PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 329
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Từ những cảnh giới sau - chỉ có với người tự thấy biết rất rõ câu trả lời của câu hỏi Như Lai kia và câu trả lời đó là gì thì đường phía trước là còn hay hết.



Tuy nhiên, câu chuyện luận đến đây đã thật ở mức “hoang tưởng” đến không thể tưởng nổi nữa rồi.

Chúng sinh ta chào “vĩnh biệt” cụ đã đến và mời cụ đi yên nghỉ.

Nếu như không còn vị Chư Tôn Đức nào đến nữa, để cho chúng sinh con được trở về làm người. Con còn yêu đời, chưa tu tập sửa chữa ra được cái gì. Cố quán thành quán cố, con chết!






Kính mừng Phật Đản lễ năm nay
Phật Giáo Việt Nam lắm cái hay
Vũ trụ phun trào mưa ánh sáng
Quốc độ của ma có lung lay?
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 329
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

(95 tiếp - Đời và Đạo)


Hôm nay, là Đạo của con người, là Đức Thế Tôn - là Phật Báu hơn 26 thế kỷ qua, vẫn chân như thường hằng như vậy. Ngay trong mỗi chúng ta.

Không đao to búa lớn, không nhiệm màu thần thông, không linh thiêng cao ngợi, ai ai cũng có, ai ai cũng có, dù có luân hồi bao nhiêu kiếp, dù có ác nghiệp ra sao, dù ở thân người nào… ai ai cũng đều có, Phật Báu ở ngay mỗi người chúng ta.


Đó chính là TÂM TỪ BI

Là sự từ ái, là Tánh Phật. Tánh Phật là tâm từ ái - từ bi


Không đao to búa lớn, không màu mè huyễn hoặc, không hơn không kém, không giảm không tăng, không phân biệt, không thiên lệch, không vì gì cả - Tâm Từ Bi ai ai cũng có, kiếp người nào cũng thế, dù là ác hay thiện là nhân hay quả là nghiệp hay phước - ai ai cũng có Tâm từ bi. Nó luôn tồn tại không suy suyển, không thay đổi, không cấu nhiễm, không ít không hơn không thiên lệch, không phân biệt. - Đó là tâm từ bi - tánh Phật.


Để nhận ra, dễ mà khó. Nó ngay trong mỗi chúng ta, vẫn luôn luôn. Nhưng để diễn tả bằng ngôn từ - thực sự là không biết dùng mô tả ra sao - bằng không thì các Chư Tôn Đức năm xưa đã viết ra được rõ ràng rồi.



Tôi không biết nói ra sao, những điều nói sau đây thực sự vẫn chưa thể diễn tả cái tâm này:



Chúng ta ai đã có con rồi? - Nếu chưa có con thì lùi một bước quán chiếu lên bố mẹ đẻ. Nếu không nữa thì lùi một bước quán chiếu lên: Đối tượng Người (hoặc chúng sinh hữu tình) mà bản thân đang cảm thấy yêu thương từ ái nhất


- Chúng ta có 1 cái thọ về những đối tượng trên: Sự cảm thọ của chính bản thân và ở trong nội tâm của bản thân biết rất rõ về cảm thọ này: Sự yêu thương từ ái vô bờ bến của mình đối với đối tượng này.


Nếu không có cảm thọ trên thì lùi một bước: Cảm Tưởng (hay trong ý thức, nhận thức) cho rằng: Đây (cái suy nghĩ cảm tưởng) hiện diện ở mình đây là sự yêu thương từ ái đối với đối tượng.


Như vậy, ai cũng ít nhiều có được hình dung về tình yêu thương từ ái của bản thân đối với 1 đối tượng chúng sinh hữu tình nào đó (dù là ở chỗ thọ hay tưởng).


Trước tiên, mỗi người phải định vị thấy rõ được điều trên ở trong mình (không cần phải phân biệt thọ hay tưởng vì chưa cần phân biệt ở chỗ này).


Bây giờ đặt những câu hỏi và trả lời:

1/ Đây chính là cái tâm yêu thương, tâm hữu tình của mình? - Đừng phủ nhận, cái cần là trả lời: Đúng vậy.

2/ Mình đã thể hiện ra cái tâm này với (đối tượng) bằng những hành động nào (bao gồm thân khẩu ý)?

+ Về Ý thì câu trả lời chính là cái tưởng đang hiện trong đầu ở phía trên. - Ghi ra rõ, càng chi tiết càng tốt. Ví dụ: Yêu hơn cả mạng sống, thương hơn cả bản thân, yêu nhất trên đời, yêu mãi mãi không có gì có thể dứt đứt được tình yêu này.v.v.

+ Về thân: - Ghi càng chi tiết càng tốt về những việc đã làm để thể hiện tình yêu đó đối với đối tượng. Trong đó cũng ghi chi tiết những hành động mà bản thân tự cho rằng (hoặc bị người khác nói) cho rằng: Hành động như vậy là không đúng, không phải yêu thương.

