Những giai thoại về lý số, phong thủy.

Các bài viết học thuật về môn Phong thủy, địa lý
mapbe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 121
Tham gia: 11:00, 09/02/09

Những giai thoại về lý số, phong thủy.

Gửi bài gửi bởi mapbe »

Mapbe sưu tập được rất nhiều các bài viết, các giai thoại về phong thuỷ, từ kiểu đất đế vương đến kiểu đất phát văn, phát võ ...., từ những thầy phong thuỷ nổi tiếng như Tả Ao, Cao Biền cho đến những thầy địa lý vô danh. Mạn phép bác Dienbantn, kụ Nguyên Vũ... post nên cho mọi người cùng đọc.


Tặng những ai yêu thích phong thủy.
Tặng những ai yêu thích những môn văn hóa phương đông.
Tặng ...


Đất sinh Vương Thánh.

Tổng Đại Hữu hay Đại Hoàng huyện Gia Viễn, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (nay thuộc các xã Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến huyện Gia Viễn) là đất sinh ra đế vương Đinh Tiên Hoàng lại đốc sinh đức thánh Nguyễn Minh Không quốc sư triều Lý mà phương ngôn, tục ngữ Ninh Bình còn lưu truyền:

"Đại Hữu sinh vương

Điềm Dương sinh thánh"


(Đại Hữu nay thuộc xã Gia Phương huyện Gia Viễn quê hương của Đinh Tiên Hoàng đế. Điềm Dương hay là Điềm Giang nay thuộc xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn quê hương của đức thánh Nguyễn Minh Không).

Từ thời Trần trở về trước, đất tổng Đại Hữu thuộc huyện Uy Viễn. Thời Lê gộp hai huyện Lê Gia và Uy Viễn thành một huyện lấy tên là Gia Viễn. Tên huyện Gia Viễn là tên ghép chữ cuối của tên huyện Lê Gia với chữ cuối của tên huyện Uy Viễn mà thành và giữ mãi cho đến ngày nay.

Trong tiến trình lịch sử tạo dựng đã có những thay đổi về tên của quê hương đức thánh Nguyễn Minh Không.

Dưới thời Đinh, đất Điềm Dương gọi là Đàm Gia Loan mà Đinh Bộ Lĩnh khi lên ngôi Hoàng đế năm Mậu Thìn (968) đã chọn làm quốc đô, xong vì thấy ở đây bốn bề đều là đồng nước mênh mông lại chật hẹp, lầy lội lên mới vượt sông Hoàng Long chuyển sang xây dựng kinh đô Hoa Lư (nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình). Năm Thái Bình thứ 3 (970) Đàm Gia Loan được đổi gọi là Đàm Xá. Theo các cụ cao tuổi ở địa phương giải thích cho biết: Đàm nghĩa là đầm, Xá tức là nhà (Đàm Xá nghĩa hiểu là nhà trên đầm nước).

Dưới triều Mạc Đăng Doanh (Mạc Thái Tông, niên hiệu Nguyên Hoá năm thứ nhất) phân Đàm Xá thành hai xã là Đàm Giang và Đàm Xá.

Đến triều Lê Thế Tông niên hiệu Gia Thái năm thứ nhất, Quý Dậu 1573; (Mạc Sùng Khang năm thứ 8) vì kỵ huý của Thế Tông là Duy Đàm nên lại đổi là Điềm Giang, Điềm Xá hai xã. Tên xã Điềm Giang, Điềm Xá được giữ mãi cho tới sau cách mạng tháng 8-1945.

Năm 1950 các xã Điềm Giang, Điềm Xá, Đại Hoàng (xã Gia Phương ngày nay) hợp thành một xã lấy tên là xã Gia Thắng. Đến năm 1953 xã Gia Thắng lại chia thành 3 xã lấy tên là Gia Thắng, Gia Phương, Gia Tiến thuộc huyện Gia Viễn.

Thế là trải qua gần 1000 năm biến cải tên gọi, thay đổi địa dư, đến nay đất tổng Đại Hữu được chia thành 3 xã mà xã Gia Phương là quê hương của đế vương Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Thắng đốc sinh đức thánh Nguyễn Minh Không.

Giữa một vùng đồng nước mênh mông là một giải đất chạy dọc theo hướng bắc- nam, địa đầu phía bắc là núi Bồ Đình (nay thuộc đất xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn), tận cùng phía nam là bến Hoàng Giang hay bến Đò Rồng, chiều dài hơn 6000m , chiều rộng chừng hơn 800m (chỗ rộng nhất ); phía tây là dòng Hoàng Long đã từng phân giới giữa huyện Lê Gia và huyện Uy Viễn; phía đông là con đường Tiến Yết mang huyền tích lịch sử khi Đinh Bộ lĩnh bị chú ruột là Đinh Thúc Dự đuổi đánh vì tội giết trâu khao lũ trẻ mục đồng; khi Bộ Lĩnh chạy đến đâu thì đường nổi lên đến đấy mà dân gian đặt tên cho đường là Tiến Yết (Đường Tiễn Vua). Hiện nay đường Tiến Yết vẫn còn là tuyến đê Tiến Yết với những hàng cây phi lao cao vút xanh tốt ở hai bên thân đê.

Một khoảng đất không rộng nhưng lắm núi, nhiều sông bao bọc xung quanh: núi Kỳ Lân ở phía bắc gần kề núi Bồ Đình, lại có gò Bồ Đề tương truyền là nền cũ của vua Đinh Tiên Hoàng người có công thống nhất đất nước, lập ra quốc gia Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ ở thế kỷ thứ 10. Hiện nay, ở đấy vẫn còn đền thờ vua Đinh khá nguy nga, đồ sộ đã được xếp hạng cấp nhà nước thuộc thôn Vân Bồng xã Gia Phương; Phía nam có núi Cắm Gươm hay Kiếm Sơn theo truyền lại khi chú Đinh Thúc Dự đuổi đánh Bộ Lĩnh được rồng vàng nổi lên đưa qua sông, thì chú cắm gươm xuống đất mà lạy cháu, chỗ ấy mọc lên một quả núi gọi là núi Cắm Gươm, dòng sông ấy gọi là Hoàng Long (Rồng Vàng). Qua dòng Hoàng Long về phía tây nam có dãy núi đá uốn lượn, có hai ngọn liền kề nhau tục gọi là núi Rồng, núi Rắn. Nhiều ngọn núi với nhiều hình tích mà dân gian đặt cho những tên gọi: Núi Con Lợn; Núi Con Rùa, Núi Con Phượng; Núi Cổ Giải... Ngọn Núi Đính (Bái Đính Sơn) đứng sừng sững cao vút đón gió đông nam thật đúng với bài thơ ngôn hoài của vị Đại Sư Không Lộ:

Thạch Đắc Long Xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu Thời trục Thượng cô phong đính

Trường khiếu nhất Thanh hám Thái hư


Dịch thơ:

Kiểu đất long xà chọn được nơi

Tình quê lai láng chẳng hề vơi

Có khí xông thẳng lên đầu núi

Một tiếng kêu vang lạnh cả người

(Thơ văn Lý - Trần T1; NXBKHXH; Hà Nội; 1997;tr 385)

Phía Nam và tây nam quê hương Quốc sư có dòng sông nhỏ chảy quanh mà nhân dân địa phương gọi là "Cửu khúc Giang Hồi". Bên cạnh dòng sông nhỏ, uốn lượn lại có dòng Hoàng Long nước trong xanh mềm mại chảy sát phía tây làng càng làm tăng thêm cảnh hữu tình sơn thuỷ của mảnh đất làng Điềm - đất sinh đức Thánh.

Nhìn cảnh quan "Đại Hữu cố hương, Điềm Dương cố trạch" với khí thiêng sông núi, với đất phát đế vương lại đốc sinh đức thánh đã gần ngàn năm, hẳn ta cảm hoài thấy được đất, trời, sông, núi cùng hoà quyện trong cái thế địa "Tượng sơn chung dục ngưng thuỷ tường Thanh (tận cùng có núi Voi, phía trước có Giang hồi cửu khúc).

Một vùng quê phát tích đế vương lại có cả đất sinh Đức Thánh trong mối giao hoà giữa đất trời, sông núi cùng con người, nghìn năm trước đã được chung đúc, tạo dựng mà nên. Vùng đất ấy giờ đây vẫn còn lưu giữ trong dân gian khá đậm nét những dấu ấn của hai vị Đế Vương và Đức Thánh mà người dân địa phương luôn tin và tâm niệm quê hương- một vùng "Địa linh nhân kiệt" và cả hai nơi thờ Đế Vương - Đức Thánh đã được xếp hạng cấp nhà nước với những cốn hiến lớn lao cho quốc gia dân tộc.

Đỗ Danh Gia
Nguồn: www.vanhoaphuongdong.com
Được cảm ơn bởi: 0909091363
Đầu trang

mapbe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 121
Tham gia: 11:00, 09/02/09

TL: Những giai thoại về lý số, phong thủy.

Gửi bài gửi bởi mapbe »

Sách “Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện” của Phan Kế Bính kể việc các vua được đất phát đế vương ở Miền Bắc có Đinh Bộ Lĩnh và Lý Công Uẩn :

Đinh Tiên Hoàng : Ông Đinh Công Trứ là nha tướng của Dương Diên Nghệ, vợ ông Trứ đi tắm dưới suối bị con rái cá hiếp về có mang, sinh ra Đinh Bộ Lĩnh. Sau khi ông Trứ chết, con rái cá bị dân làng bắt ăn thịt quẳng xương ra đường cái, bà mẹ Đinh Bộ Lĩnh nhặt xương đem về gác lên bếp

Đinh Bộ Lĩnh lớn lên có tài bơi lội. Một hôm có một ông thày Tàu đi xem đất thấy dòng sông sâu thắm mà có xoáy mạnh lắm, đồ là có huyệt đế vương mới bảo Đinh Bộ Lĩnh lặn xuống coi thử ra sao thì thấy có con ngựa đá, lên cho ông thày Tàu hay, ông này đưa cho Đinh Bộ Lĩnh nắm cỏ bảo dử vào mồm ngựa xem sao. Ông lặn xuống đưa cỏ ra thì ngựa há miệng ra đớp ngay. Ông lên cho thày Tàu hay, ông thày Tàu thưởng tiền rồi bỏ đi.

Đinh Bộ Lĩnh vốn thông minh hiểu biết hẳn đó là đại huyệt mới về bảo mẹ chỉ chỗ chôn hài cốt cha để đem đến táng nơi ngựa đá. Mẹ ông lấy bộ xương rái cá đưa cho ông, ông lấy nắm cỏ bọc xương rồi dứ vào mỏm ngựa thì con ngựa cũng đớp mà nuốt đi.

Từ đấy ông sinh ra bặm trợn, các trẻ chăn trâu đều sợ, bầu ông làm trưởng. Lúc đó nước Việt đang lâm vào nạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh nhân dịp ấy theo phe phò ông Trần Minh Công. Khi ông Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh lên thay rồi dẹp hết các sứ quân khác và lên làm vua tước hiệu Đinh Tiên Hoàng.

