Đất Phật

Trao đổi về kiến thức Hán Nôm và cổ học
hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Re: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

11. Bà lô kiết đế thất phật ra lăng đà bà


Bà lô kiết đế dịch là “Quán”.

Thất Phật ra dịch là “Tự tại” hoặc là thế âm.Âm thanh ở trong thế gian. Đây chính là Bồ – tát Quán Thế Âm.
Bà lô kiết đế thất Phật ra là Quán Thế Âm, cũng chính là Quán Tự Tại. Hai danh hiệu này không nhất định phải là Bồ – tát Quán Thế Âm mới được gọi là Quán Tự Tại hay Quán Thế Âm, mà nếu khi quí vị đã đạt được tự tại rồi, thì quí vị chính là Bồ – tát Quán Tự Tại. Khi quí vị có được năng lực cứu độ tất cả mọi loài chúng sinh, thì quí vị chính là Bồ Tát Quán Thế Âm. Vì vậy, một khi quí vị đã thể nhập và vận dụng trọn vẹn pháp này rồi thì chính quí vị là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Lăng đà bà dịch là “hải đảo”, chỉ cho núi Phổ Đà (Potala), nơi Bồ – tát Quán Thế Âm thường thị hiện. Có sách nói núi Phổ Đà ở nước Trung Hoa. Phổ Đà có nghĩa là “hoa trắng nhỏ” vì nơi núi ấy có loài hoa trắng nở rất nhiều. Trên núi có một cung điện được kiến tạo ở trong hang đá gọi là “Cung Từ Bi”, đó là nơi Bồ Tát Quan Thế Âm thường thị hiện. Nơi đó được trang hoàng bằng bảy thứ châu báu: vàng, bạc, xà cừ, pha lê, trân châu, ngọc bích, mã não. Nhưng không phải ai cũng đến được nơi cung điện này.
Bà lô kiết đế thất Phật ra là vị Bồ – tát có đầy tâm nguyện đại từ bi.
Lăng đà bà là cung điện Từ Bi, nơi Bồ – tát Quan Thế Âm thường thị hiện.
12. Nam mô na ra cẩn trì
Trong câu chú này, Nam mô vẫn có nghĩa là “quy y” và “quy mạng kính đầu”.
Na ra dịch nghĩa là “Hiền” – bậc hiền giả, chỉ cho hàng Bồ Tát.
Cẩn trì dịch là “ái”, có nghĩa là tình thương yêu. Trong ý niệm lòng Từ Bi bảo hộ, che chở cho mọi loài. Thế nên lòng từ bi của bậc Hiền giả (Bồ – tát) thường đem đến sự bao bọc, che chở cho chúng sinh.
Na ra cẩn trì, Hán dịch là “Hiền ái thiện hộ” .
Câu chú này đại biểu cho 3 loại tâm: Tâm Đại Bi, Tâm Cung Kính và Tâm Vô Thượng bồ đề.
13. Hê rị ma ha bàn đa sa mế
Hê rị có nghĩa là “Tâm”. Tâm này giúp cho quí vị duy trì bản tâm thanh tịnh của mình. Khi quí vị khởi tâm niệm tham, sân, si, mạn, nghi… thì tâm quí vị liền bị ô nhiễm, không còn thanh tịnh nữa. Khi tâm quí vị không mong khởi những niệm ô nhiễm ấy, thì tâm quí vị được thanh tịnh.
Ma ha có nghĩa là “Đại”, cũng có nghĩa là “Trường”.
Bàn đà sa mế nghĩa là “đại quang minh” nghĩa là hào quang rực rỡ chiếu khắp.
Bàn đà sa mế lại còn được dịch là “Trường chiếu mệnh” nghĩa là ánh sáng thường chiếu soi rộng khắp mọi nơi.
Nguyên câu Hê rị ma ha bàn đa sa mế có nghĩa là “Tâm đại quang minh”. Nghĩa là ánh sáng của tâm lực, quang minh của tâm lực thường chiếu rộng khắp, mãi mãi siêu việt cả không gian vô cùng, thời gian vô tận; từ một vi trần cho đến vô cùng vô tận thế giới đều có sự hiện hữu của ánh sáng ấy.
14. Tát bà a tha đậu du bằng
Câu chú này chia làm ba phần. Khi trì tụng lên, câu chú có ba nghĩa khác nhau:
Tát bà có nghĩa là “tất cả”. Còn có nghĩa là “bình đẳng”. Nên Tát bà biểu tượng cho ý thứ hai trong mười tâm, là “bình đẳng tâm”.

A tha đậu dịch nghĩa là “phú lạc vô bần” giàu có, an lạc, không nghèo nàn về tâm linh, đạo lý, Phật pháp.
Còn dịch nghĩa là “như ý bất diệt”.
“Như ý” nghĩa là ước nguyện điều gì cũng đều được thành tựu.
“Bất diệt” nghĩa là sự thành tựu do nguyện ấy vĩnh viễn không tiêu mất.
Du bằng dịch là “nghiêm tịnh vô ưu”, là thanh tịnh và trang nghiêm. Trang nghiêm lại thêm thanh tịnh, cho nên không có sự lo phiền, ưu não.


15. A thệ dựng

A thệ dựng la tiếng Phạn, dịch nghĩa “vô tỷ pháp”. Không có pháp nào có thể so sánh được với pháp này. Còn có nghĩa là “vô tỷ giáo” nghĩa là không có đạo giáo nào có thể so sánh được. Đây chính là pháp thanh tịnh, không chút cấu nhiễm, chính là pháp bát nhã tâm của Quán Thế Âm Bồ – tát.
Chúng ta tu tập theo tinh thần của kinh Đại bi tâm Đà la ni thì chắc chắn sẽ thành tựu đạo nghiệp, đắc thành chánh quả.
16. Tát bà tátđá, na ma bà tát đa, na ma bà già
Tát bà tát đá là tiếng Phạn, dịch là “Đại thân tâm Bồ – tát”.
Na ma bà tát đa. Hán dịch là “đồng trinh khai sĩ”, là tên gọi khác của pháp vương tử, cũng là hàng Bồ – tát. “Đồng trinh” biểu tượng cho bản tánh. Còn “khai sĩ” cũng là một danh hiệu khác của Bồ –tát, có nơi gọi là “đại sĩ”. Các vị Bồ – tát lúc sắp thành tựu Phật quả, đều được gọi là pháp vương tử, tên gọi của hàng Thập địa Bồ – tát.
Na ma bà già. Hán dịch là “Vô đẳng đẳng”. Giống như ý nghĩa trong Bát nhã tâm kinh “Cố tri Bát – nhã ba – la – mật - đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô lượng chú, vô đẳng đẳng chú”.
Bà già là chư Phật thường trụ ở khắp trong mười phương.
17. Ma phạt đạt đậu
Ma phạt đạt đậu dịch nghĩa là “Thiên thân, thế hữu”.
Câu chú này có nghĩa là: “Kính lạy chư Bồ – tát, xin hãy duỗi lòng từ cứu giúp con. Xin các Ngài hãy là thân quyến ở cõi trời của chúng con và là người bạn ở cõi thế gian này của chúng con, để hộ trì cho mọi thiện pháp được thành tựu”.
Câu chú này thỉnh nguyện sự gia trì của mười phương chư Phật và chư Bồ – tát.
18. Đát điệt tha - án
Trong Bát nhã tâm kinh có nói: “Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết...”
Đát điệt tha Hán dịch là “tức thuyết chú viết”. Còn dịch là “Sở vị”. Bồ – tát Quán Thế Âm dùng Tâm đại bi mà nói ra chơn ngôn này, nói bằng các chủng tự của Phạm Thiên.
Đát điệt tha còn có nghĩa là “thủ ấn” nghĩa là kết ấn bằng tay. Cũng gọi là “trí nhân” nghĩa là khai mở con mắt trí tuệ của chúng sinh.
Đát điệt tha lại còn có nghĩa là vô lượng pháp môn tu học và trí huệ nhãn vô lượng. Đó là ý nghĩa của “Sở vị”.
Chữ án như đã nói ở trước, khi quí vị trì niệm trì niệm đến chữ án thì quỷ thần đều phải chắp tay cung kính, lắng nghe người niệm chỉ giáo. Chữ án còn có công năng lưu xuất nhiều pháp môn sau đây.
19. A bà lô hê
A bà lô hê chính là Bồ – tát Quán Thế Âm. Có nghĩa là “quán sát”. Dùng trí tuệ để quán sát mọi âm thanh của thế gian. Trong thế gian có nhiều loại âm thanh. Bồ – tát Quán Thế Âm quán sát âm thanh, tiếng kêu than cầu xin cứu khổ của người ở thế gian khi họ không thể vượt qua nổi những khổ nạn.
20. Lô ca đế
Lô ca đế nghĩa là “Tự tại” hoặc là “Thế Tôn”. Hợp lại hai câu trên A bà lô hê lô ca đế nghĩa là Bồ – tát dùng trí tuệ để quán sát âm thanh ở thế gian. Chính là danh hiệu của Bồ – tát Quán Thế Âm.
Được cảm ơn bởi: cocacola
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Re: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