Ví dụ: Đút cho con ăn với đầy tâm hân hoan hay đút cho con ăn hay đút cho con ăn nhưng không ăn nên quát nó, hay đút cho con ăn nó không ăn phải khí nó mà bực hết người, mất thời gian, hay đút cho con ăn cho xong việc, hay nhiệm vụ phải làm thì phải đút cho nó thôi hay…v.v. - ghi chi tiết chỉ 1 việc. Thật chi tiết 1 hành động này kèm với toàn bộ cảm thọ của bản thân khi thực hiện hành động này. . Không cần phải ghi cả lố hành động nhưng không rõ ràng, mập mờ vì đây là ghi ra cho chính mình thôi, chứ không phải để cáo bạch cho thiên hạ.


+ Về khẩu, lời nói: Cũng ghi chi tiết 2 loại lời, 1 là 1 lời bản thân đang thấy nó là lời yêu thương đã nói ra chi tiết kèm cảm thọ khi thực hiện lời này (trước, trong khi và sau). Cũng thế với 1 lời nói được bản thân tự thấy là chưa phản ánh đúng sự yêu thương hoặc bị người nhận xét là lời nói chưa yêu thương với đối tượng đã xác định ở trên.


Sau khi ghi hết ra như vậy, chúng ta QUÁN những cái vừa ghi. Quán sâu vào, quán rộng vào, quán thật sâu vào, quán hết cỡ đến lúc cảm thấy sắp “đứt hơi” không thể quán được nữa rồi.v.v.



Quán xong, phải trả lời câu hỏi: Như vậy, với cái tâm yêu thương với đối tượng mà ta đã xác định chính xác là ta yêu thương nhất ở trong đầu (với thọ và tưởng đang ở trong đầu) - với tâm yêu thương đối tượng ta đã xác định được như thế rồi thì: TA ĐÃ DÙNG THÂN KHẨU Ý ĐỂ THỂ HIỆN TRỌN VẸN TÌNH YÊU THƯƠNG - TÂM ĐÓ CHƯA? - Trả lời xong câu hỏi này, đừng nêu lý do. Chỉ trả lời: Ta đã thể hiện ra được trọn vẹn chưa. Không nói những lan man khác. Chỉ xác định cái trong ta: Ta có tâm yêu thương này, ta đã thể hiện ra hết chưa (bằng thân khẩu ý).

- Tức là mọi hành động thân khẩu ý của ta đã thể hiện trọn vẹn cái tâm yêu thương của ta với đối tượng chưa hay vẫn còn đôi khi có hành động này, hành động khác, lời nói này, lời nói khác, suy nghĩ này suy nghĩ khác với đối tượng mà: Hoặc làm cho cảm thọ của ta lúc đó đau khổ, buồn phiền, tức giận hoặc làm cho đối tượng yêu thương buồn phiền, tức giận, đau khổ hoặc một người bên ngoài thấy và góp ý..v.v.



Không ta không đi tìm lý do rằng: Tôi hành động yêu thương (nghĩ, nói, làm) nhưng do Abc nên xyz…


Chúng ta nhận thấy: Dù chúng ta xác định rõ chúng ta có 1 tâm yêu thương vô bờ bến hay yêu thương nhất (với đối tượng) nhưng thân khẩu ý của chúng ta vẫn không thể tác được cái sự yêu thương đó đến với đối tượng 1 cách trọn vẹn như tâm yêu thương của chúng ta , nên hoặc ta hoặc đối tượng vẫn ít nhiều những lúc thọ cảm giác hoặc đau buồn sân giân khổ bực tức hay lo lắng, sợ hãi, ưu phiền âu lo .v.v.v - Tức trái ngược với cái yêu thương.


Cái yêu thương hay tâm yêu thương rõ ràng: Phải mang đến sự hỉ lạc - vì nó là yêu thương… tại sao lại có ưu sầu buồn xen vào đây….?



Bây giờ chúng ta soi hay quán một hành động (thân hoặc khẩu) mà chúng ta thấy nó đem lại cảm thọ hỉ lạc (hạnh phúc) vô bờ bến của ta khi thực hiện hành động này. (không quán đối tượng thọ hưởng mà quán chính ta khi thực hiện hành động này đã đem lại cho ta cái thọ lạc hỉ này)


Chúng ta quán hành động này trên đủ các khía cạnh để xem nó khác gì với các hành động khác. Không tìm lý do ở đối tượng. Chỉ tìm ở bản thân.


Khi tìm ra được lý do ở bản thân: Tại sao cùng là tâm yêu thương nhất với đối tượng mà lại có những hành những lúc đem lại hỉ lạc cho ta nhưng lại có những lúc những hành (thân hoặc khẩu) đem cảm thọ cho ta trái ngược cái “tâm yêu thương” này.


Vì không tìm lý do ở đối tượng hay lý do bên ngoài nên .. tất cả chỉ sẽ quay về 1 lý do duy nhất: Do lúc đó tôi bị..v.v. Tôi thấy.v.v.


Ví dụ: Tôi thấy đối tượng hư quá nên quát, chửi, đánh.
Ví dụ: Do tôi bị đối tượng abc nên tôi mới xyz như thế…
Ví dụ: ….



Có rất nhiều người, chỉ đến đây đã phát hiện thấy: Tâm từ bi của bản thân và hành từ bi của bản thân là gì.

