Chữ tâm

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

lngovn đã viết: 13:43, 18/07/23 Cám ơn KMD đã chia sẻ!

Mình đã nghe hết bài giảng của thầy Thích Thanh Từ, bài giảng thật là hữu ích giúp mình hiểu thêm nhiều điều. Rất cám ơn sự chia sẻ này của KMD.

Chúng ta vẫn thấy mình là chúng sinh, vẫn thấy có chúng sinh vì chúng ta chưa thực hành bát nhã hoặc đã thực hành nhưng chưa đủ, chư phật và chư vị bồ tát nhờ hành thâm bát nhã mà đã vượt qua bờ bên kia rồi.

Hi vọng sẽ có ngày chúng ta sẽ gặp nhau ở bờ bên kia.

Thân!

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

"Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc."

https://www.youtube.com/watch?v=walKUtC ... l=PinoTran

2H2O -> 2H2 + O2
2H2 + O2 -> 2H2O
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

Bổ Túc Kinh Bát Nhã Và Kiến Giải Điên Khùng 1/2 - Hòa Thượng Thích Thanh Từ
https://www.youtube.com/watch?v=AIvdoJ0 ... E1%BB%A5ng

Bổ Túc Kinh Bát Nhã Và Kiến Giải Điên Khùng 2/2 - Hòa Thượng Thích Thanh Từ
https://www.youtube.com/watch?v=jvdDvkW ... E1%BB%A5ng
Đầu trang

mitran
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 28
Tham gia: 14:26, 20/05/23

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi mitran »

KMD đã viết: 07:20, 19/07/23 "Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc."
Con chào chú KMD. Con cảm ơn chú đã chia sẻ.

Con có 2 điều khó hiểu về 4 câu này, con mong chú giải thích giúp con ạ.

1. Con không rõ 4 câu này khác nhau như nào ạ. "Sắc bất dị không" thì cũng có nghĩa là "Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không" rồi, nhưng Phật lại nói rõ "Không bất dị Sắc", và "Sắc tức thị Không". Vậy 4 câu này khác nhau như nào mong chú chỉ điểm giúp con ạ.
2. Chữ Không trong "Sắc tức thị không, không tức thị sắc" có khác chữ Không trong "Sắc bất dị không, không bất dị sắc" không ạ.

Con cảm ơn chú. Con chúc chú nhiều sức khỏe và bình an ạ
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

mitran đã viết: 16:48, 26/07/23
KMD đã viết: 07:20, 19/07/23 "Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc."
Con chào chú KMD. Con cảm ơn chú đã chia sẻ.

Con có 2 điều khó hiểu về 4 câu này, con mong chú giải thích giúp con ạ.

1. Con không rõ 4 câu này khác nhau như nào ạ. "Sắc bất dị không" thì cũng có nghĩa là "Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không" rồi, nhưng Phật lại nói rõ "Không bất dị Sắc", và "Sắc tức thị Không". Vậy 4 câu này khác nhau như nào mong chú chỉ điểm giúp con ạ.
2. Chữ Không trong "Sắc tức thị không, không tức thị sắc" có khác chữ Không trong "Sắc bất dị không, không bất dị sắc" không ạ.

Con cảm ơn chú. Con chúc chú nhiều sức khỏe và bình an ạ
Con đọc bài giảng dưới đây trước rồi chúng ta sẽ chia sẻ về 2 điều khó hiểu của con sau.

Kinh Bát Nhã giảng giải – Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Đoạn 3

Âm:

Xá-lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Nghĩa:

Xá-lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Giảng:

Đây là chặng thứ hai, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Bây giờ tôi trở lại ví dụ nắm tay ở trên. Nắm tay do năm ngón hợp lại có hình sắc không? Nắm tay có hình sắc. Nắm tay có hình sắc nên gọi là sắc, nhưng bản chất nắm tay có thật không? Bản chất nắm tay không thật, vì do duyên hợp. Bản chất nắm tay không nên gọi là Tánh không. Như vậy ngay nơi sắc tức là không, không này không phải là trống không, mà không ngay trong nắm tay. Nắm tay duyên hợp có hình sắc, nhưng bản chất nó là không. Vậy sắc tức là không.

Không tức là sắc, là ngay nơi bản tánh không này mà duyên hợp thì thành sắc. Như tôi xoè năm ngón ra đâu có nắm tay. Từ không có nắm tay, co năm ngón lại thì có nắm tay. Nắm tay có là do năm ngón hợp lại nên bản chất của nắm tay là không. Năm ngón co lại thành có, nên không tức là sắc. Nắm tay đang có nhưng bản tánh nó là không nên sắc tức là không. Từ ví dụ nắm tay này, chúng ta suy ra các pháp khác cũng như vậy.

