PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Luận giải, tư vấn, trao đổi về phong thủy địa lý
timhieuPT
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 2
Tham gia: 14:22, 30/10/10

TL: PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Gửi bài gửi bởi timhieuPT »

[quote="baotu"]Tam Ban Xảo Quái

Trong những cách cục có thể giúp cho trạch vận của căn nhà được lâu dài, bền bỉ thì ngoài cách “Hợp Thập” còn có những cách cục “Tam ban quái”.

Nói “Tam ban quái” là vì trong toàn trạch bàn, các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung hoặc là nối liền nhau thành 1 chuỗi như 1-2-3, 2-3-4, 3-4-5, 4-5-6, 5-6-7, 6-7-8, 7-8-9, 8-9-1, 9-1-2, hoặc là tạo thành những chuỗi số cách đều nhau 3 số như 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9. Cách có những chuỗi số nối liền nhau được gọi là “Tam ban quái”, còn cách có những chuỗi số cách đều nhau 3 số được gọi là “Phụ mẫu Tam ban quái”.

Trong “Phụ mẫu Tam ban quái” còn được chia ra làm 2 loại là “Thất tinh đả kiếp” và “Tam ban Xảo quái”. Riêng trong mục này chỉ xin bàn qua “Tam ban Xảo quái” mà thôi.

......


Cám ơn bác Baotu, bác làm ơn cho đăng các loại tam ban quái còn lại

timhieuPT
Đầu trang

banghuynh
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 460
Tham gia: 14:03, 27/09/10

TL: PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Gửi bài gửi bởi banghuynh »

Xin cảm tạ tất cả vì những kiến thức bổ ích.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
fortune_teller032
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 538
Tham gia: 15:47, 29/06/10

TL: PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Gửi bài gửi bởi fortune_teller032 »

baotu đã viết:Phương Pháp Chọn Hướng Nhà Phần 3

Đại Không Vong

Tuyến Đại không vong là những đường ranh giới giữa 8 hướng trên la bàn. Biết rằng 1 vòng tròn trên la bàn bao gồm 360 độ, nếu chia ra 8 hướng thì mỗi hướng sẽ chiếm đúng 45 độ. Những tuyến độ nằm giữa 2 hướng là những tuyến Đại không vong. Ví dụ như hướng BẮC bắt đầu từ 337 độ 5 đến 22 độ 5, kế đó là hướng ĐÔNG BẮC bắt đầu từ 22 độ 5 đến 67 độ 5. Những tuyến vị 337 độ 5, hoặc 22 độ 5, hoặc 67 độ 5 là những tuyến Đại không vong.

Như vậy, có 8 tuyến Đại không vong trên la bàn như sau:

- Tuyến 22 độ 5 (giữa BẮC và ĐÔNG BẮC).
- Tuyến 67 độ 5 (giữa ĐÔNG BẮC và ĐÔNG).
- Tuyến 112 độ 5 (giữa ĐÔNG và ĐÔNG NAM).
- Tuyến 157 độ 5 (giữa ĐÔNG NAM và NAM).
- Tuyến 202 độ 5 (giữa NAM và TÂY NAM).
- Tuyến 247 độ 5 (giữa TÂY NAM và TÂY).
- Tuyến 292 độ 5 (giữa TÂY và TÂY BẮC).
- Tuyến 337 độ 5 (giữa TÂY BẮC và BẮC).

Ngoài 8 tuyến vị kể trên (được coi là 8 tuyến Đại không vong chính), còn có những tuyến nằm gần sát và 2 bên những tuyến đó trong khoảng 1 độ 5 cũng đều được coi là những tuyến Đại không vong cả.

- Thí dụ 1: một căn nhà có hướng 21 độ. Vì tuyến này chỉ cách tuyến Đại không vong chính (giữa 2 hướng BẮC và ĐÔNG BẮC, tức tuyến 22 độ 5) có 1 độ 5, cho nên hướng nhà này phạm Đại không vong.

- Thí dụ 2: một căn nhà có hướng 23 độ 5. Vì tuyến này cũng chỉ cách tuyến Đại không vong chính có 1 độ, nên nó cũng là tuyến Đại không vong.

- Thí dụ 3: một căn nhà có hướng là 20 độ 5. Vì tuyến này cách tuyến Đại không vong chính 2 độ, nên nó không được coi là tuyến Đại không vong nữa.

