Trang 1 trên 3

Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi

Đã gửi: 21:17, 22/11/09
gửi bởi HoaCai01
Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi



Trình an lá số Tử Vi của lyso.vn rất trang nhã và thực dụng nên tôi rất ưa dùng.



Lá số nữ sinh giờ Sửu ngày 17 tháng 11 DL, 2009, mới sinh ra mẹ và bà nội qua đời (hồ sơ đăng tải tại dantri.com) là minh hoạ cho bài viết này.



Xin có 2 đề nghị sau:



1. Trình cần an Lưu Nguyệt Hạn theo lối Vân Đằng TTL (từ cung TH tính nghịch đến tháng sinh, từ cung đó tính thuận đến giờ sinh rồi ghi tháng 1 ...). Tôi theo dõi chính lá số của mình tới tháng, ngày và giờ nhiều lần thấy rất đúng.



2. Trình cần an Lưu Nguyệt Lệnh theo tên gọi của tháng AL hiện hành, ví dụ hiện giờ là ngày 6 tháng 10 AL nên Lưu Nguyệt Lệnh mang tên Hợi tức cung Hợi chứa các tiêu chí của tháng 10. Tôi thấy lối này cũng khá chính xác, bao quát được nhiều sự kiện mà cách 1 không thể chỉ ra đươc.



Tôi được Thiên Kỷ Quý của tuvilyso.net nhắc nhở, sau đó qua nghiệm lý mà ngẫm nghĩ lời của tiền bối Thiên Lương trong sách rất chí lý (cũng như 1 số cụ khác) dùng tên của chi tháng xem như là nguyệt hạn chỉ huy các sự cố của tháng. Nhưng nguyệt hạn tính theo cách này sẽ phụ thuộc vào tiết khí y như môn Tử Bình dùng để phân định ranh giới của tháng và của năm không giống như môn Tử Vi khởi tháng bằng con số 1.



Nếu có thể được, trình Tử Vi của lyso.vn thay đổi như sau :



- đổi Lưu Nguyệt Hạn bằng Lưu Nguyệt Lệnh (giống như Lưu Thái Tuế kích động cung hạn của từng năm, tức Lưu Thái Tuế là Lưu Niên Lệnh).



- tính nguyệt hạn theo lối của Vân Đằng TTL và an Lưu Nguyệt Hạn vào cung được tính toán.



Xem nguyệt hạn nên dùng cả 2 lối này thì sẽ thấy nhiều chi tiết hơn. Nếu rãnh tôi sẽ nghiệm lý lá số của bé gái mồ côi cha mẹ như đã ghi ở trên.



===============================================================================



(Dân trí) - Sau khi sinh con trong bệnh viện, chị Nguyễn Thị Trinh bị ra máu nhiều, được bác sĩ tiến hành cắt bỏ cổ tử cung nhưng vẫn không qua khỏi. Biết tin dữ, mẹ chồng chị Trinh cũng lên cơn đau tim mà chết...
Mấy ngày nay, người dân ở thôn Ngân Giang, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết của sản phụ Nguyễn Thị Trinh (24 tuổi) và mẹ chồng chị là bà Lý Thị Trúc (54 tuổi).

Hình ảnh
Cháu bé mới chào đời đã mất mẹ và bà nội. Ảnh: Trà Giang
Theo gia đình nạn nhân, vào khoảng 6 giờ chiều ngày 16/11, chị Nguyễn Thị Trinh trở dạ và được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Tịnh để sinh. Đến 2 giờ sáng ngày 17/11, chị Trinh cho ra đời một bé gái kháu khỉnh. Sinh xong, bác sĩ bảo gia đình đem nước vào cho chị Trinh uống. Lúc này, gia đình thấy chị Trinh vẫn bình thường.

Một lát sau, gia đình tá hỏa khi nghe các bác sĩ thông báo chị Trinh phải cấp cứu gấp, sau đó người nhà phát hiện chị Trinh bị ra gần nửa xô máu. Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Tịnh phải chuyển chị Trinh lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.


