Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Trao đổi về các lĩnh vực khoa học và đời sống
Hình đại diện của thành viên
Sầu riêng
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 574
Tham gia: 19:23, 05/05/10

TL: Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Gửi bài gửi bởi Sầu riêng »

CỨU RÙA ĐƯỢC PHONG THẦN
Thời nhà Tấn, tại đất Sơn Âm, có một chành thanh niên tên là Khổng Du, nguyên là một việc quan cấp nhỏ, từng mua một con rùa đem thả dưới sông. Con rùa ấy hình như hiểu được lòng người, nên sau khi xuống nước, lại ngoái đầu nhìn chăm chăm vào Khổng Du, rồi mới lần lần bơi đi. Khổng Du cũng cảm thấy không thể rời bỏ nó. Về sau, Du đánh giặc có công, được phong hầu cực kỳ vinh hiển. Lúc đúc chiếc ấn phong hầu, thì trên quả ấn xuất hiện hình con rùa ngoái đầu nhìn lại, mọi người đều cho là chuyện kỳ quặc, bèn phá hủy chiếc ấn ấy, rồi đúc lại chiếc khác. Đúc đi đúc lại như thế nhiều lần mà lần nào cũng có hình rùa hiện lên trên ấn. Thợ đúc kiểm tra kỹ khuôn đúc, thì chẳng thấy có dấu vết gì, nhưng trên ấn vẫn có hình rùa. Họ rất đỗi băn khoăn, liền mang ấn đến trình lên Khổng Du và thưa: “Bẩm đại quan, chúng tôi đúc xong ấn, bỗng thấy hiện lên hình rùa ngoảnh đầu nhìn lại, không hiểu tại sao?”
Khổng Du bèn bảo thợ đúc phá đi, đúc lại nhưng kết quả vẫn như trước. Khổng Du cũng lấy làm quái lạ. Chuyện ấy dần lan truyền đến triều đình, nhà vua liền mời Khổng Du vào triều để hỏi rõ nguyên nhân, nhưng Du không biết làm sao trả lời, suy nghĩ trăm chiều cũng không tìm ra được kết luận.
Thế rồi, trên đường từ triều đình trở về nhà, Khổng Du đột nhiên nhớ lại một sự kiện đã xảy ra ngày trước. Do đó, hôm sau, ông vào triều tâu với nhà vua: “Tâu đại vương, thần đã nghĩ ra nguyên nhân rồi: Trước đây nhiều năm, nhân thấy ngư phủ thả lưới bắt một con rùa, thần không nỡ thấy nó chết nên mua nó thả vào trong nước. Con rùa ấy hình như hiểu được ý người nên ngoi đầu lên mặt nước,nhìn chầm chập vào thần. Ngày nay, thần được vệ hạ đoái thương phong hầu cho thần, đó chính là do kết quả của việc thả rùa ngày trước vậy.
Vua liền bảo với quần thần: “Làm điều thiện chắc chắn có sự báo đáp của việc thiện, trường hợp của Khổng Du ngày nay là một sự kiện rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.”
Pháp sư Tịnh Không sưu tập
Thích Phước Sơn biên dịch
Được cảm ơn bởi: Ncarter, Tây Đô đạo sĩ, cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

Một cuộc đối thoại: Phóng sinh hay phóng tử?

Một thanh niên nhìn thấy bà cụ già đang thả cá phóng sinh. Chàng chú ý quan sát rồi đến gần bà cụ thắc mắc thưa hỏi.

