Chữ tâm

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

Kinh này do Pháp sư Tam tạng Huyền Trang dịch vào đời Đường.

Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa Tâm Kinh

Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Xá-lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố Không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử diệt, vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu kính Niết-bàn.

Tam thế chư Phật y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la tăng-yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha.

######
Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch nghĩa.

Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu trí tuệ cứu kính rộng lớn, Ngài soi thấy thân năm uẩn đều không, nên vượt qua hết tất cả khổ ách.

Xá-lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Xá-lợi Tử! Tướng Không của các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong tướng Không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.

Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kính Niết-bàn.

Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhã ba-la-mật-đa được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối.

Vì vậy nói chú Bát-nhã ba-la-mật-đa, liền nói chú rằng: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la tăng-yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Thầy Thích Trí Thoát tụng

https://www.youtube.com/watch?v=V80kIUU ... E1%BB%A5ng
Đầu trang

lngovn
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 11:46, 03/07/23

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi lngovn »

KMD hiểu về "không" trong tâm kinh này như thế nào, có thể chia sẻ cho mình biết được không?
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

lngovn đã viết: 20:06, 11/07/23 KMD hiểu về "không" trong tâm kinh này như thế nào, có thể chia sẻ cho mình biết được không?
Theo KMD thì "không" trong tâm kinh này là không thật có vì các pháp là do nhân duyên sanh ("Thị chư pháp không tướng").

"Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kính Niết-bàn."

Vì "tâm không ngăn ngại" nên sư huynh đã làm được việc rồi.
https://www.facebook.com/nhanduyentam/v ... 492530634/
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

Giải Thích Tường Tận Bát Nhã Tâm Kinh - Hòa Thượng Thích Thanh Từ

https://www.youtube.com/watch?v=xafUFiH ... %C3%A0yNay
Đầu trang

lngovn
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 11:46, 03/07/23

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi lngovn »

Cám ơn KMD đã giải thích!

Như vậy "không" chính là không thật vì các pháp là do duyên sanh, nhưng mình vẫn chưa hiểu được là nếu "không thật" vì sao bồ tát lại phát nguyện cứu chúng sinh?

Pháp vốn không thường, có sanh sẽ có diệt, nếu vậy chư phật và bồ tát cứ để cho chúng sanh theo duyên mà sanh, theo duyên mà duyệt, theo duyên mà giải thoát vì sao phải phát nguyện độ tận chúng sanh?

Như ở trên câu chuyện trong video, nếu như cô gái kia không thật vì sao nhà sư phải cứu cô gái đó?

Mong KMD chia sẻ!
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

lngovn đã viết: 11:01, 17/07/23 Cám ơn KMD đã giải thích!

Như vậy "không" chính là không thật vì các pháp là do duyên sanh, nhưng mình vẫn chưa hiểu được là nếu "không thật" vì sao bồ tát lại phát nguyện cứu chúng sinh?

Pháp vốn không thường, có sanh sẽ có diệt, nếu vậy chư phật và bồ tát cứ để cho chúng sanh theo duyên mà sanh, theo duyên mà duyệt, theo duyên mà giải thoát vì sao phải phát nguyện độ tận chúng sanh?

Như ở trên câu chuyện trong video, nếu như cô gái kia không thật vì sao nhà sư phải cứu cô gái đó?

Mong KMD chia sẻ!
Chư Phật và Bồ tát phát nguyện cứu chúng sinh vì chúng sinh cầu các Ngài cứu họ như cô gái kêu cứu thì hai vị huynh đệ nghe được liền chạy lại.

Chư Phật và Bồ tát biết rất rõ ràng, "Pháp vốn không thường, có sanh sẽ có diệt" nhưng chúng sanh có biết điều này không? Khi cô gái gặp nạn, cô rất sợ (nỗi sợ này là thật có đối với cô) nên cô chấp tay lại niệm Phật cầu nguyện.

Chúng ta nói các Ngài độ chúng sanh. Các Ngài lại nói "Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kính Niết-bàn."

