Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Trao đổi về y học, võ thuật cổ truyền, thiền, Yoga
Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh
Lá cây sống đời giúp cầm máu; lô hội trị vết bỏng loét; lá bàng chữa cảm sốt, giúp ra mồ hôi, giảm tê thấp và lỵ… Các loại cây này được nhà khoa học khuyên nên trồng ở tư gia vừa làm cảnh vừa chữa bệnh rất hiệu quả.


Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Thị Đẹp, Trưởng bộ môn Thực vật, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, khi bị bỏng hoặc đứt tay mà trong nhà không có thuốc cầm máu, có thể dùng lá cây sống đời giã nát rồi đắp lên vết thương, cầm máu rất tốt.

(Sưu tầm trên VnExpress)
Sửa lần cuối bởi Đổng Lâm vào lúc 14:57, 12/07/10 với 1 lần sửa.
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Cây lô hội
Còn gọi là lưu hội hoặc nha đam, tên khoa học là Aloe vera L. Nhựa và lá cây có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận trường, diệt ký sinh trùng.
Nhựa lô hội thường dùng để trị kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón, đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong. Người ta cũng dùng cả lá lẫn vỏ cây giã nhuyễn đắp lên để trị mụn nhọt sưng đỏ.
Ngoài ra dùng 10-15g lá, 1,5-3g nhựa dưới dạng viên hoặc nghiền thành bột đắp tại chỗ trị đau đầu, chóng mặt, táo bón, trẻ em co giật, suy dinh dưỡng, ho gà, sâu răng, viêm mủ da, Eczema.

Hình ảnh

Đặc biệt, lô hội có tác dụng trị vết cháy và bỏng rất nhanh. Có thể dùng lá cây chiết dịch xoa tại chỗ hoặc lấy một lá (15-18cm) đun sôi với nước, cho thêm đường vào uống để làm dịu đau rát và giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên người bị yếu dạ dày, ruột và phụ nữ có thai không nên dùng.
Ngoài ra, có thể uống gel tươi, cách vài giờ uống một muỗng canh lúc đói giúp làm êm dịu vết loét dạ dày. Nhờ có chứa canxi, kali, kẽm, vitamin C, E là những tiền chất cơ bản đẩy nhanh tiến trình làm lành da, đặc biệt là canxi giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh và mô cơ, chất xúc tác chính trong tất cả quá trình chữa lành vết thương, nên lô hội giúp rút ngắn thời gian làm lành mọi vết thương.
Bên cạnh đó, loài thực vật này còn có tác dụng chống viêm nhiễm, dị ứng hay trị vết sưng do côn trùng cắn. Do có chứa những hợp chất hữu cơ gồm vitamin, các hoóc môn, magie lactat có tác dụng ức chế phản ứng histamin, ức chế và loại trừ bradykinin là những thành phần gây dị ứng và viêm. Dịch lô hội tươi còn có tác dụng kháng khuẩn lao invitro và một số vi khuẩn thông thường gây nhiễm trùng da.
Lô hội còn có khả năng chống lão hóa tế bào vì chứa 17 amino axit cần thiết cho sự tổng hợp protein mô tế bào và canxi làm duy trì sự cân bằng giữa trong và ngoài tế bào, tạo ra các tế bào khoẻ mạnh. Thêm vào đó, photpho, đồng, sắt, magie, kali, natri có trong thân cây cũng là các yếu tố cần thiết cho sự trao đổi chất và các hoạt động của tế bào.
Trong dược học, lô hội cũng được dùng để giải độc cơ thể: Lignin trong lô hội có tác dụng như một chất xơ cuốn sạch các chất thải bị kẹt trong các nếp gấp của ruột; uronic axit loại trừ chất độc trong tế bào; kali cải thiện chức năng gan và thận là hai cơ quan chủ yếu của việc loại trừ chất độc trong cơ thể.
Lô hội còn có tác dụng dinh dưỡng và sinh năng lượng do chứa vitamin C thúc đẩy quá trình trao đổi chất, sinh năng lượng cần thiết và duy trì hoạt động miễn dịch, giúp phòng bệnh. Trong thân cây có các enzym cần thiết để phân giải đường, đạm, chất béo trong dạ dày và ruột.
Trong thành phần của lô hội chứa polysaccharid là acetylat mannose (acemannan) có tác dụng như là một chất kích thích miễn dịch rất hiệu quả, chống lại virus gây bệnh cúm, sởi và các giai đoạn sớm của hội chứng AIDS. Nó cũng có tác dụng chống lại một vài loại ung thư trên động vật, phần lớn là sarcoma và đang được khảo sát để điều trị ung thư trên con người.
Ngoài ra, lô hội còn có công dụng nhuận tẩy do có chứa các anthraquinon; giảm đau do viêm khớp; cân bằng đường huyết; phòng ngừa sỏi niệu; giảm đau do viêm khớp, đau cơ nhờ vào các anthraquinon phối hợp với canxi trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
Hiện nay trên thị trường, nhiều hãng mỹ phẩm dùng lô hội chiết xuất để sản xuất các loại kem bôi da, dầu gội, dầu xả, dầu khử mùi hôi, chất chống mốc, xà phòng, kem cạo râu,... Đặc biệt do pH của gel lô hội gần giống pH của da nên điều hòa được độ acid của da, làm da tươi tắn.
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Cây đinh lăng
Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, tên khoa học là Polyscias fluticosa (L.) Harms. Rễ cây có vị ngọt, lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm.
Thành phần hóa học: Trong rễ cây có glucosid, alkaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại axit amin, vitamin B1, ngoài ra trong thân và lá cũng có những chất này nhưng ít hơn.

