Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái

Luận giải, tư vấn trao đổi về dịch lý, độn toán, thái ất
Hình đại diện của thành viên
DaiThien
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 129
Tham gia: 23:16, 11/11/11
Liên hệ:

Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái

Gửi bài gửi bởi DaiThien »

Kính chào các cao nhân, rất mong nhận được sự trao đổi từ mọi người về ý nghĩa và tượng của hai quẻ

Địa Thiên thái Hình ảnh. Xin hỏi vì sao lại là thái.

và Thiên Địa Bĩ Hình ảnh. Xin hỏi vì sao lại là Bĩ, là bế tắc...

Chân thành cảm ơn
Đầu trang

nthung
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 829
Tham gia: 12:19, 13/03/09

TL: Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái

Gửi bài gửi bởi nthung »

Quẻ thái. dương khí(trời) ở dưới mà bay lên. gặp âm khí (khôn) hướng xuống mà gặp nhau do đó vạn vật được phát triển, được hanh thông->thái
Quẻ Bĩ tương tự
Được cảm ơn bởi: DaiThien
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
DaiThien
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 129
Tham gia: 23:16, 11/11/11
Liên hệ:

TL: Re: Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thá

Gửi bài gửi bởi DaiThien »

nthung đã viết:Quẻ thái. dương khí(trời) ở dưới mà bay lên. gặp âm khí (khôn) hướng xuống mà gặp nhau do đó vạn vật được phát triển, được hanh thông->thái
Quẻ Bĩ tương tự
Lý thuyết này trong sách dịch nào chẳng có. Cảm ơn bạn đã tham gia
Đầu trang

nguyen quoc
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2299
Tham gia: 23:15, 05/08/09

TL: Re: Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thá

Gửi bài gửi bởi nguyen quoc »

DaiThien đã viết:
nthung đã viết:Quẻ thái. dương khí(trời) ở dưới mà bay lên. gặp âm khí (khôn) hướng xuống mà gặp nhau do đó vạn vật được phát triển, được hanh thông->thái
Quẻ Bĩ tương tự
Lý thuyết này trong sách dịch nào chẳng có. Cảm ơn bạn đã tham gia
Sách dịch nào cũng có rồi! Vậy bạn có gì mới hơn thì hãy đưa ra. Biết đâu, đó là một điểm mới toanh mà các cụ xưa bỏ sót!???
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
DaiThien
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 129
Tham gia: 23:16, 11/11/11
Liên hệ:

TL: Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái

Gửi bài gửi bởi DaiThien »

Các bạn ham học dịch thân mến.
Thông qua các diễn đàn, các bài viết trao đổi dịch thuật của rất nhiều cao nhân trên mạng, các cao nhân trên sách, và qua nhiều thời gian suy nghĩ, tôi có đôi chút nghĩ...ngược với các vị ở hai quẻ này. Tôi sang diễn đàn lý học đông phương, nơi mà Nick Thiên Sứ đang quản lý chính, tôi thấy cũng nói ý hệt như các bạn. Rằng quẻ đại thiên thái là quẻ có tượng "trời dưới ", "đất trên". còn quẻ Thiên địa bĩ là quả có tượng "trời trên, đất dưới" bởi vì...như trong sách đã nói.

1/ Vậy để bàn thảo về vấn đề này, trước tiên xin xuất phát từ Âm và Dương. Âm thì nặng trọc, nằm dưới, lạnh lẽo và tối tăm, hướng xuống... Dương thì cao sáng, mạnh mẽ, cứng rắn, nóng gấp, hướng lên.

Sau đó tới một câu căn bản nhất khi chúng ta học dịch ai cũng phải nhớ đó là: Vật đến cùng cực thì sinh biến.

2/ Giờ xét hai quẻ đơn:

Quẻ Càn: thuần dương, dương cực độ, không còn gì để dương hơn nữa.
Quẻ Khôn: thuần âm, âm cực độ, không còn gì để âm hơn nữa.

3/ Vậy:

- quẻ Càn đã đến Dương cực độ, tức sẽ sinh biến, mà nếu có biến thì phải biến thành âm, chứ không thể biến thành dương. Tức đúng đạo lý trong dương có âm, không sinh ra và mất đi, chỉ biến từ trạng thái này sang trạng thái khác. Tức là quẻ càn sẽ sinh khí âm mà đi xuống. Vì Càn là cao nhất nên khí dương không thể đi lên được nữa, mà chỉ sinh biến thành Âm mà đi xuống.
- quẻ Khôn đã đến Âm cực độ, tức nếu có biến thì phải biến thành dương, đi lên. Vì Khôn là thấp nhất nên khí Âm không thể đi xuống được nữa mà chỉ sinh biến thành dương mà hướng lên.

