Chữ tâm

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1743
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Thi Ca 13

Dịch:

THẢ TRÂU

Chợt hứng non Qui được bạn thân
Đồng hoang cam nhận kẻ mục đồng.
Quốc vương ân đức rộng như bể
Tùy phận đôi phần nước cỏ xuân.

Giảng:


Chợt hứng non Qui được bạn thân
Đồng hoang cam nhận kẻ mục đồng.


Làm bạn thân với non Qui tức là làm bạn thân với Thiền sư Đại An, để chăn trâu ngoài đồng hoang. Ý Thượng Sĩ nói Ngài thích làm bạn với Thiền sư Đại An ở núi Qui để chăn trâu. Vậy, bạn đó là một đại Thiền sư chớ không phải bạn thường. Sử ghi rằng: Một hôm nhân buổi thượng đường Thiền sư Đại An bảo chúng: “Sở dĩ, Đại An này ở tại núi Qui ba mươi năm, ăn cơm núi Qui, đại tiện núi Qui, mà không học Thiền núi Qui, chỉ coi chừng con trâu. Nếu nó lạc đường hay vào trong cỏ, liền lôi nó lại. Nếu nó ăn lúa mạ của người, liền đánh đập điều phục nó. Đáng thương đã lâu chịu người rầy rà, hiện giờ nó đổi thành con trâu trắng đứng trước mặt, trọn ngày hiện sờ sờ đuổi cũng chẳng đi.” Thượng Sĩ tự nói mình là bạn thân với ngài Đại An thì chắc rằng hai vị không thua không kém nhau.

Quốc vương ân đức rộng như bể
Tùy phận đôi phần nước cỏ xuân.

Đất nước của Quốc vương lớn rộng như biển, nhưng trâu chỉ hưởng đôi phần đủ để nuôi sống thôi. Ý Thượng Sĩ muốn nói rằng Quốc vương đối với Ngài rất mến mộ và ban ân huệ cho Ngài rất nhiều, nhưng Thượng Sĩ chỉ nhận đôi phần đủ nuôi mạng sống, chớ không tham lam thụ hưởng của cải vật chất nhiều. Thật là đúng với tinh thần của người chăn trâu! Còn chúng ta bây giờ chăn trâu mà nay thả đồng này mai thả đồng nọ, bao nhiêu lúa mạ xanh mướt của người, chúng ta đều muốn lùa trâu thả ăn hết. Như vậy, chúng ta chăn trâu mà tham lam quá! Thế nên tôi chủ trương bắt ở một chỗ sống đạm bạc tức là ăn ít ít, để lo chăn trâu thì rất phù hợp với tinh thần của Thượng Sĩ dạy. Có như thế, chúng ta mới có cơ hội chăn trâu kỹ, và trâu mới thuần. Hiểu rồi chúng ta mới thấy giá trị của việc chăn trâu.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1743
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Thi Ca 13

Dịch:

CÂY GẬY

Ngày một trong tay nương gậy rong
Bỗng dưng như cọp cũng như rồng.
Nắm lên lại ngại núi sông nát
Quơ gậy e rằng trời, trăng mờ.
Ba thước Song Lâm chỗ nào có
Sáu khoen Địa Tạng ưa khó tầm.
Dù cho thế đạo gai chông lắm
Chẳng nệ từ xưa lão chập chùng.

Giảng:

Ngày một trong tay nương gậy rong
Bỗng dưng như cọp cũng như rồng.


Mỗi ngày mỗi ngày cầm cây gậy rong chơi, nhưng cây gậy này nó có muôn ngàn diệu dụng không thể nghĩ lường nên nói:

Nắm lên lại ngại núi sông nát
Quơ gậy e rằng trời, trăng mờ.


Đây là diệu dụng của cây gậy, hễ Ngài nắm đưa lên thì núi sông tan nát, nếu quơ một cái e trời đất trăng sao đều mờ. Đó là diệu dụng quá mức của cây gậy.

Ba thước Song Lâm chỗ nào có
Sáu khoen Địa Tạng ưa khó tầm.


Song Lâm có người hiểu lầm là chỗ của Phật nhập Niết-bàn, nhưng Song Lâm đây là chỉ cho chỗ của ngài Phó Đại Sĩ ở Trung Hoa. Ngài Phó Đại Sĩ tự là Huyền Phong hiệu là Thiện Huệ sanh năm 497 tịch năm 569 Dương lịch, quê ở Đông Dương huyện Ô Thương tỉnh Chiết Giang. Ngài tự xưng là Thiện Huệ Đại Sĩ hay là Phó Đại Sĩ hay Song Lâm Đại Sĩ (Song Lâm là chỗ Ngài ở). Năm mười sáu tuổi lập gia đình với bà Lưu Diệu Quang. Sanh được hai người con đặt tên Phổ Kiến và Phổ Thành. Đến năm hai mươi bốn tuổi Ngài đi thả lưới ở sông Chiết Giang, gặp một vị Tăng người Ấn hiệu là Đạt-ma hay Tung Đầu-đà nhắc lại tiền kiếp của Ngài. Vị Tăng bảo: “Ngài cùng tôi lúc xưa tu ở trên cung trời Đâu-suất, bây giờ xuống đây Ngài quên rồi sao?” Nói rồi dẫn Ngài tới một bờ hồ bảo Ngài nhìn xuống dòng nước thì thấy rõ hình ảnh của Ngài là vị Tăng. Khi đó Ngài thức tỉnh xin xuất gia tu hành. Rồi đến huyện Ô Thương ở Tùng Sơn dưới hai cây tùng cất am tu nên để hiệu là Song Lâm am. Sau này thành chùa cũng là Song Lâm. Ngài tu rất đắc lực và có nhiều sự kỳ bí (xem trong Tục Cao Tăng truyện quyển thứ 25, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục quyển thứ 27 - 30, Thánh Tăng Truyện quyển 4 kể lại sự tích đời Ngài). Ngài có làm bài kệ “đêm đêm ôm Phật ngủ…” Sau đây là bài kệ Pháp Thân của Ngài:

Không thủ bả sừ đầu
Bộ hành kỵ thủy ngưu.
Nhân tùng kiều thượng quá
Kiều lưu thủy bất lưu.

Tạm dịch:

Tay không cầm cán cuốc
Đi bộ cỡi lưng trâu.
Người trên cầu đi lại
Cầu trôi nước chẳng trôi.