Đối với Phong thủy Huyền Không, tất cả mọi tuyến Đại không vong đều là những tuyến vị cực xấu. Nếu cất nhà, xây mộ theo những hướng đó thì về nhân sự có thể bị chết người, cô quả hay bị tuyệt tự. Về tài lộc có thể bị phá sản, lao tù vì tiền bạc... Về bản chất con người sống trong những nhà đó cũng chủ thô tục, bần tiện, thiếu liêm sỉ hoặc hung ác, lại hay thấy ma quỷ...

Tuyến Đại không vong sở dĩ cực xấu là vì tọa-hướng của căn nhà đã kiêm quá nhiều (từ 6 đến 7 độ 5) nên khí của căn nhà đã hoàn toàn bị pha tạp, biến chất. Nó vừa kiêm khí của sơn khác (trong 24 sơn), vừa kiêm khí của hướng khác (trong 8 hướng).

- Thí dụ nhà hướng 22 độ, tọa ĐINH hướng QUÝ kiêm MÙI-SỬU 7 độ, nên tọa và hướng vừa kiêm đều 2 sơn (tọa là ĐINH kiêm MÙI; hướng là QUÝ kiêm SỬU). Nhưng vì ĐINH thuộc hướng NAM, còn MÙI thuộc hướng TÂY NAM, nên tọa của nhà này vừa thuộc hướng NAM, vừa kiêm thêm hướng TÂY NAM nữa. Tương tự, ở hướng là QUÝ kiêm SỬU, nhưng QUÝ thuộc hướng BẮC, còn SỬU thuộc hướng ĐÔNG BẮC, nên hướng nhà này vừa thuộc hướng BẮC, vừa kiêm ĐÔNG BẮC.

Những nhà thuộc tuyến Đại không vong đều bị coi là “LẠC QUẺ” hay “XUẤT QUÁI” (tức ra ngoài phạm vi 1 hướng) bởi vì tạp khí hỗn loạn, không có một chính khí đủ mạnh để làm chủ khí, như nhà không chủ. Những căn nhà này dể có nhiều tai họa nghiêm trọng như bị tà khí chi phối, bị ma quỷ quấy phá, cũng như con người trở nên hẹp hòi, thô lậu, bần tiện, gian trá hơn. Chính vì vậy mà “Trạch vận Tân án” mới nói những nhà có hướng thuộc tuyến Đại không vong thì ”tiến thoái đều khó, trở thành tiện cục (cách bần tiện), khiến vợ, chồng lục đục, anh em bất hòa, văn nhân thì mắc bệnh thần kinh, nhiều sự bất hạnh liên tiếp xảy ra”.


Tiểu Không Vong

Tuyến Tiểu không vong: nếu tuyến Đại không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 hướng, thì tuyến Tiểu không vong là những tuyến nằm ngay lằn ranh của 2 sơn. Như chúng ta đã biết, trên la bàn gồm 360 độ được chia ra 8 hướng, mỗi hướng chiếm 45 độ. Trong mỗi hướng lại được chia ra làm 3 sơn, nên mỗi sơn chiếm 15 độ. Cho nên tổng cộng có 24 sơn trên la bàn, và vì vậy cũng có 24 tuyến Tiểu không vong chính như sau:

- Hướng BẮC: gồm những tuyến: 352 độ 5, 7 độ 5, và 22 độ 5.
- Hướng ĐÔNG BẮC: những tuyến: 37 độ 5, 52 độ 5, và 67 đô 5.
- Hướng ĐÔNG: gồm những tuyến: 82 đô 5, 97 độ 5, và 112 độ 5.
- Hướng ĐÔNG NAM: những tuyến: 127 độ 5, 142 độ 5, và 157 độ 5.
- Hướng NAM: gồm những tuyến: 172 độ 5, 187 độ 5, và 202 độ 5.
- Hướng TÂY NAM: những tuyến: 217 độ 5, 232 độ 5, và 247 độ 5.
- Hướng TÂY: gồm những tuyến: 262 độ 5, 277 độ 5, và 292 độ 5.
- Hướng TÂY BẮC: những tuyến: 307 độ 5, 322 độ 5, và 337 độ 5.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì ta thấy tất cả những tuyến Tiểu không vong cuối cùng của mỗi hướng như 22 độ 5 của hướng BẮC, 67 độ 5 của hướng ĐÔNG BẮC, 112 độ 5 của hướng ĐÔNG... cũng chính là những tuyến Đại không vong.

