SỐ HÀ ĐỒ

Các bài viết học thuật về môn Phong thủy, địa lý
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
linhanh1986
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1928
Tham gia: 19:42, 19/12/11
Đến từ: Việt nam
Liên hệ:

SỐ HÀ ĐỒ

Gửi bài gửi bởi linhanh1986 »

Mã lệnh: Chọn tất cả

Mã lệnh: Chọn tất cả

Sức mạnh đặc biệt của các con số Hà Đồ11:00 | 13/03/2012


Trong văn hóa Trung Hoa có một dãy số gọi là Hà Đồ, đây là sự kết hợp các con số mà nhiều người cho là rất may mắn. Nó biểu thị nhiều loại tài lộc khác nhau.


Đồ hình Hà Đồ
Hà Đồ và số nhà

Nhiều người cho rằng, số Hà Đồ là rất may mắn trong chu kỳ thăng; rất kém may mắn trong chu kỳ giáng. Chu kỳ của Hà Đồ lên hay xuống tùy thuộc vào hướng nhà.

Số 6 và 1 mang lại sự may mắn về học vấn khi chu kỳ thăng và nhà hướng về hướng Đông hoặc Đông Nam. Nếu số nhà bạn là 16 hoặc 61 thì con cái trong nhà rất thông minh và có tài. Sự kết hợp này sẽ đạt đến đỉnh cao khi nhà ở hướng Bắc nhưng sẽ mang lại vận rủi nếu nhà quay về hướng Nam. Ở hướng này, số 6 và 1 ở chu kỳ giáng, mang đến những ảnh hưởng xấu.

Số 2 và 7 mang tài lộc đến cho nhà ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc. Ở hướng Nam, những con số này cũng may mắn. Nhưng nếu nhà hướng về phía Tây Bắc hoặc Tây thì sẽ có bệnh tật và tai nạn.

Số 3 và 8 mang đến thành công về chính trị và may mắn cho con cháu khi nhà ở hướng Nam, Đông, Đông Nam nhưng có hại cho con cái khi nhà hướng về Tây Nam.

Số 4 và 9 mang may mắn về kinh doanh cho nhà hướng Bắc, Tây và Tây Bắc. Nhưng khi nhà quay về hướng Đông và có địa chi hợp với số 4 và 9 thì vận rủi sẽ đến với người trong nhà.

Sức mạnh đặc biệt của sự kết hợp các con số Hà Đồ thường được cảm nhận khi số nhà phù hợp với sự kết hợp số Hà Đồ. Nếu nhà bạn có hướng may mắn thì hãy an tâm về nguồn tài lộc. Nhưng nếu số nhà bạn là những con số này mà lại ảnh hưởng đến chu kỳ giáng của số Hà Đồ. Cách tốt nhất để vượt qua những ảnh hưởng xấu là dùng chữ thay vì dùng số để hóa giải tức thời những biểu tượng số.

(Theo Sắp xếp nhà cửa theo phong thủy)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
linhanh1986
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1928
Tham gia: 19:42, 19/12/11
Đến từ: Việt nam
Liên hệ:

TL: SỐ HÀ ĐỒ

Gửi bài gửi bởi linhanh1986 »

Ý nghĩa các con số biểu hiện qua Hà Đồ và Lạc Thư – Bản đồ số hoá vũ trụ cổ nhất

Các con số được mô phỏng trong một ma trận phát minh từ Hà Đồ, là một bảng về 10 số đếm từ một đến 10, được biểu diển bằng các chấm đen và trắng, xắp sếp thành hai ṿng trong (nội) và ngoài (ngoại) theo đúng bốn phương chính là Nam (ở trên), Bắc (ở dưới), Đông (bên trái), Tây (bên phải). Mười Số đếm trên được chia thành hai loại:

Số Dương (số Cơ) là số lẻ, còn gọi là số Trời (Thiên), được ghi bằng các ṿòng tṛòn trắng, bao gồm 1, 3, 5, 7, 9. Tổng số Dương là 25