Chàng thanh niên:
-Thưa cụ, cụ hãy xem kìa! Số cá vừa thả ra đã chết đi rất nhiều, thi thể nổi lên mặt nước. Phóng sinh như vậy chắc hẳn phải gọi là phóng tử, như vậy thì có ý nghĩa gì đâu?
Bà cụ:
-Này cậu thanh niên, cậu hãy nhìn lại cho thật kỹ, lẽ nào không thấy được sao? Vẫn còn một số cá lớn sống trên mặt nước, vui mừng tung tăng bơi lội đó. Trong quá trình phóng sinh giải cứu vật mạng, khó lòng tránh khỏi có một phần nhỏ cá bị chết. Điều này không thể tránh được Cũng như trong chiến tranh, quân nhân giải cứu đồng bào bị vây. Trong quá trình giải cứu cũng khó tránh khỏi có một vài người không may tử vong. Tuy nhiên, cũng không phải vì thiểu số bị tử vong mà bỏ đi hành động giải cứu. Lại cũng như trong khi cấp cứu, bác sĩ cứu chữa bệnh nhân đang lâm nguy. Trong quá trình cấp cứu cũng khó tránh khỏi một số bịnh nhân không may tử vong. Vẫn không thể vì thiểu số bệnh nhân tử vong mà bác sĩ bỏ đi hành động cứu chữa.
Chàng thanh niên:
-Thưa cụ, lời cụ thật có đạo lý. Nếu chúng ta không làm việc phóng sinh thì tất cả những con cá kia chỉ duy nhất có một đường chết mà thôi. Toàn bộ đều sẽ bị bán đi, bị giết chết, bị ăn thịt! Nhờ có chúng ta làm việc phóng sinh nên ít nhất những con cá kia vẫn còn một tia hy vọng, một cơ hội sống sót, tối thiểu cũng có một phần cá được lấy lại tự do, được cơ hội sống còn. Còn những con cá không may chết đi thì ít nhất cũng tránh được cực hình cắt xẻo, lửa đốt, nước sôi... Không có người phóng sinh thì những con vật bị bắt chỉ có duy nhất một con đường chết, vả lại còn phải chết một cách vô cùng thê thảm. Nhờ có người phóng sinh, ít nhất cũng có thể cho những con vật tội nghiệp kia một cơ hội sống sót. Vạn nhất chẳng may chết đi thì cũng được chết trong lòng tự nhiên, chết được toàn thây, giảm được sự đau khổ rất nhiều.
Bà cụ:
- Cậu thanh niên này! Xem ra cậu rất có căn lành, vừa nói qua thì cậu đã hiểu được ngay. Kỳ thật, còn có ý nghĩa sâu xa hơn nữa của việc phóng sinh là quy y Tam bảo và niệm Phật. Chúng ta được biết, quy y Phật không đọa địa ngục, quy y Pháp không đọa ngạ quỷ, quy y Tăng không đọa súc sinh. Trong pháp hội phóng sinh, dưới sự chủ trì của pháp sư, những súc sinh trong nhân duyên ngàn năm khó gặp này sẽ được quy y Tam bảo. Nhờ đó mà trải qua đời này, nghiệp báo súc sinh dứt hết thì có thể nhờ công đức quy y Tam bảo mà thoát được ba đường ác. Lại có pháp sư và nhiều cư sĩ thiện tâm cùng chí thành vì súc sinh tụng niệm Phật hiệu “Nam-mô A-di-đà Phật”, nhờ đó mà gieo vào tạng thức của súc sinh một hạt giống lành tròn đầy. Trong tương lai, hạt giống niệm Phật ấy sẽ đâm chồi thành thục, giúp súc sinh được sinh làm người, biết niệm Phật tu hành, vãng sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, chứng đắc quả Phật. Đây mới là ý nghĩa tích cực nhất trong việc phóng sinh.
Chàng thanh niên:
-Thưa cụ, vô cùng cảm ơn những lời giải thích của cụ. Con hôm nay cuối cùng đã hiểu rõ được ý nghĩa chân chánh của việc phóng sinh. Kỳ thật, chết chỉ là một hình thức. Những con cá bị chết quả nhiên đáng thương, nhưng ngày nay đã được quy y Tam bảo, lại được nghe câu thánh hiệu bất khả tư nghị “Nam-mô A-di-đà Phật” thì thọ mạng của súc sinh sớm được kết thúc, sớm được giải thoát, sớm được siêu sinh, sau này sớm biết niệm Phật tu hành, vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. Xét như vậy thì những con cá bị chết kia cũng là có phước báu. Con trước đây cứ mãi phê phán việc vật mạng phóng sinh bị chết, nay mới biết được chính mình là ngu si biết chừng nào
Bà cụ:
-Cậu thanh niên này! Tất cả chúng sinh trong sáu đường luân hồi đều là khổ, gồm cả chúng ta trong đó. Chúng ta phóng sinh đương nhiên phải hy vọng toàn bộ súc sinh đều được sống. Hết lòng hết dạ làm cho chúng được sống còn. Nhưng nếu vẫn không may có một số chết đi, chúng ta cũng thành tâm cầu nguyện cho chúng sớm được giải thoát, được chuyển sinh, sớm biết niệm Phật, được vãng sinh về thế giới Cực Lạc. Chúng ta tự mình cũng chán lìa cõi Ta-bà, cầu sinh Cực Lạc. Hy vọng chính mình cũng sớm dứt nghiệp báo, được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc.
Chàng thanh niên:
-Thưa cụ, đúng vậy! Kỳ thật cái chết cũng chẳng phải thực sự bất hạnh. Có cái chết nhẹ như lông hồng, có cái chết nặng như Thái sơn. Sau khi chết được siêu sinh, được vãng sinh Tây phương Cực Lạc thế giới, đó mới là đại giải thoát chân chánh, mới là nơi quy trú tốt nhất của tất cả chúng sinh trong sáu đường luân hồi. Từ nay trở đi con nhất định cố gắng phóng sinh, lại còn rộng khuyên tất cả mọi người phóng sinh. Càng phải nói với mọi người rằng ngày nay con được hiểu rõ giá trị và ý nghĩa chân chánh của việc phóng sinh. Cảm ơn cụ, cảm ơn cụ!
Bà cụ:
-Cậu thanh niên này, cậu nhất định phải ghi nhớ: Phóng sinh tức là cho súc sinh một cơ hội sống, một sự tự do, lại có được một cơ hội quy y Tam bảo, một cơ hội được nghe niệm Phật. Dù thế nào cũng đừng vì những sự hủy báng cản trở mà khiến cho vô số súc sinh đang thọ khổ nạn kia phải mất đi cơ hội sinh tồn.
Chàng thanh niên:
-Thưa cụ, đúng vậy! Phóng sinh cũng là dành cho chính chúng ta một cơ hội cứu thân chuộc mạng, đền trả nợ giết hại, một cơ hội rộng chứa phước điền, tiêu trừ nghiệp chướng. Nhất định không thể vì bất cứ sự cười chê nghị luận, phê phán nào mà thối tâm nhụt chí, bỏ lỡ đi cơ hội quý báu nhất để tiêu trừ nghiệp chướng của chính mình.

