Kỳ - Nhân

Khu vực dành cho các hoạt động offline, giao lưu, kết bạn, hội họp
Đã khóa
cvd
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 954
Tham gia: 14:33, 10/07/09

Kỳ - Nhân

Gửi bài gửi bởi cvd »

Người cao cờ đệ nhất thiên hạ

Tả Tôn Đường, một danh tướng đời Thanh và cũng là người cao cờ nổi tiếng trong thiên hạ. Ông được người đời ví như là Đế Thích của trần gian.

Một hôm trên đường đi kinh lý ở Giang Tô, Tả Tôn Đường thấy một ngôi nhà tranh cũ nát, bé nhỏ song lại treo một tấm biển lớn “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ”. Tả Tôn Đường lắc đầu: “Kẻ nào mà kiêu ngạo như vậy. Chắc người này chưa bao giờ ra khỏi nhà nên mục hạ vô nhân”.


Nói rồi ông đẩy tấm liếp che cửa để vào nhà, xin đọ tài với chủ nhân. Tả Tôn Đường giao hẹn: “Nếu nhà ngươi thua ta liền ba ván thì phải dỡ tấm biển ngay lập tức”. Chủ nhà - một cụ già đã trọng tuổi nhưng đôi mắt rất tinh anh bèn vâng dạ đồng ý. Quả nhiên chỉ chưa uống hết chén trà, Tả Tôn Đường thắng liền ba ván, ông hồ hởi đốc toàn quân tiếp tục lên đường.


Bẵng đi vài năm sau, Tả Tôn Đường được vua cho an trí. Ông sai gia nhân đi đường Giang Tô để hy vọng gặp lại đối thủ cũ. Rất ngạc nhiên, Tả Tôn Đường thấy đối thủ của mình không những không bỏ tấm biển “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ” đi mà lại còn thay bằng một tấm biển khác có dòng chữ “Người cao cờ đệ nhất thiên hạ” to gấp hai, ba lần dòng chữ ở tấm biển cũ. Dừng lại trước ngôi nhà, Tả Tôn Đường gọi “đối thủ” ra rồi mắng: “Nhà ngươi thật là hợm hĩnh. Lần trước thua ta cờ, ngươi hứa là sẽ bỏ tấm biển đi. Ta đi khỏi, ngươi lại treo tấm biển khác to hơn để loè thiên hạ. Để ngươi chừa thói kiêu ngạo, ta chơi với ngươi năm ván nữa. Nếu lần này ta lại thắng, ngươi phải chẻ ngay tấm biển kia để làm củi”.


Chủ nhân ngôi nhà tranh vâng dạ rối rít, lấy bàn cờ ra để đọ trí với Tả Tôn Đường. Lần này chưa kịp ngồi ấm chỗ, Tả Tôn Đường đại bại.


Không hề tức giận, trái lại trong lòng vô cùng cảm phục các thế cờ bí hiểm, biến hoá như thần của cụ già, Tả Tôn Đường khiêm tốn hỏi: “Thưa tiên sinh, vì sao lần này tiên sinh chơi giỏi như thế? Loại cao cờ như tôi, cũng không thể lường được”.


Cụ già lễ phép thưa: “Bẩm ngài. Lần trước sở dĩ tôi không dám thắng ngài, chỉ vì ngài đang là mệnh quan của triều đình. Nếu thắng, chắc ngài sẽ không để tôi được yên, chứ đâu chỉ bắt bỏ đi cái biển hiệu. Vậy nên tôi đã cố tình thua. Lần này, nhìn đồ đạc và gia nhân, tôi biết ngài đã nghỉ hưu. Vậy nên tôi mới dám phạm thượng, thắng ngài. Mong ngài đại xá cho kẻ tối dạ này”...


Tả Tôn Đường ôm ghì “đối thủ” vào lòng, rồi cả cười: “Trên bàn cờ, tiên sinh quả là người sáng trí. Song trong cách nhìn người, tiên sinh đúng là tối dạ. Tiên sinh hiểu về ta như thế tức là chẳng hiểu gì cả và coi thường ta quá. Ta đâu phải loại tiểu nhân. Bởi lẽ, vị trí trong xã hội và vị trí ở bàn cờ tướng là hai chuyện rất khác nhau. Ta không bao giờ lấy vị trí của ta trong xã hội để áp đảo tiên sinh lúc chơi cờ. Chẳng qua tiên sinh tự áp đảo mình mà thôi”.


Tả Tôn Đường vừa đi khuất, người cao cờ đệ nhất thiên hạ liền hạ ngay tấm biển nọ rồi đem đốt. Trong ánh lửa bập bùng, ông thầm nghĩ: “Người ứng xử như Tả Tôn Đường mới là bậc cao cờ đệ nhất thiên hạ”.

