Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Trao đổi về các lĩnh vực khoa học và đời sống

Ngưu nghĩa là gì?

1. Con Trâu
5
63%
2. Tên một vì sao
3
38%
 
Tổng số bình chọn: 8

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Gửi bài gửi bởi apollo »

Tôi vừa nhận được một câu hỏi rất thú vị về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão
cho cháu hỏi về văn chút
nhoc: trog bài Thuât hoài
nhoc: có đoạn viết:
nhoc: Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
nhoc: & co' 2 bản dịch câu đó như sau?
nhoc: 1. 3 quân hùng khí át sao ngưu
nhoc: 2. 3 quân sức mạnh nuốt trôi Trâu
nhoc: giữa nuốt trôi Trâu vá át sao Ngưu
nhoc: cháu k hỉu nhiu` về chiêm tinh, nên bác giải cho cháu chút về Ngưu Đẩu với
nhoc: vì thực ra cháu thix câu dịch thứ 1...mà giáo viên lại bắt khen ngợi câu thứ 2...
Như vậy thì ở đây Ngưu là sao Ngưu hay là Trâu?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Gửi bài gửi bởi apollo »

* Phiên âm:

Thuật Hoài
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

* Dịch nghĩa*

Tỏ lòng
Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng mạnh nuốt trôi trâu.
Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
* Bản dịch của Trần Trọng Kim

Thuật hoài

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí thế át sao Ngưu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Đầu trang

Ong_Do
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 114
Tham gia: 11:47, 13/01/09

TL: Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Gửi bài gửi bởi Ong_Do »

hà hà, lại thơ văn hỉ....đúng món "tâm đắc" của ĐỒ ta rồi....
Bài thơ này của Phạm Ngũ Lão, bài này có nhiều người đã dịch, nổi tiếng có lẽ là bài dịch của học giả Trần Trọng Kim, nhưng xem ra văn nhân thi sĩ bao lâu nay vẫn chưa thoả mãn lắm.
Nguyên văn :



述 懷
橫 槊 江 山 恰 幾 秋
三 軍 貔 虎 氣 吞 牛
男 兒 未 了 功 名 債
羞 聽 人 間 說 武 侯


Thuật hoài

Hoành sóc giang san cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.


Dịch thơ:


Tỏ lòng

Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Bản dịch của Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Lược)

Hai bản dịch khác khuyết danh:
1.
Vung giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh át sao Ngưu
Công danh trai trẻ còn vương nợ
Luống thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu

2.
Ngọn giáo non sông trải mấy thâu,
Ba quân hùng hổ khí thôn Ngưu.
Công danh nếu để còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe truyện Vũ Hầu.

Nội dung bài thơ thì cũng đơn giản chỉ là nói lên cái Hùng Tâm Tráng Chí của tác giả. Nhưng rắc rối là ở cái câu thứ 2 này, "tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu". xưa nay chúng ta đọc thơ dịch ít, ai để ý đến nghĩa gốc cảu từ vựng, nên thường thụ động theo ý của người dịch. Trong bài thơ này, quan tâm đến mấy chữ :
- Tỳ hổ : Tỳ là con gấu, Hổ là con hổ, nhưng hai chứ tỳ hổ là thường được dùng để chí cái khí thế hùng mạnh, tỏ rõ cái oai linh, sức mạnh của Hùm Gấu.
- Thôn : nguyên nghĩa là Nuốt, còn có nghĩa nữa là diệt mất, đánh chiếm (như chữ Thôn Tính)
- Ngưu : nguyên nghĩa là Con Trâu, là sao Ngưu


Nếu xem xét như trên thì cả hai nghĩa Con Trâu, hoặc Sao Ngưu đều không sai! Rắc rối thế cho nên mấy trăm năm nay người ta vẫn cãi nhau, chưa phân định được. Ngay như trong ba bản dịch trên, có người vì ngại dịch hai chữ Thôn Ngưu, cho nên đành…để nguyên.


Theo thiển ý của Đồ ta, thì cái nghĩa NÊN THEO của nó là cái nghĩa CON TRÂU, vì tương quan với từ Tỳ Hổ = Hùm Gấu, cho nên đi với nhau rất hợp. thể hiện cái SỨC MẠNH vô địch của loài Hùm Gầu có thể nuốt trôi Trâu! Chứ xưa nay trong kinh sách, cụm từ Khí Át Ngưu Đẩu được dùng khá phổ thông, nhưng thường nó mang ý nghĩa .. Văn chương sáo rỗng hơn là thực tế. Phạm Ngũ Lão là hàng Hổ tướng, nên cái ý thơ của ông cũng đầy sức mạnh, chứ không thể hão huyền chỉ là Khí Át Ngưu Đẩu được. Do vậy cái bàn thơ kia nên dịch lại là :




Cắp ngang ngọn giáo giữ non sông đến nay đã vừa trải mấy Thu
(ngắm nhìn) ba quân (sức mạnh) như Hùm Gấu, khí thế có thể nuốt Trâu
(Làm thân) trai chưa trả xong cái nợ công danh (với đất nước)
(cho nên) cảm thấy thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện về Gia Cát Vũ Hầu.



