Trang 1 trên 13

CHƯƠNG TRÌNH ÙNG HỘ MIỀN TRUNG (UPDATE : 23.10.2010)

Đã gửi: 21:11, 23/10/10
gửi bởi Mai Hoa
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ MIỀN TRUNG

Hôm nay (thứ 7 ngày 23/10/2010), theo kế hoạch dự kiến, nhóm tình nguyện tham gia tổ chức đợt quyên góp hỗ trợ Miền Trung của Diễn đàn lyso.vn đã họp, thống nhất kế hoạch và chương trình tổ chức chuyến đi. Hôm nay, có một bất ngờ là đại diện của diễn đàn nguhanh.vn cũng đến và đề nghị cùng tham gia với lyso.vn trong hoạt động xã hội này.

Chúng tôi xin đăng cụ thể chương trình lên đây. Mong các bạn ủng hộ và góp ý

>:D< >:D< >:D<

I) ĐỊA ĐIỂM SẼ ĐẾN: XÃ HƯƠNG ĐÔ, HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH

Ghi chú: Huyện Hương Khê là một nơi thiệt hại nặng trong 2 đợt lũ vừa qua, Xã Hương Đô là một trong các xã bị thiệt hại nặng nhất và hiện còn khó khăn trong việc nhận cứu trợ. Việc chọn địa chỉ xã Hương Đô đã được thống nhất từ mọi nguồn thông tin của cả 2 nhóm Hà Nội và nhóm Huế (habi-beli và các bạn).
[font=&quot]
Link tham khảo về Hương Khê:
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA22056/[/font]

Việc liên hệ địa điểm và khảo sát đường vào do bạn Minh Hoài trong nhóm đảm nhiệm. Bạn Hoài quê Hà Tĩnh, hôm nay đã liên hệ với địa phương (Huyện, xã) để nhờ hỗ trợ về thông tin và hỏi cụ thể về tình hình giao thông vào Hương Đô. Thông tin trả lời là nước đã rút, đường xe ôtô đi vào được.



II) THỜI GIAN ĐI: TRONG NGÀY THỨ 7 (30/10/2010)


III) THÀNH PHẦN TRỰC TIẾP ĐI:


1)
Từ Hà Nội: Mai Hoa, Vạn Hoa Tiên, Minh Hoài và anh Hoài Chân ở diễn dàn nguhanh.vn
2) Từ Huế: Habi-beli và 2 bạn nam
3) Bạn của Minh Hoài ở Hà Tĩnh có thể đi cùng trong thời gian thực hiện công việc ở Hà Tĩnh

IV) KẾ HOẠCH ĐỒ CỨU TRỢ

Có 2 dạng sẽ quyên góp được: Đồ quyên góp (quần áo, sách vở...) và Tiền.
Chúng tôi sẽ thực hiện hình thức như sau:
[font=&quot][/font]

A.[font=&quot] Đồ quyên góp:[/font]
Tất cả những đồ quyên được (quần áo, sách vở...) sẽ mang vào Hương Đô để chuyển cho người dân còn khó khăn. Đồ sẽ được tập hợp tại 1 địa điểm (đã có) để phân loại và chia thành 200 suất[font=&quot][/font]
[font=&quot]B.[/font][font=&quot]Tiền quyên góp:[/font]
Toàn bộ số tiền quyên góp được chúng tôi sẽ chuyển thành hiện vật (trừ trường hợp (2) trong ghi chú dưới đây). Chia thành 200 suất bổ sung vào 200 suất đồ trên. Hiện dự kiến mỗi suất mua thêm bao gồm

- Thuốc (2 lọ nhỏ mắt, 2 lọ Becberin, 2 lọ dầu gió)
- Màn : 01 cái
- Xà bông : 2 bánh
- Bột canh: 2 gói

- Mỳ tôm: 8 gói
- Lương khô: 10 gói

Tổng giá trị một suất quà mua thêm dự kiến: 126.000 đồng (tham khảo dự toán ở file kèm theo)

Ghi chú:

1)
Diễn đàn nguhanh.vn góp 100% tiền mặt và có người đi cùng, sẽ đưa tiền mặt cho các gia đình khó khăn.

