Những cái chết thảm khốc...

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
victories_2008
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 10:49, 01/04/09

Những cái chết thảm khốc...

Gửi bài gửi bởi victories_2008 »

Dạo này e/c được chứng kiến nhiều cái chết rất thảm khốc và đáng thương.
đó có phải là do số phận đã được địng sẵn không? hay là do nghiệp "nhân" - "quả"?

có cách nào tránh được không?

xin mọi người có đôi lời chỉ giáo!
Đầu trang

thamlang
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 814
Tham gia: 14:26, 01/11/09

TL: Những cái chết thảm khốc...

Gửi bài gửi bởi thamlang »

ko.
Đầu trang

anhminh1990
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1113
Tham gia: 18:57, 19/10/09

TL: Những cái chết thảm khốc...

Gửi bài gửi bởi anhminh1990 »

em nghĩ do hạn xấu, nhiều sao xấu hội hợp và thiếu sao giải.
nếu đi cầu chùa cũng chưa chắc đã được
Đầu trang

minchu
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1101
Tham gia: 19:30, 25/08/09

TL: Những cái chết thảm khốc...

Gửi bài gửi bởi minchu »

Sống chết có số,giàu sang do trời.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tinhyeu_cuagio
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1521
Tham gia: 08:33, 13/04/09
Đến từ: IRaq

TL: Những cái chết thảm khốc...

Gửi bài gửi bởi tinhyeu_cuagio »

victories_2008 đã viết:Dạo này e/c được chứng kiến nhiều cái chết rất thảm khốc và đáng thương.
đó có phải là do số phận đã được địng sẵn không? hay là do nghiệp "nhân" - "quả"?

có cách nào tránh được không?

xin mọi người có đôi lời chỉ giáo!
Sống chết nó có số cả rồi bạn à. Ai trong đời mà chẳng có lần chết. Tôi là người đã chứng kiến một người thân mắc bệnh hiểm nghèo rất đau đớn trong một năm trời mới mất. Lúc đó cái mà người đó thích nhất là được ăn "một viên đạn đồng"

Chết kiểu gì cũng có cái số của nó. Chẳng thế mà lại sinh ra đủ câu phú như " Cự Kị nên tránh đò sông, Phục Binh Hình Việt mắc vòng binh đao" hay "Linh Tinh, Thiên Việt ở gần, Mưa gió là phải tránh xa, Kẻo mà sét đánh oan gia".... Tất nhiên không phải dựa vào mấy câu phú này mà bảo chết. Vì sự sống chết của người ta phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong lá số lắm. Phụ thuộc vào cung Mệnh, cung an Thân, Ách cung, Đại tiểu hạn và cả 2 sao Tử Vi và Thiên Cơ (dù nó đóng ở bất kỳ đâu trong lá số). Khi mà hầu như tất cả những cái này đều xấu hết thì người ta được dịp lên Thiên Đàng (hoặc là xuống Địa Ngục tùy vào cái nghiệp Nhân - Quả mà bạn nói đó)

Nhưng khoan này, Nếu bạn để ý kỹ trong lá số, Bao giờ ta cũng bắt gặp một vài cái hạn gọi là rất xấu trở lên, chứ không phải chỉ có một hạn gây chết đâu. Vậy thì ta biết chết vào hạn nào đây. Có khi người ta không chết ở một cái hạn rất xấu, mà lại chết ở một cái hạn hơi xấu thôi. Vì sao? Vì nó còn phụ thuộc vào tuổi tác nữa. Cái tuổi thanh niên trai tráng có thể qua được chứ khi đã 70 tuổi rồi thì chỉ cần hạn hơi xấu thôi là có thể cũng chết. Chẳng thế mà khi có "gió mùa Đông Bắc" vê là lại có nhiều cụ ra đi vậy. Bọn Sinh Viên thì được dịp đánh đề.

Vòng đời của con người ta trong lá số Tử Vi chỉ có tối đa 12 cung gồm 120 năm thôi. Ông vua Triệu Đà của nước Âu Lạc xưa thọ đúng 120 tuổi là cái dễ chấp nhận được. Còn nghe đâu đó ở nước XXX có ông thọ 128, 129 tuổi gì đó. Cái này riêng tôi cho là không chính xác. Hồi đó chứng minh thư nhân dân chả có, lấy đâu mà chắc chắn.