Tại đây, các bác sĩ cho biết chị Trinh đã bị chết lâm sàng và đề nghị người nhà ký vào biên bản để phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung nhưng chị Trinh vẫn không qua khỏi.


Chiều 20/11, bác sĩ Đặng Tấn Ngọc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cho biết, nguyên nhân cái chết của sản phụ Nguyễn Thị Trinh là do băng huyết sau khi sinh. Khi phát hiện các y bác sĩ bệnh viện đã tiến hành sơ cứu bệnh nhân và tình hình sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, sau đó chuyển qua Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi để cấp cứu. Tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, các y bác sĩ khoa sản đã chỉ định phải cắt bỏ cổ tử cung để cứu bệnh nhân... nhưng bệnh nhân không qua khỏi.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Khoa Sản Bệnh viên Đa khoa Quảng Ngãi: sau khi chuyển đến bệnh viện đa khoa thì sản phụ Nguyễn Thị Trinh đã chết lâm sàng. Việc cho giải phẫu cắt bỏ khối u hay tử cung cũng chỉ là giải pháp cuối cùng.

Được biết, sáng 20/11, cơ quan điều tra Công an huyện Sơn Tịnh cũng đã làm việc với Bệnh viện huyện Sơn Tịnh về nguyên nhân cái chết của sản phụ Nguyễn Thị Trinh.

Điều đáng nói là sau khi chị Trinh mất, người nhà không cho bà Lý Thị Trúc (mẹ chồng của chị Trinh) biết vì bà có tiền sử bị bệnh tim. Đến sáng ngày 18/11, thấy con trai đang công tác ở TPHCM tự nhiên về quê đột ngột bà Trúc suy đoán gặng hỏi mọi người. Từ những lời nói chắp vá, bà mới biết con dâu đã chết.

Biết tin dữ, bà Trúc lên cơn đau tim và tử vong.







Lá số của bé gái :


Hình ảnh

TL: Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi

Đã gửi: 21:21, 22/11/09
gửi bởi Ngư Hóa Long
Tuy chưa có điều kiện nghiên cứu Tử Vi nhưng rất cung kính mong được đọc những bài viết của bác HoaCai01.

TL: Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi

Đã gửi: 09:02, 23/11/09
gửi bởi tuetvnb
Xin chân thành cám ơn những lời góp ý vàng ngọc của Lão sư.


Trong trình an lá số của Lyso.vn, phần tính toán Lưu Nguyệt Hạn đã được tính toán theo phương pháp "Bắt đầu từ cung ghi Lưu niên tiểu hạn, kể là tháng Giêng, tính theo chiều Nghịch đến Tháng Sinh, rồi lại kể cung đó là Giờ Tý, đếm theo chiều Thuận đến Giờ sinh, ngừng lại ở cung nào thì đó là Tháng Giêng của Lưu Nguyệt Hạn...", để giúp cho nguời luận đoán đỡ mất công tính toán, chúng tôi đã an giúp phần Lưu Nguyệt Hạn, trên lá số tại cung có ghi chữ L. Nguyệt Hạn, đó chính là Tháng Giêng của lưu Nguyệt hạn, cứ tiếp tục theo chiều Thuận, lần lượt mỗi cung 1 tháng là sẽ an được lưu Nguyệt hạn cho từng tháng.



Trước đây, trên lá số có ghi thêm phần an Nguyệt Lệnh, nhưng vì diện tích thể hiện chật hẹp, sợ rằng đưa thông tin lên quá nhiều sẽ gây rối mắt cho người xem, vả lại cách xách định Nguyệt Lệnh cũng đơn giản "Nguyệt Lệnh của tháng ở tại cung có tên trùng với tên Địa Chi của tháng" VD: Tháng Tý thì Nguyệt lệnh an tại Tý, tháng Sửu thì nguyệt lệnh an tại Sửu v.v.. nên chúng tôi đã bỏ đi.


Rất cảm ơn Lão, mong nhận được nhiều hơn sự quan tâm của Lão...

