... nhớ hơi. ^:)^
(ảnh)

Điểm dừng chân đầu tiên là ngôi chùa nhỏ mang tên chùa Quan Âm ở chân núi. Khi chúng tôi đến đã gần trưa, nhà sư trụ trì và các vãi đang chuẩn bị lễ cúng cầu siêu. Chùa nhỏ nhưng khang trang, có cả chuông mới đúc. Điểm đặc biệt là hình Quan âm ở khắp nơi, dọc tường bao là các bát hương thờ Quan thế âm bồ tát tay cầm nhành dương liễu, dưới là rất nhiều chai nước khách thập phương mang đến cúng. Theo anh bạn tôi nói, nhà sư lấy nước trong cúng Đức Quan âm rồi phát cho mọi người, cho trẻ con đến uống lấy lộc. Lần này đi, chúng tôi cũng lấy nước đã cúng Đức Quan thế âm mang đi theo để uống, cầu cho thượng lộ bình an.

(ảnh xem chuông...)

Đúng 13h30, đoàn khởi hành lên núi. Trước khi lên, sư thầy chỉ cho ngọn núi chúng tôi sẽ lên đỉnh. Đứng từ chân núi thấy sao mà cao..

(ảnh đỉnh núi nhìn từ chùa Quan Âm)

Lên đến điểm dừng bắt đầu leo, nơi có cây đa trăm tuổi, đoàn có thêm một số thành viên mới. Sư thầy đã thuê gần hai chục người dân tộc để họ gùi hàng. Đoàn tranh thủ chụp ảnh lúc bắt đầu đi, trông mọi người vẫn tươi tỉnh lắm. Tôi hỏi sư thầy "Thưa thầy bao giờ đến nơi?" thầy bảo "Cứ đi rồi biết!". Sau này trong suốt quá trình đi, câu hỏi ấy luôn đuợc lặp lại và câu trả lời của Thầy cũng vẫn như vậy. Cô gái duy nhất trong đoàn đựoc giao cầm 1 cành đa có 3 quả mang đi rồi mang về... tại sao nhỉ?? không ai biết!

(ảnh chân núi)

Hành trình đi lên (không có ảnh)

Đã gửi: 00:04, 16/04/09
gửi bởi Mai Hoa
....
Hành trình leo núi bắt đầu từ Đền Thõng, nơi có cây đa chín cội trứ danh. Ký ức của tôi về Tây Thiên không nhiều và mang tính học trò nhiều hơn, lần này đi với nhà sư thấy cũng có màu ... đạo. Những người dân tộc khuân vác hành lý và cả 2 bát hương to và 2 pho tượng để làm lễ đêm nay, các bạn đồng hành của tôi chỉ mang nước uống cho cá nhân và máy ảnh. Nhìn con đường bậc thang men theo triền núi lúc lên lúc xuống, ai nấy có vẻ chủ quan trong khi Thầy giục giã liên tục và không cho ngồi nghỉ, bảo đi nhanh cho trời sáng. Khởi hành lúc ban trưa nên ai nấy đều cảm thấy dư dật thời gian. Thầy là người không có vẻ mỏi mệt nhất nhưng luôn đi cuối đoàn để thúc mấy người đi chậm nhất (tất nhiên trong đó có tôi :P ). Nói chung không khí ban đầu hào hứng, nhưng .... tất cả mới chỉ... bắt đầu.

Sau khoảng 1 tiếng leo bậc, đoàn bắt đầu rẽ sang triền núi từ một khe suối. Thầy bảo, ai không thể đi tiếp thì... quay về, tất nhiên chẳng có ai quay về, tôi đã mệt nhưng bụng bảo dạ leo dốc còn đỡ mệt hơn leo bậc; lại hỏi thầy "thưa Thầy bao giờ thì đến?", thầy bảo "Cứ đi rồi biết!". Và thế là bắt đầu... luồn rừng.

(Ghi chú: đoạn leo lên không có ảnh chụp vì tuy có máy ảnh nhưng không có thời gian dừng lại chụp, tuy cảnh rất đẹp)

Hành trình đi lên .... (không có ảnh)