Theo: http://rongmotamhon.net/mainpage/detail" target="_blank ... 431&p_id=6
Được cảm ơn bởi: Sầu riêng, cloudstrife
Đầu trang

taijiquan
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 784
Tham gia: 17:22, 12/12/10
Đến từ: Hà Nội

TL: Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Gửi bài gửi bởi taijiquan »

bác Tây Đô cho cháu hỏi với ạ...
nếu cháu chỉ trì chú Đại Bi với Niệm Phật A DI ĐÀ...xong thì
cháu nên nói hồi hướng như nào hả bác...hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời và chúng sanh ý bác...
cháu cảm ơn bác...
Được cảm ơn bởi: cloudstrife
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
cloudstrife
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4207
Tham gia: 20:34, 24/11/10

TL: Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Gửi bài gửi bởi cloudstrife »

Thường thì trước khi trì Chú Đại Bi anh nguyện cầu sức khoẻ cho gia đình trước , rồi xin cho các vong hồn của bà nội , bác trai và em của ông nội anh ( mới mất năm ngoái ) nghe theo lời trì nguyện của anh mà phát tâm tu theo anh , rồi cầu cho cửu huyền thất tổ nội ngoại 2 bên, các oan gia trái chủ đời trước kiếp trước cũng nghe kinh chú, phát tâm tu theo anh ...... Sau đó anh trì chú .... trì xong thì anh phát nguyện :

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật Đạo.


Sau đó là Tam quy y .