21. Ca ra đế
Ca ra đế dịch là “Bi giả” là người có lòng từ bi rộng lớn, thường cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau và thất vọng. Người mà có thể cứu giúp cho chúng sinh vơi bớt khổ đau là một người “đại bi”. Ca ra đế còn có nghĩa là “tác giả”. Người có thể làm cho đạo nghiệp sinh khởi, giúp cho mọi chúng sinh đều phát tâm bồ - đề, phát nguyện làm những việc khó làm như hành Bồ – tát đạo để tiến tới tựu thành Phật quả.
22. Di hê rị
Di hê rị dịch nghĩa là “Thuận giáo”. Khi quí vị trì tụng đến câu chú này, nghĩa là quí vị tự phát nguyện: “Con nhất quyết thực hành theo hạnh nguyện của Bồ – tát Quán Thế Âm, sẽ giáo hoá cho tất cả chúng sanh. Con nguyện nương theo giáo pháp Ngài đã dạy mà tu hành”.
Di hê rị còn có nghĩa là “Y giáo phụng hành”. Nương theo lời dạy của Bồ – tát Quán Thế Âm cũng như Quán Thế Âm của tự tâm để thực sự tu trì.
23. Ma ha bồ đề tát đoả
Ma ha có nghĩa là “đại” là to lớn.
Bồ - đề có nghĩa là “giác đạo”, là giác ngộ được đạo lý chân chính.
Tát đoả. Hán dịch là “đại dũng mãnh giả”. Câu này có nghĩa chư vị Bồ – tát là người phát tâm đại bồ - đề rất dũng mãnh và phát tâm tu hạnh Bồ đề. Phát bồ đề tâm nghĩa là gieo trồng nhân giác ngộ, tu bồ - đề hạnh là vun trồng, tưới tẩm cho hạnt giống bồ - đề đã gieo được nảy mầm, rồi mới mong gặt được quả giác ngộ, tức là quả vị Vô thượng bồ - đề.
Đây là ý nghĩa của câu chú Ma ha Bồ đề tát đoả. Câu chú này thuyết minh về công hạnh trang nghiêm viên mãn của chư vị Bồ – tát là do định huệ song tu. Khi Định đã lắng trong thì Huệ cũng được chiếu sáng. Khi Huệ đã viên mãn, thì Định viên dung. Vì Bồ – tát Quán Thế Âm đã đạt được định lực viên mãn, nên xuất sinh trí tuệ sáng suốt. Vì Bồ – tát đã đạt được trí tuệ viên mãn, nên Ngài mới đạt được định lực lắng trong. Không có Định thì chẳng có Huệ và không có Huệ thì chẳng đạt được Định. Nên gọi định huệ không hai là vậy.
24. Tát bà tát bà
Tát bà tát bà. Hán dịch là “nhất thiết lợi lạc”. Câu chú này bao hàm cả Bảo thủ nhãn ấn pháp, nghĩa là mang đến mọi thứ lợi lạc cho mọi người.
Bằng cách hành trì ấn pháp này, quí vị có khả năng đem sự an vui lợi lạc đến cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Thiên vương, Diêm vương, Quỷ vương đều chấp hành theo người trì tụng ấn chú này. Quí vị bảo họ: “Hãy thả tội nhân này ra” thì Diêm vương liền tức khắc thả ra liền. Vì sao vậy? Vì quí vị đã có được Bảo ấn này.
Tát bà tát bà nghĩa là “lợi lạc cho tất cả mọi loài chúng sinh”. Quí vị thấy sự diệu dụng vô biên đến như thế. Nên gọi ấn này là Bảo ấn. Nếu quí vị muốn sử dụng được Bảo ấn này thì phải công phu tu trì qua cả bốn mươi hai thủ nhãn. Tát bà tát bà chỉ là một trong bốn mươi hai ấn pháp ấy mà thôi.
25. Ma ra ma ra
Hai câu chú này, Hán dịch là “tăng trưởng”. Cũng có nghĩa là “như ý” hoặc “tuỳ ý”. Đó là công năng của Như ý Châu thủ nhãn, làm tăng trưởng phước huệ, làm cho mọi việc đều được tốt lành như ý.
“Như ý” nghĩa là tuỳ thuận với tâm nguyện mà được đáp ứng.
Nếu quí vị muốn giàu có, hãy hành trì theo thủ nhãn ấn pháp này. Một khi đã thành tựu rồi, thì quí vị sẽ có được mọi thứ và không còn bận tâm vì nghèo khổ nữa. Quí vị luôn luôn giàu có và được vô lượng phước lạc.
26. Ma hê ma hê rị đà dựng
Ma hê ma hê. Hán dịch là “Vô ngôn cực ý”
“Vô ngôn” nghĩa là không cần phải nói nữa.
“Cực ý” có nghĩa là ý niệm kia đã đạt đến chỗ tối thượng, đã đạt chỗ vi diệu rồi.
Ma hê ma hê cũng còn có thể dịch là “tự tại”. Tự tại như Đại Phạm Thiên Vương: không buồn, không phiền, không lo, không giận. Suốt ngày đều được tự chủ và an vui.
Đây là “ngũ sắc vân thủ nhãn”. Khi biết ấn này, sẽ làm lưu xuất ra mây lành ngũ sắc, và hành giả sẽ đạt được năng lực tự tại phi thường. Diệu dụng và năng lực tự tại của ấn pháp này thực là vô lượng vô biên.