2)
Các khoản tiền mà người quyên góp có nói rõ yêu cầu đưa tiền trực tiếp cho người dân, chúng tôi sẽ chuyển tiền mặt như yêu cầu, không dùng tiền đó vào việc mua đồ.
3) Chi phí vận chuyển sẽ xin tài trợ riêng, nói rõ là xin chi phí vận chuyển, không sử dụng tiền quyên góp ủng hộ để chi phí cho vận chuyển.
4)
Các thành viên tham gia đi vào Hà Tĩnh phải tự túc 100% chi phí ăn ở đi lại

5)
Cụ thể các khoản quyên góp đã thu được, chúng tôi cập nhật ở topic: DANH SACH ĐÓNG GÓP ỦNG HỘ MIỀN TRUNG (Vạn Hoa Tiên phụ trách cập nhật).
6) Kết thúc chuyến đi sẽ công khai tài chính, tuân thủ các cam kết nêu trên.

V) KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ

1)
Toàn bộ số đồ quyên góp sẽ được tập kết tại địa điểm cuối cùng là nhà bạn Hoài. Sẽ phân loại đồ (phân chia quần áo, sách vở...) và chia thành các suất. Dự kiến tối thứ 2 (25/10) phân loại lần 1 tất cả những gì đã có; Tối thứ 5 mọi người tập hợp phân loại và chia nốt, để tối thứ 6 lên đường, đảm bảo sáng thứ 7 có mặt tại Hà Tĩnh.

2)
Mua đồ: Mộc Miên mua thuốc, Apollo mua màn, xà bông, Minh Hoài mua lương khô và bột canh. Mỳ tôm sẽ nhờ người ở Hà Tĩnh mua tại chỗ để đỡ kinh phí vận chuyển.

3)
Vận chuyển: Dự kiến hàng sẽ xếp gọn thành kiện, gửi theo xe tải vào Hà Tĩnh. Những người tham gia sẽ đi xe khách (kinh phí tự túc) để đảm bảo sáng thứ 7 (30/10/2010), cả người và hàng hóa có mặt ở Thị xã Hà Tĩnh. Thuê xe ở Hà Tĩnh để đi đến Hương Đô.
>:D< >:D< >:D<
TRÊN ĐÂY LÀ KẾ HOẠCH ĐÃ THỐNG NHẤT BÀN BẠC TRONG BUỔI HỌP CHIỀU NAY. HY VỌNG ĐƯỢC THÊM CÁC Ý KIẾN GÓP Ý CỦA CÁC THÀNH VIÊN DIỄN ĐÀN ĐỂ CHUYẾN ĐI ĐƯỢC HIỆU QUẢ NHẤT.

CĂN CỨ VÀO KẾ HOẠCH ĐI, THỜI GIAN NHẬN QUYÊN GÓP SẼ ĐẾN HẾT NGÀY THỨ 6 (29/10/2010). ĐỊA ĐIỂM NHẬN QUYÊN GÓP:


1) Trong giờ hành chính: Công ty Phù đổng Soft, số 5 Quốc tử giám
(A Cường 0913544768)

2) Ngoài giờ hành chính: liên hệ theo các số ĐT sau để có địa chỉ nhận
:


Mai Hoa: 0988745802

Vạn Hoa Tiên: 0917688588
Minh Hoài: 0989847488
(Nếu cần, chúng tôi sẽ cử người đến lấy đồ)

Danh sách đóng góp ủng hộ Miền trung được cập nhật liên tục tại đây:

DANH SÁCH ĐÓNG GÓP ỦNG HỘ MIỀN TRUNG

----------------------------------------------------------------

Tường thuật chi tiết công tác chuẩn bị và toàn bộ chuyến đi:

TL: CHƯƠNG TRÌNH ÙNG HỘ MIỀN TRUNG (UPDATE : 23.10.2010)

Đã gửi: 21:34, 23/10/10
gửi bởi _ Phong Linh _
PL có ý kiến là tại sao ko mua chăn thay cho mua màn? Giá chắc cũng chỉ chênh nhau 1 chút, nhưng đắp chăn thì có thể tránh được 1 cơ số muỗi :D, còn đắp màn thì sợ ko tránh được lạnh.

