Nhân cách ái kỷ

Trao đổi về y học, võ thuật cổ truyền, thiền, Yoga
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
Si Nguyen
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 130
Tham gia: 07:47, 30/04/12

Nhân cách ái kỷ

Gửi bài gửi bởi Si Nguyen »

Nhân cách yêu mình thái quá

Hình ảnh

Narcissus, một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, đang say mê ngắm hình ảnh của mình dưới nước.

Nhân cách yêu mình thái quá (tiếng Anh:Narcissistic personality disorder - NPD) là một trạng thái không bình thường của nhân cách, có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lãnh vực và thiếu sự đồng cảm với người khác. Rối loạn nhân cách này gắn liền với
tính vị kỷ (Egocentrism). Bệnh còn có tên gọi khác là Rối loạn nhân cách ái kỷ hay rối loạn nhân mãn.

Nguyên nhân


Theo Groopman và Cooper thì nguyên nhân gây nên rối loạn này không rõ ràng. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây được các nhà nghiên cứu xem như là những khả năng gây bệnh:
  • Một tính cách quá nhạy cảm từ khi sinh là hình thái triệu chứng mãn tính chính.
  • Hay được người lớn khen ngợi hoặc đánh giá cao về những khả năng hoặc vẻ bề ngoài quá đặc biệt.
  • Sự ca ngợi một cách quá mức sẽ dẫn đến sự mất cân bằng với những phản hồi thực tế.
  • Khen quá nhiều những hành động tốt hoặc chỉ trích thái quá những hành động xấu của trẻ em.
  • Cha mẹ quá nuông chiều hoặc đánh giá quá cao con cái.
  • Cảm giác bị la mắng gay gắt ở thời thơ ấu.
  • Bị cha mẹ chăm sóc một cách hời hợt hoặc tạo cảm giác không tin cậy vào mình.
  • Xem sự yêu quý của bố mẹ như là một chuẩn mực để quy định sự yêu quý của người khác dành cho mình.

Một số đặc điểm trên khá phổ biến và xuất hiện trong những giai đoạn phát triển bình thường. Nhưng khi những đặc điểm này kết hợp với một sự thất bại trong môi trường tập thể và tiếp tục vào tuổi trưởng thành, các tính cách này có thể phát triển một cách mạnh mẽ dẫn đến chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Một số chuyên gia tâm lý theo trường phái
Freud tin rằng nguyên nhân của rối loạn này là một hậu quả đã được định hình ở thời kỳ trẻ thơ. Nếu một đứa trẻ từ 3 đến 7 tuổi không được công nhận tài năng của nó, thì nó sẽ không bao giờ mắc phải chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán


Thường xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 5 trong các biểu hiện dưới đây (Theo sổ tay phân loại và thống kê các rối loạn tâm thần của Mỹ DSM – IV ):
  1. Tự cao tự đại về tầm quan trọng của mình (cường điệu các công việc và khả năng của mình, luôn muốn được xem là bề trên một cách không tương xứng với khả năng bản thân…)
  2. Cuốn hút bởi ảo tưởng về sự thành đạt, quyền lực…
  3. Tin tưởng rằng mình là người đặc biệt và duy nhất
  4. Thèm muốn mãnh liệt được ngưỡng mộ
  5. Ý nghĩ phải được phục vụ một cách đặc biệt và thỏa mãn một cách vô điều kiện các ước vọng
  6. Tận dụng những mối quan hệ để phục vụ các mục tiêu bản thân.
  7. Thiếu sự đồng cảm: không nhận thức và chia sẻ tình cảm, nguyện vọng của người khác.
  8. Luôn đố kỵ với người khác và tin rằng người khác cũng sẽ đố kỵ mình
  9. Có thái độ, hành vi kiêu căng

Chẩn đoán phân biệt

  • Hysteria: Cũng thích được ngưõng mộ nhưng ở người Hystérie cảm xúc cường điệu hóa, bi kịch hóa.
  • Rối loạn nhân cách chống xã hội: cũng muốn thỏa mãn ước vọng vô điều kiện nhưng ở đây kèm thêm sự coi thường mọi chuẩn mực pháp luật và xã hội.
  • Tâm thần phân liệt hoang tưởng: ý tưởng tự cao mang nét hoang tưởng.

Dịch tễ học


Tỷ lệ mắc bệnh suốt đời trong dân số nói chung là 1% và dao động từ 2% đến 16% trong các bệnh nhân lâm sàng (tức là những người đến khám ở các khoa tâm thần). 50% - 75% người mắc là nam giới. Trong một cuộc khảo sát khác được tiến hành ở Mỹ từ giữa năm 2004 đến 2005 bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt với 34.653 người trưởng thành cho thấy tỷ lệ mắc bệnh suốt đời lên tới 6,2% trong đó nam giới là 7,7% còn nữ giới ít hơn gần một nửa chỉ có 4,8%. Những người có nguy cơ cao bao gồm (kết quả chỉ giới hạn trong xã hội Hoa Kỳ - vì nghiên cứu này chỉ được thực hiện ở đây):
  • Người da đen
  • Người trẻ tuổi
  • Người đã ly thân, ly dị, góa bụa hoặc chưa bao giờ lập gia đình
  • Phụ nữ gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Bệnh kết hợp


Một số bệnh thường kết hợp với nhân cách yêu mình thái quá:
Rối loạn nhân cách kịch tính 53%
Rối loạn nhân cách ranh giới 47%
Rối loạn nhân cách hoang tưởng 36%
Rối loạn nhân cách tránh né 36%
Rối loạn nhân cách chống xã hội 16%
Trầm cảm 4%
Rối loạn lo âu 3%


Theo Moreover và Zukermann thì khi kết hợp với NPD, các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm có chiều hướng tăng nặng. Ronningstam chỉ ra thêm rằng rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) khi kết hợp với rối loạn nhân cách ái kỷ sẽ khiến cho người bệnh có xu hướng tự sát cao hơn so với trường hợp chỉ mắc BPD.

Nguồn: Theo Wikipedia
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Y học - Võ thuật”