4/ Dựa vào những luận điểm trên đây ta thấy:

Quẻ Hình ảnh đặt khôn lên trên càn là sai về đạo lý Âm dương, lại nữa nếu để nói về việc khí dương đi lên, khí âm đi xuống thì theo luận điểm 3 thì hai khí này đi đối ngược nhau. làm sao theo sách dịch cũ nói rằng hai khí này giao hòa với nhau được.

Vậy tóm lại quẻ này theo tôi chính là quả Thiên Địa Bĩ.

Quẻ Hình ảnh có tượng càn trên, khôn dưới. thứ nhất tượng quẻ đúng đạo âm dương, thứ hai đúng đạo trời trên đất dưới, thứ ba theo luận điểm 3 ở trên thì khí dương biến từ trong quẻ khôn sẽ bốc lên, khí âm biến từ trong quẻ càn sẽ đi xuống. Lúc đó âm dương giao hòa...và đây mới chính là quẻ Địa Thiên Thái.

Trên đây là vài dòng suy nghĩ của tôi về hai quẻ này. ngoài ra còn rất nhiều điều mà sách Dịch cũ ghi chép nếu luận theo Âm Dương, ngũ hành thì không hề phù hợp chút nào, mà theo ngu ý của tôi thì Âm dương có trước, sau đó Ngũ hành vạn vật có sau, sau đó quẻ Dịch mới ra để mà mô phỏng sử vận động của âm dương, ngũ hành...

Chân thành.
Đầu trang

nguyen quoc
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2299
Tham gia: 23:15, 05/08/09

TL: Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái

Gửi bài gửi bởi nguyen quoc »

Một ý kiến hay và rất mới , có thể đây là ý kiến làm đảo lộn về dịch , và cũng tương đương ý kiến đảo Tốn-Khôn như ngài Thiên Sứ. Bạn nên chịu khó tiếp xúc với Thiên Sứ để trao đổi thêm và hoàn thiện. Rất có thể các Vị tiền bối xa xưa sẽ bật dậy " bái phục" bạn và Thiên Sứ sát đất. Kính mong bạn tiếp tục nhé!
Nhưng bạn cũng nên hiểu và thận trọng : Trống càng rỗng kêu càng to!
Thân ái!
Được cảm ơn bởi: DaiThien
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
DaiThien
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 129
Tham gia: 23:16, 11/11/11
Liên hệ:

TL: Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái

Gửi bài gửi bởi DaiThien »

Tôi cảm ơn các bạn đã tham luận, với tôi chỉ là việc bám vào cái gốc ban đầu để hiểu dịch, bám mãi tới lúc chính dịch làm tôi khó hiểu thì tôi phải tìm cách lý giải theo suy nghĩ của tôi, tôi muốn đưa lên suy nghĩ này để tham khảo cùng các bạn, nếu ai thấy chưa đúng thì xin chỉ cho cái chưa đúng, vì sao chưa đúng, tôi sẽ tiếp thu hết mình để học hỏi. Còn với quan điểm của tôi, không ai có thể nắm tay nhau cả ngày được, việc đúng sai của quẻ dịch đơn còn đang bàn cãi, huống hồ gì lại thêm 64 quẻ kép nữa thì lại càng vô số bàn cãi.
hi vọng với ý kiến này của tôi sẽ được các bạn thông hiểu dịch chia sẻ và giảng giải cụ thể.

P/s: Thiên sứ với tôi đều là những kẻ mong cầu học hỏi, tôi khác ở chỗ, không áp đặt Dịch là của Việt nam.

Chúc các bạn Hoan Hỷ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
DaiThien
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 129
Tham gia: 23:16, 11/11/11
Liên hệ:

TL: Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái

Gửi bài gửi bởi DaiThien »

Hình ảnh Gửi bởi unregisted Hình ảnh

Em chào các bác, em vốn là kẻ hậu học, mới tìm hiều về Dịch nên không dám khoa môi múa mép trước các bậc tiền nhân. Ban đầu vốn định đặt gạch hóng gió xem có gì mới lạ ko. Chợt này ra mấy ý xin đóng góp để làm rõ hơn tại sao các bậc Thánh nhân xưa lại đặt ra 2 quẻ Bĩ - Thái.