Số Âm (Số Ngẫu) là Số chẵn, còn gọi là số Đất (Địa), được ghi bằng các ṿòng tṛòn màu đen, bao gồm 2, 4, 6, 8, 10. Tổng số Âm là 30. V́ Âm lớn hơn Dương (30/25) nên ta nói Âm Dương chứ không nói Dương Âm

Mười số trên lại được chia thành hai thành phần là số Sinh (1, 2, 3, 4, 5) và số Thành (6, 7, 8, 9, 10). Số 5 là số cuối của số Sinh, là Cực của Âm Dương, số 10 là số cuối của số Thành là Cực của ngũ hành được đặt ở giữa.

Số Sinh được định vị trí trên không gian bằng cách sắp xếp cho:
Số 1 ở hướng Bắc
Số 2 ở hướng Nam
Số 3 hướng Đông
Số 4 hướng Tây
Số 5 ở Trung Ương
hình thành vòng trong của Hà Đồ

Với sự sắp xếp này ta nhận thấy trục Bắc Nam tương ứng với chuỗi sao Bắc Đẩu nên số 1 ở hướng Bắc thì số 2 phải ở hướng Nam. Trục Đông Tây là hướng đi của Mặt Trời từ Đông sang Tây nên số 3 phải ở hướng Đông, và số 4 ở hướng Tây. Như vậy thì sự sắp xếp các số Sinh theo phương hướng hình thành một hệ trục tọa độ trong không gian mà gốc tọa độ ở chính giữa với trục hoành là trục Đông Tây đi từ phải qua trái và trục tung là Bắc Nam hướng từ trên xuống dưới

Số Thành được sắp xếp ở vòng ngoài bằng cách cộng số Trung Ương (số 5) với các số Sinh, và cộng với chính nó thành số 10 để ở chính giữa.

Với sự xắp xếp trên thì số 1 (Âm) ở trên, số 2 (Dương) ở dưới nên Hà Đồ được xoay 180 độ để cho số 2 ở trên, số 1 ở dưới, số 3 bên trái, số 4 bên mặt cho phù hợp với qui luật vận động của tạo hóa là cái trong nhẹ (Dương) bay lên thành Trời, cái đục nặng (Âm) lắng xuống thành Đất (qui luật Dương thăng, Âm giáng)

Số 5, số cuối của số Sinh và số 10, số cuối của số Thành là số của Trời Đất, là “Thể” thì đặt ở chính giữa, các số còn lại là “Dụng” thì hoạt động ở ngoài. Số của Trời Đất (5 và 10) khi cộng lại thì bằng 15, bằng tổng số của các số Sinh nên Trời Đất sinh ra vạn vật. Ở ṿng ngoài, tổng số của các số Dương bằng tổng số của các số Âm và bằng 20, nghĩa là Âm Dương quân b́ình