Đây là lối nói ngược: tay không lại cầm cán cuốc, đi bộ mà cỡi lưng trâu, cầu trôi nước không trôi v.v.. toàn là chuyện nói ngược, nghĩa là ai muốn nhận ra Pháp thân thì phải có cái nhìn ngược lại. Chúng ta quen đuổi theo ngoại cảnh dính mắc các duyên cho nên không nhận được cái chân thật của mình. Bây giờ muốn nhận ra cái chân thật thì phải xoay trở lại, đừng chạy ra ngoài. Đó là ý nghĩa của hai chữ Song Lâm. Hơn nữa, Phó Đại Sĩ đi đâu cũng cầm cây gậy Song Lâm ba thước (một thước bằng bốn tấc tây). Bây giờ muốn thấy cái diệu dụng của Ngài qua cây gậy phải làm sao? “Sáu khoen Địa Tạng ưa khó tầm.” Quí vị thấy tượng Bồ-tát Địa Tạng cầm cây tích trượng, trên đầu tích trượng có gắn sáu khoen tượng trưng cho Lục độ. Ngài Địa Tạng cầm cây gậy sáu khoen chúng ta thích lắm, nhưng cũng khó tầm ra.

Dù cho thế đạo gai chông lắm
Chẳng nệ từ xưa lão chập chùng.


Dù cho đường đời có gai chông, nhưng mà không ngại, vì lão già đi chập chững đã có cây gậy tùy thân, nên vượt qua hết, thật là diệu dụng của cây gậy khôn lường. Thượng Sĩ nói rằng cây gậy là chỗ nương thân của người yếu đuối. Cũng vậy người tu khi nhận ra Thể chân thật, đó mới chính là chỗ của mình nương tựa. Nó có diệu dụng khôn lường nên ở đây Thượng Sĩ dẫn cây gậy của ngài Phó Đại Sĩ và cây tích trượng của Bồ-tát Địa Tạng, ở đời ít ai có, hoặc có mà không nhận ra, nhưng nếu nhận ra thì dù cho đường đời nhiều chông gai, dù cho thân này già yếu cũng vẫn xông pha một cách nhẹ nhàng. Cho nên các Thiền sư nói: “Ông không có cây gậy thì ta cướp cây gậy của ông, còn ông có cây gậy thì ta sẽ cho ông cây gậy.” Các ngài nói nghe ngược đời, không có lấy gì mà cướp, đã có rồi cho làm gì? Mới nghe dường như ngược, nhưng mà đúng vậy, mình nhận mình có cây gậy thì cho mình mới dùng, còn không nhận mình có cây gậy thì bỏ luôn đâu có dùng. Cho nên nói không có thì cướp, mà có thì cho. Cây gậy đó không phải là cây gậy tầm thường, mà là cây gậy để chúng ta nương thân qua bờ bên kia; đó là chỉ Pháp thân của mỗi người vậy.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1743
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Thi Ca 4

Dịch:

MÊ NGỘ KHÔNG KHÁC

Mê đi sanh không sắc
Ngộ lại chẳng sắc không.
Sắc không mê ngộ ấy
Một lý xưa nay đồng.
Vọng dấy tam đồ dấy
Chân thông ngũ nhãn thông.
Niết-bàn tâm vắng lặng
Sanh tử biển trùng trùng.
Chẳng sanh lại chẳng diệt
Không thủy cũng không chung.
Chỉ hay quên nhị kiến
Pháp giới thảy bao dung.

Giảng:

Mê đi sanh không sắc
Ngộ lại chẳng sắc không.

Con người khi còn mê không biết mình từ đâu sanh ra và khi chết cũng không biết mình sẽ về đâu? Nói cách khác là do mê nên không biết đường sanh tử thế nào, vì vậy mà thấy có sắc có không; không là cái không hình tướng, sắc là cái có hình tướng, hai cái đối đãi nhau. Ví dụ như thân người, cái bàn, cái ghế... là sắc, khoảng trống trong không gian thì gọi là không. Do mê nên thấy có sắc có không đối đãi nhau, khi ngộ rồi thì không thấy có sắc có không đối đãi nhau nữa. Tại sao vậy? Vì con người chúng ta ai cũng quen nhìn cái có hình tướng gọi đó là sắc, còn cái không hình tướng gọi đó là không, thành ra có sắc và không tương đối. Nhưng chỗ rốt ráo thì sắc không thật là sắc, không không thật là không. Như Thiền đường này, bên ngoài là một lớp trống không, kế đó là một lớp vách, cửa, mái bao bọc phủ kín gọi là cái nhà (sắc), bên trong nếu đặc kín thì không phải là cái nhà. Bên trong cái nhà cũng là một khoảng trống không. Như vậy, cái trống không trùm cả trong lẫn ngoài cái dáng che đậy tạm bợ gọi là cái nhà, chớ không thật. Đó là đứng trên phương diện đối đãi mà nói, nếu đứng trên bình diện cùng tột thì, Thiền đường này trước đây là sắc hay là không? Nếu nói là sắc thì chỉ là những cây thông thôi, chớ không có cái Thiền đường. Do duyên hợp lại lập thành cái nhà gọi là Thiền đường. Như vậy Thiền đường trước không tự có, do duyên hợp tạm có Thiền đường. Nhưng, năm bảy mươi năm sau nếu nó hư không sửa, nó cũng trở lại thành không. Vậy trước không sau không, giữa chỉ có tạm bợ, có không thật có. Sắc thể nó vốn là không, và không thể cũng là không; không và sắc đồng một thể, không hai. Thế nên khi ngộ thấy được tột cùng thì không có cái sắc thật cái không thật, chẳng qua là đối đãi giả lập thôi. Vì vậy mà Thượng Sĩ nói khi mê thấy có sắc và không, khi ngộ thấy sắc và không đều không thật chỉ là giả danh.

Sắc không mê ngộ ấy
Một lý xưa nay đồng.