Chúc Lão Thanh Tâm An Lạc.

TL: Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi

Đã gửi: 09:38, 23/11/09
gửi bởi HoaCai01
Chào Tuệ,

Tình cờ Lưu Nguyệt Hạn an vào cung Hợi là tháng 10 lúc xãy ra tai biến khi bé gái chào đời bị mất mẹ. Rõ ràng Lưu Nguyệt Lệnh của tháng 10 tức tháng Hợi xoáy mạnh trọng điểm của sự cố quan trọng này.

Để tránh hiểu lầm, nếu trình ghi "Lưu Nguyệt Hạn tháng 1" thì người dùng sẽ tránh nhầm lẫn khi đọc mấy chữ Lưu Nguyệt Hạn cứ tưởng đây là tháng hiện hành. Dù sao khi dùng quen thì lỗi lầm sẽ không bị phạm (người sáng lập trình và người lưu tâm sẽ không sao cả).

Nếu trình thông minh đủ thì cần xem cung tính toán còn đủ chỗ để an 3 chữ Lưu Nguyệt lệnh cho tháng hiện hành (khó nhất là Nguyệt lệnh tính theo tiết khí của tháng chứ không theo ngày 1 của tháng AL theo quan điểm của môn Tử Vi).


Theo thiển ý, rất ít khi các sao tập trung vào 1 cung dầy đặc đến mức không đủ chỗ cho thông tin đang bàn bạc. Các sao lưu khá quan trọng nhưng không thể bằng tiêu chí nguyệt hạn/nguyệt lệnh được trình bày tỉ mỉ và chính xác.


Thân ái,

TL: Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi

Đã gửi: 10:36, 23/11/09
gửi bởi tuetvnb
Kính Lão Hoa Cái!

Theo góp Ý của Lão. Đệ sẽ sửa lại phần an Lưu Nguyệt hạn để cho rõ ràng hơn, nhưng còn phần an Nguyệt Lệnh theo Tiết Khí, thì chưa được rõ lắm về lý thuyết, Lão có thể chỉ ra rõ hơn được không?

Cám ơn Lão...:D

TL: Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi

Đã gửi: 10:54, 23/11/09
gửi bởi apollo
Nguyệt lệnh của lão Hoa cái ám chỉ có lẽ giống Lưu Thái Tuế.

Năm sửu thì lưu Tuế tại sửu. Thái tuế nắm quyền trong một năm cho nên các sao trong cung sửu cũng có quyền hành chi phối trong một năm.
Hiện tại là tháng 10 hợi thì lưu nguyệt lệnh tại cung hợi. nguyệt lệnh nắm quyền trong một tháng, cho nên các sao trong cung hợi cũng lên nắm quyền chỉ huy được trong 1 tháng. Tuy nhiên đến ngày 6-10 tiết Tiểu Tuyết mới khởi thì phải chờ đến ngày này Hợi mới nắm lệnh chứ không phải là ngày 1-10 đã nắm lệnh

Lão Hoa cái lười quá. Lúc nào lão chả để ý tháng hiện tại là tháng nào thì cứ việc nhìn vào cung đó thôi chứ in thêm ra lại rối mắt. Trừ phi lão muốn in lá số ra để lưu vào tủ hồ sơ! Nghe tin lão Hoa cái đưa mà giật mình thật chẳng muốn xem xét tử vi làm gì nữa cho đau lòng!

TL: Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi

Đã gửi: 11:33, 23/11/09
gửi bởi nncuong
Về vấn đề các lão đưa ra là rất hợp lý, có điều là cái lá số nó bị đóng khung thế rồi. Khi lập trình phải tính đến trường hợp số lượng sao tối đa để dành đất cho nó. Vì thế mới chỉ Lưu nguyệt hạn tháng giêng rồi nhẩm tiếp. Nếu ghi đủ cả 12 tháng thì phải dành khu vực riêng để ghi mới thuận mắt. Giờ lão Tuệ bảo là ghi tên đầy đủ là "Tháng giêng", "tháng hai", v.v... xem ra không còn đủ đất cho nó.
Có thể sẽ ghi số thay vì chữ hoặc chỉ ghi "giêng", "hai", ..."một", "chạp" thì có thể bố trí được. Chuyển lưu niên tiểu vận và số đại vận sang 1 bên, 1 bên để ghi "nguyệt hạn" thì có thể giải quyết được việc này.