Đó là cách của anh do mẹ anh dạy , em chờ Thầy vào sẽ chỉ em chi tiết hơn em nhé :)
Được cảm ơn bởi: taijiquan, cunconhamchoi
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

taijiquan đã viết:bác Tây Đô cho cháu hỏi với ạ...
nếu cháu chỉ trì chú Đại Bi với Niệm Phật A DI ĐÀ...xong thì
cháu nên nói hồi hướng như nào hả bác...hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời và chúng sanh ý bác...
cháu cảm ơn bác...
Cậu tham khảo nhé:

Muốn làm lợi ích cho người thân, ngoài việc phụng dưỡng cha mẹ, thương mến giúp đỡ anh chị em và dòng họ còn hiện tiền, việc rất cần thiết là giúp đỡ cho vong linh những người đã khuất được tái sinh đầu thai hoặc được siêu sinh tịnh độ.
Chúng ta bị vô minh che lấp nên không thể nhìn thấy các vong linh không được tái sinh, không ai giúp đỡ lang thang đói lạnh khổ sở thế nào. Họ ngày đêm trông ngóng người nhà làm công đức, cúng thức ăn, quan tâm đến họ như người tù chờ thăm nuôi. Ấy vậy mà đa phần chúng ta cho rằng chết là hết, vô tình đối xử với ông bà dòng họ mình quá tệ, chỉ biết vun vén hưởng thụ phần mình, không có ý niệm gì về cõi giới người đã khuất.
Chúng ta may mắn được làm người, có khả năng làm việc thiện, tạo nhiều công đức gửi cho người đã khuất và giúp được cho họ thoát khổ, chỉ cần có ý niệm quan tâm, họ đã được an ủi rất nhiều.
Việc tụng kinh chú cầu siêu cho người đã khuất nên chọn cuốn kinh Nhật tụng, cuốn kinh này có thể thỉnh ở chùa hoặc mua ở hiệu sách cũng được. Trong đó có các phẩm " Kinh A Di Đà", "Kinh Phổ môn" và ở đầu các kinh đều có chú Đại bi. Đây là các kinh nên đọc tụng để cầu siêu cho các vong linh người đã khuất. Có thể đọc mỗi lần 1 phẩm hoặc chỉ đọc chú Đại bi cũng được.
Trước khi đọc tụng, nên tắm rửa sạch sẽ, súc miệng rửa mặt, đốt hương cắm vào các lư trên bàn thờ và bắt đầu đọc tụng. Sau khi tụng hết nhớ đọc "Con xin hồi hướng công đức phúng tụng kinh chú, xưng tán hồng danh chư Phật chư Bồ tát đến tất cả các vong linh gia quyến nhiều đời, các oan gia trái chủ của chúng con, cùng tất cả những ai thấy nghe, cầu mong cho họ được phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, tốc xả mê đồ, siêu sinh tịnh độ. Cầu nguyện tất cả đều được âm siêu dương thái " Đọc 3 lần như thế là xong.
Nếu mình thường xuyên làm được như thế, bản thân chúng ta cũng được hưởng nhiều phúc báo. Nên làm thêm các việc từ thiện, cúng chùa, phóng sinh... và cũng hồi hướng công đức như trên thì càng hay.
Được cảm ơn bởi: Ncarter, cloudstrife, taijiquan, cunconhamchoi
Đầu trang

taijiquan
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 784
Tham gia: 17:22, 12/12/10
Đến từ: Hà Nội

TL: Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Gửi bài gửi bởi taijiquan »

cháu cảm ơn Bác Tây Đô đã giúp đỡ...

cảm ơn anh cloudstrife...
Đầu trang

cutri04
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 1
Tham gia: 16:12, 11/09/11

TL: Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Gửi bài gửi bởi cutri04 »

Chào anh Tây đô đạo sĩ! Anh cho tôi hỏi gần đây vợ tôi thường xuyên nằm thấy người chết tôi phải cúng như thế nào? Hay mời thầy về tụng kinh cầu siêu cho họ? Mong anh chỉ giúp. Cảm ơn anh nhiều! Chúc anh gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

cutri04 đã viết:Chào anh Tây đô đạo sĩ! Anh cho tôi hỏi gần đây vợ tôi thường xuyên nằm thấy người chết tôi phải cúng như thế nào? Hay mời thầy về tụng kinh cầu siêu cho họ? Mong anh chỉ giúp. Cảm ơn anh nhiều! Chúc anh gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Anh và cô nhà nên niệm "nam mô A Di Đà Phật, nam mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát" rồi nói "Xin hồi hướng công đức niệm Phật, niệm bồ tát cho những người khuất mặt, cầu mong họ nhờ công đức ấy được siêu thoát" Ngoài ra anh nên ghi tên cả nhà gửi vào chùa nhờ chư vị tăng ni tụng kinh cầu an. Dần dần mọi việc sẽ tốt.