Trước Thượng Sĩ nói sắc không không phải hai, giờ đây Ngài nói mê và ngộ lý xưa nay đồng. Người chưa tu là còn mê, nhưng phát tâm tu công phu viên mãn hốt nhiên ngộ được lý đạo; khi chưa ngộ và khi ngộ rồi vẫn là một người, chỉ khác nhau ở chỗ mê và ngộ thôi. Ví dụ nhà đang tối, bật đèn thì nhà sáng, vừa rồi nhà tối giờ đây nhà sáng, hai hiện tượng tối sáng khác nhau rõ ràng, nhưng cùng ở trong nhà mà thấy có tối và sáng dường như hai. Song không phải hai, vì tối cũng ở trong nhà mà sáng cũng ở trong nhà, chớ không ngoài cái nhà. Khi nhà tối chúng ta nói là tối, khi bật đèn sáng chúng ta nói là sáng. Thấy tối thấy sáng là do mắt nhìn chớ khoảng không gian đâu có tối sáng, không đổi thay, vẫn là khoảng không gian trong nhà. Cũng vậy, Tâm thể con người không mê không ngộ, vì tâm thức loạn tưởng không thấy suốt được lẽ thật thì gọi là mê, khi thấy suốt được lẽ thật thì gọi là ngộ. Mê ngộ là do thấy được lẽ thật và không thấy được lẽ thật, chỉ khác nhau chỗ đó thôi, chớ Tâm thể trước sau không đổi dời. Như trong nhà trước tối sau sáng, khoảng hư không trong nhà trước sau không đổi. Khi có ánh sáng thì bóng tối chạy đi đâu quí vị có thấy không? Khi đèn tắt mất ánh sáng, bóng tối từ đâu chạy tới quí vị thấy không? Sáng tối có ở đâu đến và có đi đâu không? Thấy sáng thấy tối là do mắt của người mê loạn thấy, chớ sáng tối không thật, hư không trong cái nhà trước sau là một. Cũng vậy, mê ngộ khác nhau trên cái dụng biết và không biết được lẽ thật, chớ Tâm thể trước sau không khác.

Vọng dấy tam đồ dấy
Chân thông ngũ nhãn thông.


Khi vọng niệm dấy lên thì tạo nghiệp đi trong luân hồi sanh tử, nếu niệm lành thì tạo nghiệp lành sanh cõi người cõi trời, nếu khởi niệm ác thì tạo nghiệp ác, đi trong ba đường dữ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh chịu bao nhiêu thứ khổ đau. Nếu không khởi niệm, thấu suốt được lý chân thật thì được Ngũ nhãn Lục thông. Như vậy, nếu chúng ta sống với vọng niệm thì Lục đạo Tam đồ hiện, nếu chúng ta sống với lý chân thật thì Ngũ nhãn Lục thông hiện. Hai đường mê ngộ rõ ràng, thế nên chúng ta tu, chủ yếu là phải buông xả vọng niệm, vì còn dấy niệm là còn đi trong luân hồi, dứt vọng niệm thì Thể chân thật hiện bày.

Niết-bàn tâm vắng lặng
Sanh tử biển trùng trùng.


Niết-bàn là quả của tâm thanh tịnh vắng lặng, sanh tử là quả của tâm thức dấy khởi dồn dập như sóng biển trùng trùng. Thế nên nói tới sanh tử là nói tới vọng niệm dấy khởi liên miên, giống như sóng biển nối tiếp không ngừng. Còn tâm thanh tịnh vắng lặng chính là Niết-bàn. Như vậy, chúng ta tu không tìm cầu Niết-bàn ở đâu xa mà phải dừng vọng niệm, tâm vắng lặng thanh tịnh thì Niết-bàn hiện tiền. Niết-bàn sanh tử không rời tâm người.

Chẳng sanh lại chẳng diệt
Không thủy cũng không chung.


Tâm thể của mỗi người vốn không sanh cũng không diệt, không trước cũng không sau. Nếu tâm mê chạy theo vọng tưởng đó là sanh tử. Nếu tâm giác thì dứt vọng tưởng, thanh tịnh là Niết-bàn. Như vậy, Niết-bàn chẳng sanh chẳng diệt, không trước không sau, nhưng nếu mê khởi vọng niệm thì bao nhiêu thứ trần lao dấy khởi không thể kể hết.

Chỉ hay quên nhị kiến
Pháp giới thảy bao dung.


Nhị kiến là cái thấy hai bên theo sở chấp. Như thấy thân mình là thật, thấy thân người là thật, chấp chặt là ta là người... đó là nhị kiến. Giờ chỉ cần buông bỏ cái chấp hai bên thì pháp giới thảy bao dung, tâm trùm cả pháp giới, tức là tâm không khởi niệm về sắc không, mê ngộ, có không, Niết-bàn sanh tử... Nhị kiến là chỉ cho cái thấy hai bên sắc không, mê ngộ, có không, Niết-bàn sanh tử... Ý niệm về những sự việc đó là hư dối không thật. Vì nếu hết sanh tử thì không còn nói đến Niết-bàn; Niết-bàn nghĩa là vô sanh, sanh tử là sanh rồi chết, chết rồi sanh lại liên miên. Khi dứt sanh tử thì không còn danh từ sanh tử, danh từ sanh tử đã không thì danh từ Niết-bàn cũng không có. Thế nên, Niết-bàn, sanh tử, mê ngộ... đều không thật. Vậy mà lúc nào chúng ta cũng sống trong tương đối hai bên không thật. Mở mắt ra nhìn sự vật thì thấy thật, mở miệng nói thì nói hai bên, cử động nào cũng hai bên hết. Giờ đây nói sắc nói không, nói thị nói phi... tất cả những cái đó cùng một thể như nhau. Nếu chúng ta biết tất cả pháp đối đãi cùng một thể thì nghe khen cũng như nghe chê không có gì khác. Nếu chúng ta biết tất cả pháp đối đãi hai bên đều không thật thì tâm không chấp không kẹt, tâm mở rộng khắp cả bầu trời. Thấy tất cả pháp đối đãi hai bên là thật thì tâm chấp trước không kẹt chỗ này cũng dính chỗ kia, lúc nào cũng vướng mắc. Quí vị tu muốn tâm mình bao dung trùm khắp hay lúc nào cũng vướng mắc? Ai tu cũng muốn mình tự do tự tại, chớ không muốn kẹt dính. Muốn tự do tự tại thì phải buông xả, không cố chấp, bằng không thì cứ thấy mình đúng người sai, mình tốt người xấu... Cả ngày giận tức, phiền lo, bực bội không yên, đủ thứ khổ. Đứng trên mặt thể mà nói thì thân ai cũng là thân tứ đại, không người nào không mang thân tứ đại. Tứ đại là cái thể của thân người, nhưng trên thân, phân biệt có đẹp có xấu, có nam có nữ. Từ cái phân biệt đó sanh ra đủ thứ chuyện. Nếu tất cả chúng ta ai cũng thấy thân người do tứ đại hòa hợp mà thành, không ai khác ai thì không còn thấy đẹp thấy xấu, thấy nam thấy nữ. Bấy giờ tâm chúng ta bao dung, không còn nghe khen đẹp thì vui, nghe chê xấu thì buồn... tâm lúc nào cũng thênh thang rộng rãi. Do thấy phải là tốt, thấy quấy là xấu, nên ai cũng thích phải ghét quấy; thấy đúng là tốt, thấy sai là xấu nên làm điều gì ai cũng muốn mình đúng mình hay để được khen, ngược lại thì bất mãn phiền não. Cái phải, cái đúng, cái hay nó không thật, thế mà chúng ta chấp nên sanh ra bao nhiêu thứ bệnh. Nếu chúng ta thấy tất cả pháp đối đãi không thật, chỉ là giả tướng giả danh thì không kẹt không dính vào đâu cả, tâm tự tại vô ngại. Quí vị có muốn làm người tự do tự tại không? Nếu muốn thì đừng khởi niệm phân biệt chấp trước, kẹt dính hai bên, buông xả niệm phân biệt chấp trước hai bên thì giải thoát mọi ràng buộc. Hiểu như thế mới thấu cái lý mê ngộ không khác và nhận chân lẽ thật.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1743
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Đối Cơ 4 (Trả Lời Người Hỏi)