(Sưu tầm)

Bình loạn:

Cả cụ già và Tả Tôn Đường đều là kỳ thủ tuyệt thế nhưng chắc chắn cả hai người họ đều không phải đại cao thủ xem tướng hay bói dịch... nên mới có chuyện một vị không nhận rõ tư cách, một vị không nhận rõ tài năng của đối phương như thế ^_^

Cờ chính là người, qua cách chơi cờ có thể biết được đối phương là người như thế nào. Dù một bên cố tình tìm cách che đậy nhưng trong quá trình dụng binh thể nào cũng có lúc sơ hở mà để lộ ra bản chất, nhất là khi gặp phải đối thủ có tài năng khí lực tương đương hoặc cao hơn.

Đọc câu chuyện này, tôi đoán chừng có lẽ quan lại địa phương nơi cụ già cư ngụ không hành xử đúng chức trách nên làm cho cụ có thành kiến về quan triều đình, nghĩ rằng đã là quan triều đình thì ai cũng như ai. Nếu như ngày đó cụ không cố ý để thua nhanh thế, có lẽ qua các nước cờ cụ sẽ nhận ra được người khách cờ của mình là người quân tử.

Nhìn từ một góc độ khác, tôi phải thừa nhận rằng cụ già quả thật khôn ngoan. Có thể hành động của cụ không được các bậc quân tử tán đồng nhưng cụ thừa tiêu chuẩn để xếp vào hạng trí giả.
Được cảm ơn bởi: Bao Lam

Labatvi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 365
Tham gia: 09:05, 24/12/08

TL: Kỳ - Nhân

Gửi bài gửi bởi Labatvi »

Xin hỏi Cvd là bài viết này Cvd sưu tầm từ đâu? có phải từ sư phụ ngồi trên núi không? mong xác định rõ, Lã sẽ cho ý kiến.

cvd
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 954
Tham gia: 14:33, 10/07/09

TL: Kỳ - Nhân

Gửi bài gửi bởi cvd »

Sư phụ ngồi trên núi ý Labatvi là ai ạ, cvd chưa hiểu! Mong Labatvi nói rõ ràng, rồi cvd sẽ cho ý kiến.

cvd
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 954
Tham gia: 14:33, 10/07/09

TL: Kỳ - Nhân

Gửi bài gửi bởi cvd »

Ta vừa nghe quần hùng đồn Labatvi là cao thủ tử vi, trước giờ ta thật đã đánh giá thấp người khác, có mắt không thấy núi Thái Sơn, thành thực xin lỗi! Ta đang gặp phải một vấn đề khó khăn, tiếc Labatvi không chuyên về dịch học, nếu không xin nhờ Labatvi giúp cho, có lẽ vị cái duyên đã từng đấu khẩu với nhau trước đây, Lã sẽ giúp cho ta nhỉ!

Labatvi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 365
Tham gia: 09:05, 24/12/08

TL: Kỳ - Nhân

Gửi bài gửi bởi Labatvi »

Lại nhờ vả chuyện bị truy sát chứ gì? Ta chỉ trà đạo, thơ văn...lý số không thông, chả giúp được đâu. Kính mời đi tìm cao nhân mà cầu!

Labatvi
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 365
Tham gia: 09:05, 24/12/08

TL: Kỳ - Nhân

Gửi bài gửi bởi Labatvi »

Câu truyện trên chứa những đoạn giai thoại mà thôi, không có thật, do các đạo sỹ huyễn hoặc dựng nên, người nghe tưởng hợp lý lắm. Lấy ví dụ: Ông tướng đệ nhất cao cờ thắng liền 3 ván khi chưa uống xong chén trà rồi vui vẻ lên đường, ắt coi thường đối thủ, thử hỏi có còn quay lại tìm ông già khờ khạo đó nữa không.
Đó là lý thứ nhất.
Lý thứ hai, đồng ý cờ cũng là người, nếu ông già đó cao cờ thật thì trong 3 ván cờ đó phải nhận ra quân tử đang chơi hay tiểu nhân đang chơi. Cờ tiểu nhân khác cờ quân tử ở chỗ không vặt vãnh, lén lút, kỳ chính phân minh. Từ đó ông già sẽ đi đến kết luận là thắng hay thua. Rồi sau khi gặp lại lần thứ hai, thắng liền ba ván, rồi tự hào mình là cao nhân trong nhìn người. Thật xấu hổ cho viên tướng, chơi cờ mà để người ta nhường không biết mà mang quân đi đánh giặc mà thắng thì đúng là giặc cũng vớ vẩn.
Tóm lại là hai kẻ vớ vẩn chơi cờ với nhau.
Ngừơi nào nghĩ ra chuyện này là người thứ ba vớ vẩn.
Người nào post cái chuyện này là ngừơi thứ tư vớ vẩn.
Người nào bình cái chuyện này là người thứ năm vớ vẩn.
Còn người thứ sáu vớ vẩn là ta đây: Bình cái chuyện nhạt phèo này.
Về mà bẩm với sư phụ thế nhé!

cvd
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 954
Tham gia: 14:33, 10/07/09

TL: Kỳ - Nhân

Gửi bài gửi bởi cvd »

* Về vụ truy sát:

Ờ, biết rồi, thì từ đầu có dám nhờ Lã đâu mà, chỉ hỏi ướm thế thôi hehe. Vậy bàn về trà đạo nhé, Lã nói cho ta nghe ý nghĩa của hai chữ "trà đạo" đi.