Lý Công Uẩn: “Ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo phải đi làm ruộng thuê cho nhà chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh), phải lòng một thiếu nữ có mang, nhà sư thấy thế đuổi đi. Vợ chồng mang nhau đi đến rừng Báng, chồng khát nước xuống chỗ giếng giữa rừng uống nước, chẳng may xẩy chân chết đuối. Vợ ngồi chờ lâu không thấy chồng, lại chỗ giếng xem thì đất đã đùn lên lấp giếng rồi, nên vào chùa Ứng Tâm ngủ nhờ, rồi xin nhà sư ở ngoài tam quan.

Chỗ này có sử chép là mẹ ông nằm mơ thấy giao hợp với thần núi Tiêu Sơn, có mang sinh ra ngài. Ông sư chùa Cổ Pháp tên là Lý Khánh Vân nuôi làm con nuôi nên theo về họ Lý.

Khi được 8,9 tuổii theo học ông sư ở chùa Tiêu Sơn tên là Vạn Hạnh, lớn lên làm quan thời nhà Lê. Lê Ngọa Triều mất con còn nhỏ, các quan mưu đồ lập ngài lên làm vua. Nơi ngài sinh ta là chùa Ứng Tâm nên ngày nay gọi chùa ấy là chùa Dặn”.

Trịnh Kiểm : Trịnh Kiểm người làng Sóc Sơn, huyện Chân Định, (nay là xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc, thôn Bồng Thượng), tỉnh Thanh Hóa. Khi còn hán vi, nhà nghèo lắm mà thờ mẹ rất có hiếu. Me tính hay ăn thịt gà, mà nhà thì không có, ngày nào cũng phải ăn trộm một con gà của láng giềng để nuôi mẹ. Láng giềng ai cũng ghét, một bữa nhân ông đi vắng, bắt mẹ ông ta ném xuống vực Tôm ở cạnh làng, để khỏi ăn trộm gà nữa. Không ngờ lòng trời run rủi, chỗ vực ấy chính là một huyệt to. Đêm hôm ấy, trời nổi cơn mưa to gió lớn, rồi vực ấy bỗng dưng nổi đất lên thành mộ. Có thày địa lý xem ngôi đất ấy nói rằng : “Ngôi đất này phát ra không phải đế, cũng không phải bá, mà có quyền nhất cả thiên hạ, tryền được tám đời rồi vạ tự trong nhà sinh ra”.

Trịnh Kiểm từ khi mẹ mất, đi lơ bờ kiếm ăn, nấn ná sang Ai Lao, ở chăn ngựa cho ông Nguyễn Kim. Nguyễn Kim đang tìm kế khôi phục nhà Lê. Một hôm Nguyễn Kim, đang đêm mở cửa ra sân trông xuống dưới trại, thấy có hai khối tinh đỏ đòng đọc, tựa hồ hai bó đuốc, sai người đánh đuốc xuống xem là cái gì, thì té ra là Trịnh Kiểm đang ngủ ở chỗ ấy, hào quang từ trong mắt ánh ra.

Nguyễn Kim thấy người có tướng lạ, biết không phải người tầm thường, đem lòng yêu mến, cử lên làm tướng bộ hạ và gả con gái là nàng Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm. Khi Nguyễn Kim mất, quyền bính vào cả tay Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm tìm được Duy Bang là tôn thất nhà Lê, lập làm vua, tức là vua Lê Anh Tông. Trinh Kiểm đánh đuổi nhà Mạc, đem lại giang san cho nhà Lê, được tiến phong làm Bình An Vương.

Ngôi Mộ Nhà Nguyễn. Đại Nam Nhất Thống Chí viết về ngôi mộ tổ nhà Nguyễn như sau : “Lăng Trường Nguyên của Triệu Tổ Tỉnh Hoàng Đế bản triều : ở núi Triệu Tường, huyện Tống Sơn (nay là huỵên Hà Trung, Thanh Hóa), tương truyền huyệt mở miệng rồng, lúc đặt tử cung (quan tài) xong thì cửa huyệt khép chặt lại, phút chốc có gió to mưa lớn, mọi người đều sợ hãi chạy tan, lúc họp lại thì núi đá liên tiếp, cây cối um tùm không nhận được mộ đâu nữa, cho đến nay phàm gặp sự lệ, chỉ trông vào núi để làm lễ mà thôi”.

Hồi nhỏ tôi thường được nghe người dân Thanh Hóa kể sự tích nhà Nguyễn như sau : Nguyên làng Triệu tường ở gần núi có nhiều hổ hay bắt trâu bò và cả người nữa. Ông tổ họ Nguyễn một hôm đi núi bị cọp bắt ăn thịt bỏ xương đúng vào đại huyệt. Dân làng đi tìm chỉ thấy đống mối đùn lên rất lớn, về sau cũng mất tung tích không còn biết ngôi mộ ở đâu nữa. Mỗi khi vua nhà Nguyễn hay các quan đại diện về hành lễ bái tổ thì chỉ trông vào núi bái vọng mà thôi.

Vùng này nguyên là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển, giáp giới tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình. Dãy núi này đã từng có nhiều huyệt đế vương. Đinh Bộ Lĩnh ở phía bắc của dãy núi này. Nguyễn Gia Miêu ở phía nam của dãy núi. Trịnh Kiểm cũng chung mạch của dãy núi này *.

(st)
Được cảm ơn bởi: tuetvnb, 0909091363
Đầu trang

mapbe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 121
Tham gia: 11:00, 09/02/09

TL: Những giai thoại về lý số, phong thủy.

Gửi bài gửi bởi mapbe »

Nha trang: Tứ Thú Tụ - Tứ Thủy Triều Quy

Thành phố Nha-Trang được bao quanh bởi những dòng nước nên khí hậu trở nên dễ chịu, tươi mát, mặc dù cái nắng khắc nghiệt của vùng nhiệt đới ngự trị trên thành phố này. Hai phái Nam và Bắc của con sông Nha-Trang, phái chảy vào Cửa Bé,phái chảy xuống Cửa Lớn, ôm choàng cuộc đất mà phía Đông là biển lớn Thái Bình Dương,nên gọi là Tứ Thủy Triều Quy. Rồi mượn bốn hòn núi ở ngay trong thành phố tượng hình thành bốn con thú tụ họp lại để giữ anh khí, nên gọi là Tứ Thú Tụ. Những hòn núi này là :

I. Hòn Trại Thủy: là một hòn độc sơn, nằm ngay ở địa đầu thành phố Nhatrang về hướng Tây. Núi cao hơn 30 mét, dài hơn 500 mét, chạy dọc theo Quốc Lộ 1 ở phía Bắc khi con đường Cải Lộ Tuyến (nơi ngã Ba Thành chưa hoàn thành ). Hình thù ngọn núi Trại Thủy giống một con Dơi, nằm sè đôi cánh,đầu hướng về Tây-Nam.Cổ nhân gọi là "Ngọc Bức Hàm Hòan " (Dơi ngọc ngậm vòng ngọc) vì trưóc núi, tại 'đầu Dơi' có một bầu nước hình tròn như nguyệt nhưng ngày nay bị lấp mất, dân chúng cất nhà trên bầu nước này và không còn nhận ra hình dạng của nó nữa .
Triền phía sau toàn đá hoa cương và dốc ngược: giáp Đình Phương Sài, chạy dài lên tận đường rầy xe lửa xóm Lò Vôi (Ngọc Hội).
Triền phía trước hơi lài lài, cũng bằng đá hoa cương nhưng có lẫn đất điệp .Phía dưới có một khoảng đất rộng, dân đến chiếm xây nhà lập nghiệp, gọi là đất Bà Ngô Đình Nhu, đối diện công trường Trịnh Minh Thế và nhà Ga Thành Phố, với những hàng me xanh tươi.
Trên núi không có cây cổ thụ, không có bàn thạch nhưng do sự chiếm cứ của dân nên có trồng những cây ăn trái như mít, mận, xoài, chùm ruột, cốc.. và từ xa nhìn đến thấy cả một màu xanh đang trở mình đầy sinh động .
Trên lưng núi cũng tạo thành một con đường mòn,chạy dài từ đầu tới đuôi của hòn núi. Nơi đây một Kim Thân Phật Tổ được xây cất, rất đồ sộ .
Núi Trại Thủy thường gọi là Hòn Xưởng. Tên chính thức đã được 'trước bạ' trong sách vở là Khố Sơn, tục danh Hòn Kho.

Đại Nam Nhất Thống Chí chép:
"Khố Sơn ở phía Đông huyện Vĩnh Xương độ hai dặm. Phía Đông Nam có nền cũ kho Phước Sơn nên đặt như thế. Phía Bắc gần sông Ngu Trường. Năm At Mão đầu lúc Trung Hưng (1795) đại binh đánh phá tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu ở bảo Khố Sơn tức là chỗ này. Trên núi có đền Quan Công và miếu Ngũ Hành."

Ly sở Vĩnh Xương trước kia đóng ở Phú Vinh, nên sách nói "Khố Sơn nằm ở phía Đông ". Và kho Phước Sơn là kho chứa lương thực từ thời Chúa Nguyễn .
Nhà Tây Sơn chiến thắng chúa Nguyễn, lập xưởng đóng thuyền bè tại Hòn Kho. Từ ấy núi mang tên Hòn Xưởng."

Sau khi lấy lại được Diên Khánh, Nguyễn Phúc Ánh lập trại nơi Hòn Xưởng,gần bến Trường Cá (tức Phương Sài) để thuỷ binh đóng giữ mặt biển. Người địa phương bèn gọi là Hòn Trại Thủy.
Sang thời Pháp thuộc, tên Trại Thủy được ghi trên các bàn địa đồ và trên giấy tờ của Chính Phủ.
Hòn Trại Thủy đứng giữa đất bằng, nhiều người tưởng là một hòn núi độc lập. Nhưng theo các nhà địa lý học thì núi thuộc hệ thống vùng núi Cao Nguyên. Và các nhà Phong Thủy, tục gọi là Thầy Địa, cho biết rằng đó là Trấn Thủy Khẩu của dãy núi phía Tây Diên Khánh. Long mạch phát từ Hòn Thị (ở Bình Khánh, Diên Khánh),chạy ngầm dưới đất đến gần cửa sông Cù thì đột khởi làm cột trụ giữ anh khí cho cuộc đất Diên Khánh, Vĩnh Xương. Và thành Diên Khánh lấy Hòn Thị ở phía Tây làm hữu bậc, lấy Hòn Trại Thủy ở phía Đông làm tả bậc. Vì vậy,về mặt phong thủy, hòn Trại Thủy là hòn núi quan trọng tỉnh Khánh Hòa .
Và trông thấy Hòn Trại Thủy có vẽ hiền lành, mấy ai ngờ rằng trước kia đã xãy ra nhiều cuộc quyết chiến ngay dưới chân núi. Đó là những trận đánh ác liệt giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn năm Quí Sửu (1793) và năm Giáp Dần (1795) tại bến Trường Cá. Và năm Ất Dậu (1885) Nghĩa Quân Cần Vương đã dùng nơi đây làm căn cứ chống Pháp.
Ngày nay, hòn Trại Thủy được trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng với năm ngôi Chùa đồ sộ với chứng tích lịch sử của thời kỳ hưng thịnh Phật Giáo Việt-Nam, như sau :

Chùa Hải Đức : Xưa kia Chùa nằm phía trên chùa Hội Phước. Được xây đựng trên đỉnh núi, nhánh phía Tây, do ngài Viên Giác Thiền Sư, pháp danh Đạt Khương, tục danh Tô Văn Danh, quê quán làng Vạn Thạnh (Nhatrang), trụ trì từ năm Tự Đức (1847-1883). Ban đầu đặt tên là Duyên Sanh Tự. Đến năm Thành Thái thứ ba (1891), mới đổi tên là Hải Đức Tự. Hiện nay là một Đại Tòng Lâm, để tăng chúng khắp nước tụ họp về đây tu học, tham thiền nên chùa được xây dựng đầy đủ tiện nghi như một Phật Học Viện có Tăng phòng, tịnh thất..Phía sau lưng chùa có xây một tiểu đình để treo một Đại Hồng Chung, cao 1,70 mét, đường kính 1,10 mét, nặng 1009 Kg. Tiếng chuông ngân rất xa,đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhà văn mộ đạo hay báo hiệu giờ giấc sớm chiều cho người dân sống quanh ngọn núi nhỏ này mà bài thơ sau đây cũng diễn tả một bức tranh Thiền sinh động :
"Sương xuống hồi chuông lặng
Dư âm tràn hư không
Lững lơ vàng gợn sóng
Trăng hồ Thu mênh mông "

Ngài Viên Giác Thiền Sư viên tịch, các môn đệ kế tiếp nhau trụ trì :

-Chánh Niệm Đại Sư , húy Chơn Minh .
-Nhân Thụy giáo thọ, húy Như Khánh .
-Phước Huệ hòa thượng,húy Ngộ Tánh .