Nếu có điều kiện và thời gian thì anh làm theo chỉ dẫn sau, sẽ rất có lợi:

Muốn làm lợi ích cho người thân, ngoài việc phụng dưỡng cha mẹ, thương mến giúp đỡ anh chị em và dòng họ còn hiện tiền, việc rất cần thiết là giúp đỡ cho vong linh những người đã khuất được tái sinh đầu thai hoặc được siêu sinh tịnh độ.
Chúng ta bị vô minh che lấp nên không thể nhìn thấy các vong linh không được tái sinh, không ai giúp đỡ lang thang đói lạnh khổ sở thế nào. Họ ngày đêm trông ngóng người nhà làm công đức, cúng thức ăn, quan tâm đến họ như người tù chờ thăm nuôi. Ấy vậy mà đa phần chúng ta cho rằng chết là hết, vô tình đối xử với ông bà dòng họ mình quá tệ, chỉ biết vun vén hưởng thụ phần mình, không có ý niệm gì về cõi giới người đã khuất.
Chúng ta may mắn được làm người, có khả năng làm việc thiện, tạo nhiều công đức gửi cho người đã khuất và giúp được cho họ thoát khổ, chỉ cần có ý niệm quan tâm, họ đã được an ủi rất nhiều.
Việc tụng kinh chú cầu siêu cho người đã khuất nên chọn cuốn kinh Nhật tụng, cuốn kinh này có thể thỉnh ở chùa hoặc mua ở hiệu sách cũng được. Trong đó có các phẩm " Kinh A Di Đà", "Kinh Phổ môn" và ở đầu các kinh đều có chú Đại bi. Đây là các kinh nên đọc tụng để cầu siêu cho các vong linh người đã khuất. Có thể đọc mỗi lần 1 phẩm hoặc chỉ đọc chú Đại bi cũng được.
Trước khi đọc tụng, nên tắm rửa sạch sẽ, súc miệng rửa mặt, đốt hương cắm vào các lư trên bàn thờ và bắt đầu đọc tụng. Sau khi tụng hết nhớ đọc "Xin hồi hướng công đức phúng tụng kinh chú, xưng tán hồng danh chư Phật chư Bồ tát đến tất cả các vong linh gia quyến nhiều đời, các oan gia trái chủ, cầu mong cho họ được thoát khổ vãng sinh tịnh độ" Đọc 3 lần như thế là xong.
Nếu mình thường xuyên làm được như thế, bản thân chúng ta cũng được hưởng nhiều phúc báo. Nên làm thêm các việc từ thiện, cúng chùa, phóng sinh... và cũng hồi hướng công đức như trên thì rất tốt.

Chúc gia đình anh hạnh phúc bình yên.
Đầu trang

lasen
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 11
Tham gia: 16:33, 07/09/11

TL: Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Gửi bài gửi bởi lasen »

