Trời Đất Buồn Phiền

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Trả lời bài viết
Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

Trời Đất Buồn Phiền

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Trong Lục Nhâm, Tập 3 - Bài 45 được định danh là Nhị phiền khoá. Trong quá trình trải nghiệm và ứng dụng, Tôi nhận thấy được nhiều giá trị với khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Nay, chuyển tải lên diễn đàn để Bạn đọc rộng đường khảo cứu.



NHỊ PHIỀN KHÓA

Lập quẻ: - Phàm quẻ chiêm nhằm Tứ trọng Nguyệt tướng, lại nhằm Tứ trọng Nhật hoặc nhằm các Ngày Sóc, Vọng, Huyền, Hối mà trong quẻ thấy Thiên Cương lâm Sửu hay Mùi địa bàn và lại thấy Nhật tú lâm Tứ trọng địa bàn thì gọi là: Thiên phiền cách.

- Phàm quẻ có đủ điều kiện như Thiên phiền cách nhưng chỉ khác là không phải Nhật tú lâm Tứ trọng địa bàn mà lại là Nguyệt tú lâm Tứ trọng địa bàn thì gọi là Địa phiền cách.

- Phàm quẻ thấy có cả Thiên phiền cách và Địa phiền cách thì gọi chung là: Nhị phiền cách (Nh chiêm quẻ cho Nam tử mà thấy Nhật tú lại lâm Nam Hành niên hoặc chiêm quẻ cho Nữ nhân mà thấy Nguyệt tú lâm Nữ Hành niên, hoặc thấy Nhật tú hay Nguyệt tú được dụng làm Sơ truyền là quẻ rất đúng kiểu cách.

Lời giải: Tứ trọng Nguyệt tướng: là những Nguyệt tướng Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Trong khí Cốc vũ và tiết Lập hạ thì nhằm Nguyệt tướng Dậu, trong khí Đại thử và tiết Lập thu nhằm Nguyệt tướng Ngọ, trong khí Sương giáng và tiết Lập đông nhằm Nguyệt tướng Mão, trong khí Đại hàn và tiết Lập xuân nhằm Nguyệt tướng Tý. Nhưng nếu quẻ chiêm không nhằm Tứ trọng Nguyệt tướng mà nhằm Tứ trọng Nguyệt kiến là các tháng 2, 5, 8, 11 cũng dùng được vì đó chính là tháng Mão, Ngọ, Dậu, Tý.

Tứ trọng Nhật: là 4 ngày Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

Sóc, Vọng, Huyền, Hối: Sóc là mùng 1. Vọng là ngày rằm. Huyền là Thượng huyền ngày mùng 8 và hạ huyền ngày 23. Hối là ngày cuối tháng, tháng thiếu ngày 29, tháng đủ ngày 30. Quẻ chiêm nhằm ngày Sóc, Vọng, Huyền, Hối đúng kiểu cách hơn nhằm Tứ trọng nhật.

Thiên Cương là Thìn thiên bàn.

Nhật tú: tháng Giêng thì Nhật tú là Hợi thiên bàn, rồi tính nghịch lại: tháng 2 là Tuất, tháng 3 là Dậu, tháng 4 là Thân, tháng 5 là Mùi, tháng 6 là Ngọ...tháng 12 là Tý. Thí dụ: tháng 5 thì Mùi là Nhật tú, và như trong quẻ thấy Mùi lâm Tý Ngọ Mão Dậu địa bàn thì gọi là Nhật tú lâm Tứ trọng thuộc về Thiên phiền cách.

Nguyệt tú: dùng bộ Nhị thập bát tú là tên 28 ngôi tinh tú mà tính ra Nguyệt tú. Trước hết phải biết Ngày mùng 1 của mỗi Tháng thuộc về tinh tú nào. ấy là chỗ khởi đầu, gọi là khởi Nguyệt tú pháp như sau đây: tháng Giêng mùng 1 khởi sao Thất, tháng 2 mùng một khởi sao Khuê, tháng 3 mùng một khởi sao Vị, tháng 4 mùng một khởi sao Tất, tháng 5 mùng một khởi sao Sâm, tháng 6 mùng một khởi sao Quỉ, tháng7 mùng một khởi sao Trương, tháng 8 mùng một khởi sao Giác, tháng 9 mùng một khởi sao Đê, tháng 10 mùng một khởi sao Tâm, tháng 11 mùng một khởi sao Đẩu, tháng 12 mùng một khởi sao Hư. Khi đã biết ngày mùng 1 của tháng hiện tại phải khởi đầu nhằm sao nào rồi thì đếm thuận tới số ngày đang chiêm quẻ, cứ mỗi ngày một sao thứ tự của 28 Tinh tú như sau: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Trương, Dực, Chẩn.