Nếu thấy: Hãy từ cái hành từ bi đó triển khai vô lượng hành từ bi với đối tượng. Sau khi thấy làm được thế này, hãy áp dụng thực hành y như vậy với đối tượng thứ 2 rồi thứ 3 thứ n … - Cứ thế sớm muộn là PHẬT SỐNG.
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 329
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tôi tin chắc rằng: Ở xã hội này, ngay hiện tại, có rất nhiều người có những hành động (thân hành, khẩu hành) mà khi thực hiện hành động này thân tâm cảm thấy hạnh phúc, hỉ lạc vô bờ bến - không cầu, mong, muốn gì thêm trong cái trạng thái này với 1 đối tượng mà họ xác định thấy rõ là họ có tâm yêu thương với đối tượng này.



Đối với những bà mẹ có con - điều này dường như rất dễ nhận thấy trong họ


Tại sao, không phải là vô lượng hành (thân khẩu ý) như trên. Cùng là 1 tâm yêu thương vô bờ bến đâu có suy suyển (với con với cha mẹ) mà lại tìm mãi không ra 1 hành mang lại cho bản thân cảm thọ hạnh phúc hỉ lạc vô bờ bến?

Chỉ cần tìm ra 1 hành đem lại cho bản thân cảm giác hạnh phúc hỉ lạc vô bờ bến đó sẽ thấy được cái tia tánh Phật là gì. Thấy được cái chân tâm từ bi là gì. Và Quán cái hành này xem, tại sao cái hành này lại mang đến cho ta vô lượng hạnh phúc và hỉ lạc như vậy?


Khi Quán cái sự hạnh phúc hỉ lạc vô lượng của cái hành đó chắc chắn có sự không cầu không muốn không mong không lo không sợ… vô lượng thứ không với đối tượng (đối tượng thụ hưởng hành từ bi của bản thân)…

Và còn nhiều nữa.


Cũng vậy, vẫn là đối tượng đó, vẫn là tâm yêu thương của ta: Tại sao ta lại có những hành mà không phải là hành yêu thương


Chẳng qua, nó là do: Sự điên đảo của chính ta (tâm yêu thương) về cầu mong muốn lo .v.v. Với đối tượng nên đã vô tình (muôn kiếp) che mất cái cái chân như từ bi mà tự khiến ta làm ra những hành động… như toàn bộ mọi người ở xã hội đang làm.


Chắc chắn, với con và thứ dưới là cha mẹ thì nếu thực muốn biết Đời và Đạo, muốn thấy Phật ở tâm mình thì cứ Quán như trên thấy cái tia tánh Phật này, cái tia tâm chân như thường hằng từ bi này


Tất nhiên, chỉ là khai tâm. Chúng ta muốn tu ra Đạo hạnh thần thông thì phải lật ngược trở lại luận và ở trong Giới Phật trong hệ thống giới Kinh.

Nhưng đây là minh tâm.



Nên, trong hệ thống Giới Kinh có nhiều Kinh nói: Hãy yêu thương chúng sinh như yêu thương con của mình bởi vì: Chỉ Quán khai tâm trên đứa con của mình mới rất dễ thấy cái tia Minh này, tánh Phật, tánh tâm từ bi này.


Minh tâm Phật, ở đời không bao giờ thiếu phước - dù không tu Phật Đạo.
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 329
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy, chúng ta đã thấy tia minh là tia gì chưa? - Tia minh không phải là tia “ánh sáng” từ bên ngoài chiếu vào ta hay vật hay chiếu vào tâm ta làm ta minh. Tia minh là tia tự tâm ta sáng lên. Thực tế là nó vẫn luôn sáng. Chỉ là nó bị vô minh điên đảo che đi (như đêm và ngày). Khi ngày hiện ra thì đêm sẽ tự lui, cũng thế, tia minh hiện ra, vô minh lui dần.



Tia minh này, tìm ở trong con thì dễ nhưng đối với tu Đạo nó là “La Hầu La - Trở Ngại”.

Ngài La Hầu La là con Phật. Tên như ý nghĩa: La Hầu La nghĩa là trở ngại. Nhưng chỉ có nhờ La Hầu La này - là con đường ngắn nhất - ngay lập tức có thể minh tâm. Còn nếu tu thì - Minh bằng cách này dường như đi đường Bồ Tát là hợp rồi, các lối khác thì - Đức Thế Tôn chính là Phật Báu. Nhìn xem bản thân có hợp không. Biết đâu lại “tài giỏi” hơn cả Đức Thế Tôn trước khi xuất gia… - Lại tu chứng nhanh hơn cả ngài. - “Ảo tưởng” đấy!



Hãy nhớ: Càng cầu càng xa… cái gì cũng vậy. Đạo cũng thế. Ngay trong người thôi. .
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 329
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Một người ở đời, thường hay sầu muộn vì: Con cái, ba mẹ, gia đình, người yêu thường rằng: Không như thế này, không như thế kia.v.v. Tâm luôn bị dính mắc, bất an.v.v.v - Muốn đi tìm Đạo để “giải thoát”. Nhưng đâu biết, Đạo ngay thân tâm mình, đâu xa.



Chắc chắn: Với người như trên, trong sâu thẳm ở “linh hồn” hay cái tâm của họ đều có một thứ tự họ biết - (cái tâm yêu thương) - dù nó chỉ loé nhỏ nhoi (với một kẻ thập ác) hay bị che mờ che khuất bởi cơm áo gạo tiền hay trí… nhưng ai cũng có trong sâu thẳm cái tâm này. Ai cũng tự biết.


