Hiện tượng "MẶT TRĂNG MÁU" lần thứ 2 trong năm tại Việt Nam

Trao đổi kiến thức cơ bản về Lý số: thiên văn, lịch pháp, âm dương, ngũ hành, can chi, bát quái, hà đồ, lạc thư, ...
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục trao đổi kiến thức về thiên văn, lịch pháp, âm dương, ngũ hành, can chi... dành cho thành viên chính thức. Các bài viết trao đổi cần có nội dung kiến thức hoặc cung cấp thông tin nghiệm lý. Muốn nhờ xem ngày, luận tuổi vui lòng đăng tại mục Xem ngày, luận tuổi.
Các bài viết và thành viên vi phạm sẽ bị xử lý.
LSHQ
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 242
Tham gia: 21:14, 11/08/09

Hiện tượng "MẶT TRĂNG MÁU" lần thứ 2 trong năm tại Việt Nam

Gửi bài gửi bởi LSHQ »

Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 17h25 ngày 8/10 và toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ và đạt cực đại sau 30 phút.

Chiều tối 8/10, người dân Việt Nam cùng cư dân của một số vùng trên thế giới sẽ được xem hiện tượng nguyệt thực toàn phần lần thứ 2 trong năm. Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàn toàn Mặt trăng trong khoảng thời gian từ 17h25 tới 18h24.

Nguyệt thực toàn phần (total eclipse) sẽ bắt đầu vào lúc 17h25 và toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Sẽ đạt cực đại vào lúc 17h54 khi mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ nhất. Nhiều người vẫn hay gọi là “trăng máu” cho hiện tượng này.
Hình ảnh
Sở dĩ mặt chuyển sang màu ửng đỏ là do anh sáng từ Mặt Trời có đủ các màu với các bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng Mặt trời đi qua lớp khí quyển Trái Đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh thì các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển Trái Đất tán xạ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ.
Lúc này, bầu khí quyển Trái Đất như một thấu kính hội tụ làm ánh sáng đỏ xuyên qua có hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi Trái đất và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng khi nó đi qua. Do vậy, Mặt Trăng có màu đỏ khi diễn ra Nguyệt thực.
Trừ châu Âu, châu Phi và một phần nhỏ khu vực châu Á, thì các vùng còn lại đều quan sát được nguyệt thực lần này. Đặc biệt là các nước ở khu vực châu Mỹ, Úc và khu vực Đông Á.
Tuy nhiên, ở Việt Nam lại khó quan sát được pha toàn phần, bởi thời tiết và vị trí Mặt Trăng so với chân trời đông vào thời điểm đó. Theo các tính toán của NASA, ở Việt Nam, Nguyệt thực nửa tối (penumbral eclipse) sẽ bắt đầu từ lúc 15h15, khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất, nhưng Nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì Mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút.
Thời điểm nên bắt đầu quan sát là 16h14, Mặt trăng sẽ bắt đầu vào vùng bóng tối của Trái đất bắt đầu giai đoạn nguyệt thực một phần (partial eclipse), màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.
Đến 18h24, mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 19h34 và kết thúc nguyệt thực một phần.
Điều đặc biệt, nguyệt thực chỉ đáng chú ý từ khi pha một phần bắt đầu vì khi diễn ra nguyệt thực nửa tối, Mặt trăng chỉ tối hơn một chút so với trăng tròn thông thường không có gì khác biệt. Qua quan sát bóng của Trái đất phủ lên bề mặt Mặt trăng, chúng ta sẽ thấy Trái đất có dạng hình cầu.
Mọi người có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần thiết bị bảo vệ mắt nào. Tuy nhiên quan sát nguyệt thực sẽ thú vị hơn khi sử dụng ống nhòm và kính thiên văn nhỏ, để nhìn rõ được bề mặt màu đỏ của Mặt Trăng.
_Sưu tầm_
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
ongchinhgia
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 149
Tham gia: 11:43, 20/05/12
Đến từ: hà nội

TL: Hiện tượng "MẶT TRĂNG MÁU" lần thứ 2 trong năm tại Việt Nam

Gửi bài gửi bởi ongchinhgia »

Về mặt " văn minh" thì các nhà khoa học đã giải thích. Tuy nhiên dưới cái nhìn ấy ấy thì rõ ràng có một số sự việc kinh hoàng đã xảy ra.
Trên thế giới đã đành.Ngay trong nc cũng đã có mấy vụ thương tâm. Vừa rồi tỉnh P đã có một vụ các cháu lớp 8 ra sông chơi. Rủi thay bị sụt sao đó mất cả. Thật thương tâm quá.
Đầu trang

Trả lời bài viết