Dịch:

Có vị hỏi:

- Thế Tôn nói: “Suốt bốn mươi chín năm, ta chưa từng nói một chữ.” Vậy mười hai phần giáo từ đâu mà được?

Thầy đáp:

Hơi xông khỏi hộp mong về lại,
Thuốc báu mở bình muốn bệnh tiêu.

Lại hỏi:

- Thế nào là Phật của chính mình?

Thầy đáp:

Chẳng đến rượu bồ đào
Khó gặp người đập hũ.

Lại hỏi:

- Làm sao lý hội?

Thầy đáp:

Nhà lớn một đêm ngủ
Sông dài chung đò qua.

Lại hỏi:

- Thế nào là tâm cổ Phật?

Thầy đáp:

Trọn nói khắp thành không quốc sắc
Đâu hay cửa tía có thuyền quyên.

Lại hỏi:

- Cổ nhân nói “tức tâm tức Phật” vì sao Phật không hiện tiền?

Thầy đáp:

Phanh trai tìm ngọc dù khó gặp
Mổ cá cầu châu uổng công thôi.

Lại hỏi:

- “Không thể dùng trí biết, không thể dùng thức hiểu” thì thế nào?

Thầy đáp:

Người gỗ vào biển hát vô sanh
Gái đá xuyên mây thổi tất lật.

Lại hỏi:

- Thế ấy thì không hiểu cũng không biết?

Thầy đáp:

Khổng Nhân chưa đến, truy phong biết
Tiết Chúc chẳng nhờ, tiệt vũ hay.

Lại hỏi:

- “Thấy sắc liền biết tâm”, ý chỉ thế nào?

Thầy đáp:

Vào nước lõa thể nên cởi khố
Chớ học Hàm Đan quên ngọc đào.

Giảng:

Câu “suốt bốn mươi chín năm, ta chưa từng nói một chữ” trích dẫn từ kinh Lăng-già. Nếu Phật nói suốt bốn mươi chín năm hoằng hóa, Ngài chưa từng nói một chữ, Phật đã không nói một chữ, như vậy thì mười hai phần giáo từ đâu mà được?

Mười hai phần giáo theo luận Trí Độ nguyên chữ Phạn gồm có:

1- Tu-đa-la, 2- Kỳ-dạ, 3- Già-đà, 4- Ni-đà-na, 5- Y-đế-mục-đa, 6- Xà-đà-già, 7- A-phù-đạt-ma, 8- A-ba-đa-na, 9- Ưu-ba-đề-xá, 10- Ưu-đà-na, 11- Tỳ-phật-lược, 12- Hòa-già-la. Đây là mười hai chủng loại của tất cả kinh điển mà đức Phật đã thuyết trong đời Ngài.

1- Tu-đa-la dịch theo tiếng Trung Hoa là Khế kinh, là những lời Phật dạy khế hợp với chân lý phù hợp với căn cơ của chúng sanh.

2- Kỳ-dạ dịch theo tiếng Trung Hoa là Trùng tụng, là văn kệ lập lại ý của đoạn văn xuôi ở trên. Thể loại này có rất nhiều trong kinh Pháp Hoa.

3- Già-đà dịch theo tiếng Trung Hoa là Phúng tụng. Phúng tụng và Trùng tụng khác nhau ở chỗ, Trùng tụng là phần văn kệ lập lại ý của đoạn văn kinh ở trên, còn Phúng tụng là phần kệ tụng riêng, không lập lại ý của đoạn kinh ở trên.

4- Ni-đà-na dịch theo tiếng Trung Hoa là Nhân duyên; trước sau tương sanh là nhân, hiện tướng trợ thành là duyên. Trong các kinh do nhân duyên Phật vì người khác diễn nói. Ví dụ trong nước Xá-vệ có một chàng trai giăng lưới bắt chim, bắt được chim nhốt trong lồng, cho ăn lúa uống nước rồi lại thả đi. Đức Thế Tôn biết nhân duyên đó mà nói kệ:

Chớ khinh tội nhỏ
Cho là không họa
Giọt nước dầu nhỏ
Lần đầy lu lớn.

5- Y-đế-mục-đa dịch theo tiếng Trung Hoa là Bản sự, là thể loại kinh kể lại tiền thân của đệ tử Phật. Thí dụ ngài A-nan đa văn bậc nhất là do đời trước Ngài tu hạnh tụng kinh đúng thời khóa qui định, không lơi lỏng biếng trễ.

6- Xà-đà-già dịch theo tiếng Trung Hoa là Bản sanh, là thể loại kinh kể lại tiền thân của đức Phật. Ví dụ khi chưa thành đạo, đức Phật Thích-ca có một kiếp làm Quốc vương thực hành hạnh từ bi và bố thí lóc thịt cứu con bồ câu đói.