Phước Huệ hòa thượng, tục danh là Nguyễn Hưng Long, người Quảng Trị, được Viên Giác thiền sư thọ ký lúc 16 tuổi (1890). Năm 20 tuổi, phải bái biệt bổn sư về quê hương lo báo hiếu cho thân phụ. Rồi vào Huế tu hành. Mãi đến 15 năm sau mới trở lại Nha Trang. Vào lúc này chùa Hải Đức bị hư dột vì lâu đời, Hòa thượng ra công sửa chữa và khôi phục được quang cảnh ngày xưa.Năm 1956, Hòa thượng cùng ban Hộ Tự chùa cúng dường chùa và bất động sản liên hệ cho Phật Giáo Trung Phần để thành lập Phật Học Viện Trung Phần và ủy quyền Thượng Tọa Thích Trí Thủ làm Giám Viện, thay mặt toàn ban điều khiển mọi sinh hoạt của Viện. Viện lại có một quả hồng chung, chú tạo năm 1961,kích thước phỏng theo quả hồng chung chùa Thiên Mụ ở Huế. Cao 1,70 mét, đường kính 1,10 mét, nặng hơn 1000 kg. Chuông treo nơi Tiểu Đình phía sau chùa Hải Đức, nơi dốc lên Tịnh Thất. Rồi tuổi già sức yếu, việc đi lại khó khăn, năm Bảo Đại thứ 14 (1938), Hòa thượng bèn giao nhiệm vụ trụ trì chùa cho Bích Không Đại Sư.
Bích Không Đại Sư, pháp danh Trừng Đàn, tục danh Hoàng Hữu Đàng, quê quán Quảng Trị. Xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Đậu Tú Tài năm Mậu Ngọ(1918). Đắc pháp Đại Sư năm Ất Hợi (1935) trong giới đàn chùa Sắc tứ Tịnh Quang tỉnh Quảng Trị do Hòa Thượng Phước Huệ làm đàn đầu truyền giới. Nguyên Đại Sư là trụ trì chùa Giác Phong tỉnh Quảng Trị, nên cũng gọi là Giác Phong Đại Sư .
Rồi trải bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu cực nhọc, Đại Sư mới trưng đất mới dỡ được non, nới rộng đất trên núi Trai Thuỷ và khởi công từ đầu năm Quí Mùi (1943) đến đầu năm Ất Dậu (1945) mới cáo thành ngôi chùa Hải Đức to lớn nhất, đẹp đẽ nhất. Nhưng chùa chưa kịp lạc thành thì gặp quốc biến năm At Dậu (1945),Đại Sư di cư về Huế, Quảng Trị, Nghệ An. Và năm 1954, ngài thị tịch tại Nam Đàn (Nghệ An). Ngày nay tại chùa vẫn còn bút tích của Đại Sư được khắc chạm trên vách, trên cột mà mưa nắng vẫn còn nguyên .
Có thể nói một cách mạnh dạn rằng đó là những tuyệt phẩm của Thiền Môn Khánh-Hòa.

Nơi hàng cột ở chánh điện, có ba câu đối liên.
Câu chính giữa :
Hải thuỷ trừng thanh vạn tượng tề hiện;
Đức hương ôn nhã nhất thiết mông huân .
Câu kế :
Hạnh thảo tác thân mao đoan hiện sát;
Vi phong thuyết pháp ngoạn thạch điểm đầu .
Câu hai bên :
Kim Sơn Long Sơn tại kỳ tả hữu :
Nha Hải Phước Hải bổn bất khứ lai .
Nơi vách mái hiên ngó ra sân, mỗi vách khắc bốn đại tự, mỗi bề rộng đến bốn tấc Tây .
Bốn chữ vách tả ( vách phía Đông ):
TRÚ BÌNH ĐẲNG HỘI
Bốn chữ nơi vách hữu ( vách phía Tây ):
TÁC NHƯ THỊ QUÁN
Nơi lầu chuông ở phía Đông khắc 8 chữ :
PHỔ ĐOẠN SANH TỬ , HƯỞNG BIẾN HÀ SA .
Ý nghĩa thâm viễn. Phải thấm đạo lý của Đức Phật, mới thưởng thức nổi những cái hay cái đẹp dưới những nét thanh lão của ngọn bút tài ba đã đượm nhuần giáo lý Đại Thừa .