Bắc 1 6
Tây 4 9
Đông 8 3
Nam 2 7
Trung Ương 5 10
Năm hành chính cũng được định vị cùng với năm cặp số Sinh và Thành trên Hà Đồ như sau:
Số 1 (Trời) sinh hành Thủy, số 6 (Đất) làm thành hành Thủy
Số 2 (Đất) sinh hành Hỏa, số 7 (Trời) làm thành hành Hỏa
Số 3 (Trời) sinh hành Mộc, số 8 (Đất) làm thành hành Mộc
Số 4 (Đất) sinh hành Kim, số 9 (Trời) làm thành hành Kim
Số 5 (Trời) sinh hành Thổ, số 10 (Đất) làm thành hành Thổ
Như vậy mới hành đều được sinh ra và hình thành bởi sự kết hơp giữa Thiên và Địa và trong Hà Đồ ta có:
Thủy (số 1,6) ở phương Bắc (bởi v́ phương Bắc thì nhiều mưa và lạnh thuộc Thủy)
Hỏa (Số 2,7) ở phương Nam (bởi v́ phương Nam là nơi nhiều nắng, nắng thuộc Hỏa. có nước rồi phải có hơi nóng thì cuộc sống mới hình thành)
Mộc (Số 3,8) ở phương đông (bởi v́ phương đông là nơi Mặt Trời mọc và ấm áp, cây cối xanh tươi, thuộc Mộc)
Kim (Số 4,9) ở phương Tây (bởi v́ phương Tây là nơi Mặt Trời lặn và mát mẻ, Kim Khí thì mát mẻ, thuộc Kim)
Thổ (số 5, 10) ở Trung Ương (bởi v́ ở giữa là Đất, đất nuôi dưỡng và thâu tàng các hành khác, động vật chết thì về Đất)
Số 1 là Thiếu Dương, Dương mới sinh, là số khởi đầu của việc tạo lập các số khác, khởi đầu công cuộc tạo lập vũ trụ vạn vật (bởi v́ số 2 tạo ra do 1 + 1, số 3 do 1 + 2, số 4 do 1 + 3… Từ số 1 ta tạo ra số 2 rồi lần lượt số 3, số 4 và tất cả các số khác)
Số 2 là Thiếu Âm, Âm mới sinh, là số tạo ra các số Âm khác (bởi v́ số 4 tạo ra do 2 + 2, số 6 do 2 + 4…), và Âm cộng Dương mới thành Dương (bởi v́ 3 do 2 + 1, số 5 do 2 + 3, số 7 do 2 + 5…)
Số 3 là Thái Dương, Dương đã lớn, đã có mầm Âm , do Thiếu Dương 1 và Thiếu Âm 2 cộng lại. Dương cộng Dương mới thành Âm (bởi v́ số 4 do 3 + 1, số 6 do 3 + 3, số 8 do 3 + 5…)
Số 4 là Thái Âm, Âm lớn, do do hai Thiếu Âm cộng lại (2 + 2) hoặc do Thiếu Dương (1) và Thái Dương (3) cộng lại mà ra. Cực Dương thì biến thành Âm (bởi v́ 4 do 3 + 1) còn cực Âm thì vẫn là Âm (bởi v́ 4 + 2 là 6, vẫn là Âm), không biến nên ta nói Dương thì động mà Âm thì tịnh.
Khi Âm Dương sinh hành Khí thì nước (Thủy) có trước nhất nên Thủy được mang số 1
Có nước rồi thì cần hơi nóng (Hỏa) thì vạn vật mới sinh nên Hỏa mang số 2
Có nước và hơi nóng thì thảo mộc (Mộc) mới sinh ra nên Mộc mang số 3
Tiếp đến Kim khí hình thành nên Kim mang số 4
Vạn vật sinh hóa từ đất(Thổ) mà ra và cuối cũng trở về đất nên Thổ mang số 5
LẠC THƯ (SỐ CỦA NGŨ HÀNH HẬU THIÊN)

4 9 2
3 5 7
8 1 6
Ma phương Lạc Thư như trên chính là số hoá vũ trụ thời kỳ đã vận động và trưởng thành. Áp dụng vào thế giới thực, thế giới con người.