Thưa Bác Tây Đô Đạo Sĩ,
Con đọc topic này, con cảm thấy rất là hay. Con thấy có nhiều điều con tự cảm thấy đúng đối với trường hợp của riêng con. Từ lúc con sinh ra cho den năm 13 tuổi, hầu như lúc nào con cũng bi bệnh tật. Con nghe mẹ kể lại, lúc mới sinh ra cho den năm 3 tuổi, khi ba đi làm về thì chạy thẳng đến nhà bác sĩ trước khi về nhà để đón hai mẹ con. Con bị bệnh thừơng xuyên đến năm 13 tuổi, một tháng 30 ngày con đã bị bệnh hết 28 ngày. Lúc nào cũng phải uống thuốc. Tối ngủ thì khó thở vì bị hen suyển, viêm phế quản,... Khi lớn lên từ 14 đến 18 tuổi, cơ thể có chút sức đề kháng, nên không thừơng bị bệnh như lúc nhò nữa. Nhưng có một vài căn bệnh không thể nào chữa khỏi chẳng hạn như về tiêu hóa. Dù có đi bác sĩ cũng không khỏi, uống thuốc vào thì hết nhưng cứ 3-4 tháng sau lại bị như vậy. Nhất là lúc căng thẳng vào việc gì đó hay những kỳ thi. Bệnh tật làm cho tinh thần con ngừơi ta sa sút rất nhiều.Có khi chỉ có bệnh ho thôi, ngừoi ta uống thuốc thì hết. Còn con uống cả tháng trời không thấy hết. Đến năm 18 tuổi, con đựơc một ngừơi anh họ dẫn đi phóng sinh chơi. Lúc đó, con cũng chưa hiểu nhiều về việc này. Chỉ biết đi chơi là đựơc vui rồi. Lâu ngày thì cũng hình thành thói quen, không phóng sinh com cảm thấy thiếu. Từ năm 18 tuổi đến nay, mỗi tuần con đều tranh thủ phóng sinh một lần. Hiệu quả thì con không thấy liền, nhưng đến khi con 22 tuổi cho đến nay con hoàn tòan khỏe, không bệnh tật rề rà như trứoc đầy, các bệnh ngày trứoc thừơng hay có cũng không còn nữa. Gia đình cũng rất là ngạc nhiên. Con mới đầu chưa có hiểu, chỉ nghĩ chắc càng lớn, mình có nhiều sức đề kháng hơn. Sau đó, con mới hiểu là chắc do con cũng thừong hay phóng sinh va co gang an chay moi thang 10 ngày nên như vậy. Con không có hiểu biết nhiều về đạo, nhưng có một việc con rút ra từ bản thân con, việc phóng sinh va ăn chay thật là vi diệu. Con cũng rất là thiết tha mong sao cho mọi người, ai ai cũng tin vào điều này.
Nhân tiện, con cung xin được hỏi về việc khi ngủ mà nhìn thấy những cảnh tựong và người mình không biết. Con dường như không có bao giờ ngủ mà nằm mộng. Nhưng cứ thỉnh thoảng bốn hay năm tháng, con thường hay nhìn thấy trong giấc mơ, con đang cứu hay lo cho một bé gái khoảng chừng 3-4 tuổi. Ngày thừong, con ít khi tiếp xúc với trẻ con vì gia đình không có con nít. Nhưng mà không hiểu sao giấc mơ như vậy cứ hay lặp lại. Có khi thấy con và đứa bé đang ở trên một cây cầu gỗ, bên dưới là vực thẳm, con phải ôm và cứu đứa bé. Sau khi cứu xong, con trả lại cho mẹ của nó. Ngừoi mẹ không nói gì, nét mặt thì u buồn.
Rồi có khi con thấy một ngừoi phụ nữ trao cho con một đứa bé gái nhỏ 3-4 tuổi, nhờ bế dùm. Chưa kịp làm gì, loay hoay thì thấy xẹ cộ đông ngẹt, ngừoi mẹ tự tử, con thì ôm đứa bé mà lúc đó nghĩ trong giấc mơ mình phải nuôi đứa bé này rồi.
Con không hiểu vì sao con luon nhìn thấy đứa bé và ngừoi mẹ trong giac mơ. Mỗi lần thấy xong, giật mình dậy, lòng con buồn quá trời, không hiểu vì sao.
Ba con khuyen con nên thừong xuyen niệm Phật nhiều hơn. Nhưng con rất là muốn biết được, liệu giấc mơ của mình thừơng lặp lại như vậy có ý muốn nhắc mình làm điều gì không.
Kính mong đựoc lời khuyên của Bác.
Con chân thành cám ơn.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Cúng chùa, bố thí, phóng sinh...làm gì?

