HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 7 - PHẦN 2

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Trả lời bài viết
Em Tho
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 58
Tham gia: 12:38, 30/04/09

HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 7 - PHẦN 2

Gửi bài gửi bởi Em Tho »

HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 7 - PHẦN 2

Âm không 1, dương không 10, dương không 10 cho nên không đủ ở sau, âm không 1 cho nên không đủ ở đầu.
Trời khởi ở số “1” trước tiên, Đất bắt đầu khởi ở số “2” làm đầu, cho nên âm không có số “1”. Số Đất sau cùng là 10, số Trời sau cùng là 9, cho nên dương không có 10, không 10 thì 1, 3, 5, 7, 9 là số không đủ ở sau, không “1” thì 2, 4, 6, 8, 10 là số chẳng đủ ở đầu. Việt Châu bàn: trước không nói 1, còn lấy đấy để làm “thể”, sau không nói 10, dấu đi lấy đấy để làm “dụng”. 10 dùng sau cũng như 1 dùng theo trước, như đồ quẻ Phục thì 1 dùng trước cũng như 10 theo sau ở đồ quẻ Khôn vậy, trước sau dùng hội Trinh nguyên cùng giao, theo 1 động 1 tĩnh mà dùng ở khoảng giữa. Điều này như ở ngoài ý gốc, sẽ sinh giải vậy.
Tham hàng ngũ lấy biến, lẫn đầu theo số mà Trời Đất xung nhau, ngày đêm giao nhau. Số “1” này là số đầu mà chẳng phải số vậy, cho nên 2 với 2 mà làm 4, 3 với 3 làm 9, 4 với 4 làm 16, 5 với 5 làm 25, 6 với 6 làm 36, 7 với 7 làm 49 đó là đều dùng theo biến. Số đại diễn là gốc của toán pháp sao ? Lấy tóm số dùng khai triển lên chẳng qua ở vuông tròn cong thẳng vậy, số trừ là số tiêu vậy. Toán pháp dẫu nhiều chẳng qua dùng ở đây vậy.
Bầy Hà đồ số Trời Đất mà tỏ rõ sen hàng lấy biến, lẫn lộn hợp cả theo ganh đua để mà dùng. Số trời đất với số cùng xung nhằm ngày đêm cùng biến, cùng giao nhau. Xung ấy là trước sau biến mà khẩn tiếp. Giao ấy là kia với đây hợp mà cùng đắp đổi nhân lên. “Tham” thì trời 1 đất 2 liền hợp, hàng ngũ thì 1-4 hay 2-3 dùng đắp đổi gồm tính, bởi thế mà “tham” nhân hàng ngũ nhân lên làm lẫn lộn làm hợp cả lại, số “không” chẳng cùng cực, biến “không” chẳng thông, theo mà chẳng biến ấy là “1” vậy, “1” làm số dùng đầu là lấy số sinh tóm số, mà chẳng phải khá lấy số mệnh vậy. Cho nên một vật chẳng rằng số vật 1, 1 như 1 vậy. Từ 1, 1 trở lên 2, 2 rồi 3, 3 rồi 4, 4 rồi 5, 5 rồi 6, 6 rồi 7, 7 nhân mà nhân lên đấy, làm 4, làm 9, làm 16, làm 25, làm 36, làm 49, chẳng phải số dùng chửa theo biến vậy. Phàm cất lên Trời 25 số, Càn số sách là 36, đại diễn dùng 49 số, quẻ 64 số, Tỉnh Nguyên phạm 81 số, đều tùy sở dụng dùng biến, mà lần lượt đủ vòng khắp vậy. Bèn biết 1 chẳng biến, là thể tóm dương vậy, sau 1 trở lên đều biến, dùng để hợp với âm vậy. Đại diễn rằng 1 phân, đôi treo 1 đếm 4 về lẻ, hợp đốt ngón tay mà dùng 49 thẻ, biến hóa suy Trời theo tức là gốc toán pháp vậy. Lấy vuông tròn vòng kính (lối tắt) vẹo, thẳng, câu, huyền, toán phép nhiều ít, số chẳng qua ấy. Theo nhân lên thời sinh, trừ thời tiêu, số thực có phép, coi đấy làm dùng, bỏ đây thời biệt, không bởi đâu toán vậy.
Dương tôn mà thần, tôn cho nên soi được vật, thần cho nên dấu được cách dùng. Lấy đạo sinh Trời Đất muôn vật, mà không tụ thấy. Trời Đất muôn vật cũng lấy phép dùng đạo, dương là đạo chưng dùng, âm là đạo chưng thế. Dương dùng âm, âm dùng dương. Khi lấy dương làm dùng thời tôn âm, lấy âm làm dùng thời tôn dương.