Cho nên trên thực tế, những nhà có hướng phạm phải những tuyến Đại không vong bao giờ cũng kèm thêm vấn đề phạm cả tuyến Tiểu không vong nữa. Chính vì vậy mà mức độ phát sinh tai họa của chúng mới càng thêm mãnh liệt.

Ngoài 24 tuyến Tiểu không vong chính ở trên, còn cần phải để ý đến những tuyến nằm gần khu vực đường ranh giới giữa 2 sơn, nhưng cũng chia thành những trường hợp khác biệt như sau:

1) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn thuộc Địa nguyên Long, 1 Sơn thuộc Thiên nguyên Long (xin xem lại bài “24 sơn-hướng và Tam nguyên Long): thì tất cả những tuyến nằm gần tuyến Tiểu không vong chính trong khoảng cách là 1 độ rưỡi - dù là bên trái hay bên phải của nó – cũng đều bị coi là những tuyến Tiểu không vong.

Thí dụ: Hai sơn NHÂM và TÝ của hướng BẮC được phân chia bởi tuyến vị 352 độ 5. Đó là tuyến Tiểu không vong chính. Nhưng vì NHÂM thuộc Địa nguyên Long, còn TÝ thuộc Thiên nguyên long, cho nên tất cả những tuyến nằm cách tuyến vị 352 độ 5 trong phạm vị 1 độ 5 – dù là bên phải hay bên trái của nó – như các tuyến 351 độ, 352 độ, 353 độ, 354 độ cũng đều là những tuyến Tiểu không vong cả. Nhưng các tuyến như 350 độ 5, hoặc 354 độ 5 thì lại không còn được coi là những tuyến Tiểu không vong nữa, vì đã cách tuyến Tiểu không vong chính hơn 1 độ 5 rồi.

Một điều cần nói thêm là vì giữa Địa nguyên long với Thiên nguyên long trong cùng 1 hướng bao giờ cũng có vấn đề trái nghịch âm-dương, nếu Thiên nguyên long là sơn âm thì Địa nguyên long sẽ là sơn dương, và ngược lại, cho nên những tuyến Tiểu không vong nằm giữa 2 sơn (hướng) này còn bị gọi là những tuyến “sai lạc âm-dương” hoặc “âm-dương sai thố”.

2) Những tuyến nằm ở phần giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn thuộc Thiên nguyên Long, 1 sơn thuôc Nhân nguyên Long: thì chỉ có tuyến vị chính giữa 2 sơn mới bị coi là tuyến Tiểu không vong mà thôi. Tuy nhiên trên thực tế thì những tuyến Tiểu không vong này đều vô hại. Lý do là vì trong cùng 1 hướng thì sơn thuộc Thiên nguyên Long bao giờ cũng cùng âm-dương với sơn thuộc Nhân nguyên Long. Mà vì đã nằm trong cùng 1 hướng, lại cùng 1 khí âm hoặc dương, nên dù có nằm chồng lên đường phân giới giữa 2 sơn cũng vẫn không sợ khí bị pha tạp hay hỗn loạn.

Cho nên nguyên tắc chính của Huyền không vẫn là vấn đề thuần khí. Khí đã thuần thì có thể kiêm nhiều, khí không thuần thì dù 1 độ cũng không kiêm, còn những tuyến vị Đại-Tiểu không vong chỉ là những mức độ ấn định sự kiêm hướng sai lạc quẻ (Đại không vong) hoặc âm-dương (Tiểu không vong) đã tới mức độ tối đa, cực kỳ hung hiểm rồi vậy.

Thí dụ: Hai sơn TÝ và QUÝ thuộc hướng BẮC được phân chia bởi tuyến vị 7 độ 5, nên trên lý thuyết thì đó là tuyến Tiểu không vong chính. Nhưng vì TÝ là âm sơn, thuộc Thiên nguyên Long; còn QUÝ cũng là âm sơn, thuộc Nhân nguyên Long. Giữa chúng không có sự khác biệt về âm-dương (vì cùng là âm sơn) hay tính chất (cùng thuộc hướng BẮC). Cho nên ngay cả những nhà có tuyến vị là 7 độ 5 (tức trùng với tuyến Tiểu không vong) cũng không sao cả.

3) Những tuyến nằm giữa 2 sơn, nhưng 1 sơn là Nhân nguyên long, 1 sơn là Địa nguyên Long: đây chính là trường hợp của những tuyến Đại không vong đã nói ở phần trên.