Xin nói về quẻ Thái trước. Quẻ Thái vốn có Khôn ở trên, Càn ở dưới. Hồi mới học em cũng băn khoăn việc này, sao trời nằm dưới đất, hay đất nằm trên trời lại là Thái đc. Ngẫm lại các Thánh nhân xưa đặt ra như vậy hẳn có lý.

Càn vốn là khí thuần dương, khí dương nhẹ thì phải bay lên, nếu bay xuống thì là khí âm rồi, ko còn là thuần dương nữa. Cũng vậy, Khôn là thuần âm, thuần âm thì nặng, phải bay xuống. Như vậy, khí âm bay xuống, khí duơng bay lên, hai khí gặp nhau là âm duơng giao hòa, nhất là thái âm gặp thái duơng thì sự giao hòa càng lớn. Chính cái âm duơng giao hòa mà vạn vật được sinh sôi, này nở. Thái là ở chỗ đó. Ngược lại ở quẻ Bĩ, âm đi đường âm, dương đi đường duơng, hai khí không gặp nhau, như vậy chẳng có gì xảy ra, âm dương mất cân bằng, Bĩ từ đó mà ra.

Vậy giải thích sao về Vật cùng tất biến. Cái này hiểu không khéo thì dễ hiểu sai. Ý của cổ nhân là: đã là thái dương, nếu để khí dương tăng trưởng thêm vào thì sẽ thoái, như lên đến đỉnh núi rồi thì phải đi xuống, đến đỉnh vinh quang thì phải hạ cánh thôi. Nhưng cuối cùng, cái đỉnh núi đó vẫn là đỉnh núi, nó vẫn là đỉnh cao nhất. Thái dương cũng vậy, đã là thái dương thì thêm dương vào mới biến thành thiếu âm. Còn ko thêm duơng vào thì nó vẫn cứ là thái duơng, vẫn cứ bay lên mãi. Không thể cho rằng Thái dương thì phải bay xuống.

Như vậy đã rõ, do Thánh nhân từ ngàn đời trước vẫn không sai, có chăng là hàng hậu học chúng ta chưa học đến nơi đến chốn, phải ko nhỉ?

Lý luận tương tự, ta cũng sẽ hiểu thêm về quẻ Vị Tế và quẻ Ký Tế.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, Tôi xin có vài ý kiến sau.

hai quẻ thuần càn và thuần khôn là hai quẻ Dương vô hạn và Âm tới hạn, hay ngược lại Dương tới hạn và Âm cũng đã vô hạn (Ở đay hai nghĩa vô hạn và tới hạn sẽ đi đến một nghĩa là không thể nào hơn được nữa). Tượng quẻ thì nói là hai thứ cao nhất và thấp nhất rồi, tức là không thể biến thêm theo chiều thuận được nữa, không thể dương bay lên thêm nữa hay âm hạ xuống thêm nữa, vậy thì làm sao có thể giao hòa nhau nếu khi Biến trong sắp xếp tượng quẻ Địa Thiên Thái của người xưa.

Lại nữa trong đường dẫn giải thích tượng quẻ của Người xưa đọc ở cuốn kinh dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê tôi thấy có câu: Ở đây không nên hiểu Càn là trời, Khôn là đất mà chỉ nên hiểu là Âm và Dương. Vậy có thấy ép buộc thiên cưỡng quá không vậy. Mỗi khi nhìn tượng quẻ chúng ta luôn biết ngay Càn chính là trời, Khôn chính là đất.

Quẻ sinh ra trước hay tượng quẻ sinh ra trước ?. cái này các bạn đã hiểu. Một quẻ mà khi sinh ra đã gây ... hiểu nhầm như vậy suốt mấy ngàn năm của hậu học thì còn có thể gọi là Thái nữa không. Một quẻ mà khi sinh ra đã đi ngược với quy luật vận hành của âm dương, của thiên địa thì còn gọi là Thái nữa không. Trong quẻ thì không hề có giao hòa, giao cảm, âm đi đường âm, dương đi đường dương. Âm đã Âm vô hạn không thể đi xuống được nữa, Dương đã giới tới hạn không thể thăng lên được nữa mà chỉ đợi có biến để thành khí đối nghịch. vậy sao có thể giao hòa được nữa đây nhỉ ?.

Một đỉnh núi cao tới hạn thì làm sao cao thêm được nữa. mộ cái hố xâu tới hạn thì làm sao xâu thêm được nữa đây nhỉ. một cái lý đơn giản như vậy thôi mà thánh nhân hiểu một cách gượng ép. Trong khi đó trong Dịch lại có câu " Vật với cùng cực thì sinh biến" . nếu theo ý bạn thì núi cao cứ cao mãi và không có cùng cực, hố xâu sẽ xâu mãi và cũng chẳng có tới hạn. vậy cái lý cùng cực sinh biến nó nằm ở chỗ nào, Nếu như không phải là hai quẻ đơn Thuần Càn và Thuần Khôn kia. Chính là Dương tới hạn và Âm đã tới hạn.