TL: CHƯƠNG TRÌNH ÙNG HỘ MIỀN TRUNG (UPDATE : 23.10.2010)

Đã gửi: 21:57, 23/10/10
gửi bởi surini82
_ Phong Linh _ đã viết:PL có ý kiến là tại sao ko mua chăn thay cho mua màn? Giá chắc cũng chỉ chênh nhau 1 chút, nhưng đắp chăn thì có thể tránh được 1 cơ số muỗi :D, còn đắp màn thì sợ ko tránh được lạnh.
PL có nghĩ chăn luôn đi với màn không nhỉ ? Tất lẽ dĩ ngẫu là sẽ chia theo bộ rồi ! Cũng phải tính đến vấn đề thời tiết nữa ! Nên hỏi các chú trong Nghệ an bây giờ ở đó còn nóng không? Chứ mua chăn mà vào đó nóng đắp chắc chết vì nóng :D
(Thông cảm vì Su chưa từng vào trong đó bao giờ lại gần 7 năm không có ở nhà quên cả thời tiết quê Su cũng chừng :P)

Lo cho đồng bào trong đó cũng mong anh chị em đi làm công tác này giữ gìn sức khoẻ nhé ! Có thể Su lo như vậy là thừa nhưng cẩn tắc vô áy náy :P

TL: CHƯƠNG TRÌNH ÙNG HỘ MIỀN TRUNG (UPDATE : 23.10.2010)

Đã gửi: 22:05, 23/10/10
gửi bởi _ Phong Linh _
surini82 đã viết:
_ Phong Linh _ đã viết:PL có ý kiến là tại sao ko mua chăn thay cho mua màn? Giá chắc cũng chỉ chênh nhau 1 chút, nhưng đắp chăn thì có thể tránh được 1 cơ số muỗi :D, còn đắp màn thì sợ ko tránh được lạnh.


PL có nghĩ chăn luôn đi với màn không nhỉ ? Tất lẽ dĩ ngẫu là sẽ chia theo bộ rồi ! Cũng phải tính đến vấn đề thời tiết nữa ! Nên hỏi các chú trong Nghệ an bây giờ ở đó còn nóng không? Chứ mua chăn mà vào đó nóng đắp chắc chết vì nóng :D
(Thông cảm vì Su chưa từng vào trong đó bao giờ lại gần 7 năm không có ở nhà quên cả thời tiết quê Su cũng chừng :P)

Lo cho đồng bào trong đó cũng mong anh chị em đi làm công tác này giữ gìn sức khoẻ nhé ! Có thể Su lo như vậy là thừa nhưng cẩn tắc vô áy náy :P

Vì PL đọc trong dự toán ko thấy có chăn mà lại có màn nên thắc mắc vậy thôi!
Giờ đang chuẩn bị sang mùa đông, trong ý rét thì chắc ko đến nỗi, nhưng chắc vẫn cần chăn chứ :)

Bạn nào thông thạo tình hình thời tiết trong đó cho xin 500đ thông tin nhỉ :D

TL: CHƯƠNG TRÌNH ÙNG HỘ MIỀN TRUNG (UPDATE : 23.10.2010)

Đã gửi: 22:07, 23/10/10
gửi bởi surini82
@Pl Chú Quốc chắc chắn biết rõ ! PL yên tâm chắc rằng chị em đã có hỏi tình hình rồi !

TL: CHƯƠNG TRÌNH ÙNG HỘ MIỀN TRUNG (UPDATE : 23.10.2010)

Đã gửi: 22:26, 23/10/10
gửi bởi Vạn Hoa Tiên
Hà tĩnh cồn cào sống qua lũ
Tuổi Trẻ Online
Tuổi Trẻ Online - Thứ Bảy, 23/10

* Gửi
* Nhắn tin
* In

[Hà tĩnh cồn cào sống qua lũ] Hà tĩnh cồn cào sống qua lũ

TT- – TTCT - Liên tiếp những trận lũ kinh hoàng quét ngang miền Trung. Con số đếm những sinh mạng mất mát ngày một tăng. Những nóc nhà, xóm làng bị lũ dập, lũ vùi không biết khi nào gượng dậy được. Người dân miền Trung khi nào thôi sống chết trong lũ, thôi đói nghèo vì lũ đây?

Đầu tháng 10, tin mưa lũ về huyện Hương Khê, Vũ Quang chưa tan thì đêm 16-10, cả 12 huyện thị Hà Tĩnh lại chìm trong biển nước. Người dân Hà Tĩnh kêu lớn: chưa khi mô lũ lớn thế này, “đại hồng thủy” mất thôi.

