Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Trao đổi về y học, võ thuật cổ truyền, thiền, Yoga
lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 31
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

黃帝曰:余聞上古有真人者,提挈天地,把握陰陽,呼吸精氣,獨立守神,肌肉若一,故能壽敝天地,無有終時,此其道生。
中古之時,有至人者,淳德全道,和於陰陽,調於四時,去世離俗,積精全神,遊行天地之間,視聽八達之外,此蓋益其壽命而強者也,亦歸於真人。

Hoàng đế viết: dư văn thượng cổ hữu Chân nhân giả, đề khiết thiên địa, bả ác âm dương, hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần, cơ nhục nhược nhất, vô hữu chung thời, thử kì đạo sinh.
Trung cổ chi thời, hữu chí nhân giả, thuần đức toàn đạo, hòa ư âm dương, điều ư tứ thời, khu thế ly tục, tích tinh toàn thần, du hành thiên địa chi gian, thị thính bát đạt chi ngoại, thử cái ích kì thọ mệnh nhi cường giả dã, diệc quy ư chân nhân.
Hoàng Đế nói: ta nghe Thượng cổ có bậc Chân nhân, nắm bắt âm dương, chuyển xoay trời đất, thở hút tinh khí, tự giữ hình thần, da thịt không đổi, không có ngày tàn, ấy là sống theo Đạo.
Đến thời Trung cổ, có bậc Chí nhân, đạo-đức thuần vẹn, hòa theo âm dương, thuận với tứ thời, xa đời lánh tục, giữ tinh gìn thần, dạo chơi khắp cả thế gian, nghe nhìn vượt ra tám cõi, là nhờ điều ích lợi mà tuổi đủ sức đầy, rồi cũng sẽ như Chân nhân.


CHÚ GIẢI: Đoạn trên ý nói con người là tinh túy của trời đất, nếu từ khi sinh ra biết sống thuận theo quy luật của trời đất thì tuổi thọ, hình hài và tinh thần được giữ vẹn, như vậy mới thuần, gọi là Người. Đoạn dưới giải thích vì con người ngày càng sinh hoạt, ăn ở trái tự nhiên mà tuổi thọ và sinh lực không như ban đầu vốn có. Bởi vậy Hoàng đế mới thuật lại thời nguyên sơ câu chuyện của bậc Chân nhân, tức sống thuần hợp với tạo hóa mà có kết cục viên mãn, để khuyên người đời sau. Tên gọi Chân nhân bởi vì Người mà sống đúng quy luật trời đất dành cho thì mới thật là người, nên gọi là “chân 真”.
Ngày trước Lão Tử viết quyển Đạo Đức kinh, vẻn vẹn trăm chữ, được coi là sách thần. Đạo Đức kinh gồm 2 phần: phần đầu là Đạo kinh, trong đó “Đạo” là bản nguyên của vũ trụ, gồm bản chất và quy luật vận hành của vạn vật. Phần 2 gọi là Đức kinh, trong đó có ý nói người ta nên thuận theo tự nhiên mà sống, như thế gọi là Đức. trong đây Hoàng Đế nói “ sống theo Đạo” hay trên có nhắc Đức toàn, tức là ý như vậy.
Được cảm ơn bởi: 十面埋伏
Đầu trang

lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 31
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

其次有聖人者,處天地之和,從八風之理,適嗜欲於世俗之間。無恚嗔之心,行不欲離於世,被服章,舉不欲觀於俗,外不勞形於事,內無思想之患,以恬愉為務,以自得為功,形體不敝,精神不散,亦可以百數。
其次有賢人者,法則天地,象似日月,辨列星辰,逆從陰陽,分別四時,將從上古合同於道,亦可使益壽而有极時。