Trời dương thể tròn rất tôn mà nhà ở thần, vì tối đất thấp mà nhà ở khí đó vậy. Khi tôn như vậy thì vật đều bị sai khiến. Càn sai khiến Khôn cùng với 6 Tý, mà mặt Trời sai khiến chẳng cùng Tinh Thần, khi Thần vậy dấu dùng, Khôn cùng 6 Tý dấu cách dùng ở Càn, Nguyệt cùng Tinh Thần dấu cách dùng ở nhất Nhật đó vậy. Sai khiến vật mà các loài ứng theo, theo rõ rệt điều nhân đợi nói. Dẫu như dùng thời về theo ở đạo Thái cực, trời đất muôn vật, đều gốc ở đạo sinh ra, mà dấu cách dùng mà chẳng tự thấy, đó là nhà ở thần diệu mà cấp ngàn vạn vậy. Bèn biết dấu cách dùng là cái gốc sai khiến vật. Trời Đất dùng to, muôn vật dùng yên, phạm vi khúc thành, ít chẳng phải lấy phép ở đạo vậy. Đạo cùng làm cách dùng dương đạo 1 mà thôi. Tự theo chia mà nói, âm làm Thể mà dương làm Dụng, mà lần lượt dùng giao tôn Âm Dương, Nguyên hợp Chấn đến Đoài đều dùng Dương, Âm trên Trời tôn Âm, từ Tốn đến Cấn đều dùng Âm, trên Dương thời tôn Dương. Âm vốn thấp mà sai khiến ở Dương, ở dấu cách dùng, thời có lý tôn Âm. Dương vốn tôn mà sai khiến ở Âm, tuy Dương ở dấu cách dùng, thời càng thấy thực lý tôn Dương. Cho nên sai khiến vật lấy dùng Âm vậy, dấu cách dùng là để tôn Dương vậy.
Âm ngõ hầu ở Đạo, đó là lấy cảnh hướng tới Đạo, 6 biến mà thành 36, 8 biến mà thành 64, 12 biến mà thành 384 cũng như 49 biến mà thành 384 vậy.
Đạo hợp Âm Dương mà Dương rõ rệt còn Âm lại dấu, dấu mà chẳng thấy Đạo không khá trỏ, song Âm tĩnh lấy thai, Dương dùng động Âm thể lấy ý kín Dương chưng dùng, theo ngõ hầu ở Đạo vậy. Cũng rõ rệt vậy, cho nên Đại diễn lấy số chẳng dùng bỏ dùng, cảnh huống đấy, phương cho dùng Đạo vậy. Tới Thi sách quái biến mà nói, Đạo tức là số mà còn, theo 6 biến, 7 biến, 8 biến, 12 biến, 49 biến, 64 biến, biến với biến nhận lên nhau không chẳng phải Đạo càng biến mà càng có, bèn lấy thành 36, 47, 64, mà số đếm thì Càn sách gồm cả quái số, hào số, không gì chẳng đủ vậy. Ấy lại số với số cùng chức, cùng lấy cảnh huống Đạo dùng, càng diễn mà càng vô cùng vậy, mà gốc ở theo Đạo dùng theo khắp biến ấy, dương làm chưng dùng đều có chẳng biến ấy, âm làm chưng thể vậy. Cho nên Âm ngõ hầu theo Đạo vậy.
Dương chẳng thể đứng một mình, tất được Âm mà sau đứng. Cho nên Dương lấy Âm làm nền. Âm chẳng thể tự thấy, hẳn đợi Dương mà sau thấy, cho nên Âm lấy Dương làm sướng, Dương biết theo đầu hướng theo tới thành, Âm bắt chước phép ở Dương mà trọn theo công lao.
Độc Dương chẳng đứng, lấy Âm làm nền, Âm một mình chẳng thấy, đợi Dương bèn sướng, lẻ chẵn cùng dựa nhau, thể dụng cùng nên nhau. Cho nên, Càn biết trước mà hướng Khôn dùng thành, là được Âm vậy. Khôn bắt chước mà trọn công lao Càn, là Âm theo Dương vậy. Xem Trời từ Lâm trở lên, xem Đất từ Độn trở xuống theo tượng, nên du ! Trời lấy Thái biến Tỉnh, Đất lấy Tỉnh biến Thái, theo sướng dùng tượng du !
Dương hay biết mà Âm chẳng hay biết, Dương hay thấy mà Âm chẳng hay thấy. Hay biết hay thấy ấy có làm cho nên tính dương “có” mà tính Âm “không”. Dương có theo chẳng lệch, mà Am không theo cũng chẳng lệch. Dương có đi mà Âm thường ở, “không” chẳng lệch mà thường ở ấy làm thực, cho nên thể của Dương thường hư mà thể của Âm thường thực vậy.
Tính Dương sáng, tính Âm mờ. Sáng thì hay biết, hay thấy mà rõ rệt cách dùng, rõ rệt “có”. Mờ thì chẳng hay biết, hay thấy, mà dấu cách dùng “không”. Cho nên rõ nhân là Dương, mà dấu cách dùng là Âm. Nhưng Dương lấy biết làm trước, Âm lấy tác thành làm trước, lấy mờ dùng thành mà chửa xét theo thành, cho nên có theo cũng chẳng lệch, thành lấy hết mà dùng trước, mà đã thâu tóm theo trước, cho nên không theo chẳng lệch Dương tạo ra “có” mà mới, mới mà ráo đi cũ, thời “có” bỏ đi vậy. Âm giữ “không” mà cũ, cũ mà ngậm mới, thời thường ở vậy. Vì dùng làm thể ở, Dương động mà làm khách, Âm tĩnh mà làm chủ. Thực rằng ấy, nhà khí lấy thể thấy làm hư mà thể thực làm thuộc vậy. Theo “không” chẳng lệch mà thường ở ấy phải du ! Hư rằng ấy, nhà thần lấy khí thấy làm thực, mà thực lại hư vậy, theo “có” chẳng lệch, mà “có” đi ấy phải du ! Nếu Thần thời Nhật Nguyệt Tinh dùng theo trải, “không” theo chẳng lệch, mà thường Tinh lấy ở Nhật Nguyệt Tinh tượng “có” mà thể hư, Thần thời tượng “không” mà thể thực, song Nguyệt cũng thể âm, mà cùng với Nhật Tinh đồng ấy là đồng ở Trời chưng dùng mà Thần thời chẳng dùng chưng thể, cho nên chuyên nói tới Thần vậy.