Lạc Thư chỉ về sự sinh hóa của các Số Ngũ Hành (thuộc về vạn vật, con người). Trên Lạc Thư có 9 con số, không có số 10 và chỉ về việc người (Nhân Sự), thuộc về Đất, nói về Hậu Thiên nên Lạc Thư có hình vuông. Tổng số của các con số trên Lạc Thư (Hậu Thiên) là 45, trong khi trong Hà Đồ (Tiên Thiên) là 55. Tuy không có số 10, nhưng trong Lạc Thư số 5 ở giữa vẩn chu toàn công việc làm cho các số 1 và 6, 2 và 7, 3 và 8, 4 và 9 vẫn đứng cạnh nhau như trong Hà Đồ. Số 5 là số chuyển tiếp, được đất vào giữa để các số Dương 1, 3, 5, 7, 9 dù cộng hay trừ với số 5 thì cũng thành số Âm thể hiện Dương sinh Âm, và các số Âm 2, 4, 6, 8, 10 dù cộng hay trừ với số 5 thì cũng thành số Dương thể hiện Âm sinh Dương. Tổng số Dương ở ngoài (tức là không tính số Dương 5 ở giữa) bằng tổng số Âm và bằng 20, nghĩa là Âm Dương quân b́nh. Các con số trong Lạc Thư hình thành một Ma Phương Trận, trong đó khi cộng dọc, cộng ngang, hay cộng chéo ta luôn luôn được 15. Trong Hà Đồ thì ở giữa có số Sinh (5) và số Thành (10) của hành Thổ, đó là thuộc Tiên Thiên, tự nhiên, chưa hoạt động. Ở Lạc Thư ở giữa không có số Thành (số 10) của Thổ, và số đó đi hoạt động ở bên ngoài, đó là thuộc Hậu Thiên, vạn vật hoạt động. Trên Địa Bàn thu thuộc Hậu Thiên thì Thổ ở bốn phương Th́n Tuất Sữu Mùi (Tứ Mộ, Tứ Khố) để phụ giúp các hành kia.

Trong Lạc Thư thì Âm Dương đã phân tán ra đủ 4 Phương và 4 Hướng: các số Dương (số Lẻ) thì đóng ở bốn phương chính (Chính Phương), số Âm (số Chẳn) thì đóng ở bốn hướng phụ (Bàng Phương), làm cho các số Âm Dương đi xen kẻ với nhau để tác động cho nhau mà sinh hóa. Các số thứ tự đều từ dưới đi lên (1 lên 2, 3 lên 4, 5 ở giữa, 6 lên 7, 8 lên 9), có nghiă Thái Cực tịnh ở dưới này đã chuyển động và phân Âm Dương. Âm trong Ngũ Hành chuyển động mạnh khắp 4 phương, 4 hướng để tạo vật. Trái lại, Hà Đồ chỉ có bốn phương chính và Trung Cung, mọi nơi đều có một số Âm và một số Dương bao bọc lấy nhau. Các số thứ tự thì đối xứng nhau theo hai trục Bắc Nam và Đông Tây: 1 qua 2, 3 qua 4, 5 ở giữa, 6 qua 7, 8 qua 9. Trong Hà Đồ thì Âm Dương Ngũ Hành khi đó chưa sinh hóa, còn giữ cơ sở và hợp nhất trong Thái Cực.

Trong Lạc Thư thì tổng số tung hoành đều là 15, số 15 đã đi hoạt động ở ngoài, chỉ còn số 5 ở giữa và do số 5 ấy mà có các số 6, 7, 8, 9 là số Thành nên thuộc về Hậu Thiên. Số của Hà Đồ ở giữa thì tổng số là 15 (10 + 5), bằng tổng số các số Sinh (1, 2, 3, 4) nên thuộc Tiên Thiên.

Số của Lạc Thư cũng có số 10 (1 + 9, 2 + 8, 3 + 7), thêm số 5 ở giữa thành 15. Ở Hà Đồ, số của Trời Đất có 10 (bởi v́ 1 + 2 + 3 + 4 = 10), thêm số Sinh kế tiếp (số 5) thì thành 15.
Ở Lạc Thư thì lấy số 5 Cơ (số lẻ) thống lănh 4 số Ngẫu (số Chẳn), làm dọc ngang cho nhau, ở liền nhau (1 – 6, 2 – 7, 3 – 8, 4 – 9), gây đến cái Dụng của Biến số. Số của Trời Đất cũng lấy số Sinh 5 thống lănh 5 số Thành mở ra cái Thể của Thường Số.