Nghèo triền miên vì lũ

Năm 2007, người dân Hương Khê run lẩy bẩy khi chứng kiến đỉnh lũ lịch sử. Những người mất con, góa phụ vẫn nhớ như in cảnh tang tóc năm đó. Thế mà đêm 3-10, họ một lần nữa sống trong nỗi sợ cực độ ấy. Sáng tinh mơ, tin nguy cơ vỡ hồ thủy điện Hố Hô dội đến trên đầu hơn 70.000 người dân Hương Khê. Họ nhốn nháo, bồng bế dắt díu nhau chạy lên núi. Mãi đến hơn 23g, nghe tin nước rút mọi người mới thở ra nhẹ nhõm.

Thủy điện Hố Hô không vỡ nhưng Hương Khê vẫn lũ lớn, Vũ Quang ảnh hưởng rất nặng do sự điều tiết nước lũ tắc trách. Lúc ấy, cả huyện Hương Khê có 17 xã ngập sâu và chia cắt do nước lũ, hơn 6,6 vạn dân bị ngập trong khi một số xã thông báo nước lũ đang lên, “mưa xuống nữa là nguy mất. Hàng trăm người dân đang kêu cứu trong đêm mưa lũ” - ông Lê Trần Sáng, phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê, lúc ấy lo lắng nói.

Những ngày mưa lũ đầu tháng 10, chúng tôi đã ngược xuôi sông Ngàn Sâu không biết bao nhiêu lần, chứng kiến những ngôi nhà chìm trong nước lũ và những ngôi làng tan hoang khi nước lũ rút. Và cả cảnh đám tang cô giáo Trần Thị Hoa, xã Hương Thủy (huyện Hương Khê) trong lũ. Hậu quả mà mưa lũ để lại cho người dân nghèo đã vượt ra ngoài sức tưởng tượng của họ.

Có nhà bị nước lũ cuốn trôi sạch, có nhà như nhà chị Nguyễn Thị Lan, ở xóm 12, xã Hương Thủy chỉ còn lại những chiếc cột chỏng chơ giữa trời. Chồng đi làm ăn xa, chị chỉ còn biết bồng con chôn chân đứng nhìn mà nghẹn ngào: “Trôi hết rồi chú ơi!”. Dân Hương Khê lại bắt đầu chạy ăn từng bữa. Những cánh đồng lúa sau cơn lũ bị phủ kín một màu đất bạc. Một thời kỳ khó khăn chồng chất nữa đang hiển hiện khắp nơi quanh làng...

Đêm 16-10, khi chúng tôi chứng kiến lũ ở huyện Hương Sơn lên nhanh, hàng nghìn ngôi nhà chìm dần trong biển nước thì nhận tin báo lũ ở Hương Khê đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2007. Cả 22 xã chìm nghỉm, Hương Khê bị cô lập hoàn toàn. Ở Vũ Quang khi đó nước lũ cũng chia cắt, cô lập 12/12 xã, thị trấn. Trong đêm mưa lũ mịt mù, tôi quyết định đi xe máy một mình từ huyện Hương Sơn sang Vũ Quang.

Con đường mòn Hồ Chí Minh - được xem là huyết mạch duy nhất ứng cứu Vũ Quang - nước đã mấp mé. Cứ một, hai cây số lại thấy cảnh từng đoàn người dắt díu nhau chạy lũ... Tinh mơ, cả Vũ Quang, Hương Khê là một biển nước khổng lồ, người Hà Tĩnh nhìn nhau: “Nước như ri sao mà không nghèo, sao mà không khổ được!”. N

hững câu bàng hoàng không chỉ ở miệng dân chạy lũ, qua điện thoại, ông Bùi Lê Bắc, chánh văn phòng Ban phòng chống bão lụt Hà Tĩnh, lo âu: “Trăm năm qua mới có một cơn lũ thế này, mà chưa biết khi nào kết. Số người chết tăng lên từng giờ. Chưa bao giờ toàn tỉnh Hà Tĩnh lại bị lũ cô lập như thế này!”.