Chùa Bửu Phong :
cũng ở trên đồi Trại Thủy, nơi đầu nhánh phía Nam, cạnh đường quốc lộ 1 (nay là mộ con lộ rộng thêng thang chảy từ Thành xuống thành phố), đứng tai nơi ngã ba vào xóm Xưởng nhìn lên không thấy Chùa vì bị những lùm cây che khuất .
Chùa này do người Trung Hoa lập, từ đời Hậu Lê.Trong chùa hiện còn một quả Đại Hồng Chung, có khắc tên chùa"Bửu Phong Tự" và năm chú tạo "Tuế Thứ Quí Dậu Niên Tứ Nguyệt Cát Nhật " tức là năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753).
Chùa thờ Quan Thánh tức Quan Vân Trường đời Tam Quốc.
Lâu đời không có người phụng tự, chùa trở thành chùa làng(làng Phước Hải). Làng vẫn thờ ngài Quan Thánh nhưng gian bên thờ thêm Bà Chúa Ngọc Thiên Y-A-NA. Người địa phương thường gọi là Chùa Núi.
Dưới triều Bảo Đại (1925-1945) khi phong trào chấn hưng Phật Giáo phát động trong nước, làng Phước Hải hưởng ứng, cải chùa thờ Thánh thành chùa thờ Phật. Sau khi chùa Linh Phong trên Xuân Phong bị cháy và dời xuống Xuân Lạc đổi tên là Liên Hoa, thì có người được tấm biển "Linh Phong Cổ Tự" đem cúng cho chùa Bửu Phong, chùa giữ làm kỷ niệm.
Rồi chiến tranh bùng nổ, các chùa cũng lâm vào hòan cảnh khó khăn. Sau ngày đình chiến 1954, một nhà sư ở Huế vào trụ trì chùa, thấy tấm biển "Linh Phong Cổ Tự" nơi chùa, đinh ninh là tên chùa. Khi tu bổ lại chùa, bèn đắp trước hiên,khắc trước ngõ bốn chữ "LINH PHONG CỔ TỰ" . Từ ấy chùa Bửu Phong là Linh Phong. Nếu không có quả Đại Hồng Chung không ai biết đến chùa có tên là Bửu Phong .
Chùa cất theo kiểu trùng thiềm. Cây gỗ tốt. Song vì đã quá lâu đời mái đã quằn, cột đã xiêu. Đường lên chùa dốc thẳng đứng, các bậc đá gập gềnh lỏng chỏng, bị vỡ hay mất đi khá nhiều làm cho việc di chuyển lên xuống khó khăn, tạo cho cảnh trí thêm hoang vắng,khiến cho khách vãng cảnh cảm thấy e ngại .
Hòn Trại Thủy hình giống con Dơi nằm sè đôi cánh, đầu hướng về phía Tây Nam.Chùa Bửu Phong đứng trên đầu con Dơi phía hai bên tả hữu bị thân Dơi và hai cánh che khuất chân mây, song phía trước nào núi nào đồng, nào xóm làng, nào phố xá, dường xe lửa..sống động nhưng không ồn ào. Nếu Chùa Bửu Phong làm mặt bằng tốt để xây một ngọn Tháp nhiều tầng như ở Thái Lan, Cao Mên hay như ngọn Tháp Thiên Mụ thì phong cảnh hòn Trai Thủy nói riêng, phong cảnh thành phố Nhatrang nói chung, sẽ nổi tiếng và tăng phần mỹ quang cho thành phố du lịch trong thế kỷ 21 này.
*Chùa Long Sơn : Chùa nằm dưói chân hòn Trại Thủy,mặt hướng về Nam-Đông. Chùa Long Sơn trước có tên là Đăng Long Tự, còn gọi là Chùa Tỉnh Hội Khánh Hòa, được xây dựng trên núi vào năm 1886 do Hòa thượng Thích Ngộ Chí (1856-1935) trụ trì, là người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Năm Canh Tý (1900), sau một trận bão lớn, chùa phải dời từ trên núi xuống vị trí hiện nay. Năm 1936 , chùa được Hội Phật Học chọn làm trụ sở Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa. Năm 1940,chùa được trùng tu do công lao của toàn thể tín đồ trong tỉnh. Năm 1968 , chùa phải sửa chữa lại. Năm 1971-1975,Thượng Tọa Thích Thiện Bình đứng ra lo trùng tu chùa, việc trùng tu mới này thực hiện được 60%theo họa đồ của Kiến Trúc Sư Võ Đình Hiệp. Chùa kiến trúc theo kiểu tân thời,có tánh chất Đông Phương .Nhưng ở vị trí tốt, được cất trên một trảng đất cao, rộng nhìn ra đường quốc lộ 1. Trước chùa có nhiều cây lớn và hàng dừa chạy dài từ Tây sang Đông che mát cho ngôi trường Trung Học Bồ Đề, đây chính cũng là sự thuận lơi cho du khách viếng thăm Chùa trong những ngày Đại Lễ như lễ Phật Đản, Vu Lan hay ngày Tết (Vía Đức Phật Di-Lặc ) để nghe thuyết pháp, cầu nguyện. Tuy gần đường xe hơi xuống lên từ Thành đến thành phố,chùa vẫn giữ được vẽ thanh tịnh, trang nghiêm. Trong các danh lam thắng cảnh ở Khánh Hòa, chùa được nhiều du khách thường lui tới thăm viếng nhiều nhất.Muốn đi lên thăm kim thân Phật Tổ, chúng ta cũng có thể dùng con đường sau lưng chùa đi lên rất là gần nhưng con đường bằng đá hoa cương quá hẹp nên vào những ngày Lễ thì chỉ còn cách chen nhau, kẻ tránh người né làm cho cảnh trí ồn ào,náo nhiệt khiến cho mọi người cảm thấy bồn chồn, thích thú mất cái mỏi gối, đau chân-nam thanh nữ tú lòng thấy rộn rã như những cây xanh đang đâm chồi nẩy lộc vào những ngày Xuân lên viếng chùa. Ngày nay trước sân chùa có xây thêm một ngôi nhà bán các vật kỷ niệm và kinh sách Phật .
Từ khi thành lập đến nay, chùa do các nhà sư sau đây trụ trì : Hòa Thượng Thích Ngộ Chí (1886-1935), Thượng Tọa Thích Chánh Hóa (1936-1957), Thượng Tọa Thích Chí Tín ( 1957 về sau ).
Sau lưng trên đồi Trại Thủy, ở lưng đồi có kiến tạo một Kim Thân Phật Tổ với chiều cao từ mặt bằng lên 24 m, từ đế lên 21m , phần tượng cao 14 m, đài sen 7m, đường kính đài sen 10 m,. Xung quanh đài là hình bảy vị Thánh tử vì đạo. Trước Phật đài có cặp rồng, chiều dài 7,20 m. Việc đúc tượng khởi công vào năm 1964,hoàn thành năm 1965 do Hòa Thượng Thích Đức Minh, lúc đó là Hội Trưởng Tỉnh Hội Phật Giáo Khánh Hòa và điêu khắc gia Kim Điền thực hiện .
Chùa Tỉnh Đức : nằm tọa lạc ở triền núi phía Đông, hướng về đường Trần Quý Cáp và công trường Trịnh Minh Thế, đi lên chùa từ con đường nhỏ từ bên hông ngôi nhà bán vật liệu xây dựng đối điện với cây xăng Mã Vòng. Ngôi chùa này do các Sư cô thành lập để tu tập và dân địa phương thường gọi là Chùa Nữ. Chùa được xây cất theo lối tân thời không có gì đặc sắc.
*Lôi Am Tự : Tọa lạc ở phần cuối của hòn Trại Thủy, hướng về phía Đông,nằm phía trước bồn chứa nước thành phố và kim thân Phật Tổ. Chùa Lôi Am do Phật Hội Pháp Hoa Việt Nam xây dựng từng phần vào năm 1966. Hội Pháp Hoa được một vị Giáo Chủ đã chứng quả vị Tuyệt- Đối, hướng dẫn cho mọi người tu theo con đường Nhất Thừa của đạo Phật, được giải thoát trong kiếp hiện tại.
Vào những năm đầu, hội Pháp Hoa xây một hội trường để Đạo Chúng có nơi sinh hoạt với đầy đủ tiện nghi nào là nhà trù,bếp,nhà vệ sinh.. tiếp đến là xây dựng khu thiền thất phía sau chùa với hai hàng cốc dành cho thiền sinh khắp các tỉnh trên toàn quốc về đây tu học và tham thiền. Sau đó xây đựng một cốc Biệt Giáo và cốc Vô Ưu . Bên phải Chùa phần đất được nới rộng và tạo dựng khu Quán Không Thiền Viện dành riêng cho phái nữ đã xuất gia . Như thế, hàng đêm đạo chúng bao gồm mọi giới như giáo sư, sinh viên, học sinh, công chức, dân lao động, nông dân.. từ dưới thành phố hay các vùng phụ cận như Thành, Cam Ranh, Cầu Đá hay các tỉnh trong nước về đây để nghe thuyết pháp, học giáo lý, tham thiền, sinh hoạt..Từ ngày đặt viên đá đầu tiên năm 1967, Chùa tiến hành xây cất được phần hậu diện Chùa và cột cờ,riêng phần cổng Tứ Quán được thay thế tạm bằng cổng Tam Quan. Thiết kế Chùa được các nhà thầu khoán Giáo sư Nguyễn Hữu Dưỡng, Huỳnh Ngọc Điển … thi công với sự dạy vẽ của Giáo Chủ Pháp Hoa .
Chùa được các vị Huynh trông nôm như Huynh Như Trí, Huynh Pháp Hư (G/S Hồ Viết Đốc ) và sau cùng là Huynh Pháp Doãn. Khi Cộng Sản tiến chiếm miền Nam với chánh sách tiêu diệt tôn giáo,chùa Lôi Am bị gài vào tội chống phá lại chế độ nên trong một đêm cuối năm 1975, Công An đột nhập vào chùa tịch thu tất cả tài sản và tiến hành đập phá chùa, nay chùa chỉ còn lai cổng Tam Quan nơi triền dốc. Và trong chùa vẫn còn hai nấm mộ cuả người Hời hay Chàm chôn từ lúc nơi đây là quốc gia cũa họ.Muốn lên chùa,có thể đi bằng hai ngã đường: Đường từ Phương Sài, chéo góc nhà hộ sanh Bác sĩ Tý, đi vào xóm lao động thuộc đất bà Ngô Đình Nhu ; ngã thứ hai là bên đường Trần Quý Cáp, bên hông đồn Quân Cảnh cùng với lối đi lên chùa Tịnh Đức, đi dọc theo triền núi.Cả hai ngã đều qui về cổng Tam Quan "Lôi Am Tự".
Chùa Lôi Am tọa lạc ở vị trí của cánh phải,chân phải của con Dơi, nên khi đào hồ chứa nước Quán Không Thiền Viện đã làm thương tích long mạch .
Muốn nhìn toàn diện thành phố Nhatrang chỉ có vị trí Chùa Lội Am ta mới ngắm được toàn cảnh từ Bắc (Tháp Bà, Dòng La San, Xóm Bóng,Cồn Dê, Hộ,Xóm Lò Vôi..) kéo dài về biển Đông (hòn En, hòn Tre, đường Duy Tân , Bãi biển, Cầu Đá) băng qua phía Nam (cửa Bé, núi Đồng Bò , khu Phước Hải ..).Chính vì thế vào năm Mậu Thân 1968,Cộng quân đã chiếm vị trí này để đóng bộ chỉ huy tiện việc điều động quân đánh chiếm thành phố nhưng Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa cũng đánh gía tầm quan trọng của vị trí này và cho phi cơ trực thăng phóng pháo ngay vào chổ này tiêu diệt ngay bộ đầu não Cộng quân từ lúc đầu cuộc tấn công vào ngày mồng 1 Tết Mậu Thân .
Từ một khu đất hoang nay đã khang trang với các loại cây ăn trái trồng khắp chùa , nào là mận,ổi,mít,cốc,chùm ruột,chuối,mãn cầu …làm cho mảnh đất trở nên có sinh khí nhưng bây giờ đã hoang tàn bởi do một chế độ khắc nghiệt , phá hoại; lại thêm phần không có nước và người chăm sóc vì thế chỉ là chổ dung thân của những kẻ không nhà và nghiện ngập sau một ngày lang thang khắp phố trở về đây dung thân tránh mưa dưới mái chùa hoang này

2 . HÒN HOA-SƠN : tục gọi là Núi Một, ở quận Nhatrang Tây (nay đổi thành phường Phước Tiến và Phước Tân ) . Đi vào thành phố bằng con đường Gia-Long (nay là Thái Nguyên), qua Mã Vòng, đến nhà Ga Xe Lửa và gặp ngay Ngã Sáu-nhìn bên phải thấy một giáo đường to lớn , đồ sộ,uy nghi chọc thẳng lên trời và được xay trên một hòn núi nhỏ, đây chính là hòn Hoa Sơn.
Nguyên thủy lúc ban sơ, hòn núi này không bị cắt thành hai cụm núi nhỏ, nó trông giống con Rùa vì phần núi nhỏ hướng ra biển Đông như "đầu Rùa", trên có ngọn cổ Tháp nhỏ; phần núi lớn hướng về phía Tây là 'thân Rùa , nên gọi là "Kim Qui đới Tháp ", nghĩa là Rùa Vàng đội tháp .

Vào thời vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786), một vị Thiền Sư, pháp danh Phật An đến cất một am tranh tu khổ hạnh trên hòn Núi Một-Năm Bình Ngọ 1786, vị Thiền Sư thiết hóa trà tỳ (tự hỏa tán), đệ tử thâu xá lợi, xây Liên Hoa tháp thờ phụng ở trên đầu hòn núi Một .

Khi người Pháp chiếm cứ tỉnh Khánh Hòa, núi Hoa Sơn chỉ có một ngọn cổ tháp của Thiền Sư Phật An và nơi 'cổ Rùa' người ta khai phá một con đường mòn đi qua vùng Phước Hải-Đồng Bò để kiếm củi, đốt than, bắt cá hay đi chặt những nhánh mai vào dịp gần Tết, vì đây là một động mai vàng tuyệt đẹp, được khen qua những vần thơ :

Mã Vòng đêm trắng,ma trêu nguyệt,
Phước Hải rừng mai,cọp thưởng Xuân .
Hay :

Biển En sóng vờn trăng thúy liễu,
Đồng Bò hương thoảng gió hoàng mai .


Khi đất nước chia đôi, dân miền Bắc di cư vào Nam, thành phố Nhatrang cũng đã tiếp nhận một số khá đông đồng bào miền Bắc và họ đã định cư tại khu Xóm Mới -Phước Hải vì thế thành phố nới rộng ra và phát triển mạnh và con đường mòn qua cổ Rùa trở thành con đường Phước Hải (nay là Nguyễn Trãi ) với chiều rộng 8 mét, hai bên đường nhà cửa mọc lên như nấm và từ đấy hòn Hoa Sơn bị cắt hẳn thành hai phần rỏ rệt, khu rừng mai Phước Hải cũng mất luôn với những cây xương rồng trổ hoa màu đỏ khi hè về, nay thì dân chen chút nhau mà sống .
Riêng ngôi giáo đường trên phần núi còn lại vẫn như ngày nào . Vào năm 1930-1935, một nhà truyền giáo người Pháp tên là Vallet, kiến lập ngôi giáo đường này. Nhà thờ kiến trúc không giống như những giáo đường trong nước và đặt tên là Nhà Thờ Chánh Tòa Nhatrang , dân địa phương gọi là nhà thờ ông Cố hay nhà thờ Núi. Nhà thờ vừa cổ kính,trang nghiêm-vừa tân kỳ vì vật liệu xây dựng toàn là xi măng với những kính đủ màu lắp trên các cửa sổ, vách khi ánh sáng mặt trời vừa hừng đông chiếu vào tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ, đẹp lạ thường , kỳ ảo ẩn hiện những bức tranh có tánh cách tôn giáo và đứng chắc trên một đầu non, với bộ áo xám tro', hình tướng trông nửa như khiêm nhường, nửa ngạo nghễ. Đi lên nhà thờ chúng ta có thể dùng hai lối đi: một con đường bằng đá hoa cương chạy từ dưới ngã Sáu chạy men theo triền núi phía Nam lên tận sân giáo đường với chiều rộng khoảng 8 mét, có thể dùng xe hơi lên cũng được và một con đường khác bên hông trường Hưng Đạo (đường Gia Long ) ta phải đi bằng chân với những bậc cấp xi măng . Phía bên trái nhà thờ có xây một hang đá "Tiểu Vương Cung" thờ Đức Mẹ Maria, được che mát bởi cây đa lớn nhiều lá.
Lầu chuông cao ngất!
Lên đứng nơi gác chuông nhìn bốn mặt, thì vọng cảnh trùm cả toàn diện thành phố Nhatrang. Trông tới ngó lui,nước non, nhà cửa, nơi gần nơi xa, nơi ẩn nơi hiện, khoái con mắt, hả tấm lòng, nhiều khi tưởng mình đương đứng nơi trung tâm điểm của một vùng đất giàu sang trù phú với biển xanh, núi cao, đồng bằng với hòn non bộ nhỏ này. Tiếng chuông làm cho ta thức tỉnh nhưng xung quanh tháp chuông có gắn bốn cái đồng hồ to thường báo hiệu giờ giấc cho mọi người trong thành phố sớm hôm đi làm .