Hình ảnh

Đinh lăng dùng làm thuốc tăng lực, giúp tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đặc biệt, người ta dùng đinh lăng làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và giúp cơ thể chịu được sức nóng. Người bệnh bị suy mòn uống đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân. Nó cũng làm tử cung co bóp mạnh hơn. Đinh lăng ít độc hơn nhân sâm và khác với nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp.
Người ta dùng đinh lăng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, thuốc lợi tiểu, chống độc. Lá cây còn chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Thân và cành chữa thấp khớp đau lưng. Ở Ấn Độ, người ta cho là cây có tính làm se, dùng trong điều trị sốt.
Cách dùng: Thường sử dụng ở dạng bột, ngày dùng 2g trở lên. Cũng có thể thái miếng phơi khô, ngày dùng 1-6g dạng thuốc sắc. Lá đem phơi khô lót gối hoặc trải giường cho trẻ em nằm để phòng bệnh kinh giật. Phụ nữ sau khi sinh uống nước sắc lá khô giúp cơ thể nhẹ nhõm, khỏe mạnh có nhiều sữa. Lá tươi 50-100g băm nhỏ dùng với bong bóng lợn trộn với gạo nếp nấu cháo ăn cũng lợi sữa.
Ở Campuchia, người ta còn dùng lá phối hợp với các loại thuốc khác làm bột hạ nhiệt và thuốc giảm đau. Lá dùng xông làm ra mồ hôi và chứng chóng mặt. Dùng lá tươi giã nát đắp ngoài trị viêm thần kinh và thấp khớp và các vết thương. Lá nhai nuốt nước với một chút phèn trị hóc xương cá. Vỏ cây nghiền thành bột làm thuốc uống hạ nhiệt.
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Hoa hồng
Còn gọi là cây hường hay bông hồng, tên khoa học là Rosa chinensis Jacq.
Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa cho tinh dầu thơm dùng chế nước hoa. Hoa, rễ và lá được dùng làm thuốc.

Hình ảnh

Thành phần hóa học: Trong hoa có dầu với tỷ lệ 0,013-0,15%, mà thành phần chủ yếu gồm 1-citronellol, geraniol, phenethyl alcol, stearoptenes.
Người ta dùng 2-10g hoa hãm uống hoặc tán bột uống để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đinh nhọt, viêm mủ da, bệnh bạch hầu lao cổ. Bột hoa hồng còn có tác dụng cầm máu, chữa băng huyết, đi cầu lỏng. Dùng cẩn thận trong trường hợp tiêu hóa khó khăn, riêng người có thai không dùng.
Ngoài ra dùng10-15g rễ hoa hồng dạng thuốc sắc giúp chữa đòn ngã tổn thương, bạch đới, di tinh. Đồng thời dùng hoa tươi và lá đắp ngoài. Lá cây còn dùng chữa bạch cầu lao. Lá, trái hồng sắc uống trị thấp khớp, nhọt, Đới dầm, Đới máu, tê thấp. Nụ hoa trị kinh nguyệt đau, tuần hoàn yếu, đau bao tử.
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Chanh leo
Dân gian còn gọi chanh leo là dây mát hay dây chùm bao trứng, tên khoa học là Passiflora edulis Sims. Nạc quả có vị chua, ngọt có tác dụng làm hưng phấn, cường tráng.
Ở Brazin, nạc quả ăn được dùng như một chất kích thích và bổ. Quả được dùng ăn và chế nước giải khát. Dầu ép từ hạt ăn được, dùng cho người cơ thể suy nhược và đau bụng kinh. Lá sắc uống trị bao tử. Hạt chống lãi.