Khí biến mà Hình hóa, Hình có thể chia, mà Thần không thể chia. Dương sinh Âm cho nên Thủy thành trước. Âm sinh Dương cho nên Hỏa thành sau, Âm Dương cùng sinh vậy, thế Tinh cùng đợi vậy. Ấy lấy Dương đi thời Âm kiệt (hết), Âm hết thời Dương giệt. Âm đối Dương làm 2, song Dương đến lại thời sống, Dương đi thời chết. Trời Đất muôn vật sống chết chủ ở Dương thời về đấy dùng 1 vậy.
Nói về biến hóa, thì có chia Khí với Hình, Khí dương thuộc Trời, biến là Khí thuộc Trời, lấy vật theo biến. Hình âm thuộc Đất, hóa là Hình thuộc Đất, lấy vật để hóa. Cho nên, Nhật Nguyệt Tinh Thần thành tượng ở Trời, đó là đều ứng với Khí dùng biến. Thủy Hỏa Thổ Thạch thành chất ở Đất, đó là đều theo Hình dùng hóa. Ông Việt Châu lấy thượng quái biến thuộc về Khí, còn hạ quái biến thì thuộc về Hình. Biết lại 1 thấy vậy. Song Khí ấy là nhà Thần, Khí biến thành Hình mà Thần đủ vậy. Hình thì có thể phân chia, như Ngũ hành đều thành mà Hình có thể phân chia mà gọi đấy. Thần thì chu lưu mà không thể phân chia, cũng như Ngũ hành chưa thành Hình trở về trước, cùng thành Hình trở về sau, không gì không phải 1 Khí ấy gây nên đi quanh ở trong, thần diệu mà chẳng phải bởi đâu phân chia ra vậy. Kia 1 lấy 4 biến, Hình phân chia mà Thần hợp, theo khá biết vậy. Thử xem Thủy Hỏa đã thành, cái nào trước cái nào sau, bèn lấy cái cớ Âm Dương đợi nhau, Dương sinh ở Âm, trước thành là Thủy, Âm sinh ở Dương, sau thành là Hỏa. Thủy dùng sinh lấy ở Trời 1, Hỏa dùng sinh lấy ở Đất 2, Thủy đã thành lấy ở Đất 6, Hỏa đã thành lấy ở Trời 7. Như vậy, 1 với 2, 6 với 7 mà trước hay sau chẳng đợi phải nói, bèn biết Âm làm Thể, Dương làm Tính, Âm cũng sinh Dương, Thể đợi Tính, Tính cũng đợi Thể, cả đôi chẳng thể thiếu nhau. Nếu Dương đi là có Thể mà không có Tính, theo đó mà xét, Âm lấy kiệt mà Âm hết, nếu Âm hết là có Tính mà không có Thể, Thể xét vậy Dương lấy diệt, ấy cho nên động tĩnh đổi gốc sinh thành Đạo để dùng, hết thẩy đều đầy đủ ở số vậy. Đạo để dùng nói rằng: Âm Dương đều 1 vậy, lấy Âm đối Dương thì làm 2, mà sở chủ duy nhất Dương, Dương tôn mà Thần lấy để sai khiến Âm đó vậy. Cho nên, Dương lại (đến) Phục, muôn vật quay về sinh, Dương đi hết thì muôn vật tới chết, hợp Trời Đất là hợp sinh với thành, muôn vật biến và hóa, theo sống và chết đều là 1 chủ ở Dương đến hay đi, dẫu có 2 mà quy về ở 1 đó vậy.