7- A-phù-đạt-ma dịch theo tiếng Trung Hoa là Vị tằng hữu, là thể loại kinh kể những việc kỳ đặc chưa từng có trong hàng đệ tử Phật, từ hàng xuất gia đến cư sĩ. Ví dụ trưởng giả Úc-già một hôm dẫn một đoàn thể nữ vào rừng hoan lạc. Ông uống rượu say túy lúy đi lạc đường, từ xa trông thấy đức Thế Tôn ở giữa rừng cây uy nghi đẹp đẽ, các căn thanh tịnh, tức thì ông tỉnh rượu, liền đảnh lễ Thế Tôn. Đó là việc thứ nhất chưa từng có của trưởng giả Úc-già. Sau đó, ông nghe Thế Tôn thuyết Tứ diệu đế, nghe xong, tại chỗ ngồi ông thấu suốt được lý khổ, tập, diệt, đạo. Đó là việc thứ hai chưa từng có của trưởng giả Úc-già. Sau đó, ông đắc pháp dứt nghi, qui y Phật Pháp Tăng, giữ năm giới, trọn đời lấy phạm hạnh làm đầu, chưa từng phạm giới. Đó là việc thứ ba chưa từng có của trưởng giả Úc-già. Sau khi qui y Phật Pháp Tăng xong, về nhà họp hết các thể nữ tuyên bố trả tự do cho họ, tùy ý ai muốn đi đâu thì đi, hoặc muốn lập gia đình với những người đàn ông khác tùy ý, ông sẵn lòng gả cho không chút lòng hối tiếc. Đó là việc thứ tư chưa từng có của trưởng giả Úc-già. Khi ông đến chúng Tỳ-kheo thực hành hạnh bố thí, dù có chư thiên trụ ở giữa hư không bảo ông nên cúng dường vị Tỳ-kheo này, không nên cúng dường vị Tỳ-kheo kia, nhưng ông luôn luôn cúng dường với tâm vô phân biệt. Đó là việc thứ năm chưa từng có của trưởng giả Úc-già...

8- A-ba-đa-na dịch theo tiếng Trung Hoa là Thí dụ, là thể loại kinh mượn thí dụ làm sáng tỏ ý Phật nói. Kinh Pháp Hoa có nhiều thí dụ như Gã cùng tử, Dược thảo, Hóa thành...

9- Ưu-ba-đề-xá dịch theo tiếng Trung Hoa là Luận nghị, là thể loại kinh văn Phật lý luận với ngoại đạo, hoặc lý luận với những vị công thần vua chúa như kinh Tu-nhàn-đề, kinh Sa-môn quả...

10- Ưu-đà-na dịch theo tiếng Trung Hoa là Tự thuyết, là thể loại kinh văn Phật thấy cần dạy bảo cho đệ tử điều gì, nhóm chúng lại giảng cho nghe, không đợi các Tỳ-kheo thắc mắc thưa hỏi mới giảng dạy.

11- Tỳ-phật-lược dịch theo tiếng Trung Hoa là Phương quảng, là thể loại kinh văn nói rộng thênh thang diễn đạt nghĩa lý cao siêu mầu nhiệm cho hàng Thượng căn nghe.

12- Hòa-già-la dịch theo tiếng Trung Hoa là Thọ ký, là thể loại kinh văn Phật thọ ký cho hàng đệ tử sau này sẽ thành Phật do nhờ tu hạnh Bồ-tát.

Trong kinh Pháp Hoa, chúng ta thấy có nhiều thể loại kinh văn như Khế kinh, Trùng tụng, Phúng tụng, Nhân duyên, Bản sanh, Bản sự, Thí dụ, Thọ ký... Như vậy, trong một bộ kinh có nhiều thể loại (phần giáo), chớ không phải nói mười hai phần giáo là mười hai bộ kinh.

Phật nói kinh đủ mọi phần giáo, mọi lãnh vực, thế mà Ngài nói Ngài chưa từng nói một chữ, làm cho vị này thắc mắc hỏi Thượng Sĩ. Thượng Sĩ đáp:

Hơi xông khỏi hộp mong về lại,
Thuốc báu mở bình muốn bệnh tiêu.


Ý Ngài nói tất cả ngôn ngữ Phật nói ra khỏi miệng cho đệ tử nghe, chẳng khác nào hơi xông ra khỏi hộp. Tuy Ngài nói rất nhiều cho người nghe, nhưng qui lại không ngoài Tự tâm. Thượng Sĩ ví pháp được Phật nói ra như là thuốc báu đựng trong bình vàng, vì muốn cho chúng sanh hết bệnh, nên mới mở nắp bình lấy ra cho người uống, để được hết bệnh. Tất cả công dụng làm cho chúng sanh hết bệnh gốc từ trong bình mà ra. Như vậy dù cho nói bao nhiêu kinh điển, rốt cuộc cũng không ngoài khai thị cho mọi người nhận ra Tâm thể thanh tịnh có sẵn nơi mình. Thế nên mười hai phần giáo đức Phật nói xong, Ngài phủ nhận là Ngài chưa từng nói một chữ. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện không phải là cái thật, Thể thanh tịnh có sẵn nơi mỗi người mới là chân thật cứu kính. Đứng về Thể chân thật thì không có ngôn ngữ nào diễn tả được, không có văn tự nào ghi được, nên mới nói chưa từng nói một chữ. Đây Thượng Sĩ nói hơi xông ra từ cái hộp, nhưng hơi là cái tạm chớ không phải cái thật. Cũng như thuốc báu đem ra trị hết bệnh, gốc từ cái bình chớ không phải cái ra ngoài, cái trị bệnh. Nói tóm lại, tất cả ngôn ngữ Phật nói ra chỉ là phương tiện không phải cứu kính chân thật, cứu kính chân thật chỉ là tâm.

Hỏi:

- Thế nào là Phật của chính mình?

Thầy đáp:

Chẳng đến rượu bồ đào
Khó gặp người đập hũ.


Thượng Sĩ dạy, nếu muốn biết Phật của chính mình thì phải ngộ; ngộ là nhận ra ngay, không cần hỏi, giống như muốn thấy những gã say thì phải tới quán rượu; tới đó sẽ thấy không cần hỏi.

Hỏi:

- Làm sao lý hội?

Thầy đáp:

Nhà lớn một đêm ngủ
Sông dài chung đò qua.