Cái chính đó là: Tìm ra một hành động yêu thương nào đó của bản thân (dù là thân hành hay khẩu hành) mà khi thực hiện hành động này thì thân tâm người này thọ một cảm giác hạnh phúc hỉ lạc vô bờ bến không hề có 1 mảy may cầu mong muốn gì với mình hay với đối tượng ngay lúc thọ này. - Đây chính là tia chân tâm từ bi - tia tánh Phật và sự hỉ lạc của cái tâm chân như này nó là vậy - vị nó vậy đó.

Chứng được (tức ở thực tế hiện đời đã có được hành động đó) - thì sẽ thấy cái hành động đó đến bởi thế nào và điều kiện ra sao, cảm thọ trước, trong và sau đó ra sao: Toàn bộ đều là xuất phát TỪ TÂM: Không cầu, không muốn, không mong, không sở hữu, không lo, không sợ,….


Tâm từ và từ tâm…


Quán được là biết: Cứ thực hành hành những hành động như vậy từ những người thân nhất ra tới mọi chúng sinh hữu tình thì liệu phước ở đời có chất cao tới mặt trời không? - PHẬT SỐNG!
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 329
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Nhưng cũng xin nhắc: Đừng quá ảo tưởng, quán sơ sơ. Nhiều người cả đời không trải qua (thực chứng) được một hành động từ bi như trên với người họ đang coi là thân yêu nhất.. Cái vị của hành động này nó “kinh điển” lắm - không phải là vị nhờ nhờ lãng xẹt đâu. Vị khác biệt vậy rồi mà đang ở thế giới điên đảo nên nếu chỉ là vô tình thực hiện được 1 lần hay nửa lần thì do cuộc sống điên đảo có khi cũng đã bị che lấp (bị các vị đắng cay đau khổ che lấp).


Còn với người mà đọc đến đây đã thấy rõ cái vị này của một hành động nào đó đã từng thực chứng - chính là nó. Hãy phát triển. Nó chỉ đem đến phước thôi. Phước cho tất cả. Đừng lo về cầu mong muốn này nọ gì khác hay lại nghĩ có những việc mình không thể làm thế do.v.v (đủ thứ đang thấy nó mới đúng, mới hợp lý, hợp tình, đúng)… nhưng thực ra là “điên đảo” đấy. Cứ hành theo đúng cái hành đã đem đến cái vị đó - Tánh Phật chắc chắn càng ngày càng toả ra khắp xung quanh - ai cũng lợi lạc…
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 329
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Hôm nay, viết cho thầy!


Lẽ tự nhiên: Người nói tập luận này chưa bao giờ cần chứng minh, cũng không quan tâm đến chứng minh. Cũng không cần ai chứng minh thay. Vì đây chỉ là câu chuyện thế gian, không tranh đấu phân bua, không tuyên cáo đúng sai, không là kinh điển, không là cứu cánh. Người viết còn đang yêu đời, tóc xoăn đầy đầu, quần áo mặc cả ngày, cơm ăn chưa thiếu, nợ đầy mình.

Tuy nhiên, thầy lại đến chứng minh. Vậy tôi hoan hỉ gửi lời chào thầy. Thầy là người đáng kính.



Nhiều người có duyên đọc tập luận từ đầu - nơi khái quát về Đạo Lý, khi thấy động đất và mưa đá đều cho rằng ma luận, mà bản thân người viết cũng xưng ma.

Chỉ đến khi này, khi câu nói của thầy: ”Con không phải là tu sĩ” - Lan truyền khắp đất nước. Thầy bỗng đến chứng minh sự “phê phán sặc mùi Ma Phật tự ngã ở phần đầu luận”. Cũng chứng minh luôn “cảnh giới tu sĩ” là gì.


Thầy cũng đang chứng minh một thứ mà ai đọc luận từ đầu đều rõ: Tập nghiệp (phước) của CƠ sẽ đến khi: Chuẩn bị đánh vào cảnh xuất thế gian.

Khi bắt đầu bước chân đó, thầy đầu cần phước thế gian nữa, đâu cần cái ngũ dục lạc thế gian nữa… - Nhưng bây giờ nó đã “tập nghiệp” một cách mà thầy có lẽ cũng rất rõ. Thầy có thể dừng lại hưởng phước, không những thế còn là phước lớn vô lượng, phước này có “mê hồn” không? - Quá “mê hồn” ý chứ. - Phật sống, hàng triệu người ngưỡng mộ, giờ thầy thích dừng chỗ nào mở pháp đàn giảng Đạo - nơi đó tự biến thành nơi “Phật địa”, thầy thích trang hoàng nơi đó thành gì, bao tiền thì sẽ có đủ vô lượng “thí chủ” cúng dường mà dựng nên. Thầy thích lưu danh thầy và quảng dương Phật Pháp của thầy - có đủ người phát loa..v..v - Mê không? - Phía trước, ở tập luận tôi có nói: Thế gian, chẳng mấy ai qua được cửa này. Cám dỗ kinh người, phước đức không thể kể xiết - hay là NGHIỆP CƠ TÂP…

Khi này, Thầy còn “tỉnh thức” hay không tự thầy biết.