Trắng xóa tầm nhìn

Lũ sau chồng lũ trước. Hơn 83.500 nhà dân ở Hà Tĩnh chìm sâu trong nước. Những tiếng kêu cứu, kêu đói vọng lên từ những nóc nhà mấp mé nước lụt. Ông Nguyễn Hồng Quân - chủ tịch UBND xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê - nói trong nước mắt: “Ở đây giờ người lớn, trẻ con, người già cơm không có ăn, nước không có uống, nhiều người ướt sũng cả ngày, lạnh lắm. Đói khổ rồi!”.

Người dân bỏ nhà lánh nạn. Cuộc sống màn trời chiếu đất. Nhiều người trên mình chỉ còn lại một bộ áo quần đen sì do nhuộm nước lũ. Những đứa trẻ, ông bà già đói lả người. Những người liều mạng cố di chuyển trên mặt lũ đầy những lỗ xoáy nước bằng những chiếc thuyền ba ván chới với. Đầu mùa lũ, chúng tôi về xã Phương Mỹ hai lần đã thấy dân nơi đây bơ phờ, xơ xác.

Cho đến cơn lũ lịch sử này, Phương Mỹ - rốn lũ Hà Tĩnh - nước đã nhấn chìm hết thảy, trắng xóa tầm nhìn. Nghe ông chủ tịch UBND xã đếm con số nhà trôi, số nhà chìm hàng trăm mà tái tê lòng. Trận lũ trước, nhà anh Hồ Văn Khá nước đến chạn. Cơn lũ này, nhà anh biến mất dưới mặt nước.

Anh Khá vô vọng nhìn biển nước đang bồng bềnh trên mái nhà của mình: “Sao mưa lũ cứ bám riết lấy người dân chúng tôi rứa, chú ơi? Trận lũ trước có cái gì trong nhà gần như trôi hết. Lũ này cả nhà tôi chỉ kịp chống thuyền lánh nạn. Chạy lũ đêm hôm ai cũng đói, cũng khát, cũng lạnh quá!”.

Lũ vẫn chưa chịu rút. Con số thiệt hại về mưa lũ chưa tính được. Số người chết vẫn chưa dừng khi ngày nào Ban chỉ huy phòng chống bão lụt Hà Tĩnh cũng nhận thêm tin dữ từ các huyện báo về. Trận lũ khốc liệt này hằn thêm một vết sẹo sâu trên da thịt dân Hà Tĩnh, chắc sẽ lưu truyền mãi đến đời con, đời cháu.

VĂN ĐỊNH

Lũ ập về, ngay cả nơi nhiều năm qua ít khi bị lũ lụt là TP Đồng Hới cũng mất 5 người vì lũ. Đến ngày 18-10, những đợt mưa tầm tã vẫn chưa dứt.

Không ai buông xuôi

Sau lũ, phủ khắp xã Hương Hóa, huyện miền núi Tuyên Hóa là một cảnh tượng xác xơ. Trong bùn lầy ngập ngụa, người dân giúp nhau dựng lại nhà, vun lại từng gốc cây, lo tính vụ mùa tới. Chị Trần Thị Điệp, dù mới bị mất chồng trong lũ, đã ra vườn xới lại những luống rau khoai tơ tướp vì nước lũ. “Rồi cả nhà cũng phải ăn, phải sống, chẳng lẽ ngồi ngó mà không mần ăn răng được” - chị nói nhỏ. Xã Hương Hóa có năm người đàn ông chết trong lũ, và sẽ có năm người phụ nữ từ nay phải làm trụ cột cho những đứa con bám víu.

Xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch bị kẹp giữa hai nhánh của dòng sông Gianh. Lũ lụt tơi bời hơn nửa tháng qua. Mỗi khi chạy lũ, việc đầu tiên của bà con là đưa trâu, bò lên... tầng cao của trụ sở UBND xã. Cơ nghiệp nhà nông chỉ có vậy làm giàu. Nước rút đến đâu lại đưa trâu, bò về nhà đến đấy. Ông Nguyễn Yên cố tìm cắt những nhúm cỏ mới nổi loi thoi trên mặt nước cho trâu ăn, mặt lá còn bám đầy bùn đỏ.