Nên nhớ
: gặp 6 sao Đê, Đẩu, Khuê, Tỉnh, Trương, Dực phải đếm 2 lần gọi là trùng hư. Thí dụ: chiêm quẻ nhằm ngày rằm tháng 6, bắt đầu kể mùng một tháng 6 là sao Quỷ (do khởi Nguyệt tú pháp) rồi cứ tính thuận tới theo số ngày và theo thứ tự của 28 sao thì mùng 2 nhằm sao Liễu, mùng 3 sao Tinh, mùng 4 sao Trương, mùng 5 cũng sao Trương, mùng 6 sao Dực, mùng 7 cũng sao Dực, mùng 8 sao Chẩn...14 là sao Tâm, ngày rằm 15 là sao Vĩ tức gặp Nguyệt tú Vĩ. Nguyệt tú Vĩ thuộc cung Dần và như trong quẻ thấy Dần thiên bàn lâm Tý Ngọ Mão Dậu địa bàn thì gọi là Nguyệt tú lâm Tứ trọng địa bàn, thuộc về Địa phiền cách. Lại muốn biết Nguyệt tú nào thuộc về cung nào xem bài Nguyệt tú sở thuộc như sau: Giác Cang thuộc về Thìn, Đê Phòng Tâm thuộc về Mão, Vĩ Cơ thuộc về Dần, Đẩu Ngu thuộc về Sửu, Nữ Hư Nguy thuộc Tý, Thất Bích thuộc Hợi, Khuê Lâu thuộc Tuất, Vị Mão Tất thuộc Dậu, Chủy Sâm thuộc Thân, Tỉnh Quỷ thuộc Mùi, Liễu Tinh Trương thuộc Ngọ, Dực Chẩn thuộc Tị.

Một số quẻ thuộc về Nhị phiền khóa:

- Những ngày Tứ trọng như Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân mão, Mậu Ngọ, Canh Ngọ, Nhâm Ngọ chiêm nhằm tháng 3 mà quẻ thấy Thìn là Thiên Cương gia Sửu địa bàn thì có Sơ truyền Dậu gia Ngọ, tức là Nhật tú gia Tứ trọng thuộc về Thiên phiền cách. Nếu quẻ lại chiêm ở ngày 9, 10, 11, 12 thì nhằm các sao Liễu Tinh Trương tức là Nguyệt tú Ngọ gia Mão, hoặc chiêm ở ngày 18, 19, 20, 21 thì nhằm các sao Đê Phòng Tâm tức là Nguyệt tú Mão gia Tý, hoặc chiêm ở ngày 27, 28, 29 thì nhằm các sao Nữ Hư Nguy tức là Nguyệt tú Tý gia Dậu, ấy là Địa phiền cách.

- Những ngày Tứ trọng như Giáp Tý, Bính Tý, Canh Tý, Nhâm Tý, Đinh Dậu, Kỷ Dậu, Tân Dậu, Quí Dậu... chiêm nhằm tháng 6 mà quẻ thấy Thiên Cương là Thìn thiên bàn gia Mùi địa bàn, thì có Sơ truyền là Ngọ gia Dậu tức là Nhật tú gia Tứ trọng, ấy là Thiên phiền cách. Nếu quẻ lại chiêm trong những ngày 2, 3, 4, 5 thì nhằm các sao Liễu Tinh Trương tức là Nguyệt tú Ngọ gia Dậu hoặc trong những ngày 11, 12, 13, 14 thì nhằm các sao Đê Phòng Tâm tức là Nguyệt tú Mão gia Ngọ. Hoặc trong những ngày 20, 21, 22 thì nhằm các sao Nữ Hư Nguy tức là Nguyệt tú Tý gia Mão. Hoặc trong những ngày 28, 29, 30 thì nhằm các sao Vị Mão Tất tức là Nguyệt tú Dậu gia Tý ấy là Địa phiền cách.

- Những ngày Tứ trọng như Mậu Tý,Kỷ Dậu,Tân Dậu chiêm trong tháng 9 mà quẻ thấy Thiên Cương là Thìn thiên bàn gia Sửu địa bàn thì có Sơ truyền Mão gia Tý tức là Nhật tú lâm Tứ trọng, ấy là Thiên phiền cách. Và quẻ lại chiêm ở những ngày 1, 2, 3, 4, 10, 11, 12, 18, 19, 20, 26, 27, 28, 29 đều thấy Nguyệt tú gia Tứ trọng, ấy là Địa phiền cách.

- Những ngày Tứ trọng như Đinh Mão, Đinh Dậu, Tân Mão, Bính Ngọ, Kỷ Mão chiêm trong tháng Chạp mà quẻ thấy Thiên Cương là Thìn thiên bàn gia Mùi địa bàn thì có Sơ truyền là Tý gia Mão, tức là Nhật tú gia Tứ trọng, ấy là Thiên phiền cách. Và như nhằm những ngày 1, 2, 8, 9, 10, 16, 17, 18, 19, 25, 26, 28 đều thấy Nguyệt tú gia Tứ trọng, ấy là Địa phiền cách.


Lý đoán Nhị phiền khoá

Nhị phiền là muốn nói về Thiên phiền và Địa phiền.

Thiên phiền là trời phiền muội, có nghĩa là Lời quẻ muốn nói về Nhật tú lâm vào nơi - chỗ u ám, kê lưu, ví với cảnh tượng mặt Trời bị mây che khuất.