Trên đây là ngu ý của tôi nói rõ thêm để chia sẻ cùng các bạn.

Chúc hoan hỷ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
DaiThien
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 129
Tham gia: 23:16, 11/11/11
Liên hệ:

TL: Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái

Gửi bài gửi bởi DaiThien »

Việc đun ấm nước, hay núi cao đều chỉ là những trạng thái tương đối mà chúng ta bắt gặp. Nhưng việc quẻ Càn và quẻ khôn là đại diện cho hai thái cực bất định và tới hạn Âm và Dương. Vì thế đừng lấy các ví dụ chưa tới hạn để áp dụng vào hai quẻ thuần càn và thuận khôn này. Hãy lấy chính nó để bàn thảo nhé bạn. Vì Càn là càn, Khôn là khôn. không phải nước sôi hay quả bóng..vì nhứng thứ đó chưa tới được cái cực hạn của hai quẻ thuần Càn và thuần Khôn.

Chúc Hoan hỷ
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
DaiThien
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 129
Tham gia: 23:16, 11/11/11
Liên hệ:

TL: Xin cho hỏi về hai quẻ Thiên địa bĩ và Địa thiên thái

Gửi bài gửi bởi DaiThien »

Hình như tôi nói đến thế mà các bạn chưa hiểu nhỉ. Cái tôi nói là các bạn đã hiểu thế nào là thuần Càn, thuần khôn chưa đã, thế nào là Âm và Dương chưa đã, khi hiểu rõ những điều này bạn sẽ tự hiểu sự gọi cái tượng của hai quẻ kép trên là vô cùng cưỡng ép và sai quy luật căn bản mà chính...các cụ đó đã một phần tìm ra quy luật đó.
Mong các bạn hiểu cho câu hỏi của tôi không quá phức tạp để các bạn..rắc hỏa mù sang các quẻ khác. hãy tìm hiểu rõ cái Thuần của hai quẻ Càn và khôn đi đã.

Nếu trên thế gian này có thứ gì là cực dương cực hạn thì đó người ta sẽ gọi là thuần Càn, Có cái gì là cực âm cực hạn thì người ta sẽ gọi đó là thuần Khôn, nhưng nó vẫn nằm trong hiểu biết hạn hẹp của con người. Giả dụ ta đi đến vũ trụ khác lại thấy cái hơn cái ta thấy ở vũ trụ này và khi đó chắc chắn ta vẫn phải áp dụng cái Thuần càn và thuần khôn kia để đặt cho cái ta mới tìm được.

Ở đây khi tôi nói thế các bạn đã hiểu. Chữ thuần kia có mức giới hạn tới đâu rồi phải không nào...và vì thế làm sao Khí Dương trong Càn có thể bay lên được nữa, còn chỗ nào nữa mà bay lên. nó ở vị trí Chí tôn, cao nhất của những gì cao nhất rồi, thử hỏi nó bay lên đâu. Quẻ thuần khôn cũng tương tự, khí âm trong quẻ thuần khôn không thể hạ thấp xuống được nữa. nó ở vị trí Chí tôn trong khí âm rồi, nó là điểm thấp nhất, cùng cực nhất, Chí Âm nhất rồi ...thì làm sao nó Âm hơn được nữa mà bảo nó hạ xuống, nó hạ xuống đâu...hay các bạn lại lôi mớ triết lý mơ hồ là nó sẽ hạ xuống...mái nhà các bạn. và với cái lẽ cơ bản này để xét lại hai tượng của hai quẻ kép Thái và Bĩ mà người xưa đã nói thì ...vô cùng phi lý và ngược lại hoàn toàn.

Nếu nói tới tượng quẻ thì hai quẻ này là hai quẻ ...Chết...không hề có sức sống. Còn nếu nói về ..Biến thì chỉ có quẻ Càn trên Khôn dưới mới có thể giao hòa âm dương được các bạn thân mến ạ, Vì khi đó Càn đến cùng cực sẽ biến sinh Âm mà hạ xuống giao hòa với Khôn đến cùng cực sẽ biến sinh Dương mà bay lên. và khi đó mới là Đạo...là Thái vậy.

Chúc các bạn Hoan Hỷ
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Xem quẻ Dịch”