Ông nói: “Hết lũ thì chuẩn bị mần vụ đông xuân kiếm hạt ló (thóc) mà ăn. Lũ mần răng cuốn trôi hết đất đai của bầy tui đi được”. Bà Trần Thị Liên, đi tránh lũ về, ngồi thẫn thờ trước đống gỗ ván xiêu vẹo một hồi rồi cũng dậy lụi cụi dọn dẹp cùng mấy anh bộ đội đến giúp. “Biết mần răng được nữa, lũ lụt khi mô không khổ, nhưng dân bầy tui lần hồi rồi cũng qua” - bà nói.

Ở rốn lũ Tân Hóa, huyện Minh Hóa, ông Cao Văn Lục, chủ tịch UBND xã, cho biết trước lũ số hộ nghèo ở xã gần 5%, ngày mai sẽ là 90%. Xã bị thiệt hại hơn 30 tỉ đồng. Hầu hết gia súc, gia cầm bị chết, 145ha hoa màu chưa thu hoạch mất trắng. Lương thực, thực phẩm dự trữ của người dân không còn lại chút gì. Toàn xã đang sống nhờ vào tấm lòng sẻ chia, đùm bọc của đồng bào cả nước.

“Bà con sẽ phải ăn bằng lương thực cứu trợ ít nhất 8-9 tháng tới, nhưng không ai buông xuôi. Vẫn phải vừa dựng lại nhà để ở, vừa chuẩn bị giống để sản xuất ngay khi bước vô thời vụ đông xuân tới” - ông Lục nói.

Mở sách ra sau lũ

Sau lũ, không chỉ lo cái ăn cái ở, Quảng Bình còn lo ngay chuyện học hành. Ở các trường học, ngoài thanh niên tình nguyện còn hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn 42 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình) ngày đêm bám trụ giúp dọn dẹp. Bùn cơn lũ trước chưa dọn hết, bùn cơn lũ sau đã ngập ngụa.

Ông Trương Minh Thu, hiệu trưởng Trường tiểu học - THCS xã Hưng Trạch, cho biết: “Khó khăn thế nào các em cũng phải được đến trường. Địa phương, nhà trường sẽ cố gắng bằng cách và lực của riêng mình. Chúng tôi đã nhận được hỗ trợ từ nhiều nơi cho các em về sách vở và đồ dùng học tập”.

Tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, chị Hoàng Thị Đào, một thanh niên tình nguyện, không ngơi tay chùi rửa bàn ghế, dọn bùn trong các lớp học. “Cả đoàn 20 người đang làm cật lực cho các em được đến trường học sớm để đuổi kịp chương trình”.

Lũ rút, gian nan đọng lại. Ông Nguyễn Hữu Hoài, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, lo lắng: “Quỹ dự phòng của tỉnh trước hai trận lũ có gần 30 tỉ đồng, nay đã chi hết, không còn một đồng nào. Giờ trông vào số tiền 100 tỉ đồng Chính phủ vừa cấp để khắc phục hậu quả. Cấp thiết nhất là khôi phục sản xuất, ổn định nơi ở cho bà con. Tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực để giúp dân”.

LAM GIANG

Nguồn http://vn.news.yahoo.com/tto/20101023/t ... 9f1f0.html" target="_blank

TL: CHƯƠNG TRÌNH ÙNG HỘ MIỀN TRUNG (UPDATE : 23.10.2010)

Đã gửi: 23:07, 23/10/10
gửi bởi _ Phong Linh _
- Từ chiều tối 18/10, trên toàn tỉnh Hà Tĩnh lại tiếp tục có mưa to và rất to, vì thế nhiều địa phương như: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê và TP Hà Tĩnh… nước lũ đều dâng trở lại.

TIN LIÊN QUAN
31 người chết vì mưa lũ
Ghi nhanh: Nông dân Hà Tĩnh mất sạch vì lũ



Trong đêm 18/10, thời tiết ở Hà Tĩnh lại tiếp tục mưa lớn, cộng thêm việc hồ Kẻ Gỗ xả nước để bảo đảm an toàn, nên ngay trong sáng nay 19/10 nước lũ đã dâng trở lại, QL 1A lại tiếp tục bị chia cắt ở Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) Vượng Lộc (Can Lộc)…




Lũ lại lên đỉnh, nhà dân chưa ngoi lên được mặt nước. Ảnh: Đắc Thành



Ông Lê Đình Sơn – Phó Chủ tịch UBND Hà Tĩnh cho biết: Do mưa lớn, mực nước tại Kẻ Gỗ lại tiếp tục dâng cao trên 34,2m, vì thế, đập nâng mức xả tràn với lưu lượng 370m3/s. Đỉnh lũ các sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu tăng thêm 40 cm (14,6m) so với chiều hôm qua.