Trong Dương là dương Nhật vậy, trong Dương là âm Nguyệt vậy, trong Âm là dương Tinh vậy, trong Âm là âm Thần vậy, trong Nhu là nhu Thủy vậy, trong Nhu là cương Hỏa vậy, trong Cương là nhu Thổ vậy, trong Cương là cương Thạch vậy. Ôi, 4 tượng ấy nếu lẫn lộn với nhau mà dùng đấy, Nhật Nguyệt là Âm Dương của Trời, Thủy Hỏa là Âm Dương của Đất, Tinh Thần là Cương Nhu của Trời, Thổ Thạch là Cương Nhu của Đất. Trăng ban ngày khó thấy, nên làm Âm ở trong Dương, Tinh ban đêm khó thấy, nên làm Dương ở trong Âm. Mặt Trời thấy ở ban ngày, mặt Trăng thấy ở ban đêm, mà nửa chẳng thấy là sao vậy ? Tinh (sao) nửa thấy ở đêm, là bậc sang hèn vậy. Mặt Trời theo bầu Trời mà chuyển, mặt Trăng theo mặt Trời mà đi, Tinh (sao) theo mặt Trăng mà thấy. Cho nên, Tinh (sao) bắt chước mặt Trăng, mặt Trăng bắt chước mặt Trời, mặt Trời bắt chước Trời. Trời nửa sáng nửa tối, mặt Trời nửa đầy nửa thiếu, mặt Trăng nửa đầy nửa khuyết, Tinh (sao) nửa động nửa tĩnh, đó là ý nghĩa Âm Dương vậy. Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương, đó là đạo Trời vậy. Trong Dương dùng mặt Trời dương là đạo nắng đó vậy, trong Dương dùng Âm vậy, lấy theo Dương dùng loại, cho nên thấy nắng ở ngày. Trong Âm dùng Dương là Tinh (sao) vậy, sở dĩ hay thấy ở đêm, trong Âm dùng Âm là Thần vậy. Trời Đất vậy, Thần số 12 (1 với 2) Nhật Nguyệt giao hợp, rằng là thần thần, Thể Trời đó vậy, Thể của Trời là Khí không có Vật đó vậy, Tinh làm mặt Trời theo, Thần làm mặt Trăng theo.
Trong Thiên, Thái dương làm mặt Trời, đó là Dương trong Dương, Thái âm làm mặt Trăng nên làm Âm trong Âm, Thiếu dương làm Tinh đó là Dương trong Âm, Thiếu Âm làm Thần đó là Âm trong Dương. Càn Đoài đều 4 tượng dùng Thái dương, Càn 1 Đoài 2 mà Đoài làm mặt Trăng, là Âm đẹp ở trong Dương, lấy chia ở ngang cắt nửa trên Thiên dương, cho nên Đoài làm Âm ở trong Dương Càn. Ly 3 Chấn 4 tượng dùng Thiếu âm, mà Chấn làm Thần, là Âm ẩn ở trong Âm, lại chia ở ngang cắt nửa ở dưới Địa âm, cho nên Chấn làm Âm ở trong Âm Ly. Đến Khôn Cấn cúng làm 4 tượng dùng Thái âm, ở Đất nói rằng Thái nhu mà Khôn 8 Cấn 7, lại chia cương với nhu làm Thủy làm Hỏa giống như Càn Đoài vậy. Khảm Tốn đồng làm 4 tượng dùng Thiếu dương, ở Đất nói rằng Thiếu cương là Khảm 6 Tốn 5, trong cương lại chia cương với nhu làm Thổ làm Thạch, giống như Ly Chấn vậy. Tuy Dương dùng nội Thiên có khác đôi chút, mà theo bên trong mà biệt bạch gãy gọn vậy. Cho nên suy ra nói 4 tượng chưng dùng, lại như có lẫn lộn dùng biến Càn mặt Trời, Đoài mặt Trăng thuộc Trời, trong Dương dùng Dương, cùng với Âm là Khôn thủy Cấn hỏa, lấy Đất theo Trời, thì cũng thuộc Đất. Trong Âm dùng Dương, trong Âm có Ly làm Tinh, Chấn làm Thần đều thuộc Hỏa, trong Dương dùng dương Cương mà âm Nhu, Khảm làm thổ Tốn làm thạch, đó là lấy Trời coi Đất, thì tự thuộc Đất. Trong Âm dùng dương Cương mà Nhu âm, đó là đạo lập nên Trời, nói rằng Âm với Dương mà Cương với Nhu đã đủ. Đạo lập nên Đất nói rằng Nhu với Cương mà Âm với Dương đều còn, cho nên có thể nói rằng giao cùng lẫn mà hợp lẫn lộn với nhau, không có gì khác là trong Trời có Đất, trong Đất có Trời. Lại suy cho tỏ tường, ngày là Dương, mà mặt Trăng cũng có thể thấy, đó là Âm đẹp ở trong Dương. Đêm là Âm, mà Tinh có khi mới thấy có khi không thấy, đó là Dương thấy ở trong Âm. Duy Trời ngày Dương đêm Âm thì lúc nào cũng vậy, không lúc nào chẳng thấy như vậy, mặt Trời thì thấy ở ngày, mặt Trăng thì thấy ở đêm, nửa chẳng thấy này thì theo Tháng dùng Sóc (1), Vọng (15), Hối (30), Huyền (8 và 25), đầy với chẳng thường, mà Tinh dùng thấy ở ban đêm, cũng nửa thấy ẩn lặn. Thần mà thấy ở ban ngày là quý, nửa thấy mà theo về đêm là tiện (hèn). Theo Dương tôn Âm sai khiến, cũng như thứ bậc vua tôi đó sao ? Hay nửa thấy, lại chẳng những Nguyệt Tinh là thể, Nhật dùng chuyển theo Trời, Nguyệt dùng đi theo Nhật, Tinh dùng thấy theo Nguyệt, cho nên Tinh dùng nửa mà thấy về đêm, lấy theo bắt chước Nguyệt mà Nguyệt phần nửa chẳng thấy ở đêm, theo lúc đầu thì chẳng phải bắt chước theo Nhật với Trời. Trời dùng sáng tối làm hai phần nửa, mà đầy với cùng với mỗi phần nửa. Tinh theo Nguyệt bắt chước mà động tĩnh cũng theo phần nửa, âm dương theo nhau nghĩa vốn như thế. Cho nên đạo Trời âm dương thay đổi nhau đều dấu cái gốc, cùng giao nhau cùng làm “có”. Nhật Dương trong Dương đạo làm nắng, mà Nguyệt thì Âm trong Dương mà chẳng nói rét, lấy theo loài Dương mà hay thấy ở ngày. Còn Tinh là Dương trong Âm chỉ thấy về đêm. Thần thì Âm trong Âm mà làm Trời dùng Đất, xưa nói rằng: chỗ không Tinh thì đều là Thần, cũng như nơi không Thạch thì đều là Đất. Số Thần gồm 12 mà bảo rằng là nơi Nhật Nguyệt giao hợp. Vì Thần là Thể của Trời, theo đầy khắp đều Khí, mà không có vật tượng trưng có thể chỉ ra được, lấy phụ ở Nhật Nguyệt dùng theo, thì Tinh làm Nhật theo, chia Dương sáng mà có thể thấy, Thần làm Nguyệt theo, theo Âm tối nên chẳng dễ thấy. Cho nên Nhật Tinh chép lấy 10 Cán (phần thân cây, Can vậy) Nguyệt Thần chép lấy 12 Cành (Chi vậy), chính theo để dùng mà chia đều thâu tóm ở đây vậy.