Phật của chính mình là ở ngay nơi mình. Thiền sư Phó Đại Sĩ nói: “Đêm đêm ôm Phật ngủ.” Vậy là Phật và mình không xa lạ, không cách biệt. Nhưng, chúng ta ôm Phật ngủ mà không biết Phật. Lúc nào cũng cùng đi với Phật, cũng cùng ngủ với Phật mà hỏi Phật ở đâu, yêu cầu chỉ, có ngớ ngẩn không? Đa số chúng ta ai cũng ngớ ngẩn hết.

Hỏi:

- Thế nào là tâm cổ Phật?

Thầy đáp:

Trọn nói khắp thành không quốc sắc
Đâu hay cửa tía có thuyền quyên.

Tâm cổ Phật là tâm Phật xưa. Tâm Phật xưa là cái gì? Thượng Sĩ nói: hỏi tâm cổ Phật giống như nói cả thành không có người nào đẹp cả, nhưng đâu ngờ trong thành có nhiều nhà sang trọng, trong đó có lắm người đẹp. Như vậy đâu có nơi nào thiếu người đẹp. Người hỏi thế nào là tâm cổ Phật, tức là người đó không nhìn nhận nơi mình có Tánh Phật, nên Thượng Sĩ nói nhà giàu nào mở cửa cũng có các cô tiểu thơ đẹp, có thiếu đâu mà đi tìm kiếm?

Hỏi:

- Cổ nhân nói “tức tâm tức Phật”, vì sao Phật không hiện tiền?

Thượng Sĩ đáp:

Phanh trai tìm ngọc dù khó gặp
Mổ cá cầu châu uổng công thôi.

Thượng Sĩ nói muốn cho Phật hiện tiền thì phải ngay nơi sáu căn mình mà nhận, cũng như muốn lấy ngọc trai thì phải ngay con trai mà mổ để lấy mới có, chớ còn mổ cá để lấy ngọc trai thì không bao giờ được. Qua lời đối đáp của Thượng Sĩ, chúng ta thấy Thiền sư Việt Nam thật là nên thơ, hỏi câu nào cũng đáp thành thơ hết.

Hỏi:

- “Không thể dùng trí biết, không thể dùng thức hiểu” thì thế nào?

Thượng Sĩ đáp:

Người gỗ vào biển hát vô sanh
Gái đá xuyên mây thổi tất lật. (1)


Chỗ cứu kính là Thể chân thật không hình không tướng nên không thể dùng trí để biết, dùng thức để hiểu, thế mà Thiền khách muốn biết muốn hiểu, đến hỏi Thượng Sĩ, nên Thượng Sĩ đáp: “Người gỗ vào biển hát vô sanh, gái đá xuyên mây thổi tất lật.” Người gỗ có tri thức không mà hát bài vô sanh? Nếu hát được thì không còn là gỗ. Đây Thượng Sĩ nói người gỗ vào biển hát được lời vô sanh, chớ không phải người gỗ vô tri vô giác. Và, gái đá xuyên qua mây thổi kèn tất lật. Gái đá thổi kèn là sao? - Tới chỗ rốt ráo dường như không có trí để nhận xét, không có thức để phân biệt, nhưng lại bình an, dường như là vô tri mà có đầy cả diệu dụng, giống như người bằng gỗ biết hát vô sanh, gái bằng đá biết thổi kèn tất lật. Ý Thượng Sĩ nói người tu đến chỗ cứu kính giống như người gỗ, giống như gái đá dường như vô tri nhưng có những diệu dụng không thể lường.

Chỗ này trong Thiền sử, có đoạn Thiền khách hỏi ngài Thần Hội: “Tới chỗ không còn có trí biết thức hiểu thì thế nào?” Và, một vị Tăng hỏi ngài Nam Nhạc: “Như gương đúc tượng, sau khi tượng thành không biết cái sáng của gương đi về chỗ nào?” Ngài bảo: “Như Đại đức tướng mạo lúc trẻ thơ hiện giờ ở đâu?” Tăng hỏi: “Tại sao khi thành tượng không chiếu soi?” Ngài nói: “Tuy không chiếu soi, nhưng dối y một điểm cũng không được.” Ý nói người tu tới chỗ cứu kính không dùng trí để quán, không dùng thức để phân biệt, song cái gì cũng biết, không dối gạt được những bậc này. Nên tôi thường dụ cái gương sáng để ở trước, gương tự nó không phân biệt, không hiểu biết. Nhưng người mặc áo vàng đứng trước gương, thấy bóng người mặc áo vàng hiện trong gương; người mặc áo tím đứng trước gương, thấy bóng người mặc áo tím hiện trong gương, không lẫn lộn, hình nào hiện ra bóng nấy. Như ở trước tôi nói thấy con cọp nói là con cọp, nghĩa là tới chỗ cứu kính không dùng trí cũng không dùng thức để phân biệt so sánh, mà vẫn có cái biết hiện tiền. Cái biết hiện tiền không có đối đãi so sánh, mà thấy cái gì là cái nấy, thấy cọp là cọp. Nếu không biết làm sao nói là cọp? Song, không so sánh khác với mèo, khác với chó. Như vậy, ý câu này nói khi chúng ta tu đến chỗ cứu kính thì không dùng trí để biết, không dùng thức để hiểu mà vẫn có cái giác sáng rỡ, không phải là vô tri.

Hỏi:

- Thế ấy thì không hiểu cũng không biết?

Thượng Sĩ đáp:

Khổng Nhân chưa đến, truy phong biết
Tiết Chúc chẳng nhờ, tiệt vũ hay.

Người hỏi thắc mắc nếu như vậy thì như không hiểu không biết, vì có trí mới biết, có thức mới hiểu. Thượng Sĩ đáp rằng con ngựa truy phong là con ngựa chạy nhanh như gió, Khổng Nhân tuy mắt chưa thấy con ngựa, chỉ nghe người diễn tả cũng có thể biết là ngựa truy phong. Và ông Tiết Chúc tuy mắt chưa thấy cây gươm tiệt vũ nhưng nghe người diễn tả cây gươm, ông cũng biết đó là gươm tiệt vũ. Chuyện này lấy từ điển tích Khổng Phương Nhân là người có tài xem ngựa, khi ngựa chưa chạy mà Khổng Nhân đã thấy cái thế chạy nhanh ở chân ngựa, ngựa nào chạy nhanh như gió, nhìn chân ngựa là Khổng Nhân biết ngay không đợi thấy ngựa chạy. Còn Tiết Chúc là người giỏi xem kiếm, kiếm chưa chém vật trên cạn hay sợi lông nhẹ ở dưới nước, mà Tiết Chúc đã thấy sắc bén của kiếm. Ý Thượng Sĩ nói tuy không hiểu không biết, tức là không dùng trí không dùng thức để đối chiếu so sánh, mà vừa nghe qua là đã nắm được rồi, không đợi phải thấy và phân biệt mới biết. Đó là cái dụng phi thường của người tu tới chỗ cứu kính.