Rị đà dựng là “Thanh Liên Hoa thủ nhãn”. Có nghĩa là “Liên hoa tâm”. Khi quí vị hành trì ấn pháp này thành tựu, sẽ được mùi hương hoa sen xanh toả ra, và được mười phương chư Phật tán thán. Sự vi diệu thật khó có thể nghĩ bàn. Đúng là:
Pháp Phật cao siêu thật nhiệm mầu
Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu!
27. Cu lô cu lô yết mông
Cu lô cu lô. Hán dịch là “tác pháp”, hoặc dịch là “tác dụng trang nghiêm”, lại còn có nghĩa là “xuy loa giải giới”. Đây ta chính là Bảo loa thủ nhãn ấn pháp.
Yết mông là tiếng Phạn, vốn là ngôn ngữ của Đại phạm thiên, chứ không phải là ngôn ngữ của ấn Độ, nhưng văn pháp ngôn ngữ ấn Độ cũng căn cứ trên ngôn ngữ của Đại phạm thiên.
Yết mông là tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự”, cũng dịch là “công đức”. Có nghĩa là làm tất cả mọi việc có công đức lợi lạc cho mọi người. Làm việc lợi lạc công đức cho mọi người cũng chính là tạo công đức cho chính mình. Bồ – tát thực hành hạnh tư lợi và lợi tha, tự giác ngộ giải thoát cho mình và giác ngộ giải thoát cho người khác.
Sự vi diệu, mầu nhiệm của chú Đại Bi dù có tán thán cũng không bao giờ hết, không bao giờ cùng tận.
28. Độ lô độ lô, phạt già ra đế
Độ lô độ lô. Hán dịch là “độ hải” nghĩa là vượt qua biển khổ sinh tử. Còn dịch nghĩa “minh tịnh”.
Khi đã vượt qua biển khổ sinh tử rồi, quí vị sẽ đạt được trí tuệ sáng suốt, chứng nhập bản thể thanh tịnh, đến được bờ bên kia, tức thể nhập Niết Bàn. Từ trong bản thể sáng suốt thanh tịnh ấy, trí tuệ sẽ được lưu xuất, quí vị sẽ hiểu rõ được tất cả mọi pháp môn, chắc chắn quí vị sẽ chấm dứt được vòng sinh tử. Với đại định, tâm quí vị hoàn toàn thanh tịnh. Đó là định lực, khi quí vị có được định lực chân chánh thì có thể vãng sanh ở cõi tịnh độ tươi sáng, đó là thế giới Cực Lạc.
Đây là Nguyệt Tịnh Ma Ni thủ nhãn ấn pháp, là diệu pháp Đà - la – ni do Bồ – tát Nguyệt Quang tuyên thuyết. ấn pháp Nguyệt Tịnh thủ nhãn này có công năng đưa mọi người đến chỗ sáng suốt và an lạc.
Phạt già ra đế là Bàng Bi thủ nhãn ấn pháp.
Phạt Già Ra đế. Hán dịch là “Quảng bác trang nghiêm”, còn có nghĩa là “Quảng đại”. Cũng dịch là “độ sinh tử”. Nếu quí vị tu tập hành trì Bàng Bi thủ nhãn ấn pháp này thì quí vị có thể vượt qua biển khổ sinh tử, có nghĩa là giải thoát. Nếu quí vị không công phu hành trì ấn pháp bàng bi thủ nhãn này, thì không thể nào vượt thoát bể khổ sinh tử, đến bờ giải thoát, niết bàn được.
29. Ma ha phạt già da đế
Câu chú này có nghĩa là “Tối thắng, đại pháp đạo”.
Pháp là quảng đại, tối thắng và đạo cũng quảng đại, tối thắng. Pháp đạo là chân lý vượt lên trên tất cả mọi sự thù thắng nhất trên đời.
Đây là Bảo Kích thủ nhãn ấn pháp. ấn pháp này có công năng hàng phục các loại thiên ma và ngoại đạo. Công năng của ấn pháp này rất lớn.
30. Đà la đà la
Đà là đà la là Tịnh bình thủ nhãn ấn pháp. Trong tịnh bình này chứa nước cam lồ. Bồ – tát Quán Thế Âm dùng cành dương liễu rưới nước cam lồ lên khắp chúng sanh trong sáu đường. Bất luận ai gặp nạn khổ hay bệnh tật gì, nếu được Bồ – tát Quán Thế Âm rưới nước cam lồ thì đều giải thoát khỏi tai nạn ấy.
Đà la đà la. Hán dịch là “Năng tổng trì ấn”, là tâm lượng của toàn chúng sinh. Chính là Bồ – tát Quán Thế Âm dùng Cam lồ thủ nhãn ấn pháp, Tịnh bình thủ nhãn ấn pháp và Dương chi thủ nhãn ấn pháp – tất cả ba ấn pháp ấy để rưới nước cam lồ lên toàn thể chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi tam đồ lục đạo.
Được cảm ơn bởi: cocacola
Đầu trang

nguyenthanhthao
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 34
Tham gia: 17:41, 14/02/12

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi nguyenthanhthao »

Hi
Hay quá, Lâu nay cũng đọc Chú đại bi, thấy khó học thật - do không hiểu nghĩa. Nay có bài viết này cố gắng học tiếp ..

Nam mô a di đà Phật
Được cảm ơn bởi: cocacola, hey
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Re: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

31. Địa lỵ ni
Địa lỵ ni. Hán dịch rất nhiều nghĩa. Thứ nhất là “thậm dõng” nghĩa là dũng khí mãnh liệt. Cũng có nghĩa là “tịnh diệt hoặc khiết tịnh”.
“Thậm dũng” là dạng tướng động.
“Tịnh diệt” là dạng tĩnh.
Còn dịch là “Gia trì và thôi khai”.
- “Gia trì” có nghĩa là làm cho các ác pháp đều được chuyển hoá, hướng về phụng hành theo thiện pháp.
- “Thôi khai” là làm cho các nghiệp chướng, tai nạn của chúng sinh đều được tiêu trừ.
Đây là Cu thi thiết câu thủ nhãn ấn pháp. Gọi tắt là thiết câu ấn pháp, có công năng làm cho tất cả quỷ thần, thiên long bát bộ đến hộ trì cho hành giả.
32. Thất phật ra da
Mỗi khi quí vị niệm Thất Phật ra da thì toàn pháp giới này có một luồng chớp sáng phát ta. Cứ mỗi niệm Thất Phật ra da là có một luồng quang minh phóng ra bao trùm cả vũ trụ.
Thất Phật ra da được dịch là “phóng quang”. Còn dịch là “tự tại”. Phiên âm từ tiếng Phạn “Isara” như trong chữ “Avalokihesvara”. ở đây có nghĩa là “Quán”, vì có quán chiếu thâm sâu rồi mới được “tự tại”. Nếu quí vị không có sức quán chiếu thâm sâu, thì quí vị sẽ không đạt được năng lực tự tại.
Quán chiếu nghĩa là hướng vào bên trong tự tâm mà công phu chứ không phải hướng ra ngoại cảnh bên ngoài. Sự phóng quang cũng mang ý nghĩa tự tại. Nếu quí vị đạt được năng lực tự tại, thì quí vị có thể phóng quang.
Thất Phật ra da cũng được dịch là “Hoả diệm quang”, cũng gọi là Hoả quang. Đó là lửa, nhưng không phải là lửa phát sinh từ tập khí phiền não mà đó chính là lửa trí tuệ. Đó cũng chính là nước từ trí tuệ tiết ra để dập tắt lửa vô minh. Trí tuệ chân chính hiển lộ khi lửa vô minh bị dập tắt. Đó chính là Hoả Diệm Quang.
Khi quí vị trì tụng Thất Phật ra da tức là quí vị đang phóng quang. Nhưng trước tiên quí vị phải có được năng lực tự tại. Không có năng lực tự tại thì quí vị không thể nào phóng quang được. Hãy nhớ kỹ điều này.
Đây là Nhật Tinh Ma Ni thủ nhãn ấn pháp. ấn pháp này có công năng chữa trị bệnh mắt mờ không thấy rõ. Dùng ấn pháp này khiến cho mắt được sáng lại.
33. Giá ra giá ra
Giá ra giá ra dịch nghĩa là “hành động”. Đó là hành động như quân đội thi hành một mệnh lệnh hành quân. Hành quân là một mệnh lệnh nếu quí vị không tuân hành, có nghĩa là chống lệnh.
Đây là Bảo đạc thủ nhãn ấn pháp. Khi quí vị rung chuông, âm thanh vang lên khắp không gian, thông cả thiên đàng, chấn động cả địa giới. Nếu quí vị cần thực hiện việc gì, chỉ cần rung chuông lớn, các loài chư thiên, thiện thần, yêu ma quỷ quái đều tuân theo mệnh lệnh của quí vị. Chẳng hạn như khi có động đất, quí vị chỉ cần rung chuông lên rồi ra mệnh lệnh: “Quả đất không được rung lên như vậy”, trái đất trở về trạng thái yên bình ngay.
Bảo đạc thủ nhãn ấn pháp cực kỳ diệu dụng. Nếu quí vị muốn hát với một âm điệu tuyệt vời, thì hãy công phu hành trì ấn pháp này. Khi công phu thành tưu rồi, tiếng hát của quí vị trong suốt như tiếng đại hồng chung vang lên trong không gian.

34. Ma ma phạt ma la
Ma ma. Hán dịch là “ngã sở thọ trì”. Đó chính là một loại mệnh lệnh hành động. Có nghĩa là “mọi việc tôi làm bảo đảm chắc chắn phải được thành tựu”.
Ma ma là Bạch phất thủ nhãn ấn pháp. ở Trung Hoa, các đạo sĩ và Tăng sĩ Phật giáo thường sử dụng phất trần, các vị cao tăng thường cầm phất trần khi đăng bảo toạ để thuyết pháp.