Đến 8h sáng 19/10 tại các huyện đồng bằng của Hà Tĩnh: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Lộc Hà nước lũ đã dâng lên gần đỉnh lũ lịch sử vào ngày 17/10.




Cảnh này sẽ còn tiếp diễn đến bao lâu? Ảnh: Minh San



Tại 15 thôn thuộc xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh nước đã bắt đầu rút. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, mưa rất to, nước từ thượng nguồn đổ về khiến lũ lại dâng lên 1m.

Trước đó, tưởng nước rút, người dân xã Vượng Lộc quay về dọn nhà, tuy nhiên, sau trận mưa tối qua, nhiều đồ đạc đã bị ướt. Hiện chỉ có thôn 15 là không bị ngập.

Trên QL 1A từ thị trấn Can Lộc đến thị xã Hồng Lĩnh có nhiều đoạn bị ngập sâu, chỉ có xe lội nước của bộ đội, công an đi qua được.

Sáng nay, ông Nguyễn Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy cho hay, tất cả lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương. Hà Tĩnh đã khẩn cấp đề nghị Quân khu 4 điều xe lội nước vào để tham gia cứu dân.

Trước đó, để đối phó với tình hình mưa lũ phức tạp, Bộ Công an đã điều động máy bay từ Hà Nội vào sân bay Vinh (Nghệ An) và 11 xuồng máy cùng 600 chiến sỹ cơ động để cứu trợ cho người dân ở các vùng lũ Hà Tĩnh; 92 phương tiện xuồng, ca nô của Quân đội, Biên phòng, Công an và hơn 100 phương tiện của nhân dân tập trung cứu trợ tại huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Cẩm Xuyên…




Nước lũ lại dâng, nhà dân ở Phúc Đồng "tái chìm". Ảnh: Quỳnh Thi

Ảnh: Quỳnh Thi

Hàng cột điện vẫn chìm trong nước lũ, bên dưới là con đường nối Phúc Đồng với trung tâm huyện Hương Khê. Ảnh: Quỳnh Thi

Người dân, trâu bò, lợn của 7 xã ngoài của Đức Thọ kịp chạy lũ, tá túc trên đê 5 ngày qua. Sáng nay nước lũ lại lên. Cảnh màn trời chiếu đất sẽ kéo dài. Ảnh: Quỳnh Thi

Mấy trăm chiếc xe bị lũ "tạm giam" tại thị xã Hồng Lĩnh. Rút kinh nghiệm vụ xe khách bị trượt lao xuống dòng lũ hôm qua, CSGT Hà Tĩnh cương quyết không cho bất cứ chiếc nào di chuyển. Ảnh: Quỳnh Thi



Tiếp tục cập nhật...

TL: CHƯƠNG TRÌNH ÙNG HỘ MIỀN TRUNG (UPDATE : 23.10.2010)

Đã gửi: 23:22, 23/10/10
gửi bởi _ Phong Linh _
PL nghĩ là vẫn cần phải có chăn :)

TL: CHƯƠNG TRÌNH ÙNG HỘ MIỀN TRUNG (UPDATE : 23.10.2010)

Đã gửi: 11:03, 24/10/10
gửi bởi Vạn Hoa Tiên
Miền Trung lại đối mặt với mưa lớn

24/10/2010 0:09

* Bão số 6 chưa tan, áp thấp nhiệt đới đã xuất hiện
* Sóng đánh chìm tàu, hai ngư dân mất tích

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, bộ phận không khí lạnh từ lục địa Trung Quốc đang di chuyển xuống phía nam sẽ tràn xuống Bắc Bộ và bắc Trung Bộ nước ta vào khoảng đêm nay 24.10 và ngày mai 25.10, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh trung và nam Trung Bộ.

Vì thế, ở Bắc Bộ sẽ có mưa rào nhẹ và rải rác, gió chuyển hướng trong đất liền cấp 3, cấp 4, vịnh Bắc Bộ cấp 5, cấp 6, giật cấp 7, biển động mạnh, trời chuyển mát.