Các Ngài biết rõ ràng, "Vì không có chỗ được" nên khi các Ngài làm việc thì dùng "Bát-nhã ba-la-mật-đa" mà làm. Vì vậy "tâm không ngăn ngại".
Còn chúng ta thì trước khi làm, chúng ta suy nghĩ phân biệt rồi chấp ngã là tâm ngăn ngại như sư đệ vậy. Đối với sư đệ, nếu người nam gặp nạn là đã khác rồi.

Sư huynh cứu cô gái đó vì cô gái cho thân cô là có thật, cô thật lo sợ và cô kêu cứu. Nhưng sư đệ ngăn sư huynh lại không cho cứu vì sư đệ cho thân là thật có và còn tiến thêm 1 bước nữa là có thân nam và thân nữ.

Vì "tâm không ngăn ngại" nên sư huynh làm mà không làm.
Vì tâm ngăn ngại" nên sư đệ không làm mà làm (cõng cô gái từ lúc gặp mặt về đến gần chùa).
Đầu trang

lngovn
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 11:46, 03/07/23

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi lngovn »

Cám ơn KMD đã chia sẻ!

Theo KMD thì đối với chư phật và chư vị bồ tát thì cô gái đó có thật có hay không, nếu không thật có thì các ngài sao phải bận tâm?

Đối với chúng sinh, do không hiểu được lý bát nhã nên chúng sinh rằng thân này là thật nên mới sợ hãi, đó là ở phía chúng sinh.

Còn đối với chư phật và bồ tát, nếu các ngài đã hiểu được pháp vốn không thật có, thì cô gái này cũng không thật có, chúng sinh cũng không thật có ... vậy vì sao các ngài phải phát nguyện chưa độ hết chúng sinh chưa thành phật?

Như vậy chẳng khác nào vớt trăng trong nước?

Mong KMD chia sẻ thêm!
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1741
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

lngovn đã viết: 15:59, 17/07/23 Cám ơn KMD đã chia sẻ!

Theo KMD thì đối với chư phật và chư vị bồ tát thì cô gái đó có thật có hay không, nếu không thật có thì các ngài sao phải bận tâm?

Đối với chúng sinh, do không hiểu được lý bát nhã nên chúng sinh rằng thân này là thật nên mới sợ hãi, đó là ở phía chúng sinh.

Còn đối với chư phật và bồ tát, nếu các ngài đã hiểu được pháp vốn không thật có, thì cô gái này cũng không thật có, chúng sinh cũng không thật có ... vậy vì sao các ngài phải phát nguyện chưa độ hết chúng sinh chưa thành phật?

Như vậy chẳng khác nào vớt trăng trong nước?

Mong KMD chia sẻ thêm!
"Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kính Niết-bàn."

"Vì không có chỗ được" thì có cần nói đến "vớt trăng trong nước" không?
Các Ngài "đạt đến cứu kính Niết-bàn" rồi đó và chúng ta gọi Phật và Bồ tát. Lời phát nguyện của các Ngài vẫn còn đó và chúng ta vẫn là chúng sinh và vẫn luân hồi.

Chúng ta cần cẩn thận. Học Phật không giống như chúng ta học các môn ở trường. Càng chia sẻ thì chúng ta càng suy nghĩ. Suy nghĩ lặp đi lặp lại là luân hồi. Không khéo thì chúng ta học thành sư đệ.

Chúng ta hãy nghe lại bài giảng của Hòa Thượng Thích Thanh Từ để hiểu thật rõ ràng Bát Nhã Tâm Kinh vậy.
Đầu trang

lngovn
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 9
Tham gia: 11:46, 03/07/23

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi lngovn »

Cám ơn KMD đã chia sẻ!

Mình đã nghe hết bài giảng của thầy Thích Thanh Từ, bài giảng thật là hữu ích giúp mình hiểu thêm nhiều điều. Rất cám ơn sự chia sẻ này của KMD.

Chúng ta vẫn thấy mình là chúng sinh, vẫn thấy có chúng sinh vì chúng ta chưa thực hành bát nhã hoặc đã thực hành nhưng chưa đủ, chư phật và chư vị bồ tát nhờ hành thâm bát nhã mà đã vượt qua bờ bên kia rồi.

Hi vọng sẽ có ngày chúng ta sẽ gặp nhau ở bờ bên kia.

Thân!

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”