Hỏi:

- “Thấy sắc liền biết tâm”, ý chỉ thế nào?

Thượng Sĩ đáp:

Vào nước lõa thể nên cởi khố
Chớ học Hàm Đan quên ngọc đào.

Hàm Đan là kinh đô nước Triệu, người dân ở đây đi bộ rất tài. Những người tuổi trẻ ở nước Yên muốn học đi bộ phải qua Hàm Đan học. Nhiều người nước Yên qua Hàm Đan học đi bộ chưa giỏi, mà đã quên nước Yên nên nói quên ngọc đào. Người hỏi “thấy sắc liền biết tâm” ý chỉ thế nào, Thượng Sĩ dạy vào nước lõa thể nên cởi khố cùng lõa thể như người ta. Vì thấy sắc liền biết tâm; khi nhìn cái hoa này quí vị liền biết tâm chưa? Tâm ở chỗ nào? - Tâm ở ngay nơi thấy hoa đó. Từ lâu tất cả chúng ta cứ nghĩ tâm là cái gì xa lạ ngoài mình, chớ không ngờ ngay khi thấy sắc là tâm; tâm thấy. Vậy muốn biết tâm thì đừng tìm kiếm ở đâu xa mà ngay khi thấy liền biết tâm đang thấy. Vậy nên Thượng Sĩ dạy vào nước lõa thể nên lõa thể theo. Và, muốn tới xứ Hàm Đan học nghề thì chớ quên quê hương của mình.

(1) Kèn của một giống dân xưa, thổi nghe rất buồn.
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1743
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1743
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Đối Cơ 5 (Trả Lời Người Hỏi)

Dịch:

Có vị hỏi:

- Muốn đạt đường vô sanh, cần phải biết cội nguồn. Thế nào là cội nguồn?

Thầy đáp:

Tầm nguồn chẳng có cội
Bám cội cũng không nguồn.

Lại hỏi:

- Trong kinh nói: “không tức là sắc, sắc tức là không”, ý chỉ thế nào?

Thầy im lặng giây lâu, hỏi:

- Hiểu chăng?

Thưa:

- Chẳng hiểu.

Thầy hỏi:

- Ông có Sắc thân không?

Thưa:

- Có.

Thầy bảo:

- Sao nói sắc tức là không?

Thầy hỏi tiếp:

- Ông thấy không (hư không) có tướng mạo chăng?

Thưa:

- Không.

Thầy bảo:

- Sao nói không tức là sắc?

Lại hỏi:

- Rốt cuộc thế nào?

Thầy đáp:

Sắc vốn không không
Không vốn không sắc.

Vị Tăng lễ tạ.

Thầy bảo:

- Nghe tôi nói kệ:

Sắc tức là không, không là sắc,
Ba đời Như Lai phương tiện đặt.
Không vốn không sắc, sắc không không
Thể tánh sáng ngời không được mất.
Hét!

Giảng:


Hỏi:

- Muốn đạt đường vô sanh thì phải thấu được cội nguồn. Thế nào là cội nguồn?

Thượng Sĩ đáp:

Tầm nguồn chẳng có cội
Bám cội cũng không nguồn.


Cội là chỗ phát sanh ra thân cây cành cây lá cây, còn gọi là gốc. Nguồn là chỗ phát sanh ra dòng nước chảy, gọi là nguồn suối nguồn sông. Thượng Sĩ nói tìm nguồn thì không có cội, nếu bám vào cội thì đâu có nguồn. Ngài dạy muốn thấu triệt được cội nguồn thì đừng có tìm, đừng có bám. Tìm bám thì không thấu triệt được cội nguồn vì còn chấp.

Hỏi:

- Trong kinh nói: “không tức là sắc, sắc tức là không” ý chỉ thế nào?

Thượng Sĩ im lặng giây lâu, hỏi:

- Hiểu chăng?

Thưa:

- Chẳng hiểu.

Thượng Sĩ hỏi:

- Ông có Sắc thân không?

Thưa:

- Có.

Thượng Sĩ bảo:

- Sao nói sắc tức là không?

Thượng Sĩ hỏi tiếp:

- Ông thấy không (hư không) có tướng mạo chăng?

Thưa:

- Không.

Thượng Sĩ bảo:

- Sao nói không tức là sắc?


Hư không không có tướng mạo sao nói không tức là sắc. Thượng Sĩ nói câu này là để phá chấp người hỏi. Người hỏi hoang mang nên hỏi:

- Rốt cuộc thế nào?

Thì Thượng Sĩ đáp:

Sắc vốn không không
Không vốn không sắc.


Nói sắc vốn không có cái không, và không vốn không có cái sắc, nói như thế có trái với kinh không? Các Thiền sư thấy không nói là không, thấy sắc nói là sắc, chớ không thấy cái này nói qua cái kia, thấy cái kia nói qua cái này. Vì vậy nên Thượng Sĩ nói “sắc vốn không không, không vốn không sắc”. Đối với Thiền sư sắc là sắc, không là không, nhưng kinh nói khác nên người hỏi không hiểu bèn lễ tạ. Thượng Sĩ bảo hãy nghe Ngài nói kệ:

Sắc tức là không, không là sắc,
Ba đời Như Lai phương tiện đặt.


Sở dĩ nói sắc tức là không, không tức là sắc là phương tiện của ba đời chư Phật nói ra để phá chấp cho chúng sanh; ngay Sắc thân này không có Thật thể khiến cho chúng sanh đừng chấp ngã.

Không vốn không sắc, sắc không không
Thể tánh sáng ngời không được mất.
Hét!


Tới chỗ cứu kính thì không và sắc tự nó có riêng bản vị của nó; không là không, sắc là sắc, thấy như thế thì tâm mới được thông sáng. Nếu còn dùng ý để so sánh, dùng trí để phân tích quán chiếu thì chưa phải là Thể tánh sáng ngời thanh tịnh. Thấy như ngài Vân Môn cây gậy nói là cây gậy, đóa hoa nói là đóa hoa, không dùng thức phân biệt mà cũng không dùng trí quán chiếu, vì còn quán chiếu là còn dùng phương tiện. Hiểu như vậy mới thấy cái hay trong câu đáp của Ngài.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 192
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

lngovn đã viết: 20:06, 11/07/23?