Trà đàm đeeeee....:D
Được cảm ơn bởi: apollo
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Gửi bài gửi bởi apollo »

Đến hôm nay lão đồ mới thực sự theo nghề chính của mình là gõ đầu trẻ. Khổ chủ đang băn khoăn phân tích bài văn này có lẽ đã thỏa mãn và hí hửng vào copy những luận giải của thày đồ để phục vụ cho bài kiểm tra ngày mai
Từ nay các cháu còn đang theo học ở trong nhà trường có gì không hiểu, từ toán học cho đến vật lý hóa học, từ lịch sử cho đến địa lí thiên văn đều có thể vào topic của lão đồ để nhờ giải đáp.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
profesionalrat
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 147
Tham gia: 14:47, 26/08/09
Đến từ: ●๋• [Gia] ☼[Tộc] ☼[Çhuộ†] ●๋• [Đại] [Đảg] [Tý]

TL: Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Gửi bài gửi bởi profesionalrat »

=)) vâg ạ
cám ơn cụ Đồ
cầu Trời mai ta Thuật Hoài :D
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Bui Mai Phuong
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 981
Tham gia: 00:14, 16/09/09

TL: Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Gửi bài gửi bởi Bui Mai Phuong »

Ong_Do đã viết:
Theo thiển ý của Đồ ta, thì cái nghĩa NÊN THEO của nó là cái nghĩa CON TRÂU, vì tương quan với từ Tỳ Hổ = Hùm Gấu, cho nên đi với nhau rất hợp. thể hiện cái SỨC MẠNH vô địch của loài Hùm Gầu có thể nuốt trôi Trâu! Chứ xưa nay trong kinh sách, cụm từ Khí Át Ngưu Đẩu được dùng khá phổ thông, nhưng thường nó mang ý nghĩa .. Văn chương sáo rỗng hơn là thực tế. Phạm Ngũ Lão là hàng Hổ tướng, nên cái ý thơ của ông cũng đầy sức mạnh, chứ không thể hão huyền chỉ là Khí Át Ngưu Đẩu được. Do vậy cái bàn thơ kia nên dịch lại là :




Cắp ngang ngọn giáo giữ non sông đến nay đã vừa trải mấy Thu
(ngắm nhìn) ba quân (sức mạnh) như Hùm Gấu, khí thế có thể nuốt Trâu
(Làm thân) trai chưa trả xong cái nợ công danh (với đất nước)
(cho nên) cảm thấy thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện về Gia Cát Vũ Hầu.