Vạch của Tiên Thiên Bát Quái thì Cơ Ngẫu đối nhau. Ở Lạc Thư thì số Sinh và số Thành cũng đối nhau. Tiên Thiên Bát Quái thì lấy thuần Âm, thuần Dương mà đặt ở dưới, còn Lạc Thư thì lấy số lớn nhất (số 9) và số nhỏ nhất (số 1), nghiă là số Sinh và Thành mà đặt ở dưới

Trong Lạc Thư, nếu bỏ số 5 ở giữa thì số Sinh 1 sẽ ở giữa hai số Thành 6 và 8. Số Thành 9 sẽ ở giữa hai số Sinh 2 và 4. Hai số Sinh 3 và 4 cùng ở một phía, hai số Thành 6 và 7 thì ở cặp bên nhau. Ở Tiên Thiên Bát Quái thì Càn là qủe Dương đặt ở giữa hai quẻ Âm là Tốn và Đoài. Khôn là quẻ Âm đặt ở giữa hai quẻ Dương là Cấn và Chấn. Li Đoài là hai quẻ Âm cùng ở một chổ. Khảm Cấn là hai quẻ Dương cùng ở một chổ.

Như vậy là cũng làm biểu lí cho nhau.

Trong Lạc Thư thì số Sinh 1, 3, 4 được xếp thuận, số Thành 6, 7, 9 được xếp nghịch, số 2 và 8 đối chọi nhau. Ở Hậu Thiên Bát Quái thì Khôn Mẹ cùng Trưởng Nữ, Thiếu Nữ (Li Đoài) được xếp thuận, còn Càn Cha và TruỎng Nam, Thiếu Nam (Khảm Cấn) được xếp nghịch. Phần Trưỡng Nam, Trưỡng Nữ (Chấn Tốn) thì đối chọi nhau. Như vậy cũng làm biểu lí cho nhau. Như vậy Tiên Thiên và Hậu Thiên cũng làm biểu lí, thể dụng cho nhau mà làm cho vũ trụ vạn vật sinh động không ngừng
Số 1 – 6 thuộc Thuỷ ở hướng Bắc
Số 3 – 8 thuộc Mộc ở Đông
Số 5 thuộc Thổ ở giữa
Số 2 – 7 thuộc Hoả ở Nam cuả Hà Đồ chuyển qua Tây
Số 4 – 9 thuộc Kim ở Tây cuả Hà Đồ được chuyển qua Nam
Sự kiện nay làm cho Phương Vị sinh khắc của Ngũ Hành nơi Lạc Thư trái ngược với Ngũ Hành nơi Hà Đồ: hai hành đối nghịch nhau thì lại tương sinh, còn hai hành đi theo vòng tròn mà lại đi nghịch (nghịch hành) thì lại tương khắc. Sự thay đổi này thể hiện sự thay đổi từ tĩnh qua động, từ Sinh qua Hoá, từ Thể qua Dụng, từ Lư qua Biểu, từ Thái Cực qua Vũ Trụ. Ở Hà Đồ, hai nhóm số 2 – 7 thuộc Hoả ở Nam và 4 – 9 thuộc Kim ở Tây cùng giao nhau ở giữa là Thổ mà tương sinh. Ở Lạc Thư thì hai nhóm số ấy đối chọi cho nhau thành ra Hoả khắc Kim theo chiều nghịch ở ṿng ngoài. Đó là Ngũ Hành đã ra ngoài mà hoạt động nên có khắc chế. Nếu ta lấy 2 – 7 cộng lại thì là số 9 thuộc Kim vẩn còn ẩn ở đó, và lấy số 9 chia ra thì 2 – 7 thuộc Hoả cũng còn bóng dáng ở đó

Hà Đồ tượng trưng cho Nôi Giới (Thiên), Lạc Thư tương trưng cho Ngoại Giới (Địạ), Hà Đồ thuộc về lí Thái Cực, vô hình. Lạc Thư thuộc về Khí Vũ Trụ, hữu h́nh. Hà Đồ là Thể, Lạc Thư là Dụng. Hà Đồ thuộc về Nội Hướng Tiên Thiên, Lạc Thư thuộc về Ngoại Hướng Hậu Thiên. Hà Đồ là Đạo Nội Thánh, nội trị. Lạc Thư là Đạo Ngoại Vương, ngoại trị
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Phong thủy”