Còn chuyện có tránh được không? Thế hỏi bạn bây giờ đang đi trên đường (sống thì phải đi rồi, ở trong nhà mãi sao được) bị oto nó húc cho một phát. Biết tránh kiểu gì đây? Cá biệt cách đây không lâu ở Hà Nội có cái xe buýt mất tay lái lao vào một nhà cấp 4 làm một ông cụ (đang ngủ trưa) trong nhà thiệt mạng. Đúng là có trốn trong nhà nó cũng lôi ra. Nhưng cũng có cái hạn ta kiểm soát được. Đó là khi hạn ở Mệnh Tài Quan Phúc. Vì 4 cung ấy là 4 cung thuộc về tư tưởng, con người của ta nên ta kiểm soát được. Nếu có hạn xấu, ví dụ như nếu ta nóng tính có thể gây ra họa lớn. Khắc phục nó đi là giảm chế được. Chỉ sợ cái tai họa nguy hiểm đấy nó lại ở các cung chỉ người như Huynh Đệ, Nô Bộc, Thê Thiếp, Thiên Di và đặc biệt là ở cung xung chiếu. Khi đó họa là do người khác mang lại, nên ta không làm gì được.

Những cái chết thảm khốc như bạn nói, gọi đúng hơn là những cái chết oan đấy. Không phải mê tín nhưng những cái chết như vậy thường rất thiêng. Khi đó đánh đề, đánh lô thường trúng hết. Tôi không phải người ham đỏ đen, vui chơi lành mạnh tí thôi, nhưng đúng là thường như vậy. Cái hôm kỷ niệm 999 năm Thăng Long HN (còn 1 năm nữa tròn 1000 năm) đề về 01. Làm gió này vừa có tiền chi tiêu, lại được dịp cười cười.

Ta đây Mệnh dám cư La Võng (chủ bị oan ức) lại có "Thái Tuế ngộ Không Kiếp suy vi" . Thất Sát to gan dám cư cung an Thân nữa chứ mà "Thất Sát lâm Thân chung thị yểu".... haizzzz! Xem ra không được bế cháu nội, cháu ngoại rồi. :D
Được cảm ơn bởi: m4x0r, kenkentrang
Đầu trang

anhminh1990
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1113
Tham gia: 18:57, 19/10/09

TL: Những cái chết thảm khốc...

Gửi bài gửi bởi anhminh1990 »

Bài viết của anh quá đầy đủ nhưng em ko hiểu sao ông cụ đó nằm ngủ trong nhà mà vẫn bị xe ôto vào cán được
Đầu trang

victories_2008
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 10:49, 01/04/09

TL: Những cái chết thảm khốc...

Gửi bài gửi bởi victories_2008 »

ok. mình xin cản ơn bạn tinhyeu_cuagio đã bớt chut thời gian chỉ giáo!hi

nghiệp chướng hay nhân quả ở đời như bạn nói đó. mọi người bảo nó dc bắt đàu từ kiếp trước có đúng không ban...? cái này mình thấy nó còn nhiều trìu tượng và khó hiểm lắm...
Đầu trang

victories_2008
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 10:49, 01/04/09

TL: Những cái chết thảm khốc...

Gửi bài gửi bởi victories_2008 »

thamlang đã viết:ko.



cảm ơn thamlang đã trả lời.

mình muốn hỏi bạn 1 câu không biết có được không?



mình cứ hỏi nhé. bạn không trả lời thì thôi.hihi


Tử Vi (và các môn toán mệnh nói chung) thực ra là gì?.

Hiện nay, qua thực tế trên mạng cho thấy, nhiều người yêu Tử Vi hôm nay chỉ quan tâm Tử Vi đoán như thế nào? chứ không mấy quan tâm Tử Vi thực ra là cái gì?. Chính vì không để ý TV là cái gì? và nghiên cứu tử vi để làm gì?

(mấy câu hỏi trên mình đi ăn trộm được.hihi)

mình nghĩ nếu tử vi mà quyết định số phận con người 100% chính sác rồi thì nghiên cứu tử vi để làm gì? có thay đổi được gì đâu? đúng không?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
apollo
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 23:37, 01/01/09
Đến từ: Vô Cực
Liên hệ:

TL: Những cái chết thảm khốc...

Gửi bài gửi bởi apollo »

Có thực là Tử Sinh hữu mệnh????

Câu hỏi đơn giản của chủ topic mở ra một đề tại rộng lớn gây nhiều tranh luận bấy lâu nay. Đã có rất nhiều kinh sách của Tam Giáo (Nho Giáo, Phật Giáo, Đạo Giáo ) bàn về vấn đề này. Tuy luận điểm và tư tưởng có chỗ khác biệt nhưng khi chúng ta xâu chuỗi lại sẽ tạo thành một lý thuyết hợp nhất. Như thế mới gọi là Tam Giáo Đồng Nguyên.

