-------------------anhminh1990 đã viết:em thì chỉ biết rằng nhờ Kinh Dịch và các quẻ giúp ích rất nhiều trong đời sống
Thứ nhất: câu trên của anhminh1990 --> Chuẩn không cần chỉnh.
Thứ hai: dùng những câu chuyện đại loại như: Lạc Long Quân... bên ta; Nghiêu-Thuấn... bên Tầu --> những vấn đề này, về độ xác thực đều là dựa trên nghiên cứu (tư liệu, sách vở) và một vài di chỉ khảo cổ mà PHỎNG Đoán, rồi đặt tên cho các hiện tượng-sự kiện đó (theo cách chủ quan của người nghiên cứu đương đại), chẳng có gì vững chắc bảo đảm về "độ" xác thực của chúng --> các thông tin này chỉ mang tính tham khảo. --> dựa vào những vấn đề đó để KHẲNG định "như đúng rồi" một vài suy luận "có vẻ khá hợp lý" là thiếu thuyết phục (đôi khi chỉ là những logic mang tính hình thức, đánh tráo khái niệm, cố may một cái áo đẹp trên những mảnh vải vụn đã ố mầu qua thời gian, đôi khi còn nhuộm đầy "bụi trần ô uế" một cách vô tình hay hữu ý). Bản thân các cơ sở lý luận đưa ra thiếu vững chắc thì kết luận cũng chỉ mang tính "tham khảo" mà thôi.
Thứ ba: taothao có nghe câu nói này của các cụ, nói nôm na như sau - cá trong ao của ta là của ta, không quan trọng nó từ cái ao nào tới. (cũng giống như tôi mua cái iPhone này rồi, nó là của tôi, không phải của Apple, cũng chẳng phải của Mỹ nữa, quan trọng là "em thì chỉ biết rằng nhờ Kinh Dịch và các quẻ giúp ích rất nhiều trong đời sống"- anhminh1990)
Thứ tư, tiếp cận Đối tượng nghiên cứu Khoa học một cách "thiếu phóng khoáng và rộng mở" sẽ gặp rất nhiều hạn chế về kết quả nghiên cứu và ứng dụng. Thiển nghĩ, nên tiếp cận Kinh Dịch dưới góc độ: đây là tinh hoa của nhân loại (của ai, liệu có quan trọng không?)
Thứ năm, nếu đơn thuần là người nghiên cứu học thuật, bất kể kết luận đúng hay sai đều được đáng trân trọng, đặc biệt là những tìm tòi phát hiện mang tính phản biện (rất đáng quý). Tuy nhiên, nếu có nhuốm mầu "kim tiền" thì mọi người luôn có quyền nghi ngờ về động cơ "khoa học-nhân văn" của nó.
Có câu: danh bất chính, ngôn bất thuận. Nếu đã không chính danh, e rằng ngôn bất "thực".
Thứ tiếp: nhân quả trong Huyền Học là một mệnh đề không thể giải thích một cách rõ ràng, tuy nhiên "gieo nhân nào, gặt quả nấy". Động cơ quyết định, ảnh hưởng đến mục đích; gieo nhân tạo quả. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt.
Thứ tiếp: ở một vài góc độ nhất định, Huyền Học được coi là mang tính duy tâm, nếu đứng trên động cơ duy vật "vật chất quyết định tinh thần", thì e rằng công lực của người "luỵện công" môn Huyền học khó mà "thâm hậu" được, khó mà đạt được cảnh giới Huyền Không.
CHỦ Nhật: đứng trên góc độ tinh thần dân tộc-quốc gia, dân tộc nào sử dụng và áp dụng hiệu quả các thành tựu của nhân loại (Khoa học tự nhiên-xã hội-nhân văn-...) trong công cuộc xây dựng "dân cường, nước thịnh" thì dân tộc-quốc gia đó mới đáng được ngưỡng mộ. (các thành tựu đó xuất xứ từ dân tộc-quốc gia nào có còn quan trọng lắm không?). Đứng trên góc độ cá nhân: liệu chỉ có TRÍ mà không cần cái TÂM không? Liệu chỉ có TRÍ-TÂM mà không cần có cái TẦM không?
Ai cũng có TRÍ (cao hay thấp). Ai cũng có TÂM (Tim hay TÂM). Ai cũng có TẦM (cao hay thấp). Nói dại, hay chỉ là TẦM PHÀO.