Bạch phất thủ nhãn ấn pháp có công năng trừ sạch mọi nghiệp chướng của thân, trừ được mọi chướng nạn và bệnh tật. Chỉ cần phất lên thân vài lần là có thể tiêu trừ mọi nghiệp

Phạt ma ra là “Hàng ma kim cang hộ pháp”, tay cầm bánh xe bằng vàng. Vị hộ pháp này có thể hoá thân lớn như núi Tu Di.
Phạt ma ra. Hán dịch là “Tối Thắng Ly Cấu”, có nghĩa đó là pháp thù thắng nhất, xa lìa tất cả mọi cấu nhiễm ở thế gian. Còn có nghĩa là “vô tỷ như ý”. Vì không có gì có thể sánh với pháp này và tuỳ tâm nguyện của mình mà mọi điều xảy ra như ý muốn.
Đây là Hoá cung Điện thủ nhãn ấn pháp. Nếu quí vị hành trì được ấn pháp này thành tựu, thì đời đời quí vị sẽ được sống cùng một trụ xứ với đức Phật (như trong một cung điện), không còn phải thọ sinh vào các loài thai sinh, noãn sinh và thấp sinh nữa. Công dụng của sự thành tựu ấn pháp này là đời đời được sống cùng chư Phật.
35. Mục đế lệ
Mục đế lệ là Dương chi thủ nhãn ấn pháp của đức Phật. Đó là nhánh cây mà quí vị thường thấy Bồ – tát Quán Thế Âm cầm ở một tay, còn tay kia Bồ – tát cầm một tịnh bình. Nhành dương này được Bồ – tát nhúng vào tịnh bình rồi rưới lên cho tất cả mọi chúng sinh bị đau khổ. Nước này không như nước thường. Đó là nước cam lồ. Chúng sinh nào được nước này tưới nhuận sẽ có nhiều lợi lạc. Nước cam lồ có thể giúp cho mọi chúng sinh thoát khỏi khổ luỵ đói khát và bản tâm đạt được thanh lương.
Mục đế lệ còn dịch nghĩa là “giải thoát”. Đó là giải thoát khỏi mọi khổ nạn, bệnh tật và chướng ngại. Nên Bồ – tát Quán Thế Âm thường dùng Dương chi thủ nhãn ấn pháp này để giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn và những điều bất như ý. Bề ngoài, chú này dường như không có gì quan trọng lắm, nhưng một khi quí vị công phu hành trì ấn pháp này thành tựu rồi, thì không những quí vị có thể giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi bệnh tật và khổ nạn mà còn có thể hàng phục cả thiên ma ngoại đạo. Khi những thiên ma ngoại đạo được thấm nhuận nước cành dương này, họ tự nhiên hồi tâm hướng thiện, thực hành theo chánh pháp.Do vậy, Dương chi thủ nhãn có diệu dụng vô cùng vô tận, không thể nghĩ bàn.
36. Y hê y hê
Y hê y hê là Độc lâu trượng ấn thủ nhãn ấn pháp. Hán dịch là “thuận giáo”.
Nghĩa là một khi quí vị nhờ ai làm việc gì đó, họ đều ưng thuận. Khi quí vị dùng chánh pháp để giáo hoá, họ đều vâng lời. Câu chú này còn dịch là “tâm đáo”. Nghĩa là trong tâm hành giả ước nguyện điều gì, nhờ năng lực của chú này đều được thành tựu. Câu chú này khiến cho Ma – hê – thủ – la vương, là một Thiên ma ngoại đạo thường cho rằng mình là vĩ đại nhất, cũng phải cung kính chắp tay đến nghe lời chỉ giáo khi nghe có người trị tụng thần chú này, không dám trái nghịch. Thế nên khi quí vị trì niệm câu Y hê Y hê, thì Ma – hê – thủ – la vương liền đến, bất kỳ tâm nguyện của hành giả như thế nào, vị này liền thi hành ngay, đáp ứng đúng như sở nguyện của người trì chú.
37. Thất na thất na
Câu chú này được dịch là “Đại trí tuệ”, cũng dịch là “Hoằng thệ nguyện”. Đây là Bảo cảnh thủ nhãn ấn pháp. Bảo cảnh được ví như Đại viên cảnh trí của chư Phật.
Đại trí huệ là gì? Đó là khi chúng sanh không còn dính mắc vào vọng tưởng nữa. Nếu quý vị có trí huệ chân chính thì sẽ có được Quang Minh. Còn nếu chưa thể nhập trí tuệ tự tánh, thì vẫn còn trong màn tối tăm của vô minh.
Quang minh là ánh sáng dương, còn bóng tối vô minh là âm
Những người có trí tuệ không có lối suy nghĩ như những kẻ phàm phu. Họ có khả năng phân biệt rõ ràng chính tà. Họ không cần phải hỏi người khác, họ biết mọi điều ngay nơi tự thân của mình. Họ không đi vào con đường tẻ, họ bước đi vào ngay chính lộ và hạ thủ công phu. Trong khi hành trì, trước tiên quý vị phải đạt được trí tuệ. Rồi quý vị phải biết rõ ràng chính tà để rồi mới tiến vào con đường chánh lộ và tránh con đường tà vạy.
Chúng ta là hàng phàm phu, chưa có được đại trí tuệ, phải nỗ lực vượt bậc để thường nhớ trì tụng chú Đại Bi, hoặc thường niệm câu: “Y hê, y hê, thất na, thất na”.

Thất na thất na
là “đại trí tuệ” và còn có nghĩa là “hoằng thệ nguyện” – là phát nguyện rộng lớn. Khi muốn hoàn thành một việc gì, phải phát thệ nguyện làm cho đến cùng.

38. A ra sam Phật ra xá lợi
A ra samdịch là “Chuyển luân pháp vương”, tức là vị Đại Pháp Vương thường chuyển cỗ xe đại pháp, thường tuyên thuyết diệu nghĩa Đại thừa.
A ra samlà Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp mà các vị Bồ tát đều phải tu hành.
Phật ra xá lợidịch là “giác thân tử”. Đây là Sở châu thủ nhãn ấn pháp hoặc là Niệm châu ấn pháp, là pháp môn của chư vị Bồ tát tu tập. Khi Bồ tát tu tập thủ nhãn này thành tựu, thì chư Phật trong mười phương nhiếp thọ và tiếp dẫn hành giả đến các thế giới Phật khắp trong mười phương.
39. Phạt sa phạt sâm
Phạt sa, phạt sâmdịch là “Hoan ngữ hoan tiếu”. Có nghĩa là rất hoan hỷ khi giảng nói. Còn dịch nghĩa là “Đại trượng phu” và “Vô thượng sĩ”.
Đây là Bảo cung thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu ấn pháp này, nếu là người tại gia thì có thể được làm quan cận thần, người xuất gia có thể chứng được quả vị A la hán.
40. Phật ra xá da
Ở câu trên, Phật ra xá lợi. “Xá lợi”dịch nghĩa là “Giác thân tử”. Còn trong câu Phật ra xá da, “xá da” dịch là “Tượng”: con voi. Nghĩa là khi quý vị đã giác ngộ rồi, thì tâm thể quý vị được ví như một con voi chúa, còn được gọi là Pháp vương tử. Quý vị có thể là Pháp vương tối cao trong tất cả các pháp môn. Nói chung, ý nghĩa của câu chú này là: Tâm giác ngộ như một tượng vương cao quý.
Phật ra xá dalà nói về bổn thể của đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà là bổn sư của Bồ tát Quán Thế Âm. Vì Bồ tát Quán Thế Âm tỏ lòng tôn kính đức bổn sư của mình nên Bồ tát đã đảnh lễ đức Phật A Di Đà trong khi tuyên thuyết chú Đại Bi. Nên đức Phật A Di Đà phóng hào quang để tiếp độ cho người trì chú này.
Phật ra xá daTử liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai thủ nhãn, có Bạch liên hoa thủ nhãn, Thanh liên hoa thủ nhãn, Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành tựu các ấn pháp này, hành giả sẽ được diện kiến mười phương chư Phật. Vì vậy Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp rất trọng yếu.
Được cảm ơn bởi: cocacola
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Re: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