Ý kiến về lưu nguyệt lệnh của lão HoaCai rất đúng, không phải là vấn đề cung nào ghi tháng nào. Mà là ngày nào thì đổi nguyệt lệnh. Mặc dù chỉ có vài năm ngày tiết khác biệt 1 ngày và chỉ cần nhớ 12 ngày tiết của 12 tháng là ok. Nhưng khi bộ nhớ đã dành cho việc khác thì nhẩm mấy cái này cũng mất thời gian. Chẳng nói đâu xa, lão Tutru đặt hàng cái trình an tứ trụ trên mobile, cứ bắt lôi hết các thông tin có thể nhẩm được ra trên màn hình. Nếu để thì rất rối mắt, nhưng nếu không thì lắm lúc không nhớ nổi :D

Vậy, mời các lão cho tiểu đệ xin ý kiến về 2 việc:

- Ghi nguyệt hạn là: tháng 1, tháng 2 ... tháng 11, tháng 12 hay giêng, hai, ba, tư,.... mười, một, chạp ?
- Ghi ngày chuyển tiết trong khu vực thiên bàn ?

TL: Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi

Đã gửi: 11:40, 23/11/09
gửi bởi apollo
Vấn đề chuyển tên gọi Lưu Nguyệt hạn tháng thành lưu nguyệt hạn tháng Giêng như lão Hoa Cái nói là rất chính xác. Nếu không có lão Tuệ nói thì em cũng nhầm lẫn là ám chỉ về lưu nguyệt hạn của tháng hiện hành.
Hoặc là có thể tính vào in vào lá số lưu nguyệt hạn tháng hiện tại.Chỉ cần một tháng để làm mốc để tính các tháng còn lại nhưng cuan trọng là mốc cần phải rõ ràng!!!

TL: Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi

Đã gửi: 13:13, 23/11/09
gửi bởi tuetvnb
OK, ghi ngày chuyển tiết khí để tính Nguyệt lệnh trên thiên bàn, còn lại để cho các Lão tự luận, nếu không thì các Lão "lười nhác" quá.. :D
còn Lưu Nguyệt hạn sẽ an cho cả 12 tháng trong năm tiểu hạn, còn ghi như thế nào thì...bàn tiếp
:D

TL: Cách đặt tên của Lưu Nguyệt Hạn trong lá số Tử Vi

Đã gửi: 13:34, 23/11/09
gửi bởi Lão Nông
Thái tuế luân chuyển theo Địa chi. Nếu Tuế Năm lưu đâu thì đó là Niên Lệnh (Lưu Thái Tuế). Tháng nào thì Lệnh đó, được gọi là Nguyệt Lệnh, ví dụ tháng Giêng có Nguyệt Lệnh tại Dần. Mở rộng tiếp thì có Nhật Lệnh, vì dụ hôm nay ngày Nhâm Thân thì Nhật Lệnh tại Thân. Cuối cùng là Thời Lệnh là lệnh quản theo giờ, ví dụ tại thời điểm Lão Nông đang viết bài này thì Thời lệnh là thời Mùi (13h32').
Theo đó, tại bất kỳ thời điểm nào trong không - thời gian, luôn có 1 đại diện các Lực Lượng chi phối lá số, chính là các tinh đẩu nằm trên cung địa chi tương ứng. Người ta xét đến mức độ sâu sắc của vấn đề dựa trên mức độ Lệnh, ví dụ Tuế Lệnh (lưu Thái Tuế) bao trùm cả 1 năm. Nguyệt Lệnh xét cho tháng tương ứng ...