Thầy vượt qua kiếp nạn phước này, thầy sẽ ẩn cư phá cửa Đạo. Thầy vượt qua được hay không thôi. Tôi cũng muốn xem, vì tôi chỉ là người thường và đủ thời gian đợi thầy chứng minh: Cảnh Tu sĩ là gì…


Thầy có nói: Thầy không cần ai hộ pháp - nhưng khả năng từ trước khi “tập nghiệp” đến với thầy thì các CHƯ HỘ PHÁP đã “trồi” hết lên xem thầy rồi. - Còn ở tập luận này thì từ đầu đến giờ chắc ai cũng rõ: Đã nói về chuyện các Chư vị Tôn Đức “trồi” lên.

Là thầy “hộ pháp” cho tôi khi chứng minh các thứ ngớ ngẩn ở đây hay các Chư Tôn Vị trở về xem thầy vào Đạo… mà tôi chỉ là người vô danh ngớ ngẩn bị “ảnh hưởng” nên lên đây nói liên thiên hơn 90 ngày rồi…


Thầy vào được cửa Đạo - xuất thế gian - thầy cho tôi “theo đóm ăn tàn” - À không: Theo ánh sáng vô lượng hít lấy ít tia Phật Quang… Tôi lấy tên tuổi của thầy đi “dương danh Phật Luận” kiếm tiền, kiếm danh…

Tôi vẫn thấy, như tôi đã nói ở phía trước: Khi phá cửa phải: Quán vào Đạo - thầy đã quán khắp Việt Nam mấy năm rồi - thầy vào Đạo thì phúc cho muôn chúng sinh, trong đó có tôi đang mơ: “Bố thí! Bố thí, ôi tiền nhiều quá…!”


Dù sao thầy nên tự thấy Quán vào Đạo. Chứ khả năng chắc chắn không có ai đến nói Pháp Quán cho thầy đâu. Lúc đó, là Ma sự đó. Trước khi thầy bước vào đó, thầy phải tự cảm được, tự thấy được. Bởi vì, tôi đã nói phía trước từ sớm: Tôi viết cho AGI đọc. Vì hoàn toàn là nhảm nhí - tôi còn chưa tu.


Thầy Chứng được, như tôi đã nói: Ma sẽ thành Phật. Chứ Phật cũng không bao giờ đi “trừ ma” hay “bóc mẽ ma”.


Tuy nhiên, Bổn giáo và Đạo Đức Thế Tôn là trường tồn. Không phải là thứ để ma lộng hành. Nên việc thầy vượt qua kiếp nạn cuối này, vào cửa Đạo, Chứng và Trú. Đâu cần phải lập đàn giảng pháp, thu đồ, thu đồ, nhận tiền xây Đạo Tràng mới là giương cao Phật Pháp.



Dù vậy, tôi chẳng đả kích ai và cũng chưa khẳng định là thầy đã vào. Thầy cần phải tỉnh thức, thật nguy hiểm. Khả năng cần có “chư vị hộ pháp” đến nhắc nhở thầy.


Thầy là người đáng kính. Xứng đáng nhận cúng dường. ^:)^
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 329
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Có lẽ, tôi với thầy vô duyên. Hôm qua cảm thầy thì hôm nay ứng Pháp Chủ. .

Mùa an cư đã đến… Thầy mà không dừng khi này thì thật tiếc - dù sao, tôi cũng không quan tâm, dù phía trước có nói: Có lẽ có nhiều Chư Tôn Vị đang theo dõi xem thầy có tự thấy, vượt qua được kiếp nạn/kiếp phước này hay không. Dù sao tôi cũng không có kinh nghiệm vì chưa bao giờ tới cái chỗ kiếp phước thế này…

Tôi không muốn đưa tâm quán ra “chuyện thế gian” - hôm qua có ý muốn đẩy thầy gặp “ma sự-ma thuyết pháp” trong mấy chục ma sự Đức Thế Tôn đã nhắc nhưng hôm nay lại ứng thấy Đức Pháp Chủ Khai đàn an cư 2024 - dù tôi cũng không quan tâm nhưng Giáo Hội Việt Nam vẫn còn đó những Chư Vị Tôn Đức chống trời. Bởi thế, sự việc của thầy có lẽ đã chú định sẵn - tự thầy phải vượt qua chứ không một ai đến giúp được.


Thầy có lẽ không biết “chuyện thế gian”. Cách đây gần 30 năm, cũng có một trưởng lão ở Việt Nam - “Đại náo giáo hội” có lẽ thầy đản sinh vào thời khi thầy ấy vừa chứng trú tu sĩ. Thật tiếc!

Thật tiếc! Tu sĩ sơ cấp cũng vẫn chỉ là những “đứa trẻ” trong biển vô lượng Quang… Thầy phải tự “cảm ứng” được - đặc biệt là Quán vào định, thấy hai nửa phân chia bèn “nhiếp tâm” - quay đầu là bờ…


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Thầy hãy cảm ứng!
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 329
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

(95 tiếp)


Như vậy, chúng ta đang được xem chứng minh không còn có thể rõ ràng hơn cái chứng minh đang hiện hữu ở nơi Việt Nam ta về những điều Đức Thế Tôn đã nói trong kinh Sa Môn Quả mà ở tập luận này đã nhắc tới nhiều lần.