1. Quan niệm của Nho Giáo về sinh tử hay sống chết là do đâu?

Thứ nhất, Khổng Tử nhận định cái chết như là luật tự nhiên của trời đất. “Sinh, lão, bệnh, tử” là quy luật tự nhiên không ai kháng cự được. Con người sống trăm năm hay ít hơn, nhiều hơn cuối cùng cũng không tránh được cái chết. Khổng Tử không trốn tránh cái chết. Ngài coi "sự tử như sự sinh, sự sinh như sự tử". Chính vì vậy mà chúng ta phải hiểu biết thêm về cái chết. Thứ nhất, Khổng Tử chấp nhận cái chết như một luật tự nhiên, bất khả kháng: "tử sinh hữu mệnh, phú qúy tại thiên" Thế nên ngài không phản kháng, hay âu lo. Thứ hai, tuy chết là luật tự nhiên, song không phải cái chết nào cũng giống nhau. Có những cái chết anh hùng; có những cái chết vô giá trị. Nói cách khác, ngài nhìn cái chết từ khía cạnh sinh mệnh. Nếu mạng sống con người có giá mà chết sớm, thì đó cả là một tai họa. Song ngược lại, nếu một mạng sống không có giá trị gì cả, thì bị ngài miêu tả như "người gìa mà không chết tất biến thành tặc". Chính vì vậy mà ngài than tiếc những người hiền tài chẳng may bị chết sớm. Ngài phàn nàn lão Thiên "bất hạnh đoản mệnh tử ai" , hay "Thiên ai tử" . Tuy phàn nàn, song Khổng Tử chấp nhận và không oán giận Thiên, bởi vì đó là luật tự nhiên. Nhìn từ khía cạnh này, chúng ta có thể nhận ra thái độ của ngài về cái chết. Cái chết là một bước tất nhiên của lịch trình sinh tử. Chính vì vậy, để đánh giá hay hiểu về cái chết, phải nhìn nó từ khía cạnh sinh mệnh.

Thứ hai, bên cạnh căn nguyên số mệnh, có một nguyên nhân lớn khác dẫn đến cái chết đó là do sự ngu dốt của con người. Con người không thể tránh khỏi cái chết, song không thể vì thế mà tự quyết định sinh mệnh của mình, càng không được phép lạm dụng mạo phạm sinh mệnh của tha nhân. Tha sát hay tự sát cũng đều là sát nhân cả. Trong một niềm tin như thế, Khổng Tử phản đối tất cả mọi hình thức phản sự sống, bao gồm chiến tranh, bệnh tật, giết người, hay lối sống sa đọa, nguyên nhân của đoản mệnh.
Khi được học trò hỏi: "Thưa thày, ngoài những cái chết do số mệnh thì có cái chết nào nằm ngoài số mệnh không?". Khổng tử nói: "Có chứ! Ngoài những cái chết do số mệnh thì người ta vẫn có thể chết bởi những nguyên nhân sau đây:
- Phân là kẻ yếu chống lại kẻ mạnh thì sẽ chết vì binh đao.
- Phận là người dưới chống lại người trên thì sẽ chết vì hình pháp.
- Phân là người ngu mà chống lại người khôn thì sẽ chết vì âm mưu.
- Kẻ phân tích sâu sắc sẽ chết vì bị mưu hai do hay nói cái xấu của người khác, bởi phân biệt phải trái rõ ràng.
2. Quan niệm của Đạo Giáo về sinh tử hay có phải chết là hết?

Trang Tử nói : “Cổ chi chân nhân, bất tri thuyết sinh, bất tri ác tử”. Ý nói những người cổ đại thật sự biết được bí ẩn của sinh mệnh thì họ không cảm thấy qúa vui sướng khi được sống và cũng không qúa sợ sệt khi cận kề cái chết.

Thái độ của người quân tử chân chính không lao tâm khổ trí suy nghĩ nhiều đến sống chết. Không truy vấn mình từ đâu đến, cũng không lo lắng mình sẽ về đâu. Bởi vì sống và chết đối với họ chẳng qua là sự thay đổi trạng thái sinh mệnh mà thôi. Chỉ có nhận biết thực sự cuộc sống thì mới có thể đối mặt một cách đúng đắn với cái chết.