* Về vụ cờ quạt:

Hà hà, mỗi người một quan điểm, ta tôn trọng. Trên đây là quan điểm của ngài Labatvi, không biết có anh hùng hảo hớn nào có luận điểm khác không ạ?

P/s: Labatvi không được hỗn, nói với ta kiểu đó ta có thể bỏ qua nhưng dám láo xược với sư phụ ta là không toàn mạng với bổn cô nương. Phải nhớ câu "Kính lão đắc thọ" nghe chưa!
Được cảm ơn bởi: Pham Mai Huong

thaiduong271
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 157
Tham gia: 09:11, 03/08/09

TL: Kỳ - Nhân

Gửi bài gửi bởi thaiduong271 »

Đọc truyện này thấy zui thật.....xin lỗi là 271 0 có ý gì đâu mà chỉ thấy người sáng tác câu chuyện này dốt cờ 1 cách kinh khủng nên bịa truyện này lủng củng hài hước ác ôn....
1>
"Quả nhiên chỉ chưa uống hết chén trà, Tả Tôn Đường thắng liền ba ván, ông hồ hởi đốc toàn quân tiếp tục lên đường. "
-thế nào là uống hết 1 chén trà ,0 lẽ họ nhấp 1 ngụm rồi vài tiếng sau nhấp ngụm nữa cuối cùng sau gần 1 ngày uống hết 1 chén trà chắc,xem ý tứ viết có lẽ 0 phải là uống trà kiểu đó chắc uống hết 1 chén trà mất khoảng nửa tiếng thôi mà đây lại "chưa uống hết" như vậy chắc mất khoảng 15 phút=>"Tả Tôn Đường thắng liền ba ván" như vậy trung bình mỗi ván khoảng 5 phút=>có 3 khả năng xảy ra:
a>Cả 2 ông đều là loại mới tập toẹ chơi cờ nên mới có thể thắng nhanh vậy chứ cả 2 mà là kì nhân nỗi gì kể cả có nhường nhau đi nữa thi cung đố chỉ đi 2 đến 3 nước là có thể thắng được mà cho dù là cái dạng mới tập chơi thì cũng đố mà chỉ đi vài ba nước mà đã thắng trừ khi đó là cờ ....caro->còn 0 tinh thời gian xếp lại bàn cờ mất vài phút
b>Ông già mới đi vài nước mà đã thua ,Tả Tôn Đường 0 đập cho ông ta 1 trận vì tội mới tập chơi cờ thì cũng lạ đấy mà ông ta ngu đến nỗi đến nỗi tiếp tục đánh với ông già đến ván thứ 2 thì đúng là quá nhảm nhí....
c>Tả Tôn Đường 0 nhận ra ông già "nhường mình" hay "mới tập chơi" thì có lẽ kì thủ trong thiên hạ chắc toàn thằng đần vì đã tôn 1 kẻ ngu làm "Đế Thích của trần gian. "
2>
tuơng tự với lúc chưa "ấm chỗ"...

cvd
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 954
Tham gia: 14:33, 10/07/09

TL: Kỳ - Nhân

Gửi bài gửi bởi cvd »

Hii, có những thế cờ bí hiểm, dịch chuyển vài quân là có thể đưa đối phương vào thế bí rồi. Có những khi mặc dù tướng chưa bị bắt nhưng xét thế quân mình đã bại rõ ràng, vẫn có thể chịu thua đấy bạn.

Phân tích như vậy chứng tỏ các bạn đã đọc mẩu chuyện trên rất kỹ. "Chưa uống hết chén trà" hay "chưa ấm chỗ" theo tôi nghĩ là cách nói hình tượng để chỉ khoảng thời gian ngắn, tương tự như chúng ta hay nói "mài mòn đũng quần trên ghế nhà trường" hổng lẽ mấy năm mặc có một cái quần đến nỗi mòn đũng ^_^

cvd
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 954
Tham gia: 14:33, 10/07/09

TL: Kỳ - Nhân

Gửi bài gửi bởi cvd »

À, xin nói cho rõ, tên topic là "Kỳ - Nhân" có nghĩa là "Cờ - Người", không phải nghĩa là kì nhân với nghĩa là người tài giỏi kì lạ đâu ạ, có dấu gạch ngang rõ ràng.

Theo ý kiến riêng của tôi, ở đây, chuyện cờ chỉ là chuyện phụ, nói về phương xử thế của người xưa nhiều hơn. Mỗi người mỗi quan điểm, cùng một sự việc nhưng nhìn trên nhiều góc độ khác nhau sẽ mổ xẻ vấn đề được thấu đáo hơn, rất hoan nghênh các bạn cho ý kiến.

Đã khóa

Quay về “Câu lạc bộ - Giao lưu - Kết bạn”