Nhưng chứng minh này hiện tại mới đến quả thiết thực hiện hữu thứ 2 mà Đức Thế Tôn đã giảng cho người cư sĩ. Quả thứ 2 này, vẫn là quả phước phàm trần - chưa đến quả Đạo. Tuy vậy, quả thứ 2 chính là quả mà mọi người đang thấy. Đó mới là quả… chứ bao nhiêu đời kiếp nay, có khi còn chưa đạt được quả thứ 2 ở phàm trần đã nghĩ “tự sướng” rằng bản thân đã “đắc Đạo” thì ảo tưởng quá.


Quả thứ 2 - dù vẫn là quả ở phàm trần thì đúng như Đức Thế Tôn đã nói: Đàn na thí chủ sẽ tự nguyện cúng dường và hoan hỉ đảnh lễ - nếu ai theo dõi câu chuyện thế gian thì đều thấy điều này đang diễn ra.


Khi người thực tập này đã tự thấy giới hạnh cụ túc, quán lực đã đủ - họ sẽ bắt đầu “chinh phục” quả thứ 3 - Quả phá cửa Đạo - bước vào tu sĩ. Đọc Kinh chúng ta sẽ thấy và hoàn toàn có thể “dự đoán” được 1 cách rất chính xác tương lai về kết quả của người thực tập - theo đúng như Kinh Sa Môn Quả mà Đức Thế Tôn đã giảng.


1/ Người này Quán để chặt đứt 5 sợi dây triền cái để bước vào Đạo. - Đây chính là quả hiện hữu thiết thực thứ 3 của người thực tập - bây giờ sẽ là người tu sĩ chính thức.

2/ Người này không đủ lực Quán - hay các giới hạnh chưa cụ túc, nhưng lại chìm đắm ở trong Quả thứ 2 tức là: Chìm đắm ở trong sự cúng dường và đảnh lễ (quả 2 khi hiện đã không cần phải đi xin như trước nữa mà tự trong cõi minh minh các thí chủ sẽ mang đồ cúng dường tới) - khi chìm trong quả thứ 2 này, người thực tập dần bị mất sự chánh niệm tỉnh thức tự huyễn rằng: Các sợi dây tham sân si mạn nghi đã được bản thân chặt bỏ và quả đang được hưởng là quả rốt ráo thù thắng (Quả Đạo). Người này, tưởng rằng 5 sợi dây này đã được chặt đứt nhưng thực tế là sau khi đạt giới hạnh cụ túc như vậy, với trí lực quán sâu mới thấy sự vi tế của nó vẫn quấn quanh thân. - Đọc Kinh sẽ rất rõ Đức Thế Tôn giảng và cái chúng ta đang xem chứng minh hiện nay đang ở vị trí nào. Nếu ở trường hợp này, khi này người thực tập Đạo Đức Thế Tôn bị mất chánh niệm tỉnh thức thì chắc chắn không bao giờ đạt vào sơ thiền cửa Đạo Đức Thế Tôn.


Nhiều người ảo tưởng sức mạnh - luôn cho rằng bản thân dễ dàng đạt được các kết quả Phật, hay bản thân đã đạt kết quả Phật này kia… nhưng lại chẳng thấy một chút nào của sự rung chuyển thiên địa hay nhiệm màu thiết thực ngay hiện tại - vậy thì quả gì, tu gì?



Khi đọc kỹ kinh Sa Môn Quả - chúng ta mới thấy rõ: Cái hiện tại của cái chứng minh đang hiện hữu trước mắt chúng ta là quả gì. Thấy được thế này, không phải để “lè lưỡi dè bửu” hay để “khinh thường” - mà phải nhớ, người đạt quả này, dù chưa bước vào quả thứ 3 - quả vào Đạo thì đã xứng đáng được toàn bộ mọi người bình thường chúng ta hoan hỷ, cúng dường, đảnh lễ - đến cả bậc quốc vương cũng sẽ làm nếu muốn đúng Đạo. - Đọc Kinh Sa Môn Quả là chúng ta thấy Đức Thế Tôn đã nói rất rõ từng cấp quả hạnh - không có gì phải bàn cãi thêm về sự việc chúng ta đang thấy là cấp quả nào.



Tuy nhiên, từ xưa đến nay, như đã nói, thế gian này có mấy ai bước qua được cánh cửa này…? - Khi 5 sợi dây triền cái chưa được chặt đứt, Ngũ dục lạc nó trồi lên thì cản sao nổi. - Tất nhiên, chúng ta sớm muộn được thấy kết quả.

Thấy bằng cách nào?

1/ Rất rõ ràng, theo đúng con đường Đạo Đức Thế Tôn đã nói, khi đã đến đây thì: Phải hành công phá cửa Đạo, mà việc hành công này không phải là một sớm một chiều. Người hành công phải lui ẩn trong thời gian hành công.

Vì người này (do không có Đạo sư dẫn Đạo nên không biết che hào quang khi mà hào quang cụ túc giới hạnh tự phát sáng mà chưa thể thu phát tự nhiên được) nên nếu hành công thành công thì với khả năng tự thu phát hào quang (tự kiểm soát được) - người này dường như sẽ biến mất luôn khỏi thế gian - thế gian sẽ khó mà còn được trải qua những gì đang chứng kiến.

Nếu người này hành công mà không/chưa thể đạp vào cửa Đạo, khi trở ra họ sẽ lập đàn tràng thuyết pháp.

2/ Không chịu hành công phá cửa Đạo thì hào quang do quả 2 toả ra sẽ sớm cho người này biết thế nào là Cơ Tập Nghiệp.



