Bí ẩn về cái cười của Thiền

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
Hoa Cái
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 49
Tham gia: 12:53, 13/06/12

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi Hoa Cái »

Một Tách Trà

Nan-In, một thiền sư Nhật Bản vào thời Minh Trị (1868 - 1912), tiếp một ông giáo sư đại học đến tìm hiểu về Thiền.

Nan-In mời dùng trà. Ông đã rót đầy vào tách của khách và vẫn tiếp tục rót thêm.

Ông giáo sư nhìn nước tràn cho đến khi tự mình không nhịn được thêm nữa. "Tách đã đầy tràn rồi. Không thêm vào được nữa đâu!"

"Giống như cái tách này" Nan-In nói, "ông mang đầy ý kiến và suy đoán riêng của ông. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền trừ phi ông cạn cái tách của ông trước đã?"

Sưu tầm (Trích từ 101 câu chuyện Thiền)
Được cảm ơn bởi: phuongmtt47
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: CÚNG DƯỜNG

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Thiên Hương đã viết:* BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Thông thường, khi mình cho ai đó một cái gì, mình nghĩ người đó mang ơn mình. Nhưng kỳ thật, nếu quán chiếu một cách sâu sắc, người mang ơn phải là chính mình mới đúng! Bởi khi mình cho, tức là mình đang thực tập hạnh tu bố thí, xả ly, nếu không có đối tượng để bố thí, làm sao mình tu được? Cho nên, làm phước là làm giàu phước đức cho chính bản thân mình, tu phước là tu bổ phước đức cho chính bản thân mình. Có ai vì chính bản thân mình mà bắt người ta phải cảm ơn không?

Người Phật tử hộ trì Tam bảo cũng vậy. Cúng dường cho quý Tăng Ni tịnh tài tịnh vật để xây dựng Tam bảo, có công đức rất lớn. Quý thầy quý cô là người đứng ra gánh vác công việc xây dựng cho Phật tử, công bằng mà nói, người công người của, cùng nhau làm việc phước thiện, công đức như nhau.

Thế nhưng, thói thường khi bỏ ra một món tiền lớn, tâm lý “tôi dâng cúng” còn nặng, nên mình luôn muốn được quan tâm đặc biệt hơn, phải được nêu tên trên “bảng vàng”… Chung quy đều xuất phát từ ý niệm ngã và ngã sở. Vì vậy, việc làm phước thiện của mình không được viên mãn, nhất là khó đạt được kết quả tối hậu của pháp môn tu là đưa đến giác ngộ giải thoát. Luận Đại trí độ nói: “Hạng người thiếu trí bố thí mà không hiểu gì, hoặc vì cầu tài nên bố thí, vì sợ hiềm trách nên bố thí, hoặc sợ sệt nên bố thí, hoặc vì muốn cầu ý người nên bố thí, hoặc sợ chết nên bố thí, hoặc dối người làm cho họ mừng nên bố thí, hoặc tự cho mình giàu nên bố thí, hoặc kiêu ngạo tự cao nên bố thí, hoặc vì danh dự nên bố thí, hoặc vì chú nguyện nên bố thí, hoặc vì giải trừ suy hoại cầu tôt lành nên bố thí, hoặc vì quy tụ đông người nên bố thí. Cách bố thí như vậy gọi là bố thí không thanh tịnh”. Bố thí cúng dường mà không xuất phát từ tâm thanh tịnh thì khó tròn đầy công đức, phước báo. Điều này giúp ta hiểu được câu trả lời của Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi vua Lương Vũ đế hỏi ông bấy lâu xây chùa, đúc chuông, tạo tượng, bảo trợ Tăng Ni có được bao nhiêu công đức?

Cho nên, để đạt được kết quả viên mãn trong pháp tu bố thí cúng dường, người Phật tử phải vượt thoát mọi ý niệm chấp ngã và ngã sở. Như kinh Kim Cang dạy: “Không có người thí, vật thí, đối tượng nhận sự bố thí”. “Không nên trú ở sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không trú ở đâu cả mà làm bố thí” mới đích thực là Bố thí Ba la mật.