3. NUÍ CẢNH LONG : Núi Cảnh Long ở Chụt, là Con Rồng
Cảnh là bờ cõi - Long là tốt, thịnh. Không hiểu cổ nhân thủ nghĩa ra sao, có người hỏi cụ cử Phan Bá Vỹ làm ký lục Tòa Sứ Nhatrang thời tiền chiến , cụ đáp :
- Có lẽ ông cha chúng ta biết trước rằng thế nào vua ta cùng các auan bảo hộ cũng đến cất dinh thự để làm nơi thừa lương nên mới đạt tên là nuí Cảnh Long. Hình nuí chạy dài theo bờ biển, giống như một con Rồng xanh. Cổ nhân gọi là "Thanh Long hý thủy" tức là Rồng xanh giỡn nước .

Con đường Duy Tân (nay là đường Trần Phú) chạy ngang qua phi trường Nhatrang và Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, rồi đến Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân, chạy đến tận Chụt, con đường đổi thành tên là Đường Tự Do và vượt qua một dốc nhỏ, thấy ngay Cảng Cầu Đá và Hải Học Viện bên tay trái. Chính con dốc này cắt ngọn nuí Cảnh Long thành hai phần: một phần nhìn ra biển, gọi là "đầu Rồng " ; phần còn lại chạy dài đến tận cửa Bé, gọi là "mình Rồng ". Ngoài ra còn có một con đường piste chạy vòng theo từ sườn phía Đông cho đến Cửa Bé (cảng cá Vĩnh Trường ), chạy vòng lên sườn phía Tây, để xuống đất bằng trở về Chụt, đường này có thể gọi là " đường vòng mỹ cảnh ". Ngoạn mục nhất là đơạn đường chạy ra biển. Nằm trên lưng chừng núi, đường khi lên khi xuống, uốn éo quanh co , như con rắn bò quanh hòn non bộ.
Trên đầu núi về phía Cầu Đá có lầu Bảo Đại và nhiều dinh thự của người Pháp xây vào thời Pháp thuộc. Hiện nay cũng là nơi nghĩ mát của các vị lãnh đạo Trung Ương ,đồng thời cũng mở cửa cho du khách vào thăm viếng coi như là nhà bảo tàng của thành phố .
Bên dưới "đầu Rồng" sát chân núi là viện Hải Dương Học, do phủ Toàn Quyền Đông-Dương xây dựng năm 1927 và bàn giao lại cho chánh phủ Việt Nam Cọng Hòa vào năm 1952 . Viện được xây theo lối kiến trúc Tây Phương ,tọa lạc trên một khu đất rộng 20 mẫu tây, phạm vi bao trùm cả phần bên dưới đầu con Rồng. Cơ sở viện chia làm hai phần:
- Nhà của cấp Chỉ Huy gồm 5 ngôi biệt thự ,khang trang, cất trên đỉnh núi cách mặt biển chừng 35 m và ẩn hiện trong bóng xanh của những cây Bàng lâu đời , lá thay đổi bốn mùa.
-Viện chính thức: một sở nhà lầu đồ sộ, cất dưới chân núi phía Đông,trên một khoảng đất bằng phẳng , cách mặt biển 4m . Bao gồm : Một tòa nhà lầu hình khối chữ nhật, ba tầng với hai tầng lầu một; tầng trệt cao 12 m, dài 40 m; hai tầng lầu dùng làm phòng thí nghiệm, thư viện và văn phòng. Tầng trệt dùng nuôi những giống cá lạ ở dưới biển.. để cho công chúng thưởng lãm ( Aquarium). Một tòa lầu thứ hai, kiểu thức giống như tòa thứ nhất nhưng nhỏ thua,nằm phía Nam tòa thứ nhất, sát chân dốc, mặt ngó ra hướng Bắc dùng làm phòng nghiên cứu về Sử, Lý Hóa…trong ngành Hải học . Một nhà bảo tàng, rộng 400 mét vuông, cao 5m ,nằm phía sau chính viện và dùng cất giữ những giống thủy tộc sưu tập được ( Hall des collections ) .

4. HÒN SINH TRUNG : là một hòn độc sơn , đứng trên mé đầm Xương Huân, cạnh bến Hà Ra của con sông Cù, nơi đây có một bến xe chạy các vùng lân cận phía Bắc- Nam như Ninh Hòa, Tu Bông , Đại Lãnh, Cam ranh …(Nay bến xe chuyển lên Mã Vòng ) .
Các thầy Địa Lý gọi là "Bạch Tượng quyện hồ" tức là Voi trắng cuốn hồ .
Núi Sinh Trung không cao lắm, đi lên đỉnh núi chỉ cần bước trên 90 bậc cấp, được làm bằng xi măng, ngay chân núi có xay một cổng Chùa mặc dù trên đỉnh núi vẫn còn cổng Miếu cũ , nay đã trùng tu rất đẹp. Đối với thành phố Nhatrang thì núi Sinh Trung chẳng khác nào như một hòn non bộ đứng trong vườn cảnh xung quanh có sông nước bao bọc; rừng dừa, cây cối, dương liễu xếp thành hình vòng cung theo dọc bờ biển. Quanh núi toàn hững cây dẹp mọc (loại cây, dân chúng thường dùng để trị bệnh sán lãi ).
Trên đỉnh núi là một vùng đất rộng khoảng hơn 150 m chiều dài và 100 m chiều ngang nhưng thiết trí chùa cũng rất gọn và trang nghiêm. Vào năm 1802- 1852,triều Nguyễn dựng một cái Miếu thờ 350 vị công thần bị tử trận hay bị mệnh vong trong khi tranh hùng với nhà Tây Sơn ,miếu có tên là Tinh Trung , sau đổi là Sinh Trung. Tên núi mượn tên Miếu mà kêu. Người địa phương cũng thường gọi là núi Ha Ra . Ha Ra là tên khu vực . Sách Đại Nam chép là A La. Năm Tự Đức thứ 5 (1852) trùng tu miếu và đặt lại tên là Trung-Nghĩa miếu . Đến năm 1945 -1950, Đức bà Từ-Cung và một số hào lão làng Vạn Thạnh vận động hiến cúng Miếu cho Giáo Hội Phật Giáo Khánh Hòa , vị trù trì đầu tiên là Hoà Thượng Thích Thiện Minh, đặt tên chùa là Khuôn Hội Kỳ Viên; kế thừa là Hòa Thượng Thích Từ Mãn, Hòa Thượng Thích Chí Tín, Đại đức Thích Viên Mãn. Từ đấy thật sự Miếu Sinh Trung đổi thành tên Kỳ Viên Trung Nghĩa Tự . Năm 1990 , thầy trù trì Thích Trí Viên cùng Phật Tử khắp nước và địa phương phát nguyện cúng dường trùng tu chùa : xây dựng phần chánh điện rất trang nghiêm, nhà Tổ và những công trình phụ trông rất mỹ quang như đúc tạc các tượng Đức Di Lặc với lục tặc đặt trước cổng chùa, tượng Đức Quan Thế Am đứng trên toà sen, nhìn về hướng Đông, đặt sau lưng chùa với một công viên trồng hoa hai bên có những bức tường đá dùng làm những hộc đựng hài cốt, mặt hộc có ghi tên tuổi người quá cố để thân nhân dễ tìm và thăm viếng . Phía sau chùa một khoảng đất trống lớn xây một gác chuông với một Đại Hồng Chung cao hơn 1 mét bên cạnh có một hồ nuôi cá với những hòn non bộ và cây cảnh, cây mai chiếu thủy nở hoa trắng suốt bốn mùa , có cầu nhỏ bắt qua trông rất thơ mộng ; một tấm bia ghi tiểu sử thành lập chùa và miếu . Bên phía trái Chùa là một dãy nhà trù dành cho cho việc ăn ở của các Tu sĩ-toàn công trình được hoàn tất vào tháng 2 năm 1992. Vào năm 1995,chùa lại xây thêm một nhà mát tứ giác hai tầng , dùng vào việc tiếp khách thập phương, đối diện với nhà trù. Ngày nay, việc xây dựng chùa xem như là hoàn mỹ. Một quang cảnh tươi sáng với sân chùa trồng toàn cây bông sứ trắng nhụy vàng , xen lẫn những cây hoa phượng vỹ đỏ thắm và bức bình phong có hình con Cọp được sơn vẽ lại làm cho Chùa trở nên uy nghi .
Miếu Sinh Trung và đầm Xương Huân vốn có tình "cốt nhục" . Truyền rằng : lúc ban sơ không có đầm cũng không có núi . Khi nữ thần Poh Naga giáng thế, sấm trời nổi dậy báo cho vạn vật biết tin, thì một con Cù sanh từ lúc khai thiên lập địa nằm ngủ quên trong lòng đất, giật mình vùng dậy, những lớp đất đá đã phủ lên mình Cù bị hất tung lên thành Núi và nơi Cù nằm lủng xuống thành Đầm. Cho nên Đầm có tên là Cù Đàm và Núi có tên là Cù Lĩnh .
Đầm nằm ôm chân núi, núi đứng soi bóng vào lòng đầm. Nước trang điểm cho non, non trang điểm cho nước. Tương y tương ỷ, ngày nắng cũng như ngày mưa. Những đêm gió mát trăng trong, lên núi Cù Lĩnh xem Đầm thì cực kỳ thanh thú như chốn bồng lai tiên cảnh. Mặt đầm như tờ giấy băng cơ trắng láng và vầng trăng như quả ấn ngàn châu treo lơ lửng trên bầu trời, mờ mờ dưới chân núi là nhà cửa với những ngọn đèn dầu leo lét hay ngọn đèn điện thắp sáng choang-cây cối chỗ thấp, chỗ cao ẩn hiện trong ánh đèn khi thành phố bắt đầu sinh hoạt về đêm.

Ngày nay, Cù Đàm bị lấp đi, để xây một ngôi chợ hình tròn, đó là chợ Đầm Nha Trang, Cù Lĩnh trơ trọi một mình, không còn soi dưới bóng nước và chị Hằng, con Voi trắng không có nước để uống khi trời hạn hán và bơ vơ giữa cảnh ồn ào, náo nhiệt của một thành phố đông người khi một cuộc 'di dân có qui mô' sau năm 1975.