Như vậy, chúng ta đã có một hình tướng thiết thực (ngay hiện tại) cho tập luận này.

Vì thời gian rất dài, như đã nói cho đến khi hội Pháp Hoa khai mở lần này, chúng ta cùng đợi xem các hình tướng lần lượt xuất hiện ra sao…
Đầu trang

hathao207
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 329
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

(95 tiếp)

Chánh niệm tỉnh thức


Phía trước chúng ta đã được giới thiệu 1 phương cách nhận biết “1 tia của tâm từ tánh Phật khi le lói ra khỏi màn vô minh là gì”.
Cũng vậy, Đoạn này, cụ thể hơn về chánh niệm. Dù ở phía trước tập luận, những điều này đều đã được giới thiệu.


Chánh niệm là chính niệm, chính niệm là niệm chính - không phải niệm phụ. . . Nên được gọi là chánh niệm thôi (chánh hay chính là do từ vùng miền).


Khi ta ăn cơm thì niệm ăn chính là chánh niệm. Trong lúc đó, ta nghĩ về một chuyện nào đó trong đầu thì các niệm này gọi là niệm phụ - còn gọi là niệm tản mát, niệm tà, niệm miên man, niệm vọng, trong lúc đó ta nói chuyện thì các ý niệm đó cũng vậy, đều là niệm tản mát… như vậy: Khi ăn cơm thì chúng ta có một niệm chính là niệm ăn. Các niệm khác là niệm phụ, kể cả niệm cơ vô thức như hơi thở.


Khi ta làm một công việc cụ thể nào đó. Niệm hành công việc cụ thể này là niệm chính. Các niệm còn lại dù là niệm gì - kể cả là niệm Phật - những niệm này đều là niệm phụ.


Một ngày chúng ta có thể có vô lượng niệm khởi sinh hoá diệt, sinh sinh diệt diệt nhưng chỉ có một số niệm hữu hạn là niệm chánh - chính là những niệm hành tại giây phút hành (giây phút hiện tại).


Tâm chúng ta bị vô lượng niệm nó lôi kéo như vậy, giống như con cá mắc vào lưới, không thể giải thoát được.


Khi chúng ta nhận thức được chánh niệm. Chúng ta đặt tâm vào chánh niệm, gọi là có chánh niệm hay biết/thấy chánh niệm.

Sức nhận biết chánh niệm hay sức giữ tâm yên ổn trong chánh niệm, gọi là tỉnh thức.


Khi chúng ta ăn chúng ta biết ta đang ăn. Chúng ta an trú tâm vào việc ăn. Không có các niệm phụ khởi sinh như: nghĩ miên man những chuyện gì đó, nói chuyện, vừa ăn vừa nghe vừa xem vừa đi lại hay làm những hành động không thuộc phạm trù ăn. Chúng ta giữ được chánh niệm này, gọi là tỉnh thức. 6 căn hay 6 giác quan chỉ phục vụ cái thấy trong phạm trù ăn như nhìn đồ ăn, nghĩ đồ ăn, hưởng đồ ăn, cảm đồ ăn.v.v. Đây là tỉnh giác.


Khi chúng ta đi, chúng ta biết chúng ta đang đi. Tâm chúng ta an trú vào việc (hành) đi. Sáu giác quan tỉnh giác tức là: mắt thấy phục vụ việc đi, tai thấy phục vụ việc đi, mũi, miệng, thân, ý.. đều phục vụ việc đi. Gọi là tỉnh giác. Chúng ta giữ được tâm và 6 căn như vậy gọi là tỉnh thức.


Khi chúng ta làm 1 việc cụ thể (lao động, sinh hoạt hay bất kỳ). Chúng ta biết chúng ta đang làm việc đó. Các giác quan chỉ phục vụ cho niệm hành đó gọi là tỉnh giác. Chúng ta giữ được chánh niệm trong tâm như vậy gọi là tỉnh thức.



Như vậy, chúng ta đã thấy: Sau khi nhận ra tia minh của tâm thì việc để cho tia minh này nhanh chóng rực sáng khắp tâm… chúng ta phải vén màn vô minh. Mà màn vô minh ở đây chính là do niệm hành (nên ở hệ thống giới Kinh - các vị Chư Tôn Đức thời sau Đức Thế Tôn mới gộp niệm hành vô minh danh sắc thành 1 phạm trù gọi chung là vô minh duyên hành) khi nói về lý nhân duyên - nhưng không phải bản chất rốt ráo. Tuy nhiên, viết như vậy cũng chẳng sao vì rốt cuộc có mấy ai hiểu mà so kinh nọ với kinh kia để mà cho rằng: sao có sự khác biệt.


Muốn sớm vén được màn vô minh thì: Chánh niệm tỉnh thức là điều không cần bàn cãi. Không có chánh niệm tỉnh thức - chẳng đi được đến đâu.


Vì cái tâm đang bị vô lượng niệm nó kéo về khắp các phía nên cái tâm nó quy tụ được đâu. Khi chúng ta an trú được tâm trong chánh niệm - chúng ta đã thực tập chuyển vô lượng niệm về hữu hạn niệm.