(Theo Báo Giác Ngộ của Hạo Nhiên)
Đây gọi là có phước mà không có đức, vì vẫn con tâm tham cầu
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Hoa Cái đã viết:Một Tách Trà

Nan-In, một thiền sư Nhật Bản vào thời Minh Trị (1868 - 1912), tiếp một ông giáo sư đại học đến tìm hiểu về Thiền.

Nan-In mời dùng trà. Ông đã rót đầy vào tách của khách và vẫn tiếp tục rót thêm.

Ông giáo sư nhìn nước tràn cho đến khi tự mình không nhịn được thêm nữa. "Tách đã đầy tràn rồi. Không thêm vào được nữa đâu!"

"Giống như cái tách này" Nan-In nói, "ông mang đầy ý kiến và suy đoán riêng của ông. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền trừ phi ông cạn cái tách của ông trước đã?"

Sưu tầm (Trích từ 101 câu chuyện Thiền)
Muốn có huệ thì cần có định, muốn có định cần giới, khi vọng tưởng hết thì trí huệ lộ bày
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2127
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

phuongmtt47 đã viết:
Hoa Cái đã viết:Một Tách Trà

Nan-In, một thiền sư Nhật Bản vào thời Minh Trị (1868 - 1912), tiếp một ông giáo sư đại học đến tìm hiểu về Thiền.

Nan-In mời dùng trà. Ông đã rót đầy vào tách của khách và vẫn tiếp tục rót thêm.

Ông giáo sư nhìn nước tràn cho đến khi tự mình không nhịn được thêm nữa. "Tách đã đầy tràn rồi. Không thêm vào được nữa đâu!"

"Giống như cái tách này" Nan-In nói, "ông mang đầy ý kiến và suy đoán riêng của ông. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền trừ phi ông cạn cái tách của ông trước đã?"

Sưu tầm (Trích từ 101 câu chuyện Thiền)
Muốn có huệ thì cần có định, muốn có định cần giới, khi vọng tưởng hết thì trí huệ lộ bày
A lại da thức luôn thường chuyển biến sanh diệt lấy gì định ?
Còn giới là gì ? là giới hạn , là biên giới , là cái thứ ràng buộc , là cái thứ hữu biên , là cái thứ trên đầu môi chót lưỡi , là cái thứ tạo ra khổ ải , là cái gì ?
Trong vọng tưởng lại tưởng ra vọng tưởng hết thì chừng nào mới trí tuệ lộ bày ?
Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Nào chổ bám trần ai !


:D
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Nghiệp thì có sinh có diệt, tâm thì không sinh cũng chẳng diệt
Giới là nội giới, tự mình điều chế mình chứ không phải người khác, là dập tham sân si
Khi không vọng tưởng thì trí huệ sẽ hiện bày
Bố đề vốn không sanh
Tự tánh cũng chẳng mất
Vì chấp vào có không
Mà trôi lăn sanh tử
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Vạn Pháp Giai Không

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

VẠN PHÁP GIAI KHÔNG

Tô Đông Pha là thi hào thời Tống rất mộ Thiền, thường đàm đạo và qua lại thân thiết với sư Phật Ấn. Một hôm, Phật Ấn đăng đàn thuyết pháp, Tô Đông Pha cũng đến nghe. Nhưng tới nơi thì mọi người đã ngồi chật kín cả. Phật Ấn nói với Tô Đông Pha : “Nơi này đã đầy người, không còn chỗ cho học sĩ ngồi nữa rồi”.

Tô Đông Pha nói :” Nơi này hết chỗ, vậy ta lấy cái thân Tứ đại Ngũ uẩn của thiền sư làm chỗ ngồi vậy”.

Phật Ấn thấy Tô Đông Pha thuyết Thiền với mình bèn nói :”Ta có một câu muốn hỏi học sĩ, nếu học sĩ trả lời được, thì lão hòa thượng ta sẽ lấy thân thể mình làm ghế cho học sĩ; còn nếu học sĩ trả lời không được, chỉ xin lưu lại đây chiếc đai ngọc làm kỷ niệm”.