Trời lấy cương làm đức nên nhu chẳng thấy. Đất lấy nhu làm Thể nên cương chẳng sinh. Đó là do lấy Chấn của Trời dùng làm Âm, lấy Tốn của Đất mà dùng làm Dương. Đất thuộc Âm, khi có Dương mà Âm bắt chước theo, bởi vậy rất Âm đó là Thần vậy, rất Dương đó là Nhật vậy. Bắt đầu khởi ở dùng Trời, mà Đất theo thì chỉ có Thủy Hỏa mà thôi, đó là lấy trên Đất thì đều là Vật có Chất vậy, Âm phục Dương mà Hình Chất sinh, Dương phục Âm mà Tính Tình sinh. Dương sinh Âm, Âm sinh Dương, Dương khắc Âm, Âm khắc Dương. Dương khi dùng chẳng khá phục Âm mà chẳng thấy ở Đất, Âm khi dùng chẳng khá khắc Dương mà chẳng thấy ở Trời. Phục Dương dùng Đất thì Thể tất nhu, đó là do sợ Dương mà làm Dương theo dùng. Phục Dương dùng Trời thì Thể tất cương, đó là do chống đối Dương mà làm Âm theo dùng. Cho nên, Thủy Hỏa động mà theo Dương, Thổ Thạch tĩnh mà theo Âm. Nhật ở chung thủy thì sinh (có đầu có cuối), khi lìa xa thì chết, giao với không giao bởi dùng, rằng nói vậy.
Chấn làm Thần của Trời, mà sao không thấy, đức Trời cương mà nhu lấy phục vậy, do bởi phục nhu cho nên chẳng thấy. Tốn làm đá đất chẳng sinh ấy, thể đất nhu mà cương lấy nhắc nhở vậy. Khắc thì chẳng thể sinh, Chấn dương mà âm hào nhiều, Tốn âm mà hào dương nhiều. Đất sinh âm mà âm bắt chước dương, bắt chước dương để làm tôn dương thành tượng, dùng để nói rằng Càn dương để cho âm bắt chước theo đấy, bắt chước theo phép dùng đó là Khôn, cho nên rất mực âm chẳng bằng thần, rất mực dương chẳng bằng nhiệt. Chấn đến dùng Càn là đức ở số Trời, như Đất thì Khôn làm Thủy, Cấn làm Hỏa, đó là bắt chước theo Trời dùng Nhật và Thần mà thôi. Phàm đã là tôn dương mà sai khiến vật, đó đều bởi âm (thấp) mà dùng làm chưng dụng vậy. Khi lấy bầy ra ở trên Đất như Thủy Hỏa Thổ Thạch, thì mọi vật chẳng gì chẳng thành chất, nguyên theo hình chất bàn về sinh, thì trong âm phục (nép) dương sẽ suy theo Tính Tình cũng dùng sinh, khi dương phục âm, lại lần lượt thay nhau làm gốc rễ dương bèn sinh âm, ví như Ly dùng dương tiêu, Khảm dùng âm sinh đó vậy. Âm cũng sinh dương, như Khảm dùng âm tiêu thì Ly dùng dương sinh, ngày theo cùng với sinh, biết theo cùng khắc. Đây sinh kia, là âm dương loại vậy. Cho nên Đất âm bắt chước theo Trời cách dùng, cốt do xem ở cách dùng là phục với khắc vậy. Dương có thể rễ phục mà cũng chẳng dễ phục, như Khảm một hào dương có thể phục, trên Tốn hai hào dương thì chẳng dễ phục, chẳng dễ phục thời chẳng thấy ở Đất, cho nên Đất Hỏa thường thấy ngấm ở Thạch. Âm có thể dễ khắc mà cũng chẳng dễ khắc, như Ly một hào âm có thể dễ khắc, trên Chấn hai hào âm thì lại chẳng dễ khắc, chẳng dễ khắc này chẳng thấy ở Trời, cho nên Thần của Trời thường thấy hợp ở Nguyệt. Khi bàn về dương phục, lại có ít có nhiều, như Khôn có 12 hào dương và 36 hào âm (Khôn, Bác, Tỷ, Quan, Bĩ, Tụy, Tấn, Dự), Cấn có 20 hào dương và 28 hào âm (Khiêm, Cấn, Khiển, Tiệm, Độn, Hàm, Lữ, Tiểu