41. Hô lô hô lô ma ra
Hô lô hô lô ma ra.Hán dịch là “Tác pháp như ý”. Cũng dịch là “Tác pháp mạc ly ngã”.
Đây là Kim trọc ngọc hoàn thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn mươi hai ấn pháp, khi hành giả hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này được gọi là “tác pháp”. “Như ý” nghĩa là tùy theo tâm nguyện đều được như ý. Khi hành giả tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, thì mọi việc đều được như tâm nguyện nên gọi là “Như ý”.
Còn “Tác pháp mạc ly ngã” có nghĩa chính hành giả là người tu tập, không phải người nào khác. Nên khi hành giả tác pháp này, thì ấn pháp không rời khỏi hành giả và hành giả không rời khỏi ấn pháp. Pháp và ngã là một. Thế nên chẳng có pháp và cũng chẳng có ngã, pháp chấp và ngã chấp đều không. Đó là ý nghĩa của “Tác pháp mạc ly ngã”.
Hành trì “Kim trọc ngọc hoàn ấn pháp”. Có thể khiến tất cả chúng sanh đều vâng theo sự giáo hóa của hành giả. Dạy họ tu pháp gì, họ đều tu theo pháp môn ấy không sai lệch.
42. Hô lô hô lô hê rị
Hô lô hô lô.Hán dịch là “tác pháp vô niệm” cũng dịch là “tác pháp tự tại”. Trong câu chú Hô lô hô lô ma ra đã giảng ở trước có nghĩa là “tác pháp như ý”, khi tác pháp vẫn còn khởi lên ý niệm. Còn trong câu chú Hô lô hô lô hê rị thì vắng bặt sự khởi niệm khi tác pháp. Nếu khi hành trì ấn pháp này, mà còn khởi niệm tức là còn vọng tưởng. Nếu hành giả không khởi niệm, tức là không còn vọng tưởng nên đạt được khả năng “tác pháp tự tại” và trở thành người có năng lực Quán Tự Tại. Đó chính là vị Bồ tát thường quán sát âm thanh ở thế gian để cứu độ một cách tự tại, Bồ tát Quán Thế Âm.
Câu chú này là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp, là ấn pháp thứ ba trong số bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng giải thoát cho chúng sanh khỏi những tai ương bệnh hoạn.
43. Ta ra ta ra
Quý vị nghe âm vang của câu chú này rất hùng, phải không? Ta ra Ta radịch là “Kiên cố lực”, là thần lực rất mạnh mẽ, không một thứ gì có thể lay chuyển được.
Kiên cố lực này có thể phá hủy và hàng phục tất cả các loài thiên ma ngoại đạo.
Đây là Kim cang xử thủ nhãn ấn pháp. Công năng của ấn pháp này là hàng phục tất cả các loại ma oán.
44. Tất lỵ tất lỵ
Tất lỵ Tất lỵcó ba nghĩa: Thứ nhất là “dõng mãnh”như trong chiến trận, người dõng mãnh là luôn luôn chiến thắng, không hề bị đánh bại. Nghĩa thứ hai là “thù thắng” nghĩa là vượt lên trên tất cả sự hoàn hảo, không bao giờ bị thất bại. Thứ ba nghĩa là“cát tường”. Vì khi hành giả có được sự dõng mãnh mới có được sự thắng vượt mọi chướng ngại, mới có được sự cát tường.
Tất lỵ tất lỵHợp chưởng thủ nhãn ấn pháp. Có thể khiến cho tất cả long xà, hổ lang, sư tử, nhân cùng phi nhân phục tâm kính ngưỡng. Tuy nhiên, hành giả phải thực sự có tâm dõng mãnh, vượt thắng và tâm bất thối chuyển. Công năng của ấn pháp này không phải là ở chỗ ngôn thuyết mà phải bằng nỗ lực hành trì.
45. Tô rô tô rô
Tô rô tô rô.Hán dịch là “cam lồ thủy”. Đây cũng chính là Cam lồ thủ nhãn ấn pháp. Diệu dụng của nước cam lồ có thể giúp cho các loài quỷ đói được no đủ và mọi tâm nguyện đều được như ý, làm tiêu tan mọi sự đói khát, thọ nhận được nhiều điều tốt lành khác nữa.
46. Bồ đề dạ - Bồ đề dạ
Bồ đề dạ. Hán dịch là “Giác đạo”. Muốn thành tựu giác đạo thì trước hết, quý vị phải có được giác tâm. Nếu không có giác tâm, thì không thể nào tu tập để thành tựu đạo giác ngộ. Hành giả trước hết phải có tâm liễu ngộ chân thực rồi mới có thể tu tập đến chỗ thành tựu đạo nghiệp được. Hai câu chú này gọi là Bất thối kim luân thủ nhãn ấn pháp. Đó chính là tâm bồ đề kiên cố không bao giờ thoái chuyển.
Từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị phải phát tâm dõng mãnh ngày càng tinh tất hơn. Đừng nên dừng lại hoặc lui sụt.Chẳng hạn như khi quý vị nghe giảng kinh, hãy khởi tâm niệm rất khó có dịp được nghe giảng kinh Phật. Rất hiếm khi được gặp pháp hội. Mặc dù chuyện này xem có vẻ bình thường, nhưng nếu quý vị lắng lòng suy gẫm kỹ sẽ thấy giá trị vô cùng
47. Bồ đà dạ - Bồ đà dạ
Câu chú này với câu trước giống nhau, chỉ khác âm giữa Bồ đà dạ. Hán dịch là “trí giả” và “tác giả”.
- Trí là hiểu biết chân chính, là trí tuệ.
- Giác là sự tỉnh thức.
Người có được sự hiểu biết chân chính là người đã giác ngộ đích thực và có được trí tuệ.
Đây là Đảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp.Chữ hóa Phật trong Dảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp chính là “giác giả”. Vị Bồ tát hành trì thành tựu Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp cũng chính là “trí giả”. Cơ bản, “trí” và “giác” vốn chẳng khác nhau.
Giác là sự giác ngộ, là giai đoạn sau của cái biết tròn đầy chân thực (trí).
Tri là cái biết toàn triệt, là giai đoạn trước của giác ngộ. Nếu quý vị tu tập Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp thành tựu rồi thì quý vị sẽ là người có trí tuệ chân chính, là người đã tự mình giác ngộ rồi. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì mười phương chư Phật sẽ liền đến xoa đầu thọ ký cho quý vị trong tương lai sẽ chứng được quả vị Phật.
Trong khi đang niệm Phật hoặc trì chú, hoặc tọa thiền, hành giả đôi khi có cảm giác là lạ trên đỉnh đầu, như thể có một loài côn trùng bò quanh đầu vậy, nhưng khi quý vị lấy tay sờ đầu thì thấy không có gì lạ. Tôi sẽ nói cho quý vị biết đó là gì. Lúc ấy, chính chư Phật trong mười phương đến xoa đầu thọ ký cho quý vị sẽ thành tựu Phật quả trong tương lai. Nhưng vì quý vị chưa có được thiên nhĩ thông nên không nghe được; vì chưa có được thiên nhãn thông nên quý vị không thấy được. Tuy vậy, chư Phật trong mười phương thực sự đã rời bổn độ du hành đến đạo tràng xoa đầu thọ ký cho quý vị. Thế nên nếu quý vị có phước duyên gặp được, thì đây là một cảm ứng xuất phát từ công phu hành trì của quý vị. Nhưng quí vị không được khởi tâm mê đắm, hay ngã mạn mà nghĩ rằng: “À! Chư Phật vừa đến xoa đầu thọ ký hộ trì cho tôi. Nếu quý vị khởi niệm vui mừng hay hãnh diện vì điều này cũng đều là chấp trước. Dù đây là triệu chứng tốt lành, mà khi quý vị đã khởi tâm đắm chấp rồi, thì cũng trở nên xấu.
48. Di đế rị dạ
Di đế rị dạ.Hán dịch là “ chánh lượng”. Cũng dịch là “đại lượng”; nghĩa là số lượng rất nhiều, không đếm được. Còn dịch là “đại từ bi tâm” nghĩa là tâm từ bi quá rộng lớn, không có ngằn mé. Tâm từ bi này bảo hộ che chở cho tất cả mọi loaì chúng sanh và giúp cho họ được an vui, khiến cho chúng sanh thể nhập với bản tâm của mình, thoát khỏi sợ hãi và tránh xa mọi tai ương.
Đây là Tích thượng thủ nhãn ấn pháp. Trên đầu tích trượng có chín vòng tròn bằnh đồng. Lúc xưa, người xuất gia đi đâu cũng mang theo tích trượng. Mỗi khi đi đường, chín vòng kim loại này sẽ tạo nên âm thanh, báo động cho các loài côn trùng tránh xa để khỏi bị dẫm đạp lên mình. Tích trượng là một loại pháp khí trong Phật giáo. Bồ tát Địa Tạng thường dùng tích trượng như là chìa khóa để mở cửa các địa ngục. Vì vậy nên hành giả tu tập ấn pháp này phải nuôi dưỡng lòng từ bi rộng lớn, phát nguyện cứu giúp cho toàn thể mọi loài chúng sanh.
49. Na ra cẩn trì
Na ra cẩn trì.Hán dịch là “Hiền ái” hoặc là “Hiền thủ” cũng dịch là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”. Nghĩa là người đứng đầu trong các bậc Thánh hiền, họ là thượng thủ, là bậc khó tìm cách bảo bọc, che chở cho chúng sanh, khéo độ thoát cho chúng sanh đến quả vị tối cao.
Đây là Bảo bát thủ nhãn ấn pháp.
Cũng gọi là Hồ Bình ấn pháp. Bình nước này có thể tẩy trừ mọi uế trược ở thế gian, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi bệnh khổ. Bồ tát tu tập thành tựu ấn pháp này sẽ có năng lực hộ niệm cho toàn thể chúng sanh. Khi quý vị tu tập pháp ấn này thành tựu rồi, quý vị sẽ có khả năng cứu giúp mọi loài chúng sanh, giúp họ ngăn ngừa được mọi tai ương, chướng nạn. Nên còn được gọi là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”.
Được cảm ơn bởi: cocacola
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Re: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