Tô Đông Pha nghĩ mình am hiểu Phật học, nên đồng ý. Sư Phật Ấn hỏi :”Tứ đại vốn không, Ngũ uẩn cũng Không, xin hỏi học sĩ muốn ngồi vào đâu?”

Tô Đông Pha cười, nhận thua.

Người ta nói :

Nhà Phật nói sắc thân của chúng ta là do Tứ đại : Đất - Nước - Lửa - Gió hợp thành, nhưng chúng đều là hư giả, không có thực, cho nên không thể ngồi vào đó được. Tô Đông Pha không trả lời được câu hỏi của Phật Ấn, thành ra phải cởi đai để lại. Tương truyền, chiếc đai ngọc ấy hiện nay vẫn còn được lưu giữ ở chùa Kim Sơn.

(Theo Chan Gushi )
Được cảm ơn bởi: anhlinhmotminh
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

Khi Tô Đông Pha đến Cô Châu ở Giang Bắc nhậm chức, ông thường qua lại đàm đạo với sư Phật Ấn trên chùa Kim Sơn ở bên kia sông. Một hôm, Tô Đông Pha làm được bài thơ Thiền tâm đắc bèn sai tiểu đồng sang sông gởi cho sư Phật Ấn xin ấn chứng. Thơ rằng :

Kê thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong xuy bất động
Đoan tọa tử kim liên

Dịch :
Cúi đầu lạy đức Như Lai
Hào quang rạng rỡ chiếu soi muôn trời
Bát phong gào thét tơi bời
Tòa sen Ngài vẫn mỉm cười ngồi yên.

Sư Phật Ấn xem xong liền viết vào hai chữ, bảo tiểu đồng mang về.

Tô Đông Pha chắc mẫm thế nào cũng được sư Phật Ấn khen ngợi về sự tinh tấn trong tham Thiền. Nhưng khi mở ra chỉ thất hai chữ :”Đồ thối” . Không dằn được nóng giận, ông liền kêu đò qua sông tìm sư Phật Ấn để hỏi cho ra lẽ.

Sư Phật Ấn đã ra cổng chùa đón đợi sẵn. Tô Đông Pha vừa thấy sư liền lớn tiếng :”Ta với Thiền Sư là bằng hữu chi giao, thơ của ta, ông không khen thì thôi, cớ sao lại còn chửi mắng như vậy ?”.

Phật Ấn giả như không hiểu chuyện gì, hỏi :”Ta chửi ông cái gì ?”

Tô Đông Pha đưa hai chữ “Đồ thối” ra.

Phật Ấn cả cười :” Chẳng phải ông đã nói là Bát phong xuy bất động à ? Sao Đồ thối còn vượt sông sang bên này ?”

Tô Đông Pha không còn biết nói sao nữa.

Người ta nói :

Bát phong là tám thứ : Xưng, Cơ, Hủy, Dự, Lợi, Suy, Khổ, Lạc (khen ngợi, chê bai, hạ thấp, đề cao, lợi lộc, tổn hao, khổ não, vui vẻ). Đây là các trạng thái tình cảm thường thấy thường gặp trong cuộc sống con người, được nhà Phật xem như tám loại gió. Phật được tôn là Thiên Trung Thiên, Thánh Chi Thánh, tám thứ gió ấy chẳng hề làm Ngài xuy chuyển (Bát phong xuy bất động).

Tô Đông Pha ca ngợi định lực ấy của Phật, và nghĩ rằng mình cũng đã đạt đến mức “Bát phong xuy bất động”. Sư Phật Ấn kiểm chứng bằng cách viết hai chữ “Đồ thối” (tức là chữ Suy trong Bát Phong). Kết qủa cho thấy “ Tô Đông Pha chưa thể đạt đến cảnh giới “Bát phong xuy bất động” !

Cho hay, nói và tưởng thì dễ, nhưng làm thì thật khó.

(Theo Chan Gushi của Ma Trí)
Được cảm ơn bởi: anhlinhmotminh
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

Có 1 lần Tô Đông Pha ngồi thiền rất nghiêm chỉnh. Tô Đông Pha hỏi Phật Ấn.