quá), đây là dương phục ít, đó là âm theo thể của nhu mà sợ dương, bèn làm dương theo dùng, Khảm có 20 hào dương và 28 hào âm, Tốn có 28 hào dương và 20 hào âm, đây là dương phục nhiều, đó là âm theo thể của cương mà chống dương, bèn làm âm theo dùng. Cho nên Khôn Thủy và Cấn Hỏa, thì Tính của Hỏa cương mà Thể lại nhu, cùng với Thủy đều động chẳng tĩnh nên đều theo dương, đó là vì còn biết sợ dương vậy, Khảm Thổ với Tốn Thạch thì Tính nhu mà Thể lại cương, Thổ với Thạch đều tĩnh mà không động nên đều theo âm, vì chống đối với dương vậy. Qua đây, biết âm bắt chước theo dương cũng còn dương dùng cách phục để làm đứt vậy. Nhật Càn giữa Nam cung Ngọ, Thủy Khôn giữa Bắc cung Tý, Nhật mà ở Thủy cung Tý đó là Càn giao với Khôn, đây là dương lại đến, là quẻ Phục rồi quẻ Lâm quẻ Thái, muôn vật bèn theo sinh. Nhật mà ở Hỏa giao với Khôn cung Ngọ, thì Nhật với Thủy xa lìa, đây là dương lại đi, là quẻ Cấu rồi Độn rồi Bĩ, muôn vật thì 9 phần chết. Theo đây bảo rằng, Nhật ở Nam cung Ngọ thì muôn vật bắt đầu chất biến đổi đó vậy, cho nên Nhật Thủy ở trên thì giao nhau mà chẳng nên lìa vậy.
Dương ở trong Dương thì không dễ mà biến, là Càn vậy, nên một năm chỉ cất lên 12 tháng. Âm ở trong Âm cũng chẳng dễ biến, là Chấn vậy, nên một ngày dùng chỉ có 12 giờ thôi vậy. Đoài là Âm ở trong Dương là Thái dương, Ly là Dương ở trong Âm là Thiếu âm, đều có thể biến, nên số ngày trong tháng có thể không đồng đều vậy. Lấy số âm thì lấy 12 để khởi, lấy số dương thì lấy 30 để khởi, mà thường còn 2 và 6 vậy. Cất lên Năm thấy Tháng, cất lên Tháng thấy Ngày, cất lên Ngày thấy Giờ, đó là dương thâu tóm âm vậy, đó là Trời có 4 biến ngậm Đất có 4 biến, Nhật dùng biến ngậm Nguyệt và Tinh Thần dùng biến vậy. Kinh Dịch dùng sinh số 129600, chia ra làm 4320 Thế, đó là số to tiêu trưởng diễn ra làm 30 năm dùng Thần số, tức là theo số vậy. Một năm có 360 ngày, chia ra có 4320 Thần, lấy 30 nhân lên đấy được theo số vậy. Phàm Giáp Tý và Giáp Ngọ làm đầu của Thế, đây là số làm kinh Thế, như Can ngày Giáp tháng Tý, đó là Tinh Giáp Thần Tý, lại nói rằng: đó là số kinh Thế mà Nhật Giáp Nguyệt Tý, Tinh Giáp Thần Tý cũng theo đấy vậy. Vốn chỉ có 1 khí, khi sinh thì làm Dương, khi tiêu thì làm âm, cho nên 2 đó mà lại chỉ 1 mà thôi, 4 đó mà chỉ 2 mà thôi, 6 đó mà chỉ 3 mà thôi, 8 đó mà chỉ 4 mà thôi. Đây chỉ nói về Trời mà chẳng nói về Đất, cũng như chỉ nói về Vua mà không nói về bề tôi, nói Cha mà không nói về Con, nói Chồng mà không nói về Vợ. Song Trời có được Đất thì muôn vật mới có sinh, Vua có được bề tôi thì muôn giáo hóa mới được thi hành, Chồng được Vợ, Cha được Con thì đạo nhà mới thành. Cho nên, có 1 thì tất có 2, có 2 thì tất có 4, có 3 thì tất có 6, có 4 thì tất có 8, Nhật-Nguyệt-Tinh-Thần cộng vào làm Trời, Thủy-Hỏa-Thổ-Thạch gộp vào làm Đất, tai-mắt-mũi-mồm hợp làm cái đầu, tủy-máu-xương-thịt cộng làm thân, đó là 5 dùng số vậy.