Địa phiền là đất phiền muội, có nghĩa là nói về Nguyệt tú lâm phải chỗ u ám, ví với cảnh tượng của mặt Trăng bị mây mưa che khuất, để lại hậu quả là mặt đất tối tăm.

Nhật tú là Thái dương, Nguyệt tú Thái âm. Âm dương đều bị bế tắc ngưng trệ, có tượng "trời phiền đất thảm", cho nên gọi là Nhị phiền. Tại sao vậy? Do bởi tứ Trọng là bốn cung Tý Ngọ Mão Dậu có chứa độ số của 3 sao, mỗi cung được ứng với 3 ngôi tinh tú. Vì thế, Nhật tú hay Nguyệt tú khi gia lâm Tứ Trọng, thì sự vận hành bị kê lưu (tối & trễ), trì trệ, đương nhiên dẫn tới đức sáng chiếu bị giảm thiểu vậy.

Ví dụ ta tính Nguyệt tú cho tháng Mười năm 2011 - Tân Mão như sau:

1- Tâm - Mão
2- Vĩ - Dần
3- Cơ - Dần
4- Đẩu - Sửu
5- Đẩu - Sửu
6- Ngưu - Sửu
7- Nữ - Tý
8- Hư - Tý
9- Nguy - Tý
10- Thất - Hợi
11- Bích - Hợi
12- Khuê - Tuất
13- Khuê - Tuất
14- Lâu - Tuất
15- Vị - Dậu
16- Mão - Dậu
17- Tất - Dậu
18- Chuỷ - Thân
19- Sâm - Thân
20- Tỉnh - Mùi
21- Tỉnh - Mùi
22- Quỷ - Mùi
23- Liễu - Ngọ
24- Tinh - Ngọ
25- Trương - Ngọ
26- Trương - Ngọ
27- Dực - Tị
28- Dực - Tị
29- Chẩn - Tị

Hôm nay là ngày 21 âm lịch, như vậy Nguyệt tú an tại cung Mùi vậy
=======================

Ngày 25/11/2011 là ngày mồng 1 tháng Một - Tân Mão, Nguyệt tú an theo ngày tại những cung như sau:

1- Đâủ - Sửu
2- Đẩu - Sửu
3- Ngưu - Sửu
4- Nữ - Tý
5- Hư - Tý
6- Nguy - Tý
8- Thất - Hợi
9- Bích - Hợi
10- Khuê - Tuất
11- Khuê - Tuất
12- Lâu - Tuất
13- Vị - Dậu
14- Mão - Dậu
15- Tất - Dậu
16- Chuỷ - Thân
17- Sâm - Thân
18- Tỉnh - Mùi
19- Tỉnh - Mùi
20- Quỷ - Mùi
21- Liễu - Ngọ
22- Tinh - Ngọ
23- Tinh - Ngọ
24- Trương - ngọ
25- Dực - Tị
26- Dực - Ti
27- Chẩn - Tị
28- Giác - Thìn
29- Cang - Thìn
30- Đê - Mão
Được cảm ơn bởi: taothao
Đầu trang

Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Trời Đất Buồn Phiền

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

Lời tượng:

Nam nhân mà gặp Thiên phiền, ắt bị hình ngục như tra khảo, cũng có thể là tượng giết chết. Nữ nhân mà gặp Địa phiền, ắt bị thương nguy thân thế, không khác gì có tượng bị thuốc độc, cũng là tượng bị lừa dối đủ điều. Nhị phiền vốn là sự bế tắc, mất cả ánh sáng, hình khí hiển lộ ở bên ngoài.

Chinh chiến tang vong. Tật bệnh la khóc. Ngục tụng lưu đầy. Thai dựng không thành hình, sinh con ra khó sống. Các sự việc như kiến tạo xây dựng, tạo tác đều gây ra những khó khăn, rối loạn mà mất đi tính trật tự. Đang vui hoá buồn, muốn hoá giải ra mà lại thành bí kết. Ở nhà thì có lợi, còn xuất hành thì dễ gặp phải những tình huống bất lợi, lâm nguy.

Nhị Phiền có tượng bỏ nơi sáng mà vào chỗ tối, tương ứng với Dịch là quẻ Minh di. Thiên phiền là cách ứng điềm xấu cho nam. Địa phiền là cách ứng điềm xấu cho nữ. Khi gặp Nhị phiền, là cách ứng điềm xấu cho cả Nam và Nữ.

Phàm thấy Nhật tú lâm cung Mão thì gọi là Xuân thiên phiền, lâm cung Ngọ thì gọi là Hạ thiên phiền, lâm cung Dậu gọi là Thu thiên phiền, lâm cung Tý gọi là Đông thiên phiền. Nếu lại chiêm nhằm những ngày sóc - vọng - huyền - hối thì tượng quẻ càng thêm xấu, cổ nhân thường nói là đại kị
Được cảm ơn bởi: Hoa Tử Vi, trongthuc, tamlac
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”