50. Địa lỵ sắt ni na
Địa lỵ sắt ni na.Hán dịch là “Kiên lợi”. Còn có nghĩa là “Kiếm”. Đây là Bảo kiếm thủ nhãn ấn pháp. Trước đây khi giảng về bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp, tôi có nói rằng ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ly, mỵ, võng lượng. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, tất cả các loài thiên ma ngoại đạo, ly mỵ vọng lượng đều ngoan ngoãn quy phục bởi vì họ sợ ấn pháp Bảo kiếm này của hành giả. Ấn pháp này rất oai hùng. Nếu có loài thiên ma ngoại đạo nào không tuân phục ấn pháp, hành giả có thể trừng phạt ngay bằng Bảo kiếm này.
51. Ba da ma na
Ba da ma nacó ba ý: Thứ nhất là “danh văn” nghĩa là tên của hành giả được lưu truyền khắp mười phương thế giới. Nghĩa thứ hai là “Hỷ xưng” là mười phương thế giới đều vui mừng khen ngợi công đức của hành giả. Thứ ba là “thành danh”, “nhất thiết nghĩa thành tựu”. Có nghĩa là mọi danh tiếng, mọi công hạnh đều được thành tựu thật nghĩa và rốt ráo.
Đây là Bảo tiễn ấn pháp. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này thành tựu sẽ liền gặp được thiện hữu tri thức.
52. Ta bà ha
Trong chú Đại bi, câu Ta bà ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.
Ta bà ha.Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.
Nghĩa thứ nhất là “thành tựu”.Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.
Nghĩa thứ hai là “Cát tường”.Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.
Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.
Nghĩa thứ ba củaTa bà halà “viên tịch”.
Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà halà để cầu sự viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?
“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.
Nghĩa thứ tư là “tức tai”,nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.
Nghĩa thứ năm là “tăng ích”,là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà hathì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.
Nghĩa thứ sáu là “vô trú”. Nghĩa “vô trú” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.
“Vô trú” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.
Tâm vô trú là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu).Vô trú chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trú.
Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.
Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.
53. Tất đà da
54. Ta bà ha
55. Ma ha tất đà da
56. Ta bà ha
Chữ Tất đà da có năm nghĩa:
Thứ nhất là“Thành tựu đốn kiết”.
Thứ hai là“thành biện”.
Thứ ba là“thành lợi”.
Thứ tư là“nhất thiết nghĩa thành tựu”
Thứ năm là“sở cung xưng tán”.
Thành tựu đốn kiết nghĩa là khi sử dụng thần chú này, thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả liền tức khắc (đốn) được an lành (kiết), toại nguyện.
Có người hỏi: “Tại sao tôi cũng trì chú Đại Bi, mà không được toại nguyện tức thì”? Vì sự trì niệm chú Đại Bi đòi hỏi phải có sự tương ứng từ nỗ lực dụng công. Nếu không có sự nỗ lực hành trì tương ứng, thì sẽ không có sự thành tựu. Nếu có sự cảm ứng, dung thông thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu.
Tất đà dạcòn có nghĩa là “thành biện”. Nghĩa là hành giả làm bất cứ việc gì thì kết quả đều đạt được viên mãn.
Cũng gọi là “thành lợi” là vì mọi việc làm đều được thành tựu lợi ích.
Nhất thiết nghĩa thành tựu có nghĩa là làm bất kỳ việc gì cũng đều được thành tựu.
Sở cung xưng tán có nghĩa là mọi người đều đến khen ngợi, cung kính tán dương công đức của hành giả.
Ma ha tất đà dạ. Ai cũng đều biết Ma ha có nghĩa là lớn. Câu chú này có nghĩa là hành giả đạt được mọi sự nghiệp to lớn, thành tựu được công đức thù thắng và đạo nghiệp viên mãn. Trong mọi việc, hành giả đều đạt được sự thành tựu viên mãn cao tột.
Cả hai câu chú hợp lại Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà haBảo kinh thủ nhãn ấn pháp. Bảo Kinh là sự quý giá vô ngàn của Kinh điển, chính là Pháp bảo. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì sẽ đạt được lợi lạc vô cùng vô tận. Trong tương lai, trí tuệ và sức ghi nhớ của quý vị sẽ rất tinh anh. Nghĩa là có được khả năng “bác văn cường ký” – nghe nhiều, nhớ kỹ.
Ở trong đồ hình mạn đà la, đây là ấn pháp Bồ tát phóng quang. Ngài phóng ra hào quang và tay cầm một tràng phan màu đỏ. Toàn thân Bồ tát phóng ra những luồng hào quang sáng chói biểu tượng cho sự khai mở trí tuệ, sự cường ký, trí lực đa văn quảng kiến và công đức thành tựu viên mãn.
57. Tất đà du nghệ
58. Thất bà ra dạ
59. Ta bà ha
Tất đà.Hán dịch là “thành tựu lợi ích”.
Du nghệ.Hán dịch là “Vô vi” hay còn gọi là “hư không”.
Thất bàn ra dạ. Hán dịch là “Tự tại”. Đây là Bảo hiếp thủ nhãn ấn pháp. Hành giả thành tựu ấn pháp này có thể sử dụng lấy tất cả các thứ châu báo ẩn giấu trong lòng đất để làm lợi ích cho chúng sanh. Ý của câu chú này nói rằng ở nơi thể tánh mà thường được tự tại và thành tựu vô lượng công đức.
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Re: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

60. Na ra cẩn trì
61. Ta bà ha
Na ra cẩn trì. Hán dịch là “ái hộ” nghĩa là thường nỗ lực bảo bọc che chở tất cả chúng sanh. Câu chú này cũng mang ý nghĩa đại Từ Bi.
Đây là Bảo bình thủ nhãn ấn pháp.
62. Ma ra na ra
63. Ta bà ha