Âm Dương có khí có tượng, khí thuộc “không” mà chẳng dễ thấy, tượng thuộc “có” mà chẳng dễ biến, lấy 4 quẻ tượng của Trời mà nói thì Càn là dương ở trong dương, đó là thuần dương, là lẻ đó vậy. Lấy năm để dùng 1 tượng của Trời là quẻ Càn, khi cất lên 12 tháng thì có thể biết về 1 năm. Chấn là âm ở trong âm, là chẵn vậy, Nhật dùng 1 tượng này, chẳng khá khi cất lên 12 Giờ mà có thể thấy được. Đó là rất chuẩn mực của tượng khi dùng to hay nhỏ, ở đây cũng chẳng dễ biến đó vậy. Theo nhau mà chẳng khó biến ấy, thì khi nói về Năm phải kể tới Tháng, nói về Ngày thì phải kể tới Giờ. Ngoài số dùng là 12 ra, dẫu Năm có sai đầy hay rỗng theo Phân, mà cũng chẳng lấy biến theo số thường vậy.
Quẻ Đoài và Ly đều 2 lẻ 1 chẵn, Đoài thì làm âm ở trong dương, đó là Tháng (Nguyệt) dùng theo số của Ngày vậy. Ly thì làm dương ở trong âm, là Tinh dùng theo Tháng, đều có thể biến, rằng nói vậy. Năm lấy Tháng để chép, mà Tháng thì được chia làm 12 tháng, Ngày thì lấy Sao, Tinh tú để chép, mà Ngày được chia theo số là 30 ngày, có thể phân chia thì có thể biến, lấy số âm theo Chi của Tháng, tức là lấy theo 12 phần khởi từ Tý đến Hợi là đủ khắp vòng. Số dương theo Can của Ngày, tức là lấy theo 30 phần khởi từ Giáp Tý đến Quý Tị thì cũng đủ một nửa của khắp vòng vậy. Như vậy, thì 12 làm số của 1 Nguyên, cũng là số của Hội, còn 30 là số của 1 Hội dùng số của Vận đó vậy, mà Vận dùng số của 12 Thế, thế dùng 30 năm, cũng tức là còn ở ấy vậy. Nói rằng thường còn 2 và 6, tức là 12, nói rằng số đương lấy số 30 thì thường còn số âm là 12, hoặc lấy số âm là 30 thì số dương thường còn là trong 12, đó tức là Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần lấy theo để suy ra Nguyên, Hội, Vận, Thế, thông qua đây có thể nhận biết vậy. Cho nên, cất lên Năm thì có thể thấy được số của Tháng, cũng như cất lên Nguyên thì thấy được Hội; cất lên Tháng thì có thể thấy được số của Ngày, cũng như cất lên Hội thì thấy được Vận; cất lên Ngày thì có thể thấy được số của Giờ, cũng như cất lên Vận thì thấy được Thế. Tất cả đều lấy số dương 30 thâu tóm số âm 12 mà thấy được vậy. Khi dương thâu tóm âm, thì Trời bèn ngậm Đất, gồm Thủy-Hỏa-Thổ-Thạch là 4 biến của Đất, tương đương với 4 biến của Trời là Nhật-Nguyệt-Tinh-Thần. Trong 4 biến của Trời lại quy về ở Nhật (thâu tóm về), Nhật 1 biến mà ngậm 2, mọi biến thông để đầy đủ thì 1 quẻ biến thành 4 quẻ, bỏ hào Sơ, lấy giao biến hào Thượng, trong hào dương thâu tóm hào âm thì có thể thấy vậy. Bởi đó để suy 64 quẻ biến thành 256 quẻ, đều là dùng cái lý 1 ngậm 4. Cũng là nói lấy số sinh của Dịch 1, 2, 3, 4, 5 đó vậy.
Lấy số 1 làm số của Nguyên, 2 làm số của Hội, 3 làm số của Vận, 4 làm số của Thế, tương đương với số 129600. Lấy số 4320 mà kể là số thâu tóm của Thế về 1 Nguyên thẻ số lẻ, thì bỏ số 5 lại dùng 1 là ý đó vậy. Phàm chứa âm dương tiêu trưởng số lớn mà diễn 30 năm làm 1 Thế, số của Thần cũng là số này vậy. Ôi, 6 tháng làm 1 biến, có thể làm 1 năm tiêu trưởng của số nhỏ, 6 Hội 1 biến tương đương với 1 Nguyên khi tiêu trưởng số lớn, lấy số nhỏ để thấy được số lớn, theo số lần 1 Thế được số năm 1 Nguyên, còn khi lấy số lớn để thấy được số nhỏ thì số năm 1 Nguyên, tức là số Thần của 1 Thế đó vậy. Suy theo số mà diễn ra, từ 1 năm khởi, 1 năm có 360 ngày, 1 ngày có 12 giờ, thì số giờ của 1 năm là 4320, 30 năm làm 1 Thế, lấy 30 x 4320 = 10800 giờ, đó là 30 năm theo 360 ngày, 30 x 4320 = 129600, đó là 30 năm theo 4320 giờ của 1 năm, Thần tức là Thế vậy, là Giờ đó