Trà đàm đeeeee....:D
Ngày trước em học bài thơ này là theo cách dịch thứ nhất, có nghĩa là sao Ngưu. Em chỉ nhớ láng máng cô giáo giảng là " Sức mạnh của quân lấn át cả đất trời" Em thấy nó hùng khí hơn "nuốt trôi trâu" nhiều chứ.
Tác giả Trần Trọng Kim dịch là “Ba quân hùng khí át sao Ngưu, còn Bùi Văn Nguyên dịch là “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Tôi thích cách dịch của Trần Trọng Kim, bởi lẽ dịch “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” nói được sức mạnh, khí thế dũng mãnh “Sát Thát” của quân đội, sẵn sàng lăn xả vào bọn giặc dữ một khi chúng tràn tới... nhưng chưa nói được tầm vóc. Hơn nữa dịch “át sao Ngưu”... câu thơ có lẽ giàu hình ảnh, gợi cảm hơn, kết hợp với câu thơ thứ nhất mở ra cả một không gian rộng lớn, vì thế ý thơ cũng giàu sức khái quát hơn. Hai câu thơ nhỏ mà mang hai hình ảnh lớn: Hình ảnh một tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo đi cứu nước ròng rã bao năm mà chưa hề mảy may mệt mỏi. Hình ảnh “ba quân” xông lên giết giặc bừng bừng hùng khí át cả sao Ngưu, nghĩa là át cả trời cao. Bút pháp miêu tả, so sánh, phóng đại, phép đối hài hoà, giọng thơ hào hùng, sôi nổi tạo ra cách nói hấp dẫn và ấn tượng. Hình ảnh tráng sĩ còn có tính chất cụ thể ít nhiều, hình ảnh ba quân thì rõ ràng chỉ từ ấn tượng, từ cảm hứng chủ quan, dĩ nhiên là rất mãnh liệt và sảng khoái. “Ở đây chủ quan mà lại chân thực, chân thực của ấn tượng chứ không phải chân thực của thị giác. Chân thực ở cái hồn của sự việc chứ không phải ở sự việc cụ thể. Xét cho cùng, chính đó là cái chân thực của thời đại, của đất nước” (Nguyễn Đình Chú).Nếu cái tư thế của tráng sĩ với hình ảnh cây trường giáo như đo bằng chiều ngang của non sông thì tư thế của ba quân lớn mạnh đo bằng chiều dọc. Nghĩa là không gian mở ra theo chiều rộng của núi sông và mở theo chiều cao đến tận sao Ngưu thăm thẳm. Con người kì vĩ như át cả không gian bao la trong một bối cảnh không – thời gian kì vĩ. Hình ảnh tráng sĩ lồng vào trong hình ảnh dân tộc thật đẹp có tính chất sử thi, hoành tráng. Đó chính là sức mạnh, âm vang của thời đại, vẻ đẹp của người trai thời Trần. Đó chính là sản phẩm của “hào khí Đông A”. Nói cách khác, đó là hình ảnh con người vũ trụ, mang tầm vóc lớn lao. Con người mang tầm vóc của vũ trụ này vì ai mà xông pha, quyết chiến...? Tất cả xuất phát từ trách nhiệm, ý thức dân tộc và nền thái bình đất nước... Vì thế con người vũ trụ gắn với con người trách nhiệm, con người ý thức, bổn phận, con người hành động, đó chính là những biểu hiện của con người cộng đồng, con người xả thân vì đất nước. Điều đặc biệt ở đây là, khác với văn học Trung Quốc hay Ấn Độ, con người vũ tru, con người cộng đồng trong văn học Việt Nam nói chung và Thuật hoài nói riêng gắn với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, gắn với thời đại và đất nước.Tác giả Trần Trọng Kim dịch là “Ba quân hùng khí át sao Ngưu”, còn Bùi Văn Nguyên dịch là “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”. Tôi thích cách dịch của Trần Trọng Kim, bởi lẽ dịch “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” nói được sức mạnh, khí thế dũng mãnh “Sát Thát” của quân đội, sẵn sàng lăn xả vào bọn giặc dữ một khi chúng tràn tới... nhưng chưa nói được tầm vóc. Hơn nữa dịch “át sao Ngưu”... câu thơ có lẽ giàu hình ảnh, gợi cảm hơn, kết hợp với câu thơ thứ nhất mở ra cả một không gian rộng lớn, vì thế ý thơ cũng giàu sức khái quát hơn. Hai câu thơ nhỏ mà mang hai hình ảnh lớn: Hình ảnh một tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo đi cứu nước ròng rã bao năm mà chưa hề mảy may mệt mỏi. Hình ảnh “ba quân” xông lên giết giặc bừng bừng hùng khí át cả sao Ngưu, nghĩa là át cả trời cao. Bút pháp miêu tả, so sánh, phóng đại, phép đối hài hoà, giọng thơ hào hùng, sôi nổi tạo ra cách nói hấp dẫn và ấn tượng. Hình ảnh tráng sĩ còn có tính chất cụ thể ít nhiều, hình ảnh ba quân thì rõ ràng chỉ từ ấn tượng, từ cảm hứng chủ quan, dĩ nhiên là rất mãnh liệt và sảng khoái. “Ở đây chủ quan mà lại chân thực, chân thực của ấn tượng chứ không phải chân thực của thị giác. Chân thực ở cái hồn của sự việc chứ không phải ở sự việc cụ thể. Xét cho cùng, chính đó là cái chân thực của thời đại, của đất nước” (Nguyễn Đình Chú).