Thái độ của Trang Tử đối với sống chết là rất khoáng đạt, thoải mãi, bởi ông nhận ra chân đế của sinh mệnh, giữa sống và chết chẳng qua là sự chuyển hóa hình thái mà thôi. Ai cũng phải kinh qua sự ”chuyển hóa” đó, có gì đáng buồn. Trang Tử trong thiên “Đại Tông Sư” kể một chuyện cổ như sau :
Tử Tang Hộ, Vu Tử Phản, Tử Cầm Trương là những người của thế giới bên kia. Họ sống với nhau tâm đầu ý hợp, không bao giờ nghĩ đến sống chết. Về sau Tử Tang Hộ chết, Khổng Tử biết được tin này, liền cử học trò của mình là Tử Cống đến giúp lo việc tang. Khi đến nơi, Tử Cống gặp Tử Cầm Trương và Vu Tử Phản, thấy một người đang viết bài ca tiễn đưa, người kia thì nhìn vào thi thể Tử Tang Hộ đánh đàn, ca hát. Họ hát : Tử Tang Hộ ơi, bạn đã về với cội nguồn rồi, còn chúng tôi vẫn gửi dấu tích tại nhân gian.

Tử Cống hoàn toàn không hiểu được, liền hỏi :”Các anh là bạn bè thân thiết với nhau như tay với chân, nay một người đã chết, các anh lại ca hát vui vẻ như vậy thì có hợp với Lễ không ?”

Tử Cầm Trương và Vu Tử Phản phì cười, trả lời :
– ”Tử Tang Hộ đâu có biết được ý nghĩa thực của Lễ”.

Tử Cống trở về hỏi thầy Khổng Tử, anh nói anh không hiểu được ba người kia là những người như thế nào, tâm tư của họ ra sao.

Khổng Tử nói: Họ là những người lòng đang bay bổng ở thế giới bên kia, mà thầy lại là người câu nệ ở thế giới này. Thế mà thầy lại cử anh đến giúp họ lo việc tang, thật là thiếu hiểu biết. Đối với những người này, giữa sống và chết không còn ranh giới, việc họ cần hoàn thành là tâm thần của họ được giao du cùng trời đất, đối với họ thì có hay không có hình hài là điều không quan trọng. Do vậy, khi một người bạn chết, hai người kia vẫn thản nhiên vui vẻ tiễn bạn đi xa.
Một đời người, con người luôn bận rộn, căng thẳng. Khi đến cuối đời, người ta thường hối tiếc về những hoài bão, ước mơ thời trẻ trung không thực hiện được.
Trong thiên “Dưỡng sinh chủ”, Trang Tử viết một câu : “Chỉ cùng ư vi tân, hỏa truyền dã, bất tri kỳ tận dã “. Ý nói đổ dầu vào củi và đốt lên, dầu và củi đều cháy hết, nhưng lửa thì được truyền mãi mãi, không bao giờ hết.

Điều này nói lên, cơ thể của con người có thể bị tiêu tan, nhưng tư tưởng thì được truyền lại, được thừa kế. Theo Trang Tử thì tư tưởng được thừa kế quan trọng hơn cả sinh mệnh, tức ngọn lửa được truyền lại mãi mãi quan trọng hơn độ dài thanh củi.


3. Quan niệm của Phật Giáo hay sống chết có thể thay đổi hay không?


Bấy giờ, ngài Huệ Mạng A-Nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát:

- Thưa thiện nam tử! Vì lẽ gì mạng sống đã hết mà còn sống thêm được nữa ?

Bồ-tát Cứu Thoát nói:

- Này Ðại đức A-Nan! Thầy lẽ nào không nghe Như Lai nói về chín thứ chết oan hay sao ? Cho nên dạy dùng thuốc thần chú làm phương tiện: Hoặc có chúng sanh mắc bệnh chẳng phải nặng nhưng không có thầy, không có thuốc và không có người săn sóc, hoặc lại có thầy chữa trị nhưng lại cho uống lầm thuốc nên chết. Ðó là chết oan thứ nhất.

Thứ hai là bị phép vua giết.

Thứ ba là buông lung chơi bời săn bắn, đam mê tửu sắc vô độ, bị các phi nhơn hại thần hồn.

Bốn là bị chết thiêu.

Năm là bị chết đắm.

Sáu là bị vào trong các chỗ thú dữ, sư tử, hổ lang ăn thịt.

Bảy là bị đói khát khốn khổ, không được thức ăn, do đây mà chết.

Tám là bị chết vì thuốc độc, rủa nộp, trù ẻo và bị quỷ tử thi.v.v... làm hại.

Chín là chết vì bị rơi từ trên núi cao xuống.

Ðó gọi là Như Lai lược thuyết có chín thứ chết oan. Ngoài ra còn có vô lượng các thứ chết oan khác.
Tham khảo:
(1) Luận ngữ -Khổng Tử
(2) Trang tử Nam Hoa Kinh - Trang tử
(3) Kinh Dược Sư
(4) Cổ Học Tinh Hoa
Đầu trang

victories_2008
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 10:49, 01/04/09

TL: Những cái chết thảm khốc...

Gửi bài gửi bởi victories_2008 »

quá hay. xin cảm ơn appllo rất nhiều.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”