Đã gửi: 13:07, 23/04/09
gửi bởi Mai Hoa
...
Cái sự trèo đèo lội suối băng rừng có vẻ xa lạ với những người sinh ra và lớn lên ở chốn thị thành, đòan của chúng tôi cũng không nằm ngoài giới hạn đó. Ngoại trừ 1 anh đã khoe nhiều chiến tích khảo sát thì các vị còn lại vốn rặt VIP quen ngồi ô tô đã tỏ ra căng thẳng ngay khi mới luồn rừng nửa tiếng. Nhóm 5 người tách làm 2, một hội lo xa vượt lên trước nhập vào nhóm dẫn đầu để tranh thủ sức, hội còn lại tụt xuống cuối đoàn, đi cùng Thầy. Tôi tiếc rẻ ôm theo người cái máy ảnh để nhăm nhăm chụp bấy giờ mới thấy ân hận vô biên. Các bạn đồng hành thực sự cực kỳ thông cảm nhưng nói chung... đã đến nước này thì có vẻ ai dại thì chịu nên không thể chia sẻ cái ba lô 2kg của tôi đựợc. Mà cái sự mệt mỏi làm sao mà ghi hình được nên cũng chỉ nói vậy để bạn đọc biết vậy, còn sau này nhóm đi Tây thiên có gặp lại nhau trà chén thì chỉ cần nhắc lại "cái hôm đi Tây thiên ấy..." là mọi người tự hiểu.... cái nạo thế sư là cái sự thế nao...

Hết rừng dẻ lại đến rừng sặt... đường thì toàn dốc, một số chỗ (tôi) phải bò, đến đoạn rừng sặt thì bám vào những cây sặt mà đu lên dốc. Thật là ngưỡng mộ bọn khỉ vượn khi mà cả đời chúng cứ đu thế này. Đại khái phong cảnh đẹp, đến chiều tà càng đẹp... đoàn người đi đáng nhẽ phải lãng mạn như thơ Quang Dũng lăm lắm nhưng thật lúc đó chỉ mong đến nơi sớm. Trời còn sáng mà thầy đã giục đi cho kịp lễ... nửa đêm, hỏi Thầy mấy cây nữa đến nơi thì câu trả lời luôn là "cứ đi rồi biết" và nhất là KHÔNG ĐƯỢC NGHỈ..., tức,.. tức nữa là tôi bị chuột rút đầu tiên trong cả đoàn và cứ thế lê lết 2 cái chân yêu quý mới được phong Hảo Hán vì leo 12km trên Vạn Lý Trường Thành... trong hoàn cảnh các bạn đồng hành nhìn thương hại (rồi 1 lúc nữa các bạn sẽ biết), thầy giục liên tục và không cho phép nghỉ 1 phút nào.

Nam mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế âm bồ tát... đi đến tối mịt mà chưa thấy đích. Các bạn đồng hành bắt đầu chuột rút (đáng kiếp). Còn tôi, theo đúng quy luật... vượt qua được giai đoạn gắng sức đến giai đoạn chân đi không cảm giác, không biết mệt, nhưng đến giờ bụng đói và người rã rời. Thầy giục giã vì theo thầy, đã đến cánh rừng MA, cánh rừng mà theo huyền thoại, những người thợ rừng thành thạo nhất cũng có khi bị lạc, mà nếu bị lạc phải trèo lên cây xem phương hướng, mà trèo lên cây thì.... Quả thực xứng đáng rừng MA, xung quanh toàn sặt và dứa dại (Ai đọc phần giới thiệu có AO DỨA chính là gần khu vực này), nhìn lên nhìn xuống nhìn trái nhìn phải đều y nhau. CẢ đoàn lớn tách thành 3 hay 4 đoàn nhỏ và cách nhau khá xa, đoàn sau theo dấu chân đoàn trước để lại, có khi là một đống củi đoàn trước nghỉ đốt lên để sưởi hoặc vết chặt cây còn mới...nhưng đến đoạn rừng MA thì những dấu vết ấy cũng khó nhận ra. Chúng tôi là nhóm cuối, gồm 4 người trong đoàn, Thầy và 2 bạn đoàn khác, người thợ rừng dẫn đường cũng chuột rút phải ngồi lại sau chúng tôi... có Thầy là không có vẻ mệt và vẫn giục đi nhanh, rừng Ma đấy, lạc là 3-4 hôm sau mới có người đến tìm.

^:)^ ^:)^ ^:)^ ^:)^ ^:)^

Thế mà... lạc thật, đến một lúc thì nhóm chúng tôi chịu không tìm ra đường nữa. Rằm nhưng tán cây rậm đến nỗi chẳng nhìn thấy trăng, còn đoàn đi trứoc đã bỏ xa và lâu lâu không thấy vết lửa sưởi, điện thoại thì mất sóng và hú thì... chỉ nghe thấy âm thanh của chính mình vọng lại trên núi. Khu rừng Ma toàn dứa và sặt, giá như ngày xưa chắc có hổ báo nhưng giờ chắc tuyệt chủng cả, gấu thì may ra còn, còn MA thì có vẻ tồn tại thật... Khi biết đã lạc, Thầy bảo ngồi lại và đốt lửa sưởi, thầy thắp 3 nén nhang và đứng 1 bên niệm chú, còn bọn tôi may có ít xôi 1 bạn "bị cầm" đi bèn lao vào bốc ăn (đúng cảnh có thực mới vực được đạo!), thôi thì Thầy công lực cao siêu chứ bọn con tòan thế nhân tục lụy, ăn đã! Lại kể chuyện ma chút, một bác cùng đoàn cứ bị 1 cây dứa quấn lấy người, chạy đi thì cành lá nó níu lại, thế là cứ loay hoay trong bụi dứa không thóat ra được, đến lúc thầy niệm chú mới hết. Bác này hoành tráng cao to đẹp giai, có khi bị hồn ma Sơn nữ nào xưa kia lạc trong rừng ma vương vấn.. may mà đoạn này đi cùng đoàn với thầy không thì nguy to! Thầy bảo chuyến này đi làm việc nhớn nên nhiều thế lực phần âm ngăn cản, đã 9h tối mà không lên được đỉnh núi thì mất giờ đẹp, cũng là một nhẽ.