Nếu cái tư thế của tráng sĩ với hình ảnh cây trường giáo như đo bằng chiều ngang của non sông thì tư thế của ba quân lớn mạnh đo bằng chiều dọc. Nghĩa là không gian mở ra theo chiều rộng của núi sông và mở theo chiều cao đến tận sao Ngưu thăm thẳm. Con người kì vĩ như át cả không gian bao la trong một bối cảnh không – thời gian kì vĩ. Hình ảnh tráng sĩ lồng vào trong hình ảnh dân tộc thật đẹp có tính chất sử thi, hoành tráng. Đó chính là sức mạnh, âm vang của thời đại, vẻ đẹp của người trai thời Trần. Đó chính là sản phẩm của “hào khí Đông A”. Nói cách khác, đó là hình ảnh con người vũ trụ, mang tầm vóc lớn lao. Con người mang tầm vóc của vũ trụ này vì ai mà xông pha, quyết chiến...? Tất cả xuất phát từ trách nhiệm, ý thức dân tộc và nền thái bình đất nước... Vì thế con người vũ trụ gắn với con người trách nhiệm, con người ý thức, bổn phận, con người hành động, đó chính là những biểu hiện của con người cộng đồng, con người xả thân vì đất nước. Điều đặc biệt ở đây là, khác với văn học Trung Quốc hay Ấn Độ, con người vũ tru, con người cộng đồng trong văn học Việt Nam nói chung và Thuật hoài nói riêng gắn với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, gắn với thời đại và đất nước.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Gửi bài gửi bởi apollo »

Tuy bài phân tích trên có điều gì đó gượng ép nhưng câu phân tích dưới cũng rất chí tình chí lý:

Nếu cái tư thế của tráng sĩ với hình ảnh cây trường giáo như đo bằng chiều ngang của non sông thì tư thế của ba quân lớn mạnh đo bằng chiều dọc. Nghĩa là không gian mở ra theo chiều rộng của núi sông và mở theo chiều cao đến tận sao Ngưu thăm thẳm.

Ngoài ra tôi xin bổ xung thêm một ý:

Khi nhắc đến sao Ngưu trong văn học người ta thường nhắc đến sao Đẩu. Đẩu Ngưu là hai sao trong nhị thập bát tú (1), (Giác Cang Đê Phòng Tâm Vĩ Cơ Đẩu Ngưu...) thuộc Huyền vũ ở Phương Bắc, liệu có phải ông dùng hình ảnh này để nói về bọn giặc ngoại xâm phương Bắc hay không???)


(1) Nhị thập bát tú, tham khảo wikipedia
Đầu trang

Ong_Do
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 114
Tham gia: 11:47, 13/01/09

TL: Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Gửi bài gửi bởi Ong_Do »

Thì đã bảo mấy trăm năm nay người ta vẫn cãi nhau, chung quy cũng chỉ tại cái ông Phạm Ngũ Lão viết văn không rõ ràng để hậu thế cứ đoán già đáon non.

Nhưng cái bài văn của Mai Phương trích dẫn trên kia của ông nào viết thấy sáo rỗng quá. Văn thơ Lý Trần không mấy khi có những văn từ sáo rỗng như thế. Đúng sai thì khó phân biệt, nhưng ĐỒ ta vẫn thích cái ý nghĩa con Trâu hơn là sao Ngưu.
“Hoành Sóc Giang Sơn” mà dịch thành nghĩa “cây trường giáo như đo bằng chiều dài đất nước” thì quả thật là văn học học sinh thôi, thuộc bài là chính chứ chưa đi hết chiều sâu của CẢM THỤ VĂN CHƯƠNG. Đem tất cả không gian, thời gian, chiều dài chiều dọc mà quy kết vào hai câu thơ này thì….oan uống quá. Mục đích ý nghĩa của câu thơ khi tác giả viết ra cũng chỉ là để miêu ta cái sức mạnh của ba quân. Chứ chắc chắn rằng lúc viết câu thơ này tác giả không hề nghĩ đến cái ý “ngọn giáo đo chiều ngang mà hùng khí phải đo theo chiều dọc”, đấy là do cái ông viết bài ông ấy tán ra thế thôi.
Còn nói về CẢM THỤ VĂN HỌC, không ai dám nói rằng “Hùng khí át sao Ngưu” sẽ tầm vóc hơn “Hổ khí nuốt Trâu”…vấn đề ở chỗ là nó nói lên cái gì, một yếu tối quan trọng nữa là Văn Cảnh, nó phải hợp thời, hợp với không gian và thời gian. Bài Thuật Hoài là bài thơ nổi tiếng của Vũ Vệ Đại Tướng Quân Phạm Ngũ Lão, ông là một người được xếp trong hàng Hổ tướng thới bấy giờ, “Cái lông cánh của con đại bàng” như Hưng đạo vương đã nói. Văn thơ của ông còn nhiều, đọc qua các tác phẩm của ông, không thấy văn từ sáo rỗng, đa phần là thể hiện tráng khí. Đồ ta thì thích cái nghĩa CON TRÂU hơn, Khí thế Ba quân nhu hùm beo có thể nuốt trôi trâu! Nghe khoái hơn, hiện thực hơn, chứ ở mãi đâu tận sao Ngưu, sao Đẩu, chả biết thế nào.
Đầu trang