Kì thứ hữu Thánh nhân giả, xử thiên địa chi hòa, tòng nhập phong chi lí, thích thị dục ư thế tục chi gian. Vô khuể sân chi tâm, hành bất dục ly ư thế, phi phục chương, cử bất dục quán ư tục, ngoại bất lao hình ư sự, nội vô tư tưởng chi hoạn, dĩ điềm du vi vụ, dĩ tự đắc vi công, hình thể bất tệ, tinh thần bất tán, diệc khả dĩ bách số.
Kì thứ hữu hiền nhân giả, pháp tắc thiên địa, tượng tự nhật nguyệt, ban liệt tinh thần, nghịch tòng âm dương, phân biệt tứ thời, tương tòng thượng cổ hiệp đồng chi đạo, diệc khả sử ích thọ nhi hữu cực thời.
Kịp kế có bậc Thánh nhân, làm thuận theo ý trời, sống hòa cùng phong tục, hợp sở thích nhân gian thời thế. Tâm không có lòng oán giận, việc vô tư khỏi đời thường, khoác áo mũ, mà hành sự không vướng thế tục, ngoài không nhọc hình vì việc, trong không nhọc ý vì lo, vui vẻ với công việc, tự đắc với công trình, hình thể không sút, tinh thần không tan, nên cũng sống đến trăm tuổi.
Kịp kế có bậc Hiền nhân, phép tắc theo trời đất, tương tự với Nhật -Nguyệt, phân biệt tinh – thần, thuận nghịch theo âm dương, phân biệt tứ thời, theo như thời Thượng cổ mà biết hợp với Đạo,rồi cũng sẽ hưởng thọ đến vô cùng.
Được cảm ơn bởi: 十面埋伏
Đầu trang

lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 31
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

四氣调神大论篇第二
Thiên thứ nhì:
TỨ KHÍ ĐIỀU THẦN LUẬN.

KINH VĂN ________________________________________________________________________
春三月,此謂發陳,天地俱生,萬物以榮,夜卧早起,廣步于庭,被發緩形,以使志生,生而勿殺,予而勿奪,賞而勿罰,此春氣之應,養生之道也。逆之則傷肝,夏為寒變,奉長者少。
Xuân tam nguyệt, thử vị phát trần, thiên địa câu sinh, vạn vật dĩ vinh, dạ ngọa tảo khởi, quảng bộ vu đình, bí phát hoãn hình, dĩ sử chí sinh, sinh nhi vật sát, dữ nhi vật đạt, thưởng nhi vật phạt, thử xuân khí chi ứng, dưỡng sinh chi đạo dã. Nghịch tắc thương can, hạ vi hàn biến, phụng trưởng giả thiểu.
Xuân ba tháng, gọi là PHÁT TRẦN, trời đất đều sinh, vận vật tươi mới, đêm nằm sớm dậy, bước xõa ngoài sân, bỏ tóc rộng áo, để cho CHÍ sinh ra (1), sinh mà không sát, cho mà không đoạt, thưởng mà không phạt, để ứng với khí Xuân (2), đạo dưỡng sinh là như vậy. Nghịch tất hại tới Can, Hạ thành bệnh hàn, [đó là bởi vì vào mùa Xuân] ít nuôi dưỡng cái khí trưởng mùa Hạ vậy (3).
CHÚ GIẢI:
(1) Chú thích của Nguyễn Tử Siêu - Cái khí PHONG MỘC của phương đông (tức là CAN khí) dẫn thẳng lên đầu óc, nên phải xõa tóc cho nó được sơ tán điều đạt. “CHÍ” tức là cái cơ phát sinh của 5 Tạng. CHÍ với Ý dùng để giá ngự tinh thần, thu liễm hồn phách, thông đạt ấm lạnh … Vì vậy nên suốt cả 4 mùa, lúc nào cũng làm cho thuận “CHÍ” .
(2) Chú thích của Lenam098 - Tục lì xì đầu năm là xuất phát từ quan điểm dưỡng sinh: bởi mùa Xuân là mùa của sinh, không có sát khí, vì Xuân thuộc mộc ứng với tạng Can. Can chủ về mưu sự, ứng với sự nóng giận, can đảm, chức năng là kho lẫm, tàng trữ huyết nuôi ngũ tạng, chỉ có cho mà không có nhận. Nên mùa Xuân giữ sự vui vẻ, chỉ cho đi chứ không đoạt lấy, là để gìn giữ tình chí, không để sự nóng giận bất hòa làm tổn thương đến Can.
(3) Chú thích của Nguyễn Tử Siêu - Can thuộc MỘC vượng về mùa Xuân. Giờ làm trái ngược cái khí Xuân sinh thời sẽ thương Can. Can bị thương thời đến mùa Hạ sẽ biến ra bịnh Hàn ; Vì mùa Hạ thuộc Tâm HỎA … Can MỘC đã bị thương thời không thể sinh được Tâm-Hỏa … đến mùa Hạ sẽ biến thành bịnh Hàn … sở dĩ như vậy là vì Tâm hỏa không được cái “sinh” (của Can Mộc), tự nhiên “Thủy” nó sẽ đến khắc “Hỏa” nên mới phát ra bịnh Hàn.
Được cảm ơn bởi: 十面埋伏
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Y học - Võ thuật”