Hình ảnh

Thành phần hóa học: Dịch quả chứa nhiều axit hữu cơ tự do, axit citric và các axit khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các axit.
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Bàng
Tên khoa học là Terminalia catappa L. Lá, vỏ cây, hạt dùng để chữa bệnh. Hạt bàng có vị béo, ăn ngon. Vỏ và quả đều có tác dụng làm săn da.
Lá bàng được dùng để chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp và lỵ. Dùng búp lá non phơi khô, tán bột rắc trị ghẻ, trị sâu quảng và sắc đặc ngậm trị sâu răng. Ngoài ra có thể dùng búp tươi xào nóng để đắp và chườm nơi đau nhức.
Hình ảnh
Bên cạnh đó, dùng 12-15g vỏ thân bàng dạng thuốc sắc uống trị lỵ và tiêu chảy, rửa vết loét, vết thương. Đặc biệt, nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín là một thứ thuốc để chữa bệnh hủi. Hạt nấu chín uống dùng chữa đi cầu ra máu. Riêng lá dùng ngoài không kể liều lượng.
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Mẫu đơn


Mẫu đơn còn gọi là bạch thược cao, mộc thược có tên khoa học là Paeonia suffruticosa Andr. Vỏ và rễ cây có vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết tán ứ, tán độc phá ban.

Hình ảnh

Vỏ thân được dùng làm thuốc đau đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, Đới ra máu, kinh bế, đau bụng kinh, mụn nhọt, lở độc và đòn ngã tổn thương. Vỏ là mẫu đơn bì, lợi kinh, lợi tiểu, tốt máu, kháng sinh, chống viêm, hạ hạt thần kinh trung khu, giảm đau, trị kinh phong, hạ nhiệt; chứa acetophenon đè nén sự quyến tụ của phiến bào, nên chống viêm, chống nhiệt.
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Thược dược
Còn gọi là thổ thược dược, đại lệ cúc, có tên khoa học là Dahlia pinnata Cav.
Hình ảnh
Rễ thược dược có vị đắng, tính mát có tác dụng tiêu viêm, chỉ thống nên dùng làm thuốc tiêu viêm, đau. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ trị đau răng, viêm tuyến mang tai, vô danh thũng độc.
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Cây đinh hương
Còn gọi là cống đinh hương, đinh tử hay đinh tử hương, có tên khoa học là Syzygium aromaticum (L.) Merr. Et Perry.
Nụ hoa có vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng, kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng. Nước sắc nụ có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn đường ruột thuộc chi Shigella. Tinh dầu hoa có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.
Nụ đinh hương khô còn dùng làm gia vị (chủ yếu là eugenol) có thể gây phấn khích, kiện vị, sát trùng, sát vi khuẩn, chống nấm, trị mửa. Trong nụ có chứa eugenin chống nhiều siêu khuẩn như: trái rạ, R.D.
Hoa đinh hương chống thụ tinh ở phụ nữ, kích thích và làm co rút tử cung, làm tiết mật, làm lành lở bao tử, chống ung thư. Ngoài ra còn chống sự ngưng đập của phiến bào vì eugenol ngăn sự tạo lập tromboxan A.
Hình ảnh
Từ lâu, người ta đã biết dùng đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm.
Công dụng phổ biến của đinh hương là dùng chế bột cary, một loại gia vị rất quý giúp kích thích tiêu hóa. Ngoài ra đinh hương được dùng làm thuốc chữa đau bụng, nấc cục, kích thích tiêu hóa, xoa bóp và gắn bó gãy xương, chữa phong thấp, đau xương nhức mỏi, lạnh tay chân.
Ở Ấn Độ, đinh hương dùng chữa đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. Nụ hoa dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng, làm thuốc sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Người ta còn dùng đinh hương trong chế biến nước hoa, vanilin tổng hợp.
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Những cây cảnh trong nhà có tác dụng chữa bệnh

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Nguyệt quế
Tên khoa học là Laurus nobilis L.
Quả nguyệt quế có tác dụng điều kinh, trị tiêu chảy, bạch đới, phù thũng; lá cây dùng làm gia vị; trái có mùi thơm có tác dụng kiện vị, phát hãn. Ngoài ra còn có thành phần In vitro, chống siêu khuẩn trái rạ, thủy bào chẩn, nhiều nơi còn dùng để trị ung thư.
Hình ảnh
Người ta cũng dùng hạt nguyệt quế để ép lấy dầu trong công nghiệp. Ở Âu châu quả cây được dùng để kích thích sẩy thai.
Thành phần hóa học: Hạt chứa 30% dầu. Lá chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là ceniol, geraniol, pinen. Quả cũng chứa tinh dầu.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Y học - Võ thuật”