Đổng Lâm
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 181
Tham gia: 11:51, 26/06/09

TL: Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Gửi bài gửi bởi Đổng Lâm »

Đồng ý với lão Đồ là cái thế "Nuốt trôi Trâu" nó đúng với phong cách của một võ tướng hơn. Nói theo kiểu ví von này nọ nó mang tính văn học của một nho sinh quá. Nếu nói rằng Sao Ngưu đại diện cho Bầu trời hay Phương Bắc gì đó cũng không hợp lý. Cái thời "Hàng hay đánh", hào khí "Đông A" hừng hực việc gì phải ngại nói thẳng, mà phải nói tránh thế. Mày cạy to xác là Trâu lại có sừng nên cứ sang ăn trộm đất nhà tao, tao nhỏ hơn nhưng có khí của tỳ hổ, nuốt tươi mày :D


Tỳ Hổ mà đòi nuốt sao Ngưu, chẳng khác gì "lão khuyển phệ nguyệt" :P


Mạn đàm thui ;)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
profesionalrat
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 147
Tham gia: 14:47, 26/08/09
Đến từ: ●๋• [Gia] ☼[Tộc] ☼[Çhuộ†] ●๋• [Đại] [Đảg] [Tý]

TL: Ngưu là con trâu hay là tên gọi vì sao???

Gửi bài gửi bởi profesionalrat »

Ong_Do đã viết:Thì đã bảo mấy trăm năm nay người ta vẫn cãi nhau, chung quy cũng chỉ tại cái ông Phạm Ngũ Lão viết văn không rõ ràng để hậu thế cứ đoán già đáon non.

Nhưng cái bài văn của Mai Phương trích dẫn trên kia của ông nào viết thấy sáo rỗng quá. Văn thơ Lý Trần không mấy khi có những văn từ sáo rỗng như thế. Đúng sai thì khó phân biệt, nhưng ĐỒ ta vẫn thích cái ý nghĩa con Trâu hơn là sao Ngưu.
“Hoành Sóc Giang Sơn” mà dịch thành nghĩa “cây trường giáo như đo bằng chiều dài đất nước” thì quả thật là văn học học sinh thôi, thuộc bài là chính chứ chưa đi hết chiều sâu của CẢM THỤ VĂN CHƯƠNG. Đem tất cả không gian, thời gian, chiều dài chiều dọc mà quy kết vào hai câu thơ này thì….oan uống quá. Mục đích ý nghĩa của câu thơ khi tác giả viết ra cũng chỉ là để miêu ta cái sức mạnh của ba quân. Chứ chắc chắn rằng lúc viết câu thơ này tác giả không hề nghĩ đến cái ý “ngọn giáo đo chiều ngang mà hùng khí phải đo theo chiều dọc”, đấy là do cái ông viết bài ông ấy tán ra thế thôi.
Còn nói về CẢM THỤ VĂN HỌC, không ai dám nói rằng “Hùng khí át sao Ngưu” sẽ tầm vóc hơn “Hổ khí nuốt Trâu”…vấn đề ở chỗ là nó nói lên cái gì, một yếu tối quan trọng nữa là Văn Cảnh, nó phải hợp thời, hợp với không gian và thời gian. Bài Thuật Hoài là bài thơ nổi tiếng của Vũ Vệ Đại Tướng Quân Phạm Ngũ Lão, ông là một người được xếp trong hàng Hổ tướng thới bấy giờ, “Cái lông cánh của con đại bàng” như Hưng đạo vương đã nói. Văn thơ của ông còn nhiều, đọc qua các tác phẩm của ông, không thấy văn từ sáo rỗng, đa phần là thể hiện tráng khí. Đồ ta thì thích cái nghĩa CON TRÂU hơn, Khí thế Ba quân nhu hùm beo có thể nuốt trôi trâu! Nghe khoái hơn, hiện thực hơn, chứ ở mãi đâu tận sao Ngưu, sao Đẩu, chả biết thế nào.
theo cháu đc biết thì tác phẩm của PNG giờ còn có 2 tác phẩm : Thuật hoài & Viếng thượng tưống quốc công Hưg Đạo vương. Giọng văn của ông k hề mang dáng dấp lãng mạn.
Còn nói về 2 câu dịch, 1 câu mang tính lãng mạn, còn câu kia mag tính anh hùng rõ nét hơn
mà hum nai thi ra bài Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới 43) của cụ Nguyễn Trãi bác à...hihi đỡ ghê!!! B-)
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cuộc sống muôn màu”