Như vậy nếu xét kỹ thì thật ra trên la bàn chỉ có 8 tuyến Đại không vong và 8 tuyến Tiểu không vong chính mà thôi. Bên cạnh chúng còn có thêm 1 số tuyến nằm trong khoảng cách 1 độ 5 ở 2 bên cũng đều được xem là những tuyến vị Đại-Tiểu không vong cả. Còn ngoài ra, những tuyến vị nằm giữa 2 sơn thuộc Thiên nguyên Long và Nhân nguyên Long trên thực tế không phải là Không vong. Còn những tuyến nằm giữa 2 sơn thuộc Nhân nguyên Long và Địa nguyên Long là trường hợp Đại không vong rồi vậy.

Xét về mức độ tác hại thì những hướng Tiểu không vong cũng gây ra nhiều tai họa cho những ai sống trong căn nhà đó, như gia đình đổ vỡ, ly dị, tài lộc hao tán, dễ bị thưa kiện, hình ngục, người sống trong nhà cũng thường bất chính, hay vi phạm luật lệ, phạm pháp hoặc trộm cắp, hung dữ, lại dễ thấy ma quỷ... Cho nên sách “Trạch vận tân án” mới viết những nhà phạm tuyến Tiểu không vong (tức âm-dương sai thố) thì thường là “tiến, thoái lưỡng nan, không tạo dựng nổi uy quyền, danh tiếng. Lại chuốc kiện tụng, thị phi, trở thành bại cục (cách thất bại), hao tổn công sức”.

Ngoài những tuyến Đại-Tiểu không vong ở trên thì trong 1 số sách vở còn đề cập đến những đường phân giới của 64 quẻ tiên thiên, và cũng xem những tuyến đó là Đại không vong. Rồi gộp hết tất cả những tuyến đó, cộng với những tuyến Đại-Tiểu không vong chính và gọi chúng là những tuyến “BẤT KHẢ LẬP” (tức những tuyến vị không thể chọn để lập hướng nhà hay mộ).

Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì thấy những đường phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra cũng trùng với những tuyến vị “Phân châm” hoặc “Phân kim” trên Tưởng bàn (tức 1 loại la bàn do Tưởng đại Hồng làm ra), mà trong đó, cách tính để chia tuyến vị của 64 quẻ Tiên Thiên như sau: lấy 64 quẻ chia cho 8 hướng, thì mỗi hướng có 8 quẻ. Mỗi hướng tổng cộng có 45 độ, chia cho 8 quẻ thì mỗi quẻ chiếm 5 độ, còn dư 5 độ. Để phân chia cho đồng đều, Tưởng đại Hồng xếp 5 quẻ tiên thiên vào phần giữa của mỗi hướng (tỗng cộng là 40 độ). Còn khu vực tiếp giáp giữa mỗi hướng thì để chừa ra mỗi bên là 2 độ 5 (tổng cộng là 5 độ). Khu vực này được coi là khu vực “xuất quái” (ra khỏi quẻ hay hướng).

Như vậy, tổng cộng độ số của 8 quẻ (40 độ) và khoảng trống ở gần ranh giới giữa 2 hướng (5 độ) là 45 độ, tức đã bao hàm hết 1 hướng. Nếu tính như vậy thì tất cả mọi tuyến vị chính giữa của 24 sơn đều nằm trên đường phân giới của 64 quẻ Dịch.

Đó là lý do tại sao có 1 số trường phái Phong thủy (nhất là Tam hợp phái) thường cho rằng tuyến vị chính giữa của 24 sơn là những tuyến “Đại không vong”, cho nên khi lập hướng nhà hay mộ thì họ thường tránh những tuyến vị đó, mà kiêm sang bên phải hoặc trái 3 độ, chứ không dám lấy đơn hướng.

Đây là 1 sai lầm, chẳng những vì họ đã không biết tới vấn đề hướng nhà phải thuần khí, mà còn có thể kiêm không đúng độ số, vì không phải tọa-hướng nào cũng có thể kiêm 3 độ, mà còn tùy thuộc vào những sơn mà chúng tọa lạc là âm hay dương.

Hơn nữa, hướng kiêm 3 độ cũng là lằn ranh giới giữa chính hướng và kiêm hướng, nên nếu kiêm không cẩn thận, hướng đó có thể đã ra ngoài chính hướng và thuộc về kiên hướng, nên có thể đang từ tốt biến thành xấu...