Đặc biệt là đứng trên núi Sinh Trung ta nhìn thấy ba hòn núi kia tượng hình ba con vật linh thiêng (Dơi , Rùa , Rồng) cùng với con Voi trắng đang hộ trì và phù trợ cho người dân thành phố nói riêng, người Khánh Hòa nói chung được phát tài như cuộc đất : Đại phú đại quí . Theo nhà phong thủy, Huyền Vi, viết trong cuốn sách Thiền và Phong Thủy đã nói về cuộc đất Nhatrang như sau :

Hình thể thành phố Nhatrang rất giống Con Cóc. Bãi biển Nhatrang là bụng Cóc, hai chân sau là vùng Cầu Đá , hai chân trước chạy ra đến gần Hòn CHồng . Sóng biển vỗ quanh năm vào bụng Cóc Thần . Điều quan trọng là con Cóc Nhatrang tuy ngon lành thật nhưng chưa đủ hấp dẫn để dụ Xà Tinh vào miền Nam. Vậy phải làm sao thay đổi long mạch cho con Cóc mau chóng ngậm một hạt Minh Châu để cho Xà Tinh tăng thêm sự ham muốn .Sau khi long mạch con Cóc được làm cho vận hành mạnh mẽ , "đốt giai đoạn " thì chợ Đầm, ngôi chợ chính của Nhatrang , bị hỏa hoạn thiêu rụi . Long mạch xui khiến Kiến Trúc Sư vẽ lại Chợ Đầm để tái thiết lại vẽ thành một hình thể độc đáo, hiếm có : chợ Đầm hình tròn! Nhìn lên bản đồ thành phố Nhatrang ta thấy rõ ràng hình con Cóc ngậm hạt Minh Châu hình tròn! Ngày nay, nếu ta đi máy bay nhìn xuống Nhatrang, ta sẽ thấy hình thể của một con Cóc khổng lồ ngậm hạt minh châu! So với thiết kế thì chợ Đầm xây chưa hoàn tất, phía bên tay trái hai chung cư A va B đã xong , còn chung cư C và D bên phải chưa dựng nên phần này đã hở hẳn ra, phía sau chợ chạy dài ra tận nhánh sông Hà Ra một khoảng đất trống lớn, dân đã chiếm cất ở lộn xộn nên không thể xây phần nối tiếp khu chợ trái cây và bán thịt cá với cái cảng nhỏ cho ghe thuyền từ các nơi vào, tạo thành một khối chữ T án ngữ mặt sau. Như thế hạt Minh Châu ở cái thế nửa kín nửa hở.
Nhưng nói về địa lý tạo dựng mảnh đất Nha Trang nhìn từ biển Thái Bình Dương vào,mảnh đất Nhatrang là một bãi cát trắng rộng với bốn hòn núi trấn bốn góc tạo cái thế Bốn Con Thú qui tụ gồm Long (tại Cầu Đá),Tượng (tại Sinh Trung, chợ Đầm), Dơi (tai Mã Vòng) và Qui (tại Ngã Sáu). Long Mạch thành phố lấy hai hòn núi : Hòn Trại Thuỷ và Hòn Thị ở Diên Khánh làm Hữu và Tả bậc , với bốn mặt có hai con sông Cái và sông Đồng Bò ôm choàng cuộc đất mà phía Đông là biển khơi .Nhưng nếu ta nhìn thật lâu và hình dung bãi biển Nhatrang vừa rộng và dài trông giống như một lưỡi liềm bằng bạc, cán trở ra xóm Cồn, mũi day xuống Chụt, và lưỡi được sóng biển mài dũa sáng trưng . Chính vì vậy thành phố Nha Trang mỗi ngày càng hưng khởi lên sự vượng khí : " Buổi sáng, bao nhiêu ánh ngọc ngà châu báu nơi thủy cung đều hiện lên mặt sóng, trông lộng lẫy huy hoàng. Và những cảnh vật chung quanh, nhờ cái hào quang ấy, cũng trở nên huy hoàng lộng lẫy tráng lệ tạo thành một kỳ quan đẹp cho mảnh đất Thánh này. Buổi trưa, biển trở thành một tấm sa tanh xanh thêu kim tuyến căn phơi. Nhà cửa cây cối núi non là những vật nhân cách hóa thành những người đang đứng canh giữ mảnh đất thiên. Buổi chiều,tất cả biển trời cây đá đều trõ thành gấm vóc mà bên ngoài trùm một tấm màn bạch sa mỏng và sưa. Còn ban đêm, cát hòa với nước, không còn phân biệt ngã với nhân,và ánh đèn câu ngoài khơi giăng dài trên đường chân trới như nhừng hạt châu kềt thành xâu đang tỏa ra ánh sáng lúc ẩn lúc hiện. Nếu trời có trăng thì trước mặt là một tấm nhung trắng kết hoàng bảo trải dưới vòm nhà bằng bạch cẩm nạm kim cương , nếu trời không trăng thì lại là một tấm nhung đen rải hồng bảo xích ,một nửa trải nền một nửa phất trên trần,trong một đền thờ người Ấn ". Nha Trang với cảnh đẹp tự nhiên với thiên hình vạn trạng , nó đã tạo dựng một thế phong thủy đặc biệt cho nên khi còn là đất của người Chiêm Thành hoặc là đất của dân Việt ta ngày nay và tiến dần về tương lai thì mảnh đất này chính là vùng đất Đại Phú và Đại Quý. Bước vào thế kỷ 21, thành phố đang tiến hành xây dựng chiếc Cầu nối liền từ bờ xóm Cồn đến Hòn Chồng và chạy dài ra tận bãi Tiên thì cái thế đất chưa hoàn hảo bởi vì cái long mạch chưa được nối liền bởi con sông Đồng Bò còn hở, vậy ta chỉ còn thêm một chiếc cầu nối liền Cầu Đá với Đồng Bò chạy dài đến tận Bãi Dài, Cam Ranh thì lúc ấy cái long mạch ấy mới hình thành trọn vẹn .
Nhưng muốn chiếm cái ưu thế vững vàng nhất cho thành phố thì phải thay đổi vị trí tòa Thị Sảnh Nha Trang thì mặt hưng vượng của ngưới dân và chính quyền càng ngày càng cao về mọi mặt như sự xuất hiện các tài nhân, dân giàu sang, chính quyền có người tài đức ra gánh vác, đồng thời cũng là nơi đào tạo nhân tài về quân sự như Hải-Lục-Không quân rất là thuận tiện cho cả vùng Đông Nam Á và Đông Dương (Lào và Campuchia). Về mặt tâm linh, huyền bí nơi đây chính là Thánh địa vì một vị Đại Bồ Tát đến với cõi Ta Bà này thuyết pháp Đại-Thừa
và Nhất Thừa trước tiên và đây chính là cái duyên to lớn nhất của chúng sanh và cho người dân Nhatrang vậy .

Nhưng theo nhà Địa Lý HỨA MINH cùng con trai là HỨA VINH viết trong sách :'Địa Lý Toàn Thư" do Lưu Bá Ôn và một số tác giả ghi đã nói như sau: Chỉ có nơi Tứ Thú hội họp mới được gọi là Long Tụ Tinh. Và để hình thành một vùng Đại- Phú Đại- Quý, nhân tài xuất hiện thì khí Âm Dương cần phối hợp tức là trước biển cả mênh mông sau là núi rừng vây bọ. Vậy thì Long mạch chính nằm ở vị trí nào trong thành phố Nhatrang? Khi ấy người đầu Tỉnh đặt bản doanh mình nơi ấy thì cái hào quang vi diệu kia tỏa khắp cho mọi người đều cùng hưởng cái diễm phúc của vũ trụ dành cho. Tôi không bàn rộng vấn đề này, xin để lại cho những ai có Đức, có Hạnh mà suy nghĩ, đem cái tài mình ra mà giúp dân, giúp nước được cái hạnh phúc-phú quý trong những năm kế tiếp của thế kỷ 21

Huỳnh Tấn Ðức
nguồn: http://www.vanhoaphuongdong.com
Được cảm ơn bởi: 0909091363
Đầu trang

0909091363
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 26
Tham gia: 15:04, 02/03/09

TL: Những giai thoại về lý số, phong thủy.

Gửi bài gửi bởi 0909091363 »

Chữ ký của bác mapbe sao thấy ướt át wá dzậy?!
Đầu trang

mapbe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 121
Tham gia: 11:00, 09/02/09

TL: Những giai thoại về lý số, phong thủy.

Gửi bài gửi bởi mapbe »

@ 0909091363: Cái chữ ký nó chỉ là chữ ký thôi mừ .... bao giờ Mập có tâm trạng mới sẽ đổi chữ ký liền!
Đầu trang

ainhi
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 3
Tham gia: 16:53, 27/03/09

TL: Những giai thoại về lý số, phong thủy.

Gửi bài gửi bởi ainhi »

re: chubotimban quê bạn ở chỗ nào vậy. Chuyện này mình cũng nghe nói suốt rồi. Mà ở VN mình thì ít chứ ở nước ngoài có mà đầy. À mà bên ấy người ta gọi là núi lửa phun trào hay sao ấy:D
Đầu trang

thiện vũ long
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 770
Tham gia: 12:22, 02/04/09
Đến từ: 0343383368
Liên hệ:

TL: Những giai thoại về lý số, phong thủy.

Gửi bài gửi bởi thiện vũ long »

không phải vậy đâu , đơn giản là mạch sông và mạch núi cùng chung một nguồn , phong thuỷ cũng xét theo thuyết ấy , long mạch xét theo thế sông và thế núi , vì vậy những vị học thuật cao chỉ cần nhìn qua là đã biết được khu vực nào thế đất tốt hay xấu , chúc bạn vui vẻ . . .
Được cảm ơn bởi: 0909091363
Đầu trang

0909091363
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 26
Tham gia: 15:04, 02/03/09

TL: Những giai thoại về lý số, phong thủy.

Gửi bài gửi bởi 0909091363 »

Bác thiện vũ long nói chuẩn lắm.
Đầu trang

mapbe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 121
Tham gia: 11:00, 09/02/09

TL: Những giai thoại về lý số, phong thủy.