:-S :-S :-S :-S :-S
[-O< [-O< [-O< [-O< [-O<

Ngồi 1 lúc đủ để đoàn lữ hành ăn no, sưởi ấm và thầy niệm chú hết tuần hương, nhóm trứoc cho ngừoi quay lại tìm và báo đã đến nơi, tức là đích gần lắm. :D/ giờ chỉ còn thu gom người lạc phía sau và tìm bác dẫn đường đưa lên đỉnh núi. Giờ ăn ấm bụng và đỡ mệt, thầy lại cho nghỉ luôn luôn, nhưng cũng đến 30 phút sau chúng tôi mới thực sự lên đến đích trên đỉnh núi.. >:D<

Đêm trên đỉnh Tây Thiên... nền chùa Địa Ngục

Đã gửi: 13:56, 23/04/09
gửi bởi Mai Hoa
Anh bạn đồng hành sau khi đọc đoạn đầu bảo tôi... "mày viết lãng mạn thêm tí!".. ờ thì lãng mạn, nhưng mà có muốn lãng mạn thì cũng chỉ bắt đầu từ lúc này. Bởi khi leo lên nói còn chẳng nổi nữa là nghĩ đến cái sự... lãng mạn!.

Đêm ấy là đêm rằm tháng chạp, rằm cuối cùng của năm con chuột. Trên đỉnh núi, trăng sáng vằng vặc trong cái giá buốt của sương đêm trên núi, nhiệt độ có khi xuống đến 3-4 độ C. Rừng hoang vu, núi hoang vu và ai đó có sợ muốn về thì cũng hết đường về... Khi chúng tôi (đoàn cuối cùng) lên đến đỉnh núi thì các đoàn trước đã lên, dựng một số lều và đốt mấy đống lửa cực to. Giờ làm lễ đã sắp đến nên mọi người dựng nhà tạm che tượng, sắp xếp mọi thứ thật nhanh chóng theo điều khiển của Thầy, đồ lễ chỉ có nhang nến hoa quả và nước trong kê tạm bằng mấy phiến đá vốn là đá dưới nền chùa cũ khi xưa...

(Hình...)

Và trên đỉnh núi hoang vu lạnh lẽo, trên nền ngôi chùa cổ có tên là Chùa Địa Ngục, có đến cả vài trăm năm nay mới lại có cảnh hành lễ tôn giáo. Mấy chục người quỳ trước ban thờ Đức Phật và Quan Thế âm dựng tạm, hành lễ trong tiếng Chú Đại bi ấm mà vang của Thầy...

Trước là cầu cho Quốc Thái Dân An
Sau là cầu cho chúng sinh siêu thoát

Xin đức Quan Âm bồ tát nhớ lại lời nguyện ước xưa...

Mọi người như cảm cái không khí linh thiêng mà như mê đi trong tiếng Chú Đại bi, rồi thầy đọc Văn tế thập loại chúng sinh của cụ Nguyễn..

Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Dịp đường lê lác đác mưa sa
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng phất u minh...
Thương thay thập loại chúng sing
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người
Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lữa bấy niên...
Còn chi ai khá ai hèn
Còn chi mà nói ai hèn ai ngu!
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh đàn sái hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi
Giải oan cứu khổ độ về tây phương

...
Kiếp phù sinh như hình như ảnh
Có chữ rằng:"Vạn cảnh giai không"
Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo
Của có khi bát cháo nén nhang
Gọi là manh áo thoi vàng
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêụ
Phép thiên biến ít thành nhiều
Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sanh.
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô chư Phật, Pháp, Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài

TL: Tây Thiên ký

Đã gửi: 19:57, 24/04/09
gửi bởi Mai Hoa
Buổi lể chỉ khoảng 30 phút, kết thúc rồi tât cả mọi người như mơ màng, không còn nghĩ đến cái mệt mỏi khi leo núi nữa. Người duy nhất vẫn chủ động là Thầy, suốt quãng đường khi không khi nào kêu mệt, đến là nhanh chóng sắp ban thờ, làm lễ cho kịp giờ. Khi mọi việc đã xong khuôn mặt thầy thật mãn nguyện, Thầy giục dựng lều để thầy nghỉ mà không ăn, còn chúng tôi lúc ý mới chuẩn bị ăn uống rôm rả.