Ngoài ra, vì các sách vở cổ xưa hoặc đã thất bản, hoặc cố tình không nói tới lý do tại sao lại đem 64 quẻ Tiên thiên vào trong la bàn. Nhưng theo thiển ý của người viết thì có lẽ chỉ là dùng để phụ đoán thêm tính chất của từng hướng nhà mà thôi (như trường hợp Nhị thập bát tú...), chứ không phải mục đích là để chọn phương hướng.

Chính vì vậy mà tuy Tưởng đại Hồng vẫn đưa 64 quẻ Tiên thiên vào trong la bàn do ông chế tạo, nhưng khi chọn hướng thì vẫn lấy đơn hướng (tức là đè lên đường phân giới của quẻ Dịch). Điều này chứng tỏ đường phân giới của 64 quẻ Tiên thiên thật ra không có giá trị gì về phương diên lập hướng cả.

Đối với những nhà phạm tuyến Đại-Tiểu không vong tuy rằng rất xấu, nhưng nếu biết cách hóa giải thì cũng có thể biến xấu thành tốt mà xử dụng được, chứ cũng không phải nhất quyết vì chúng thuộc những tuyến "bất khả lập" nên hoàn toàn không xử dụng được. Vấn đề này sẽ được nói trong 1 dịp khác.

Ngoài ra, đối với trường hợp những nhà có tọa-hướng thuộc Thiên nguyên Long kiêm Nhân nguyên Long, hoặc Nhân nguyên Long kiêm Thiên nguyên Long tuy có thể kiêm nhiều mà không sợ phạm Không vong, nhưng vẫn phải kiêm đúng pháp độ, tùy theo tọa-hướng thuộc sơn dương hay âm. Nếu thuộc sơn dương thì có thể kiêm tới 7 độ, nếu là sơn âm thì chỉ có thể kiêm tới 6 độ mà thôi.

(sưu tầm)
bác có hình của 64 quẻ trên la bàn không?
Em tìm cái này mãi mà không được, chỉ tìm được nạo âm trên la bàn.
Em đang điịnh dịch la bàn ra chữ việt mà không có hình đồ 674 quẻ
Đầu trang

baotu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 69
Tham gia: 17:25, 31/07/09

TL: PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Gửi bài gửi bởi baotu »

*THEO PHUONG VỊ của SƠN TINH:
- Nhà có vượng khí của sơn tinh đến phía sau: thì nơi đó cần có nhà cao, tức theo đúng nguyên lý của loan đầu. Những nhà như thế sẽ vượng về nhân đinh.
- Nhà có vượng khí sơn tinh tới phía trước: thì phía trước cần phải có nhà cao, để sơn tinh có nơi toạ thực cao ráo.Đây là trường hợp nhà phía trước làm cho vượng đinh.Trường hợp này sẽ trái ngược với những nguyên lý về loan đầu.
- Nhà có sinh, vượng khí của sơn tinh tới bên hông: thì bên đó cần có nhà càng cao lớn càng tốt, chứ không bắt buộclaf chỉ được cao bằng hay thấp hơnnhuw nguyên lý về Thanh Long hay Bạch Hổ.
* TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT:
- Vượng khí của sơn và hướng tinh đều tới phía trước: thí nơi đó cần phải thấp, trống, chứ không thể có nhà cao.
- Vượng khí sơn và hướng tinh đều tới phía sau: thì nơi đó cũng cần phải thấp, trống.Trong cả hai trường hợp này, nếu nơi đó có núi hay nhà cao thì chúng phải ở ngoài xa, còn ở gần phải có sân rộng hoặc đường đi...mới tốt.
Được cảm ơn bởi: haihuyen1501
Đầu trang

baotu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 69
Tham gia: 17:25, 31/07/09

TL: PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Gửi bài gửi bởi baotu »

- ĐƯỜNG XÁ:
Nếu nhà có tác dụng như núi, thì đường xá cũng có tác dụng như sông, tức là đem thuỷ khí đến nơi sinh sống của 1 gia đình.Thuỷ khí của đường xá tuy là hư vô, nên đúng ra lực yếu.Nhưng do nó nằm gần nhà, lại tuỳ theo mức độ rộng lớn, cũng như vấn đề giao thông, đi lại trên đó có tấp nập, đông đảo hay không mà lực của chúng sẽ trở nên mạnh, có ảnh hưởng quyết định tới vận khí của 1 căn nhà.Trên nguyên tắc đường xá cũng cần uốn lượn, ôm ấp lấy căn nhà hay khu vực sinh sống, chứ không nên chạy thẳng, hoặc đâm tới trước (hay bất kỳ khu vực nào)của căn nhà.Tuy nhiên, trên thực tế thì sự tốt , xấu của đường xá cũng hoàn toàn do phi tinh quyết định.
Đầu trang

baotu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 69
Tham gia: 17:25, 31/07/09