Các tỉnh Trung Bộ từ đầu tuần tới cũng sẽ có mưa, mưa rào và giông, riêng hai ngày đầu tuần có mưa và mưa vừa. Khoảng từ ngày 27 đến cuối tháng 10, do ảnh hưởng kết hợp giữa không khí lạnh và vùng áp thấp, dải hội tụ nhiệt đới nên mưa sẽ tăng đáng kể, nhiều nơi có mưa to đến rất to, vùng mưa trải dài từ Hà Tĩnh tới Khánh Hòa, trong đó trọng điểm mưa lớn là các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.

Các cấp chính quyền và người dân các khu vực nêu trên cần chủ động đề phòng lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt.

* Trưa qua 23.10, bão số 6 (tức bão Megi) đổ bộ lên bờ biển Phúc Kiến (Trung Quốc) với cường độ mạnh cấp 8, tiếp tục di chuyển theo hướng bắc, đi sâu vào đất liền và tan dần.

Trong khi bão Megi chưa tan, trên vùng biển tây bắc Thái Bình Dương xuất hiện một áp thấp nhiệt đới. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết chiều qua 23.10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16 độ vĩ bắc, 135 độ kinh đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 1.000 km về phía đông, sức gió mạnh nhất đã đạt cấp 7, giật cấp 9.

Dự báo trong 1-2 ngày tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc và sẽ mạnh lên thành bão.

* Sáng sớm 23.10, tàu cá BĐ 10672-TS do anh Nguyễn Văn Sang (30 tuổi, TP Quy Nhơn) làm thuyền trưởng cùng hai người em ruột là Nguyễn Văn Trọng (26 tuổi) và Nguyễn Duy Thành (17 tuổi) hành nghề giã cào, bị sóng lớn đánh chìm tại vùng biển Bãi Tiên, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa (Phú Yên).

Anh Sang bị sóng đánh dạt vào bờ, được người dân đưa đến Trạm y tế xã Hòa Tâm cấp cứu; còn hai người em bị mất tích trên biển.

Nhận được tin báo, Đồn biên phòng Hòa Hiệp (Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên) cử 20 chiến sĩ cùng gia đình nạn nhân nỗ lực tìm kiếm người bị nạn, nhưng đến 17 giờ cùng ngày vẫn chưa tìm thấy.

Thiếu tá Trịnh Đình Bá, Đồn trưởng Đồn biên phòng Hòa Hiệp, cho biết đồn biên phòng cũng đã điều tàu cứu hộ nhưng do sóng quá lớn không thể ra cửa biển để tiếp cận nơi tàu cá bị nạn. Lãnh đạo tỉnh Phú Yên cũng đã đến hiện trường thăm hỏi gia đình anh Sang và chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.

* Suốt ngày hôm qua 23.10, lực lượng tìm kiếm tiếp tục dùng nhiều ca-nô quần đảo liên tục trên sông Lam, từ vị trí xe khách gặp nạn đến tận cửa biển Cửa Hội (gần 20 km) để tìm thi thể 5 nạn nhân còn lại của vụ xe khách bị lũ cuốn, nhưng vẫn chưa tìm thấy thi thể nào.

Công việc tìm kiếm càng trở nên khó khăn khi nước sông Lam vẫn chảy cuồn cuộn, mang theo nhiều động vật và nhiều khúc củi bị lũ cuốn về, trong khi thi thể các nạn nhân đã bước sang ngày thứ sáu bị ngâm dưới nước...

Quang Duẩn - Đức Huy - Khánh Hoan

Nguồn http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/ ... 00945.aspx" target="_blank

TL: CHƯƠNG TRÌNH ÙNG HỘ MIỀN TRUNG (UPDATE : 23.10.2010)

Đã gửi: 11:19, 24/10/10
gửi bởi Vạn Hoa Tiên
Giành giật hàng cứu trợ bão lụt ở Hà Tĩnh
Sợ không được nhận quà, hàng chục người dân xã Sơn Mỹ, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã lao vào giành giật mì tôm, quần áo dẫn đến cảnh tượng hỗn loạn trước cửa UBND khi sáng 23/10 có 2 đơn vị đến trao quà từ thiện.
> Người dân miền Trung vẫn bì bõm trong nước ngập

Vạn ko biết copy video clip, nhìn video mà thấy thương quá!
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/10/3BA22072/" target="_blank