Gửi bài gửi bởi mapbe »

Biên Hùng Liệt Sử - Địa Lý Phong Thủy : (Feng shui, geomancy)

Việt Nam xưa đã từng gián tiếp chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, dân tộc ta tin tưởng vào phong thủy địa lý, mà xét đoán sự thạnh suy của đời sống gia đình, của sinh hoạt xã hội trong cộng đồng quốc gia.
Miền Đồng Nai, Biên trấn được phước quả nằm trong một thế đất (thuộc khu vực ảnh hưởng của sao Dực và sao Chẩn, vị thứ sao Thuần vĩ, chiếu dương), là nơi tụ khí tàng phong, có khí hòa gió thuận).
Các nhà phong thủy thâm nho, các sử gia thường gọi xứ Biên Hùng là vùng đất linh; nhờ địa linh, mới sanh xuất nhiều bậc hiền tài, nhơn kiệt, được lưu danh trong quốc sử.
Ngoài đất địa linh vì khí thế oai hùng, nay nghiên cứu lại địa thế Biên-Hòa theo sử sách góp nhặt và nhận xét cá nhân, đất thiêng Đồng Nai có phần lớn ẩn hình: Long, Lân, Qui, Phụng.
Bốn thú nầy được thần thoại Trung Quốc liệt vào bộ Tứ Linh, vì có những siêu tính xuất chúng: Theo sử gia Lương Văn Lựu thì đệ nhứt linh là:
Long :
Tức là con sông lớn uốn khúc chảy từ bắc xuống nam, rưới nguồn tươi mát lên đất Biên hùng, giống hình con long ẩn thủy. Dưới thời các chúa Nguyễn, có danh xưng là Phước Long giang (về sau kinh lược sứ Nguyễn Hữu Cảnh di dân từ Quảng Bình vào lập cư, đặt là sông Đồng Nai). Đúng là con sông rồng đem phước quả vào lãnh địa Biên Hoà.
Nơi bờ sông Long Sơn, Long Đại, Cù lao Cái Giắt (kinh châu Phước long thôn) xưa, có đền thờ Long Vương Tam Lang, rất linh ứng, được giới thương hồ tôn kính, khi thuyền qua, đều ghé cúng bái cầu an.
Tác giả Bình Nguyên Lộc trong tác phẩm Câu Dầm có kể một ngư phủ ở Tân Uyên câu được con cá lạ là con của Long Vương, ngư ông đem thả nên sau được đền ơn mời xuống Long điện làm thượng khách của Long Vương.
Hai ngọn núi Long Ẩn (lấy đá) và Bình Điện (có ngôi Bửu Phong cổ tự) tại xã Bửu Long (Đức Tu) kết hợp cùng các gò nổng uốn quanh, lồi lên lõm xuống, chạy qua các xã Tân Ba, An Thành, Tân Hiệp, Bình Trị, Hoá An, Võ Sa và ngọn núi Chiêu Thái (Châu Thới, có giả thuyết cho Châu Thới là trái châu?), vì có Long mạch nên thầy địa lý Tàu mới chôn Chú Hỏa tên thiệt là Hui Bon Hỏa. Ở đó, giốc Chú Hỏa xưa làm ngoại cảnh quay cuốn phim "Con Ma Nhà Họ Hứa", có phải nhờ đó mà con cháu một người bán ve chai sau trở nên đại kỹ nghệ gia bên Pháp ? ) ; gân đất cấu thành các bộ phận một con rồng khổng lồ, nằm vắt ngang dưới lưu vực sông Phước Long (ấp Tân Lại xã Tân Thành). Núi Long Ẩn là đầu, chuỗi gò nổng nối dài kể trên là mình rồng lượn khúc, núi Châu Thới phía nam là đuôi vảnh lên cao. Núi Bình Điện là trái ngọc châu.
Tư thế rồng nằm quay đầu về hướng bắc, ngậm trái châu Bình Điện.
Rồng đây là rồng quý, phần đầu là một vị trí tôn nghiêm, được quí trọng xem như bảo vật, xưa được lấy làm hậu bình cho Văn miếu tại thôn Tân Lại, thờ đức Khổng Phu Tử và các Á thánh Văn thần, điạ danh Bửu Long xuất phát trong khung cảnh nầy.
Biên Hoà xuất xứ từ cốt rồng nằm. Một số địa phương được mang tên với phụ danh "Long" như: Phước Long, Long Phước, Long Khánh, Long An, Long Tân, Bình Long, Long Hưng, Long Bình Tân, Long Bình (sau làm căn cứ quân đội Mỹ trấn đóng). Một tên lạ địa phương hay gọi là Cây Đào để chỉ Tân Uyên mà tôi chưa tìm ra xuất xứ.
Vốn đất rồng và có người tin rồng lấy nước, nên Biên Hoà, cùng nhằm năm rồng giậy (Bính Thìn 1916 và Nhâm Thìn 1952) đã hai lần hứng chịu nạn lụt to, bão lớn.
Rồng là thú của thần thoại, loại rắn khổng lồ, mình có 4 chân, lưng đuôi viền kỳ, miệng rộng, mũi to, râu cọng dài, đầu hai sừng, sống dưới nước, trong biển sâu.
Rồng ở trên trời cao, lấy nước biển làm mưa cho thế nhân hưởng, ám chỉ nơi tôn nghiêm, tinh khiết, chỗ an vị của đức Văn Thù Bồ Tát, được gọi là Long Nhiểu. Việt tộc chúng ta rất hãnh diện dưới nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
Lân:
Đệ nhị linh là lân, thú cùng loại sư tử, hình thù cổ quái bởi sừng đuôi trâu, chân ngựa, nhưng tính tình rất hiền, không ăn sinh vật, khi xuất hiện, báo điềm lành.
Cuộc đất ấp Lân Thành thuộc xã Bình Trước (tỉnh lỵ) nhưng ở vào vị trí của đồng quê. Tương truyền địa danh Tân Thành do thế đất nên được mệnh danh Lân Thành, do lân mà thành.
Để tìm hình thế, nhà địa lý nhận thấy con lân nằm mọp trong phần đất của ấp, đầu là Núi Đất, quay về hướng bắc, lưng trải ra làm trung tâm ấp, vùng ở dưới thấp là mình oằn xuống, Gò Me cạnh sông Sa Hà (Rạch Cát) là chóp đuôi vảnh lên ở hướng nam. Núi Đất ở sau câu lạc bộ hồ tắm Biên Hoà, nay đã bị san bằng, nhưng vẫn giữ được danh xưng. Núi Đất đặt cho một ấp hành chánh có đền thờ dũng tướng kháng Pháp Trương Công Định.
Giữa thân con Lân, dựng đền thờ Thần hoàng bổn xứ và chùa Thiên Long, đặc biệt, có hai ngôi mộ của cố Hồ Văn Rạng là nội tổ và cố Trần Thị, là bà dì của Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, vợ vua Minh Mạng.
Cũng từ gốc Kỳ lân, thú lành, mà Biên trấn, đã phát xuất tục múa lân nhân dịp Tết Nguyên đán và Tết Nhi đồng Trung Thu, chủ xướng bởi nhóm quan binh Tàu di cư đến lập ấp, vào khoảng năm 1700.
Về sau, hai nhóm lân vũ thành lập tại Bình Trị Hóa An và Bửu long, để hiện gìờ, được tiếp nối, do hội Tân Bình Đường và xóm đình Tân Lân và chùa Một Cột, Phật bốn tay (đền Tân Lân thờ đức Trần Thượng Xuyên gốc Hoa có công lớn di dân lập ấp, phát triển Biên Hoà, sinh tiền ông rất ghét màu đỏ nên xe đò Liên Hiệp muốn tránh tai họa phải sơn màu xanh).
Lân nhi là quí tướng, nên có câu: "Kỳ lân xuất hiện, thánh nhân ra đời", câu này ứng với đức Khổng Tử, khi bà Nhan Thị thấy con Kỳ lân hiện ra nhả tờ ngọc thơ có đề: Thủy tinh chi tử, kế suy Châu vị Tố vương, bà vội lấy dây lụa buộc vào sừng, Kỳ lân biến mất, bà mang thai, sau sanh Khổng Châu tự Trọng Ni, thành bậc thánh triết Á đông, được nhân dân ta suy tôn là "Vạn thế sư biểu".
Qui:
Đệ tam linh là qui tức con rùa: là loài sinh vật có mai, bò sát, đầu đen, cổ rút, có thể nhịn ăn mà vẫn sống.
Cù Lao Rùa tại xã Thạnh Hội còn gọi là cù lao Nhựt Thạnh, nơi mà tôi đã chạy giặc Pháp rồi giặc Nhật về đó hồi mới 4 tuổi, ngó qua Tân Triều là quê ngoại của tôi, và cũng là quê ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu, hiện tại ngôi nhà thờ từ đường còn miếng đá có khắc tên gia đình ông ngoại của bà là ông Lê Phát Đạt. Biên Hoà nổi tiếng nhờ bưởi Tân Triều, Cù lao Rùa có lò che do trâu kéo (lò đường) mà nơi đó, tôi tập trận cờ lau, thưởng thức mía lùi và kẹo kéo từ đường mật ngay tại cây cột bóng lưởng của lò che. Ở phía Bồng Giang (Sông Cái) thuộc quận Tân Uyên, được chánh sử ghi là đảo Qui Dự, nguyên là một gò đất nổi, trên có huyền vũ gồm một rừng cổ thọ, mà ngọn cây họp thành hai chòm như hai cái vung úp, cái lớn cao, cái nhỏ thấp, gần nhau, ở xa trông rõ là hình con linh qui khổng lồ, có đủ mai và quay đầu về hướng tây bắc nằm trên sông Phước Long. Hiện giờ hai chòm cây hình rùa không còn, vì đã bị đốn mất vào khoảng năm 1948, khi quân đội Pháp đến đóng đồn.
Phía bắc đảo Qui Dự (đối diện ấp Tân Llương xã Phước Thành) là gò Thạch hHa, có loại đá đen, khi nắng chiếu, bắn ra tia hỏa quang, lấp lánh như sao bay. Thêm nữa, dưới gò đất là bụng rùa, đồng bào Thạnh Hội đào được rất nhiều đá bén, và Cồn Gáo, đá hình lưỡi tầm sét có khả năng trị sốt và làm kinh, mà huyền thoại mê tín cho rằng thần qui giữ kho vũ khí của Lôi Thần.
Một ngọn núi ở vào mạn bắc, trên ngọn Tiểu Giang (Sông Bé), dưới chân có hai tảng đá thật lớn, nằm khít nhau, trông giống hình rùa trong lòng sông.
Vị thế nằm của đá, tùy mực nước lên xuống và phía đứng, mà trông thấy rùa nằm ngang hay xuôi. Tương truyền rùa di chuyển để cản nước hoặc cho xuôi dòng. Thổ dân và các nhà khai thác lâm sản xem hiện tượng đó mà chiêm nghiệm, dự đoán nạn nước tràn ngập dưới đồng bằng.
Được sử ghi với danh xưng "Thần qui sơn" và "Thọ sơn" (rùa sống lâu). Người địa phương gọi là Núi Ba Ba.
Linh vật thứ ba được phó cho đội kinh và đội bia trong các đền thờ.
Rùa nghe kinh, tuổi rùa, hạc cưỡi rùa, mai rùa có bát quái đồ dược dùng để xủ quẻ, bói toán.
Rùa linh thiêng nên mới có truyện Thần Kim Quy cho An Dương Vương nỏ thần dẹp giặc ngay trong lịch sử Việt nam. Ngày nay, chính phủ Cộng Sản không tin phong thủy nên cho khai thác cát bừa bãi nên Cù Lao Rùa gần bị sạt lở đứt gần cái cổ rùa. Với mục đích xóa bỏ tên làng Tân Tịch, chúng đã sát nhập vào làng Thượng Lảng gọi là làng Thượng Tân.
Phụng:
Đệ tứ linh là phụng, loài chim quí (con mái gọi là Hoàng hoặc Loan), lông đuôi dài, khi xoè lên, ửng hoa sao ngũ sắc, là chúa của thượng cầm).
Đất các xã ở Biên Hoà vùng Long Thạnh Mỹ (Thủ Đức), xưa thuộc huyện Long thành, có chất đá ong thích hợp loại thổ sản dưa, đậu được cấu thành bởi hình dáng con phụng xòe cánh. Nơi đó là một cửa quan hiểm yếu, sử gia đặt "Khổng tước quan" là cửa ải Điểu Công (cùng loại với Phụng). Người Biên-hòa gọi nôm na "Khổng Tước Nguyên" là Gò Công.
Quanh vùng Gò Công có một con rạch mang tên Trau Trảu (cũng là loại điểu thú).
Trên quốc lộ 15, dẫn đi Vũng Tàu (tên xưa Thuyền Úc), nơi trụ số 46, ranh giới xả Tân Phước và Phước Tân, có một chiếc cầu, sử ghi là Phụng Kiều.
Gò dốc 47, Núi Chùa (ngả vào ngọn Sông Buông) và núi đất đỏ (Hòn Máu), có tháp canh cạnh khúc đường cua, nơi đầu ấp Tân Mai II, họp thành giống hình thể một con phụng có đầu mình và đuôi.
Miệt Võ Su, Võ Đắt nổi tiếng là ông Võ Văn Trạng và con gái chuyên săn cọp, nơi mà hồi còn trẻ, tôi, anh Trần Ngọc Ca (Năm Tân) và Đỗ Cao Phước thường đi săn con minh (trâu rừng).
Dân quê địa phương đơn giản gọi là Cầu Vạc (loài chim ăn đêm xưa thường đến đậu). Cầu Vạc chính là địa điểm này, chớ không phải là xã Bùi Tiếng và lò gạch Tân Mai (Bình Trước).
Miền đông bắc Tân Uyên, là nê địa, sình lầy, không cần cày trâu, mà chỉ cuốc tay để làm ruộng, được mang tục danh là "Đất Cuốc" (xã Tân hòa) và Sình (Tân Nhuận). Có làng đồng bào thượng tên Cát Tiên.
Nơi mà đồng bào tản cư năm 1945, đã lưu nhiều kỷ niệm, người Pháp đặt là chiến khu Đ.
Vùng đất thiêng nầy đã phát xuất nhiều huyền thoại. Tương truyền đây nguyên là một Phượng Trì (xã Chánh Hưng), vì vùng ao to rộng nầy, xưa có chim phượng tới tắm nước, rỉa lông (Phượng hoàng ẩm thủy). Do đó nhân dân địa phương đặt là Bàu Phụng (chớ không phải là bà Phụng).
Năm Bính Dần 1806, vua Gia Long và Thuận Thiên Hoàng Hậu tuyển con gái các quan đại thần trong triều để nạp làm phi cho Thái tử Đảm, tức là vua Minh Mạng sau này. Con gái của Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi, quê ở làng Bình An, tỉnh Biên Hoà, sinh năm Tân Hợi 1791, cùng tuổi với Thái tử Đảm, tên húy là Hồ Thị Hoa trúng tuyển vào cung, sau chính là Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, là người đoan trinh, hiền thục. Vua Gia Long cho là chữ "Hoa" như tên của bà chiết tự ra có nghĩa là "một chút hương thơm" thì e không tốt cho vận số, chi bằng đổi chữ "Hoa" thành chữ "Thực", có nghĩa là "quả" hay " quả phúc" thì tốt hơn. Sau sanh Nguyễn Phúc Tuyền Minh Tông thành vua Thiệu Trị. Bởi cung cách và phẩm hạnh của bà, vua Gia Long cấm gọi phạm húy tên bà, nên người trong Nam mới gọi là "bông", như bông sen thay vì hoa sen.
Biên Hoà có sông, có núi, nước không cần sâu nhưng cần có rồng, thì hóa linh; núi không cần cao, nhưng có tiên, nên thành thiêng, hồn thiêng sông núi hun đúc nhiều nhân tài, chí sĩ yêu nước.
Đất Biên Hoà có Long mạch, nên phát sinh khí thế hồn thiêng. Một cuộc đất, nói theo phong thủy địa lý, có tiên thánh (núi Tiên Cước phía nam Long Thành) mà còn Long Lân Qui Phụng họp thành bộ "Tứ Linh", nên được linh thiêng, danh bia thanh sử. (st)
Đầu trang