" Ông thấy Ta ngồi thiền nhu thế nào? "

Phật Ấn nói : " Ngài ngồi Thiền như 1 vị Phật ! "

Tô Đông Pha nghe khen mình ngồi thiền như 1 vị Phật nên rất thích thú.

Phật Ấn hòi lại Tô Đông Pha : " Vậy ngài thấy Tôi ngồi thiền như thế nào ?"

Tô Đông Pha vẫn còn ấm úc về chuyện Phật Ấn gọi Tô Đông Pha là " Đồ Thối" lúc trưóc, nên đưoc dịp trả thù, Tô Đông Pha liền nói : "Ông ngồi thiền giống như 1 cục cức bò ".

Phật Ấn chỉ mỉm cưòi.

Khi về nhà, Tô Đông Pha khoái trí vô cùng, ông ta kể câu chuyện trên lại cho bà vợ nghe. Nghe xong câu chuyện, thì bà vợ nói với Tô Đông Pha ràng: " Ông lại thua nữa rồi!"

Tô Đông Pha ngạc nhiên không hiểu.

Bà vợ giải thích: " Chỉ có 1 vị Phật mới nhìn thấy tâm Phật của chúng sinh, vì vậy ngài mới nói là ông ngồi thiền giống như 1 vị Phật, còn ông thì có tâm như 1 cục cức bò nên ông mới nói ngài Phật Ấn ngồi thiền giống như 1 cục cức bò ".

Tô Đông Pha nghe bà vợ giải thích xong thì khóc rống lên.
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Trăng trong thùng gỗ

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

TRĂNG TRONG THÙNG GỖ

Thiên Đại là một thiếu nữ hết sức xinh đẹp. Nhiều người đến cầu hôn nhừng đều bị cô từ chối, bởi cô cảm thấy mình không có niềm đam mê với cuộc sống trần tục.

Thiên Đại quyết định thí phát quy y (cắt tóc đi tu) nhưng không chùa nào dám nhận, vì cô qúa đẹp. Không còn cách nào khác, Thiên Đại bèn tự hủy họai dung nhan của mình. Khi ấy, cô mới được chấp nhận vào tu hành tại một ngôi chùa.

Trải qua hơn 40 năm cần mẫn tu hành nhưng ni cô Thiên Đại vẫn không triệt ngộ. Một buổi tối nọ, trên đường đi gánh nước về, cô vừa đi vừa mải mê ngắm vầng trăng lung linh rực rỡ phản chiếu trong thùng nước. Đột nhiên, chiếc thùng đứt dây, rơi xuống phiến đá ven đường, vỡ đôi khiến nước đổ hết và vầng trăng kỳ ảo trong thùng nước phút chốc cũng tiêu tan. Ngay phút giây ấy, Thiên Đại chợt đại ngộ bèn có câu chứng đạo ca rằng :

Thùng rơi, nước đổ trăng tan
Đại thiên thế giới khởi nguồn từ Tâm.
(Theo Chan Gushi của Ma Trí)
Được cảm ơn bởi: anhlinhmotminh
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

TỰ ĐỘ

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

TỰ ĐỘ
Có anh nọ đang đi, chợt trời đổ mưa vội ghé vào hiên nhà bên đường để tránh. Khi ấy có một nhà sư trẻ cầm dù đi qua, người kia muốn chọc sư một phen, bèn gọi lớn : “Thiền sư ơi ! Phổ độ chúng sinh một chút được không ?”.

Sư đáp :
- ”Ta đang trong mưa, ngươi đang trong hiên; mà dưới hiên không ướt, cho nên ngươi không cần ta phải độ “.

Anh nó lập tức chạy ra ngoài, đứng trong mưa và nói :”Bây giờ tôi cũng đang trong mưa, hãy độ tôi với !”

Sư nói :”Ta đang trong mưa, ngươi cũng đang trong mưa; ta không bị ướt vì ta có dù, còn ngươi bị ướt vì ngươi không có dù. Cho nên không phải là ta độ ngươi, mà là cái dù độ ta. Ngươi muốn được độ, thì tìm ta làm gì ! Đi tìm dù của người đi !”.

Nói xong sư tiếp tục đi. Để anh nọ ở lại bẽ bàng.
(Theo Chan Gushi của Ma Trí)
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”