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

lasen đã viết:Thưa Bác Tây Đô Đạo Sĩ,
Con đọc topic này, con cảm thấy rất là hay. Con thấy có nhiều điều con tự cảm thấy đúng đối với trường hợp của riêng con. Từ lúc con sinh ra cho den năm 13 tuổi, hầu như lúc nào con cũng bi bệnh tật. Con nghe mẹ kể lại, lúc mới sinh ra cho den năm 3 tuổi, khi ba đi làm về thì chạy thẳng đến nhà bác sĩ trước khi về nhà để đón hai mẹ con. Con bị bệnh thừơng xuyên đến năm 13 tuổi, một tháng 30 ngày con đã bị bệnh hết 28 ngày. Lúc nào cũng phải uống thuốc. Tối ngủ thì khó thở vì bị hen suyển, viêm phế quản,... Khi lớn lên từ 14 đến 18 tuổi, cơ thể có chút sức đề kháng, nên không thừơng bị bệnh như lúc nhò nữa. Nhưng có một vài căn bệnh không thể nào chữa khỏi chẳng hạn như về tiêu hóa. Dù có đi bác sĩ cũng không khỏi, uống thuốc vào thì hết nhưng cứ 3-4 tháng sau lại bị như vậy. Nhất là lúc căng thẳng vào việc gì đó hay những kỳ thi. Bệnh tật làm cho tinh thần con ngừơi ta sa sút rất nhiều.Có khi chỉ có bệnh ho thôi, ngừoi ta uống thuốc thì hết. Còn con uống cả tháng trời không thấy hết. Đến năm 18 tuổi, con đựơc một ngừơi anh họ dẫn đi phóng sinh chơi. Lúc đó, con cũng chưa hiểu nhiều về việc này. Chỉ biết đi chơi là đựơc vui rồi. Lâu ngày thì cũng hình thành thói quen, không phóng sinh com cảm thấy thiếu. Từ năm 18 tuổi đến nay, mỗi tuần con đều tranh thủ phóng sinh một lần. Hiệu quả thì con không thấy liền, nhưng đến khi con 22 tuổi cho đến nay con hoàn tòan khỏe, không bệnh tật rề rà như trứoc đầy, các bệnh ngày trứoc thừơng hay có cũng không còn nữa. Gia đình cũng rất là ngạc nhiên. Con mới đầu chưa có hiểu, chỉ nghĩ chắc càng lớn, mình có nhiều sức đề kháng hơn. Sau đó, con mới hiểu là chắc do con cũng thừong hay phóng sinh va co gang an chay moi thang 10 ngày nên như vậy. Con không có hiểu biết nhiều về đạo, nhưng có một việc con rút ra từ bản thân con, việc phóng sinh va ăn chay thật là vi diệu. Con cũng rất là thiết tha mong sao cho mọi người, ai ai cũng tin vào điều này.
Nhân tiện, con cung xin được hỏi về việc khi ngủ mà nhìn thấy những cảnh tựong và người mình không biết. Con dường như không có bao giờ ngủ mà nằm mộng. Nhưng cứ thỉnh thoảng bốn hay năm tháng, con thường hay nhìn thấy trong giấc mơ, con đang cứu hay lo cho một bé gái khoảng chừng 3-4 tuổi. Ngày thừong, con ít khi tiếp xúc với trẻ con vì gia đình không có con nít. Nhưng mà không hiểu sao giấc mơ như vậy cứ hay lặp lại. Có khi thấy con và đứa bé đang ở trên một cây cầu gỗ, bên dưới là vực thẳm, con phải ôm và cứu đứa bé. Sau khi cứu xong, con trả lại cho mẹ của nó. Ngừoi mẹ không nói gì, nét mặt thì u buồn.
Rồi có khi con thấy một ngừoi phụ nữ trao cho con một đứa bé gái nhỏ 3-4 tuổi, nhờ bế dùm. Chưa kịp làm gì, loay hoay thì thấy xẹ cộ đông ngẹt, ngừoi mẹ tự tử, con thì ôm đứa bé mà lúc đó nghĩ trong giấc mơ mình phải nuôi đứa bé này rồi.
Con không hiểu vì sao con luon nhìn thấy đứa bé và ngừoi mẹ trong giac mơ. Mỗi lần thấy xong, giật mình dậy, lòng con buồn quá trời, không hiểu vì sao.
Ba con khuyen con nên thừong xuyen niệm Phật nhiều hơn. Nhưng con rất là muốn biết được, liệu giấc mơ của mình thừơng lặp lại như vậy có ý muốn nhắc mình làm điều gì không.
Kính mong đựoc lời khuyên của Bác.
Con chân thành cám ơn.
Đứa nhỏ ấy có nhân duyên với bạn, nên làm được việc công đức nào như tụng kinh chú, niệm Phật, phóng sinh...thì hồi hướng cho đứa bé ấy được âm siêu dương thái. Chúng ta tái sinh đầu thai nhiều kiếp và rất nhiều người trước đây là gia quyến của mình. Hiên tại mình có thể giúp được họ. Nên cố gắng làm hết sưc mình. Thế nhé.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cuộc sống muôn màu”