Trưởng đoàn lo xa đã chuẩn bị khá nhiều đồ ăn, cả chai rượu mang đi... nhưng đến bị Thầy cấm ăn đồ mặn cũng chờn chợn nên đành vui lòng với chút mỳ tôm nấu rau cải. Mấy đứa còn lại bọn tôi khi ở nhà đã hí hửng mang bếp mang trà với cái la bàn đi để đun trà bàn luận chuyện phong thủy lý số cả đêm, giờ cũng thấy cái háo hức giảm 8-9 phần vì mệt mỏi sau 1 ngày leo núi. Nhưng mà chả mấy khi nên vẫn chui vào lều to nhất pha trà bát bảo uống và chỉ chỏ với cái la bàn. Ngoài lều, những người dân tộc tập trung quanh đống lửa nói chuyện lao xao. Kể không lạnh quá thì ngồi bên đống lửa cũng thích lắm, trăng thì sáng vằng vặc trên đỉnh đầu, xung quanh núi rừng hoang vu huyền bí... nhưng nhu cầu nằm và sự hấp dẫn của cái túi ngủ ấm áp vẫn chiến thắng cái sự lãng mạn trong các đấng tao nhân mặc khách. Còn anh bạn bảo tôi viết lãng mạn thì không chè cháo gì mà ôm cái túi ngủ to nhất chui vào 1 lều với 1 cao thủ lý số phái 4 cột, và 2 bác bắt đầu bản song tấu độc nhất vô nhị giữa núi rừng.

(Hình...)

Chuyện về đêm trên đỉnh Tây thiên kết thúc ở đây, còn những bí mật khác thì đã bị yểm bùa... ai tiết lộ sẽ bị méo mồm...

:-$ :-$ :-$ :-$ :-$

Re: Tây Thiên ký

Đã gửi: 10:35, 24/08/16
gửi bởi mymymy003
Xu hướng sử dụng sản phẩm mọc mi thay thế các phương pháp hóa chất như nối mi, make up đang rất được ưu chuộng. Trong đó, việc tìm hiểu thuốc mọc mi bao nhiêu tiền, chất lượng ra sao cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Hình ảnh
Tìm hiểu thuốc mọc mi bao nhiêu tiền và chất lượng ra sao là nhu cầu của rất nhiều chị em

Thuốc mọc mi Lumigan – Sự lựa chọn hàng đầu của phái đẹp

Bạn có tin chỉ cần dùng ngày 1 lần trước khi đi ngủ, sau khoảng 14 ngày bạn sẽ có hàng mi dày rậm như mi nối? Hoàn toàn có thể “hiện thực hóa” điều này với thuốc mọc mi Lumigan của Mỹ.
Hình ảnh
Những note nhỏ về Lumigan

>>>> Mua thuốc mọc mi ở đâu

- Xuất xứ: Sản phẩm của tập đoàn dược phẩm hàng đầu trong ngành dược phẩm đến từ Mỹ – Allergan. Các sản phẩm của Allergan xuất hiện rộng rãi tại tất cả quốc gia trên thế giới từ nhiều năm nay, cho thấy mức độ uy tín của sản phẩm này. Với dược chất Bimatoprost độc quyền sẽ giúp mi dài chắc chắn sau 2-4 tuần sử dụng.

- Không chỉ được phe duyệt sản xuất hàng loạt, Lumigan còn được nhiều bên thứ 3 (các tổ chức kiểm định chất lượng uy tín) như FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ hay như CE Châu Âu, KFDA Hàn Quốc, Bộ y tế hơn 100 quốc gia kiểm nghiệm an toàn và chứng nhận chất lượng.
Hình ảnh
FDA chứng nhận là uy tín nhất về dược phẩm

- Làm hài lòng hàng triệu người dùng trên thế giới trong gần 10 năm qua, thời gian tồn tại cũng chứng minh hiệu quả của sản phẩm này.

- Lumigan làm dài mi chuyên sâu chứ không đơn thuần là cung cấp dưỡng chất làm đẹp như đa số sản phẩm trên thị trường. Do nhà sản xuất uy tín tạo nên nên được hàng rào pháp lý tại Châu Âu bảo vệ nên rất hiếm hàng nhái, giả.

Thuốc mọc mi bao nhiêu tiền? Mời bạn xem tại đây: Thuốc mọc mi bao nhiêu tiền