Ma ra
. Hán dịch là “Như ý”

Na ra. Hán dịch là “Tôn thượng”.
Đây là Quyến sách thủ nhãn ấn pháp. Ấn pháp này có công năng mang lại sự an vui như ý đến cho hành giả, khiến cho các thứ bệnh tật, chướng nạn đều được tiêu trừ.
Quyến sách thủ nhãn ấn phápcó rất nhiều diệu dụng. Hành giả có thể kết một sợi dây ngũ sắc rồi hành trì quyến sách ấn pháp vào sợi dây ấy. Thành tựu rồi thì khi phóng sợi dây này ra, các loài yêu ma quỷ quái, ly mỵ vọng lượng đều bị trói chặt. Không thể nào chạy thoát được. Từ đó sẽ tìm cách giáo hóa cho các loài ấy hồi tâm hướng thiện. Đây là diệu dụng của ấn pháp này. Mới xem qua thì có vẻ bình thường nhưng công năng thật khó lường.
Trong đạo giáo gọi ấn pháp này là “Khổn tiên thằng”.
64. Tất ra tăng a mục khư da
65. Ta bà ha
Tất ra tăng. Hán dịch là “thành tựu – ái hộ”. Nghĩa là thường đem hết sức mình để bảo hộ che chở cho tất cả chúng sanh.
A mục khư da. Hán dịch là “bất không, bất xả”.
Bất không có nghĩa là hữu. Nhưng đây có nghĩa là diệu hữu.
Bất xả có nghĩa là “Bất xả nhất pháp”. Không từ bỏ một việc gì, phải thông thạo tất cả các pháp. Nên có câu kệ:
“Chân như lý thượng bất lập nhất trần.
Phật sự môn trung bất xả nhất pháp”.
Nghĩa là:
“Trên phương diện bản thể, lý tánh tức chân như, thì không cần lập một thứ gì nữa cả, dù chỉ là hạt bụi.
Nhưng về mặt sự tướng, có nghĩa là việc hành trì, tu đạo thì không được bỏ qua một pháp nào cả”.
A mục khư dacòn có nghĩa nữa là “ái chúng, hòa hợp”. Nghĩa là thương yêu, hòa hợp, thường cứu giúp tất cả chúng sanh.
Câu chú này còn có nghĩa khác là trong tự tánh của mỗi chúng sanh đều có đủ tánh tự tại và tánh công đức thường vẫn tròn đầy.
Đây là Bảo phủ thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì ấn pháp này thành tựu, hành giả có thể tránh được nạn tù tội, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ mọi lúc, hành giả đều không bị vướng phải các chướng nạn về quan quyền nữa.
66. Ta bà ma ha a tất đà dạ
67. Ta bà ha
Như quý vị đã biết, thế giới chúng ta đang sống là thế giới Ta bà. Ta bà có nghĩa là “kham nhẫn”. Còn được dịch là “nhẫn ái”. Còn dịch là “Thiện thuyết, thiện đáo”.
Kham nhẫn có nghĩa là chúng sanh như chúng ta khó có thể chịu đựng nổi những sự thống khổ ở cõi giới Ta bà này.
Nhẫn ái có nghĩa là chúng sanh thế giới Ta bà này không những có thể chịu đựng mọi khổ đau mà còn sanh khởi lòng thương yêu mọi loài nữa.
Thiện thuyết, thiện đáo nghĩa là, luôn luôn nói lời tốt đẹp, lợi ích khi ở trong thế giới Ta bà. Cùng khuyến khích mọi người hiện thân đến ở cõi giới Ta bà này.
Ma halà lớn. Đây có nghĩa là pháp Đại thừa, tức là Bồ tát đạo.
A tất đà dạ. Hán dịch là “vô lượng thành tựu”. Nghĩa là tu tập pháp Đại thừa của hàng Bồ tát có công năng đưa hành giả đến bờ bên kia một cách rốt ráo và thành tựu vô lượng công đức.
Đây là Bồ đào thủ nhãn ấn pháp. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này thì trong miệng hành giả thường có vị ngọt của nho, còn hơn vị ngọt của đường. Quý vị hãy chú ý điểm này, trong khi hành trì ấn pháp này mà thấy trong miệng có vị ngọt nghĩa là bắt đầu có sự cảm ứng. Khi thành tựu ấn pháp này rồi, khi quý vị có trồng trọt các loại nông sản, ngũ cốc, thì sâu bọ côn trùng không thể phá hoại mùa màng của quý vị. Còn các loại cây ăn quả như cam, đào, hạnh, lê, … sẽ sinh trưởng rất nhanh và có vị ngọt khác thường. Công năng của Bồ đào ấn phápnày rất lớn và sự thành tựu của pháp Đại thừa là vô lượng vô biên.
Tất la tăng a mục khư da. Ở trong đồ hình mạn đà la là hình ảnh biểu tượng cho bổn thể của Dược Vương Bồ tát, người đã dùng vô số phương tiện, dược liệu để chữa bệnh cho chúng sanh.
Ta bà ma ha a tất đã dạ ta bà halà bổn thể của Bồ tát Dược Thượng, người cũng thường dùng vô số phương thuốc để chữa lành bệnh cho chúng sanh.
68. Giả kiết ra a tất đà dạ
69. Ta bà ha
Giả kiết ra a tất đà dạ. Hán dịch là “Kim cang luân”. Còn gọi là Kim cang Bạt chiết la. Kim cang luân này có hình tròn nhưng có khác so với Kim cang luân khác. Câu chú này còn có nghĩa là “Hàng phục oán ma”. Khi trong tâm luôn luôn sinh khởi xung khí và bất bình thì gọi là ma. Họ phản đối kịch liệt và hằn học đối với tất cả mọi điều. “Tất cả đều là tà vạy”. Họ giống như kẻ cuồng si, chẳng để ý gì đến pháp luật nữa. Họ luôn xung khắc với toàn cả thế gian. Trong nhân gian gọi loại người này là điên cuồng. Trong hàng quỷ thần thì hạng người này được gọi là Ma. Nộ khí của loài ma oán này thường xông khắp cõi Trời. Nó thường giận dữ: :Ai cũng đều quá vô lễ với ta!”. Hoặc nó nói: “Phật hả? Ta sẽ đánh bại ngay. Bồ tát hay A la hán ta cũng hạ gục luôn. Còn loài người, ta sẽ ăn thịt hết. Ma quỷ thì ta sẽ chà nát dưới gót chân. Ta sẽ xé nát thân chúng ra cho đến chết!” Oán khí loại ma này thật ghê rợn.
Đây là Bạt chiết la thủ nhã ấn pháp. Với Kim cang luân, hành giả có thể đập tan các loài thiên ma ngoại đạo, quỷ thần thành từng mảnh vụn. Bất luận đó là loại ma nào, nó đều bị thu phục và vâng lời khi hành giả dùng Kim cang luân để thi hành ấn pháp này. Ma oán sẽ cung kính đảnh lễ hành giả và thưa: “Con nguyện quy phục ấn pháp. Nguyện theo mọi quy luật, không dám xâm hủy”.
Kim cang luân ấn phápkhông những chỉ có công năng hàng phục thiên ma ngoại đạo, mà còn có công năng phát ra âm thanh chấn động. Đạo giáo gọi âm thanh này là “Ngũ Lôi Oanh Đảnh”.
Sấm sét vốn thường phát sinh từ trên Trời, nhưng các Đạo sĩ Lão giáo có thể phóng ra tiếng sấm từ lòng bàn tay khi họ kết một loại ấn gọi là Chưởng tâm lôi. Tiếng sấm sét vang ra khiến cho thiên ma bị chấn động, thậm chí còn có thể khiến thịt da nó bị tan tành từng mảnh.
A tất đà dạ. Hán dịch là “Vô tỷ thành tựu”. Hành giả trì chú này sẽ được thành tựu công đức rất lớn; không có gì so sánh được, cho nên mới khiến cho các loài ma oán đều quy đầu phục thiện.
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Re: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