vậy. Nếu chia mỗi 10 năm làm 4320 giờ, mà Thế thì lấy số 30 tương ứng với Giáp Tý Giáp Ngọ làm khởi đầu. Giáp Tý thì Đông chí dương đến được quẻ Phục, Giáp Ngọ thì Hạ chí âm đến được quẻ Cấu, mà đến Quý Hợi thì 6 âm cùng cực, Quý Tị thì 6 dương cùng cực, đều tương đương với 30 năm. Theo đồ số kinh Thế (kinh Giờ) thì Nhật theo Giáp, Nguyệt theo Tý, Tinh theo Giáp còn Thần theo Tý, có nghĩa là Nhật và Tinh thì theo dương Can, Nguyệt và Thần thì theo âm Chi, thay đổi nhau theo thứ bậc, Nhật Giáp dùng 1, thì biết rằng 1 là số đứng đầu của Đạo, Nhật làm rường cột cho Vua, mà còn theo đều phép của bầy Tôi vậy. Càn thâu tóm Khôn với 6 Tý, Nhật thâu tóm Nguyệt, Tinh, Thần vốn chỉ làm 1 khí mà thôi, mà lần lượt sinh từ quẻ Phục đến quẻ thuần Càn, sinh này là dương đó vậy, từ quẻ Cấu đến quẻ thuần Khôn mà lần lượt tiêu, tiêu này là do âm đó vậy. Dương sinh thì vật mở, Âm tiêu thì vật đóng, nên âm dương là 2 kỳ thực chỉ là 1 khí dùng làm biến đổi vạn vật vậy. Thái Thiếu gồm 4, vốn là 2 khí dùng để chia, nên hào thì có 6 hào mà cũng không lìa ở 3 vạch, quẻ thì có 8 cũng chỉ trong có 4 biến. Xét đấy, thâu tóm làm 1, 1 này làm dương, là Trời vậy, là Vua, là Cha, là Chồng, nói rằng dùng làm cương (rường) theo ra thì là âm Đất vậy, tôi vậy, vợ vậy, con vậy, có thể nói rằng dùng làm kỷ (phép) âm thâu tóm dùng dương, nói cương mà chẳng nói kỷ là khá vậy. Cho nên Nguyệt Tinh đều tóm dùng theo Nhật, đó là dương vốn tôn vậy. Song dương vốn chẳng vần chuyển một mình, tất có được âm để sánh đôi, như Trời, như Vua, như Chồng, như Cha, tất sẽ có Đất, có bề tôi, có vợ, có con, để hợp mà sinh muôn vật mà thành Đạo của Trời Đất, đạo vua tôi, đạo cha con đạo nhà vậy. Nên có 1, 2, 3, 4 thì có 2, 4, 6, 8 theo nhau cùng sánh đôi, cùng diễn ấy thế vậy. Số 5 là sinh số tới cực ở giữa để mà tóm theo 1 chẳng dùng, mà biến 1 duy thì chỉ có 4 biến theo vậy. Cho nên, Nhật-Nguyệt-Tinh-Thần hợp làm 1 Trời, Thuy-Hỏa-Thổ-Thạch hợp làm Đất, tai-mắt-mũi-môm hợp làm 1 đầu, tủy-máu-thịt-xương hợp làm 1 thân, đều 4 cộng mà thành số 5 vậy, nhưng vẫn tóm theo 1 mà thôi.
Dịch có 64 quẻ 384 hào, đều từ ở trong đồ hết, mà Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần thay nhau đắp đổi trái phải ở Trời, lẫn lộn giao qua lại, điều lý rành rành, tự nhiên thành tượng dọc dùng văn (vẻ sáng) là văn của Trời thấy đó vậy. Theo tới số sinh mà nói, Càn lấy 1 làm đầu đứng trước, dùng làm gốc của Trời. Theo tới số thành mà nói, Khôn lấy 2 làm thành, làm hình dùng gốc ở Đất. Từ Phục cho tới quẻ Càn dương sinh dùng thành, từ Cấu đến Khôn, thì thành trở lại dùng sinh. Phàm theo tiến đổi không phương, không gì chẳng phải Đạo cư ngụ ở trong, Đạo ấy là tông tổ Trời Đất muôn vật, ở Trời Đất sinh ra vật, thì vật dùng vạn đấy mà thôi, ở Đạo sinh Trời Đất, cũng ở muôn vật, vật dùng vạn đấy mà thôi. Ôi, Đạo ấy là gì ? Thái cực vậy. Dịch có Thái cực vốn dĩ đã thâu tóm Trời Đất muôn vật theo ở trong vậy.
Trở lên là Hà đồ Trời Đất toàn số thiên thứ nhất, lấy tiết đầu làm cương lĩnh, các tiết theo sau để phát minh nghĩa của tiết đầu. Tóm bàn theo số 1 mà 2, 2 mà 4, 4 mà 8, 8 mà 16, 16 mà 32, 32 mà 64 là Đạo sinh Trời, Trời sinh Đất, Đất sinh muôn vật, là Thái cực 1 âm dương vậy. Theo ngược, 64 mà 32, 32 mà 16, 16 mà 8, 8 mà 4, 4 mà 2, 2 mà 1 là muôn vật về Đất, Đất về Trời, Trời về Đạo, âm dương 1 Thái cực đó vậy, thấy Hoàng cực tóm ở 1 Nguyên, kinh Thế xem vật, đủ ở đây vậy.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”