Lâu nay người ta hay cho rằng sắc là sắc, không là không. Thí dụ cái bàn là sắc, chỗ trống là không. Bàn có hình tướng sờ mó được nên nói có, chỗ trống không có hình tướng nên nói không. Hai thứ khác nhau, tại sao Phật lại nói sắc tức là không, không tức là sắc? Không ở đây không phải là cái trống không, mà là không chủ thể. Ngay nơi nắm tay là sắc, không có chủ thể nên sắc tức là không. Không chủ thể nhưng duyên hợp lại thành có, nên không tức là sắc, chớ không phải cái không đối với cái có. Ngay nơi hình sắc mà thấy, biết tánh nó là không. Tánh không duyên hợp thành có nên gọi sắc tức thị không, không tức thị sắc.

Vậy ngay thân hình sắc này, chúng ta biết do duyên hợp mới có nên hình sắc này tánh nó là không. Bởi Tánh không nên duyên hợp mới có. Như vậy là hiểu được chữ Không trong Bát-nhã. Nếu không hiểu thế thì không hiểu chữ Không trong Bát-nhã. Chẳng hạn như nhìn căn nhà, thử hỏi cái gì là chủ thể của căn nhà: Gạch, xi măng hay cát? Không phải cái gì hết, mà chỉ đủ duyên hợp lại thì thành căn nhà. Như vậy căn nhà không chủ thể nên tánh nó là không, duyên hợp tạm có.

Con người cũng vậy, duyên hợp nên tánh không. Tất cả muôn sự muôn vật đều do duyên hợp nên đều tánh không. Vậy tất cả được mất, sanh tử ở thế gian có còn quan trọng không? Đã là tánh không duyên hợp giả có, thì quan trọng cái gì. Thấy được như vậy rồi thì trên đời này có nỗi khổ nào thật đâu. Thân không thật, cảnh không thật, thì cái khổ cũng không thật luôn. Có gì đâu phải kêu, phải khóc, phải than thở. Như vậy chúng ta sống trong cuộc đời mà tự tại, giải thoát. Chỉ cần hiểu được lý Bát-nhã, thì chúng ta tu được an lành, tự tại rồi. Chớ không phải học thật nhiều mà không chịu tu, thì cũng không đi tới đâu hết.

Như tôi đã nói trong Trung Quán, dẫn bài kệ của đức Phật:

Nhân duyên sở sanh pháp,

Ngã thuyết tức thị Không,

Diệc danh vi Giả danh,

Diệc danh Trung đạo nghĩa.

Phật nói rằng các pháp do nhân duyên sanh, nên tánh nó là Không, cũng gọi là Giả danh, cũng gọi là nghĩa Trung đạo. Bốn câu kệ này là một bài học hay vô cùng, chúng ta ứng dụng tu cả đời sẽ được kết quả rất tốt đẹp. Tại sao? Biết rõ các pháp do nhân duyên sanh nên biết tánh nó không. Tánh không, duyên hợp giả có. Vì vậy “ngã thuyết tức thị không, diệc danh vi giả danh”. Giả danh là giả có.

Như vậy chúng ta biết từ nhân duyên sanh cho nên các pháp không tự tánh, không tự tánh nhưng giả có hiện tại. Rõ biết nó có tạm bợ hư dối, đó là thấy đúng nghĩa trung đạo. Như đồng hồ trên bàn này là thật có hay thật không? Thông thường chúng ta nói hiện thấy trước mắt nên thật có. Nếu nói thật có thì ông thợ sửa đồng hồ mở ra từng bộ phận, lúc bấy giờ đồng hồ ở đâu? Như vậy đồng hồ không thật có. Nói thật có, nói thật không là nói hai bên, chấp hai bên.

Nếu ai hỏi đồng hồ thật có không, chúng ta chỉ trả lời đồng hồ này duyên hợp giả có. Giả có thì không phải thật có, cũng không phải thật không. Nói giả có là nói đúng nghĩa trung đạo. Nghĩa trung đạo là nghĩa chân thật. Nhưng thế gian này không ai chịu nói như vậy hết, hoặc có hoặc không thôi. Họ đâu biết nói có cũng sai, nói không cũng sai. Chỉ nói đồng hồ do duyên hợp nên giả có, không phải không cũng không phải có. Hiểu như vậy là hiểu đúng lý trung đạo.

Lý trung đạo không có nghĩa là bên này có, bên kia không, ở giữa là trung đạo. Mà biết ngay nơi bản chất không, do duyên hợp tạm có nên hư giả, không thật. Rõ biết như vậy là Trung đạo. Trung đạo là lẽ thật. Chúng ta tu theo đạo Phật là từ trí tuệ của Phật mà thắp sáng trí tuệ của mình. Có trí tuệ như Phật rồi thì hết khổ. Ngược lại, không có trí tuệ thì khổ hoài. Đời này khổ, đời sau khổ, muôn đời đều khổ.