70. Ba đà ma yết tất đà dạ
71. Ta bà ha
Ba đà ma. Hán dịch là “Hồng liên hoa”.
Yết tất đà dạ. Hán dịch là “Thiện trắng”.
Hồng liên hoa này là siêu việt tất cả mọi loài và thành tựu vô lượng công đức. Khi quý vị tu tập Hồng liên hoa thủ nhãn ấn pháp này thành tựu rồi, nếu quý vị muốn sanh ở cõi Trời thì ước nguyện ấy rất dễ thành tựu như ý.
72. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73. Ta bà ha
Na ra cẩn trì. Hán dịch là “Hiền thủ”.
Hiền là thánh hiền.
Thủ là giữ gìn, canh giữ hộ trì.
Bàn đà ra dạdịch nghĩa là Quán Thế Âm, Quán Tự Tại.
Đây là Thí vô úy thủ nhãn ấn phápmà Bồ tát Quán Thế Âm thường dùng để cứu độ chúng sanh, giúp cho mọi loài không còn sợ hãi trong mọi lúc, mọi nơi.
74. Ma bà lợi thắng yết ra da
75. Ta bà ha
Ma bà lợi thắng. Hán dịch là “Đại dõng”, cũng dịch là “anh hùng đức”, nghĩa là đức hạnh của bậc đại anh hùng. Bồ tát Quán Thế Âm cũng được gọi như thế.
Yết ra da. Hán dịch là “sinh tánh” hoặc là “bổn tánh”. Nghĩa là tự tánh bản hữu của chúng sanh vốn sẵn có đức hạnh của bậc đại anh hùng. Đức hạnh của đại anh hùng chính là do hành trì Tổng nhiếp thiên tý thủ nhã ấn pháp, ấn pháp này có công năng hàng phục mọi loài ma oán không chỉ ở thế giới này mà khắp cả đại thiên thế giới.
Hành giả tu tập ấn pháp này nên biết đây là ấn pháp quan trọng nhất trong tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Vì khi hành trì ấn pháp này, thì tất cả bốn mươi hai ấn pháp kia đều có đủ trong ấn pháp này.
76. Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da
Nam môcó nghĩa là “Quy y”. Quy y gì? Con xin Quy y Tam bảo.
Hắc ra đát nacó nghĩa là “bảo”: quý báu.
Đá ra dạdịch là “Tam”: ba
Toàn câu nghĩa là con nguyện quy y Tam bảo. Con nguyện đem cả thân tâm tánh mạng để quy y. Như những Phật tử tại gia đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Đó là quy y Tam bảo.
Quy y Tam bảo tức là quy y với toàn thể chư Phật trong ba đời, khắp cả mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng tức là quy y với tất cả pháp trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới. Cũng chính là đem hết thân tâm tánh mạng quy y với tất cả các bậc Hiền thánh tăng trong ba đời, mười phương, cùng tận hư không pháp giới.
Hư không, chẳng bao giờ cùng tận. Tất cả các cõi nước đều nằm trong pháp giới này. Có tất cả mười pháp giới, trong đó bốn cõi giới của các bậc Thánh Hiền và sáu cõi giới của chúng sanh phàm phu. Bốn cõi giới của bậc Hiền Thánh là: Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác.
Sáu cõi giới phàm phu là: Trời, người, A tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục.
Mười phương là: Bắc, Đông, Nam, Tây, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam, đó là tám. Thêm phương trên và phương dưới tất cả là mười.
Ba đời là quá khứ, hiện ại, vị lai. Chúng ta quy y với Phật bảo trong suốt khắp mười phương ba đời. Những lời đức Phật dạy được gọi là Pháp bảo.
Đá ra dạcó nghĩa là “tam”: ba. Chúng ta quy y với Tam Bảo trong suốt mười phương, ba đời cùng tận hư không pháp giới.
Dacó nghĩa là “đảnh lễ”. Là quy y và cung kính đảnh lễ trước Tam Bảo.
77. Nam mô a lị da
Nam.Hán dịch là “quy y”.
A lị da. Hán dịch là “Thánh giả”, cũng có nghĩa là “Thánh Hiền”. Câu chú này thể hiện sự quy y với tất cả các Hiền Thánh Tăng.
78. Bà lô kiết đế
Bà lô kiết đế. Hán dịch là “quán”.
79. Thước bàn ra da
Thước bàn ra da. Hán dịch là “tự tại”. Toàn câu Bà lô kiết đế thước bàn ra da có nghĩa là Quán Tự Tại tức là Bồ Tát Quán Thế Âm.
Đầu trang

hey
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 255
Tham gia: 16:15, 24/02/11

TL: Re: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi hey »

80. Ta bà ha
Bồ tát Quán Tự Tại đã thành tựu tất cả mọi công đức. Ta bà ha có nghĩa là thành tựu công đức vô lượng vô biên.
81. Án tất điện đô
Nay phần kinh văn của thần chú đã được tụng rồi. Tiếp theo là phần chân ngôn. Thông thường có chữ Án luôn luôn dẫn đầu cho phần chân ngôn này. Nên chữ Án mang ý nghĩa “dẫn sinh nghĩa”.
Tấtnghĩa là “thành tựu”.
Điện đô. Hán dịch là “ngã giới” là đạo tràng, lãnh thổ, cương vực của mình đã được kiết giới thành tựu. Phạm vi kiết đại giới là 800 do tuần (yojanas) và trung giới là 600 do tuần. Trong phạm vi đã được kiết giới này, hành giả thường được an lạc và yên tịnh, tất cả mọi công
Phạm vi và ý nghĩa kiết giới lớn làm sao! Một hạt vi trần cũng rộng lớn bao la rồi. Vì một hạt vi trần của hành giả là bao hàm vô lượng vi trần vô lượng thế giới, và vô lượng vi trần trong thế giới cũng chỉ hàm ẩn trong một vi trần. Vì vậy, nếu một vi trần hoại diệt thì vô lượng vi trần đều hoại diệt. Một hạt vi trần tồn tại thì vô lượng vi trần cũng tồn tại. Đó là sự vi diệu của sự kiết giới.
82. Mạn đà ra
Mạn đà ra. Hán dịch là “đạo tràng”, cũng dịch là “Pháp hội”. Nghĩa là đạo tràng của hành giả nhất định phải thành tựu. Pháp hội của hành giả nhất định phải thành tựu.
83. Bạt đà da
Bạt đà dadịch là “Toại tâm viên mãn”.. Thế nên gọi là sự thành tựu. Tùy theo tâm nguyện mà đều được như ý (toại tâm viên mãn). Nếu quý vị có niềm tin chí thành, thì thấy rất là màu nhiệm. Còn nếu quý vị không tin, là vì quý vị chẳng thích thú gì với những điều mầu nhiệm như trên.
84. Ta bà ha
Ta bà hadịch là “thành tựu”. Thành tựu điều gì? Thành tựu mọi thệ nguyện của hành giả. Bất luận quý vị phát tâm nguyện gì, quý vị sẽ đạt được như ý khi niệm Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà da ta bà ha.
Những vị khi làm lễ thế phát xuất gia cũng trì niệm câu chú này. Có nghĩa là ước nguyện việc xuất gia tu học Phật pháp sẽ được như ý thành tựu viên mãn.
Tôi nguyện rằng quý vị có phát tâm hành trì điều gì cũng được như ý, tất cả đều được Bạt đà da ta bà ha, tức là thành tựu viên mãn tâm nguyện của mình. Mỗi người có sự phát nguyện khác nhau, nên sự thành tựu cũng không đồng, nhưng đều viên mãn cả.
Nguyện cho tất cả Phật tử có duyên được nghe Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni này đều sớm thành tựu quả vị Phật, vì đây là ước nguyện của những người thâm tín chư Phật.
Một khi quý vị đã chứng được quả vị Phật tức là mọi việc đều “toại tâm mãn nguyện” rồi.
(Trích bài của HT Tuyên Hóa)
Được cảm ơn bởi: tigerstock68
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Đất Phật

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

đã lâu hey lại quay về topic của mình, rất mong được nhiều bài của hey về Phật Pháp.
Được cảm ơn bởi: hey
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Cầm kỳ thi họa”