mapbe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 121
Tham gia: 11:00, 09/02/09

Danh tướng Phạm Nhữ Tăng (p1)

Gửi bài gửi bởi mapbe »

Từ hàng ngàn năm trước, vùng đất và Hoài Nhơn - Bình Định thuộc Quảng Nam Thừa tuyên từng diễn ra những trận "thư hùng" giữa quân, dân nước Đại Việt với quân Champa và lưu dấu những chiến công oanh liệt của nhiều võ vương, võ tướng, võ nhân, như: Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang, Lê Thánh Tông, Phạm Nhữ Tăng, Đa Thủy, Ba Thái, Lê Ỷ Đà, Đỗ Tử Quy… Trong số này, Phạm Nhữ Tăng là một võ tướng từng lập nhiều chiến công vang dội trên đất Hoài Nhơn - Bình Định và để lại những dấu ấn quan trọng.

Sử sách từng ghi nhận sự nghiệp mở cõi Đại Việt của vua Lê Thánh Tông và các võ tướng của ngài. Số là, vào khoảng những năm đầu triều đại nhà Lê, vua nước Champa là Trà Toàn có mưu đồ muốn "sinh sự" với nước Đại Việt. Một mặt, Trà Toàn cử người sang cầu viện nhà Minh, một mặt cho quân liên tục quấy nhiễu bờ cõi, biên cương của Đại Việt. Trước tình hình đó, năm Hồng Đức thứ nhất đời nhà Lê (Canh Thìn - 1470), vua Lê Thánh Tông sai sứ giả sang sứ Tàu "kể tội Trà Toàn quấy nhiễu nước Nam". Đồng thời, đích thân nhà vua chỉ huy binh mã, cất quân sang Champa hỏi tội Trà Toàn. Trong số những tướng lĩnh cùng đi "chinh phạt" Champa với vua Lê Thánh Tông có võ tướng Phạm Nhữ Tăng.

Theo nhiều tư liệu sử, trong đó có nguồn tư liệu hiện lưu giữ tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam thì võ tướng Phạm Nhữ Tăng là cháu bốn đời của ông Phạm Nhữ Dực - con trai thứ 5 của danh tướng thời nhà Trần là Phạm Ngũ Lão. Cũng theo nguồn tư liệu này thì danh tướng Phạm Ngũ Lão không chỉ nổi tiếng với những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, mà còn là một bậc tiền hiền đã có công khai phá, sáng lập vùng đất biên cương của Đại Việt, trong đó có Quảng Nam. Khi đó, Phạm Ngũ Lão đang là Chánh đô An Phủ sứ Thăng Hoa lộ.

Nói về cuộc dấy binh chinh phạt Champa của võ tướng Phạm Nhữ Tăng cùng với vua Lê thánh Tông. Khi đó, ông được vua Lê Thánh Tông phong làm Trung quân Đô thống, lãnh ấn tiên phong, chỉ huy 10 vạn quân trong đợt này. Trước khi tấn công đánh vào cửa Thi Lị Bị Nại (tức cửa Thị Nại - Quy Nhơn ngày nay), vua Lê Thánh Tông sai các võ tướng cho người ngầm vẽ địa đồ kỹ lưỡng. Nhờ vậy mà tướng sĩ của Đại Việt do Phạm Nhữ Tăng chỉ huy đã nhanh chóng buộc quân Champa phải bỏ Thi Lị Bị Nại chạy vào cố thủ ở kinh thành Vijaya (Còn gọi là thành Đồ Bàn, tức thành Bình Định hiện nay). Thừa thắng xông lên, võ tướng Phạm Nhữ Tăng cho quân bao vây, phá thành Đồ Bàn, tiêu diệt quân Chiêm, bắt sống Trà Toàn. Tướng Champa là Bô Trì Trì phải chạy tháo thân về đất Phan Lung rồi cho sứ sang cống và xin xưng thần. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư (Tập III, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - 1982) thì tướng sĩ Đại Việt lúc đó đã bắt sống được khoảng hơn 3 vạn quân Chiêm làm tù binh. Ngày mồng 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (Tân Tỵ - 1471), nước Đại Việt được mở đến núi Thạch Bi (tức là khu vực giáp ranh 2 tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa ngày nay).

Ngay sau khi giành thắng lợi, vua Lê thánh Tông sai người mài đá, khắc vào bia 2 dòng chữ: "Chiêm Thành quá thử, binh bại tướng vong/An Nam quá thử, tướng tru binh diệt". (Nghĩa là: Chiêm Thành qua đấy, quân thua, nước mất/ An Nam qua đấy, tướng chết, quân tan). Khắc xong, nhà vua cho dựng bia ở một đỉnh núi cao nhất, gần bên bờ biển. Theo Phủ biên Tạp lục của Lê Quý Đôn (sách viết năm 1776, dịch năm 1964, NXB Khoa học Xã hội) thì: "mặt bia hướng về Nam". Ngày mồng 1 tháng 5 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), tại kinh thành Thăng Long, cùng với nhân dân và hàng vạn quân sĩ Đại Việt, võ tướng Phạm Nhữ Tăng đã dự lễ mừng chiến thắng. Tiếp đó, tháng 6 năm Tân Tỵ (1471), vua Lê Thánh Tông chính thức đặt tên cho vùng đất mới mở là phủ Hoài Nhơn, lệ vào Quảng Nam Thừa tuyên. Đất Bình Định chính thức được khai sinh từ đây và võ tướng Phạm Nhữ Tăng chính là một trong những bậc tiền hiền có công lập nên vùng đất Hoài Nhơn - Bình Định. Ngay sau khi Quảng Nam Thừa tuyên được thành lập, Phạm Nhữ Tăng được vua Lê Thánh Tông cử "lưu trấn", cai quản vùng đất biên cương mới mở của Đại Việt, với chức Quảng Nam Đô thống phủ.

Ngày 21-2-1477, do tuổi cao, sức yếu, danh tướng Phạm Nhữ Tăng đã trút hơi thở cuối cùng tại kinh thành Đồ Bàn - nơi ông đã từng cùng các tướng sĩ nhà Lê bao phen chinh chiến, "vào sinh, ra tử" và lập nên nhiều chiến công hiển hách. Sau này, thi hài của ông được con cháu họ Phạm đưa về cải táng tại khu vực núi Quế, thuộc Hương Quế - Quế Phú - Quế Sơn - Quảng Nam. Hiện nay, tại ngôi mộ của danh tướng Phạm Nhữ Tăng vẫn còn lưu lại đôi câu đối do vua Lê Thánh Tông ban tặng cho ông: "Nghĩa sĩ uẩn mưu cơ, hiệp lực nhất tâm bình Chiêm quốc/ Miếu đại khai tráng lệ, hương hồn thiên cổ hiển Nam bang". (Đại ý là: Một người đã tận tâm cùng nghĩa sĩ bày ra nhiều mưu lược đánh tan quân Chiêm/ Hương hồn của người được thờ ở ngôi miếu tráng lệ này sẽ mãi mãi làm rạng danh nước Nam). Đặc biệt, suốt bao đời nay, trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca: "Bao giờ núi Quế hết cây/ Bàu Sanh hết nước mộ này hết quan".

Trên 525 năm đã trôi qua kể từ ngày danh tướng Phạm Nhữ Tăng qua đời. Giờ đây, Hoài Nhơn - vùng đất mà võ tướng Phạm Nhữ Tăng đã góp phần khai phá, tạo lập đã trở thành tỉnh Bình Định phát triển rộng lớn, giàu đẹp. Song, người dân Bình Định không bao giờ quên tên tuổi, sự nghiệp và những chiến công hiển hách của danh tướng Phạm Nhữ Tăng.

Theo lebichson.org
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Phong thủy”