TL: PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Gửi bài gửi bởi baotu »

Ở đây chỉ xin thêm một vài điểm về những căn nhà bị đường đâm thẳng hoặc đâm chéo tới phía trước hay phía sau như sau:
- Nếu những nơi này đắc sinh, vượng khí của hướng tinh thì tài lộc càng thêm vượng.đó chính là trường hợp phương tốt được xung khởi là vô cùng quý giá.Ngược lại, nếu những nơi này có suy, tử khí của hướng tinh thì tài lộc đại bại, nhà sẽ gặp nhiều tai hoạ
- nếu những nơi này đắc sinh, vượng khí của sơn tinh thì nhân đinh trong nhà sẽ suy thoái nghiêm trọng, thường dễ bị tuyệt tự hoặc chết người.
- Nếu những nơi này đắc sinh, vượng khí của hướng tinh lẫn sơn tinh thì đinh, tài đều vượng
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
ThangGieng
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 83
Tham gia: 14:56, 01/04/11

TL: PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Gửi bài gửi bởi ThangGieng »

Cháu xin đánh dấu để ngâm cứu dần dần, sau này sẽ nhờ các bác trên diễn đàn chỉ hộ. Cháu xin chân thành cảm ơn các bác đã chia sẻ kiến thức và hỗ trợ người đọc, kính chúc bác baotu mạnh khỏe.
Đầu trang

anhhai1905
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 6
Tham gia: 12:53, 14/02/11

TL: PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Gửi bài gửi bởi anhhai1905 »

Kính gửi bác Bảo Tư,

Hôm nay thật là may mắn khí biết bác qua diễn đàn lyso.vn. Em mạo mụi viết thư cho bác nhờ bác tư vấn giúp em việc chọn hướng nhà và cách bài trí trong nhà. Em tên Đỗ Anh Hải, sinh khoảng 20h30' ngày 19/05/1980 (âm lịch) nhằm ngày 01/07/1980 (dương lịch) - cái này em quy đổi trên mạng. Em là kỹ sư, tốt nghiệp đại học Bách Khoa HCM, quê em ở Quảng Ngãi, nhà có 4 anh em, 2 trai 2 gái, em là con đầu, đứa em gái kế sinh năm 84 - làm kế toán (đã có gđ - chồng sinh năm 83), em trai kế sinh năm 87 - đang học liên thông đại học GTVT, em gái út sinh năm 89 - đang làm đồ án tốt nghiệp ĐH Ngân Hàng. Bá má em sinh năm 1958, đang sống ở quê.

Sau mấy năm làm việc tích góp, năm nay em quyết định mua nhà để an cư, em đang tìm mua nhà phường Thới An, Quận 12 hoặc phường Thạnh Xuân, Thạnh Lộc. Em dự định sang năm lấy vợ, bạn gái em sinh ngày 15/08/1987 (âm lịch).

Nay kính nhờ bác tư vấn giúp em nên mua nhà hướng nào, bố trí nhà thế nào cho hợp với tuổi của em. Em được biết bác đang ở Tp. HCM, nếu bác không phiền, mong bác cho em biết chổ bác ở hoặc bác có thể cho em 1 buổi hẹn để em đến gặp bác nhờ tư vấn giúp

Chúc bác sức khỏe và mong nhận được thư từ bác sớm - vì bá má em nói là mua nhà tốt nhất trong tháng này.

Em Hải - 0903144189
Đầu trang

anhhai1905
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 6
Tham gia: 12:53, 14/02/11

TL: PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Gửi bài gửi bởi anhhai1905 »

Các bác ơi,

Giúp em với, sao ko thấy bác Baotu hồi âm vậy?
Có bác nào biết thì chỉ giúp em với, em đã tìm được căn nhà hướng Tây chệt về nam khoảng 10 độ.

Mong tin các sư phụ.
Đầu trang

baotu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 69
Tham gia: 17:25, 31/07/09

TL: PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Gửi bài gửi bởi baotu »

Chào bạn Anhhai1905!
Thời gian này tôi đang gặp vấn đề về sức khoẻ (đang trị bệnh),nên không thể tư vấn cùng bạn được,mong bạn thông cảm,nhờ cao nhân khác chỉ giúp.Thân chào.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Tư vấn Phong thủy”