Do thấy đúng lẽ thật nên chúng ta không tham luyến thứ gì. Thí dụ chúng ta thấy bình bông, nếu nói bình bông thật, liền khởi niệm đẹp xấu. Nếu đẹp thì kiếm tiền mua bình bông. Kiếm không có tiền thì buồn, vậy là trong lòng hơi khó chịu rồi. Giả sử có người cho mình bình bông ấy, mình rất vui mừng, tìm chỗ để trong nhà. Chợt có kẻ lén lấy đi. Khi thấy được, mình rượt theo tát tai kẻ ấy và nói “sao ăn cắp bình bông của tôi”.

Như vậy lúc tát tai đó có sân hận không? Sân hận và gây oan khiên rồi. Như vậy từ chấp thật, sanh ra được thì vui, mất thì buồn, bị cướp mất thì giận… đủ thứ phiền não. Phiền não nên khổ đau. Nếu biết bình bông này tánh không, duyên hợp hư giả, không thật, nên chỉ nhìn chơi thôi, không có gì quan trọng. Được cũng không mừng, mất cũng không buồn, như vậy thì sống khỏe. Cho nên cũng một cuộc sống, mà có người khổ đau, có người an lành. Người biết tu, khéo ứng dụng lời Phật dạy thì mọi thứ khổ không còn. Người không biết tu thì khổ chồng thêm khổ. Đó là lẽ thật.

Nên chúng ta đến với đạo Phật là phải mở sáng trí tuệ. Mở sáng trí tuệ thì hết cố chấp. Ai cố chấp nhiều, đó là si mê. Biết chấp là si mê mà còn chấp thì si mê thêm lớp nữa. Vì vậy muốn hết khổ phải hết chấp. Muốn hết chấp phải có trí tuệ thấy đúng như thật, thì tất cả si mê theo đó tan hết.

Trên đường tu chúng ta muốn giải thoát sanh tử luân hồi, nhưng nhân của luân hồi chúng ta không gỡ bỏ, không dẹp, thì làm sao giải thoát được. Nhân luân hồi là nhân si mê, cố chấp. Từ cố chấp nên tạo nghiệp đi trong sanh tử. Bây giờ chúng ta mở sáng con mắt trí tuệ, thấy đúng lẽ thật, buông hết không còn chấp nê gì nữa, thì ngay trong cuộc sống hiện tại chúng ta đã giải thoát rồi.

Hiện tại giải thoát thì ngày mai cũng giải thoát, không nghi ngờ gì hết. Còn ngày nay đang mê si, đang bị bó buộc trong mọi thứ cố chấp thì ngày mai cũng bị dẫn đi trong luân hồi sanh tử, không chạy đâu khỏi hết. Như vậy muốn giải thoát sanh tử, tức là ra khỏi vòng luân hồi thì chúng ta phải hết si mê. Si mê là nhân sanh tử, trí tuệ là nhân giải thoát sanh tử.

Chúng ta cứ để si mê che lấp hoài nên trí tuệ mù mờ. Khi nào được nhắc thì nhớ, không nhắc thì quên. Quên thì chìm sâu trong sanh tử. Vì vậy người học đạo phải thực hành lời Phật dạy mới có kết quả an vui. Chúng ta ứng dụng thấu đáo rồi thì sẽ được giải thoát, khỏi phải học hết Tam tạng kinh điển chi cho nhọc. Chỉ vì không ứng dụng nổi nên học hoài, học mãi mà vẫn không thuộc.

Phải hiểu học Bát-nhã là học trí tuệ. Trí tuệ thấy được lẽ thật của muôn sự muôn vật, bản tánh nó là không, duyên hợp giả có. Vì vậy trong kinh Kim Cang Phật dạy: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức là thấy Như Lai. Tại sao? Vì thấy các tướng duyên hợp hư giả không thật, đó là thấy được pháp, thấy được pháp tức là thấy được Phật. Thấy được Phật là thấy Phật nào, Phật Thích-ca hay Phật Di-đà. Đó là thấy được Tánh giác của mình, thấy được thật tướng các pháp, chớ không phải thấy Phật Thích-ca hay Phật Di-đà…

Thấy thân này duyên hợp hư giả nên không chấp thân, thấy cảnh duyên hợp hư giả nên không chấp cảnh. Không chấp thân, không chấp cảnh là đã giác ngộ chưa? Giác ngộ rồi. Quí vị ngồi niệm Phật mà tâm không yên, nghĩ nhớ chuyện này chuyện kia là vì còn thấy có ngã thật, pháp thật. Hoặc ngồi thiền vọng tưởng hoài cũng bởi thấy thân thật, cảnh thật. Một khi thấy thân giả, cảnh giả thì còn gì phải bận tâm, còn gì phải lo nghĩ. Như vậy niệm Phật được nhất tâm, tọa thiền được định. Nên Bát-nhã là trí tuệ đưa người tu hành tới chỗ đạt đạo. Do đó người tu pháp môn nào cũng phải tụng Bát-nhã.
Đầu trang

lngovn
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 11:46, 03/07/23

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi lngovn »

tienthangvaothientong.jpg
tienthangvaothientong.jpg (78.68 KiB) Đã xem 213 lần
Biểu đồ này của ngài Thích Thanh Từ đã khai sáng cho tôi đôi chút, thấy được việc thực hành của mình còn sơ sài quá vẫn ở ngã ba đường.