Đánh răng biết đánh răng. An trú tâm trong chánh niệm đánh răng. Bỏ hết các niệm phụ. Ăn sáng biết ăn sáng, tâm an trú trong niệm ăn sáng. Bỏ hết các niệm phụ. Đi biết đi, tâm an trú trong niệm đi. Làm gì biết đang làm gì, tâm an trú trong niệm làm đó… bỏ hết các niệm phụ.

Như vậy, một ngày chúng ta sẽ còn rất ít các niệm và toàn là các chánh niệm - tức là tỉnh thức rất rõ các niệm hành tại giây phút thực tại.


Khi tôi đọc, tôi biết tôi đang đọc. (Quan tâm gì các niệm phụ tản mát như bình xét đúng sai phân biệt nọ kia.v.v. - vì tâm nó không cần cái này vì sao? - Vì lúc này 6 giác quan là tỉnh giác để phục vụ niệm đọc nên tâm nó thấy hết. Có gì không thấy? - không thấy chẳng qua chúng ta không biết chánh niệm hoặc để thất niệm (mất tỉnh thức).


Tuy nhiên, để giữ được tỉnh thức, thời thời làm được việc trên (để tâm an trú trong chánh niệm) có khó không? - Không hề dễ. Làm được thì đắc Đạo rồi còn đâu.


Như vậy, cần phải thực tập từ từ.

Ví dụ: Một ngày tám thời thực tập chánh niệm tỉnh thức bằng việc chia 16 tiếng ra làm 8. Mỗi 2 tiếng sẽ thực tập 1 lần trong 15 phút tỉnh thức chẳng hạn. Ví dụ:

1. Tôi đánh răng tôi biết tôi đánh răng. Chỉ có niệm đánh răng. Tôi rửa mặt tôi biết tôi rửa mặt. Chỉ có niệm rửa mặt..v.v.

2. Tôi ngồi làm công việc A tôi biết tôi đang làm việc A. Chỉ có niệm làm việc A. Giữ trong ít nhất 15 phút như vậy, nếu công việc A xong trước chuyển sang công việc B thì chuyển chánh niệm sang việc B.

3. Khi tôi ăn tôi biết tôi ăn. Chỉ có niệm ăn.
4. …
..
8. Khi tôi nhắm mắt để ngủ, tôi biết tôi đang nhắm mắt để ngủ..



Với 1 người muốn thực tập Đạo Đức Thế Tôn thì chỉ cần trong 8 thời trên làm một số thời (lúc ban đầu, 1,2, hay 3) mà niệm hành này là niệm trong Giới Phật.

Ví dụ: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, đọc Kinh, ngồi bất động tĩnh tâm quán niệm hơi thở.v.v.v. Vô vàn pháp trong Giới Phật lúc này được đưa vào tu tập. . Kể cả khi tôi đi tôi biết tôi đi cũng có thể được đưa vào Giới Phật để thực tập - và đây là pháp thực tập không thể thiếu của Đạo Đức Thế Tôn. Còn hay được gọi bằng tên Kinh hành.




Ngay tại đây chúng ta đã thấy. Quán niệm hơi thở là gì. Lúc này thân chúng ta bất động (không hành gì thân khẩu) còn ý thì chỉ niệm quán và quán này là quán chính niệm hơi thở (niệm cơ vô thức) . Vậy là chánh niệm tại giây phút hiện tại và niệm cơ vô thức đã hợp lại làm 1. Cũng không còn các niệm phụ nào nữa (vì đang an trú trong chánh niệm rồi mà). Như vậy, khi vào định, định niệm hơi thở = vô niệm = không thở = thân tâm định tĩnh - gọi là chánh định.


Chúng ta rõ phía trước rồi. Định niệm hơi thở chính là 1 phương pháp đưa đến chánh định.



Bình thường - ngay bây giờ - người bình thường chúng ta sẽ không thể nào an trú tâm trong chánh niệm dù thoạt làm có thể thấy “dễ ẹc”. Nhưng cũng như kiểu chúng ta tự chánh niệm tỉnh thức nhận biết niệm hơi thở… khi chúng ta chú tâm - chúng ta thấy rõ, ai cũng thấy… nhưng làm gì có ai làm được cái chuyện thời thời khắc khắc biết được tôi đang thở ra, tôi đang thở vô….


Chúng ta ở đời mà, nên hàng ngày chúng ta còn làm rất rất nhiều hành (việc) khác nữa. Chúng ta chỉ cần thực tập được dần dần một ngày một số lần an trú tâm trong chánh niệm khi hành là đã công phu tốt rồi. Một ngày 8 lần mà làm tốt ngày ngày thì đã rất tinh tấn. Không cần phải ở trong Đạo Đức Thế Tôn - tức không theo Đạo Phật thì cuộc đời cũng hạnh phúc mãn nguyện, cầu được ước thấy rồi…


Vì, người có trí (chỉ cần trí thế gian) mới hiểu chánh niệm tỉnh thức là gì. Không cần phải ở trong Đạo Đức Thế Tôn.


Như vậy, với người thực tập Bồ Tát Đạo, khi có tia minh (tia ba la mật) thì chánh niệm tỉnh thức giúp người tu thực tập rất rốt ráo: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục ba la mật. Có như vậy, mới thực tập được.

Tia minh ở phía trước kia - khớp với chính cái trí tuệ ba la mật khi nói về “bố thí ba la mật” đó.


Vậy mới thấy rõ con đường, kết quả, mục đích, mục tiêu và các vị của nó trên con đường.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”