Không biết KMD có thể chia sẻ hiện tại KMD đang đứng ở đâu trong biểu đồ này không?
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

lngovn đã viết: 10:55, 28/07/23 tienthangvaothientong.jpg

Biểu đồ này của ngài Thích Thanh Từ đã khai sáng cho tôi đôi chút, thấy được việc thực hành của mình còn sơ sài quá vẫn ở ngã ba đường.

Không biết KMD có thể chia sẻ hiện tại KMD đang đứng ở đâu trong biểu đồ này không?
Cảm ơn bạn rất nhiều đã đưa biểu đồ của Hòa Thượng lên đây.

Hiện tại KMD đang đứng ở số 3 trong vòng tròn nhỏ phía dưới. Nương vào cửa sổ "thức" rồi niệm Phật, lạy Phật, đi kinh hành, đọc knh, nghe pháp ... thì sẽ thoát ra từ cửa sổ này.
Đầu trang

mitran
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 28
Tham gia: 14:26, 20/05/23

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi mitran »

KMD đã viết: 05:42, 27/07/23 Con đọc bài giảng dưới đây trước rồi chúng ta sẽ chia sẻ về 2 điều khó hiểu của con sau.

Kinh Bát Nhã giảng giải – Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Con cảm ơn chú. Con đã đọc bài giảng của thày Thích Thanh Từ mà chú gửi rồi ạ.

Theo như con hiểu, "Sắc bất dị Không" cái Không này không phải là không (không có gì) đối với sắc (là cái có hình tướng mà mình nhìn thấy) mà là cái không ngay tại cái sắc, sắc không rời cái không (nhưng con vẫn chưa sáng tỏ đoạn này lắm ạ). Còn "Sắc tức thị Không" tức là cái Sắc mà ta nhìn thấy không có thực thế của nó, mình không thể tìm thấy nó vì bản chất của nó là Không, do các thành phần khác hợp lại mà thành (con không rõ cái Không này có phải là cái không hình tướng nhưng có cái Biết không ạ).

Khả năng lĩnh hội của con còn hạn chế, có thể hiểu sai lệch ý của thày, nên nhờ chú giải thích thêm giúp con ạ. Con cảm ơn chú.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

mitran đã viết: 21:54, 28/07/23
KMD đã viết: 05:42, 27/07/23 Con đọc bài giảng dưới đây trước rồi chúng ta sẽ chia sẻ về 2 điều khó hiểu của con sau.

Kinh Bát Nhã giảng giải – Hòa Thượng Thích Thanh Từ
Con cảm ơn chú. Con đã đọc bài giảng của thày Thích Thanh Từ mà chú gửi rồi ạ.

Theo như con hiểu, "Sắc bất dị Không" cái Không này không phải là không (không có gì) đối với sắc (là cái có hình tướng mà mình nhìn thấy) mà là cái không ngay tại cái sắc, sắc không rời cái không (nhưng con vẫn chưa sáng tỏ đoạn này lắm ạ). Còn "Sắc tức thị Không" tức là cái Sắc mà ta nhìn thấy không có thực thế của nó, mình không thể tìm thấy nó vì bản chất của nó là Không, do các thành phần khác hợp lại mà thành (con không rõ cái Không này có phải là cái không hình tướng nhưng có cái Biết không ạ).

Khả năng lĩnh hội của con còn hạn chế, có thể hiểu sai lệch ý của thày, nên nhờ chú giải thích thêm giúp con ạ. Con cảm ơn chú.
Chúng ta quay lại ví dụ nắm tay của Hòa Thượng.

Năm ngón co lại thì có nắm tay, năm ngón duỗi ra thì không có nắm tay.

Nếu chúng ta co duỗi liên tục và nhanh lẹ thì ngay ở năm ngón đã có nắm tay và ngay trong nắm tay đã có năm ngón tay. "cái không ngay tại cái sắc, sắc không rời cái không" là vậy.

Chú có viết công thức hóa học của nước ở phía trên. Hy vọng chia sẻ được phần nào với con.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1754
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH - Quỳnh Trang
https://www.youtube.com/watch?v=Wm3AZIk ... ngOfficial
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”