Hoan hỉ thay hai vị và các chư vị, nhân duyên tế hội, nơi được được sư huynh KMD miệt mài sao chép Kinh luận chia sẻ cùng đại đồng có thể tham nghiên.

Nhân duyên này, cho tiểu đệ hài đồng được chia sẻ đôi lời. Hai vị sư huynh thấy sao?

Theo tiểu tiểu đệ:



1/ Một cái tâm là thường hằng, không sinh không diệt. Là tánh, là Phật, mà mọi chúng sinh đều có, là tâm chân như. …


2/ Nhưng ở thế giới này , vì chúng sinh không nhận ra cái tâm trên nên ai ai cũng tự vơ lấy 1 cái gì đó cho rằng đó là tâm. Dù đó là cái tâm nào thì đã ở cái 2/ này cũng là tâm sinh diệt.


Bồ Tát Đạo là con đường tu khác với tiểu thừa thiền tông (vì nguyện cứu độ chúng sinh cùng giải thoát) nhưng đích đến cuối cùng của con đường tu Bồ Tát Đạo cũng đều là đích 1/ - Để Chứng được hạnh Bồ Tát thì việc tu đạt Diệu Pháp hay Lăng Nghiêm là lẽ tất yếu - hay tất cả đều trực chỉ 1/ . Hay con thuyền duy nhất.


Tuy nhiên, khi chưa chứng Bồ Tát Đạo thì liễu nghĩa của nhiều Pháp tu có khác một chút so với liễu nghĩa của một số Pháp trực chỉ bản tâm, thành Phật. Tại sao có sự khác nhau này? - Đó là bởi chúng sinh, mỗi người 1 căn tánh khác nhau, bởi thế sẽ có người đủ căn tánh để tu theo ngay các Pháp trực chỉ bản tâm Phật. Nhưng một số người vì căn tánh của mình, không thể nào liễu hội các Pháp tu và tu ngay được các Pháp trực chỉ bản tâm, họ phải bước lần lần qua từng nấc. Bước được nấc này, mới bước tiếp nấc tiếp theo, lần lần tinh tấn - có khi phải qua nhiều đời nhiều kiếp mới hội tụ đủ căn tánh để tu Pháp trực chỉ bản tâm Phật (thường hằng không sinh diệt).


Và Bồ Tát Đạo chính là con đường cùng giúp đỡ nhau trên đường tu từng nấc từng kia. Vị Bồ Tát đã Chứng Bồ Tát hạnh hoàn toàn có thể bước tiếp 1 bước Diệu Pháp Liên Hoa để Chứng Phật nhưng đã nguyện chưa Chứng bước cuối này, vẫn còn ở trần gian thế giới tiếp tục giúp các chúng sinh bước từng nấc, từng nấc để nâng cao căn tánh của họ lên cho tới khi mỗi chúng sinh đều có thể tự tu Pháp trực chỉ bản tâm - tự giải thoát khỏi thế giới. Nên các vị Bồ Tát vẫn ở đường luân hồi là vậy.



Như vậy:


Thân và tâm của chúng sinh ở thế giới này đều vô thường, giả dối, không thật là vậy (cái 2/). Bồ Tát Đạo hướng đến cho tất cả chúng sinh với mọi căn tánh còn thấp hiểu được điều này để đừng chấp vào, si mê vào, tham luyến vào vì… mọi thứ đều là giả dối, không thật… - Nơi đây các đại Kinh của Bồ Tát thừa giảng giải rất nhiều, rõ, minh nghĩa, tỷ mỉ, phù hợp từng loại căn tánh.


Tuy nhiên, khi một người đã tu theo Bồ Tát thừa tới 1 canh tánh nhất định - hay trí huệ mở ra . Người này phải lựa chọn giữa 1 trong 2 . Hoặc tiếp tục đi con đường Bồ Tát thừa để Chứng Bồ Tát hạnh (nguyện đồng tu) hay sẽ trực tiếp tìm về bản tâm để giải thoát.


Như vậy, tâm Không của đường Bồ Tát là nói cái tâm số 2/ , hòng để mọi chúng sinh căn tánh thấp kém hiểu cái tâm mà họ đang nghĩ, cái ngã ở cái thế giới này là giả dối, không có gì là chân thật, trong đó bao hàm cả tâm có và tâm không…và như vậy dù có tu đến tâm Không thì cũng không thể chân chính giải thoát, mà khi tu đến đây thì lúc đó sẽ tự thấy cái tâm không này chính là cái tâm ở số 1/


Như vậy, về mặt liễu nghĩa rốt ráo của con thuyền duy nhất độ không sinh không diệt, thường hằng, giải thoát thì: chúng sinh là có tâm. Tâm này (1/) Không phải tâm hư không hay tâm không. Muốn nhận ra tâm này và con thuyền duy nhất thì có 2 cách: Căn tánh tốt thì tìm theo Pháp trực chỉ thẳng bản tâm mà nhận thấy. Căn tánh chưa tốt thì tìm theo các Pháp trực chỉ thẳng tâm không để huân tập mọi cái tâm mê bao kiếp của người tu khi này cho tới khi nhận thấy tâm không. Hay thấy không. Khi thấy Không cũng sẽ thấy tâm chân như thường hằng ngay lập tức. Tức có cái tâm vẫn luôn tồn tại thường hằng trong mọi chúng sinh. .


Như vậy, không nên lầm mê rằng: Kinh nói (Đường Bồ Tát) … các thứ ở thế gian này là giả dối… như vậy mỗi chúng sinh cũng là ko thật, và như thế, tâm của mỗi chúng sinh cũng là ko thật rồi từ đây suy ra: Hư không, không có gì, ko có tâm, cũng ko có gì… và trở thành chủ thuyết lầm mê: Rốt ráo cuối cùng nhất là Không - tức ko có gì, tu đến không có gì là không phải. Đây là đường sai.




Như vậy, Đại Bát Nhã, tuỷ Bát Nhã Tâm Kinh: Là hệ bộ Kinh chỉ cái tâm ở thế giới này (cái tâm 2/) - như sư huynh KMD đã chia sẻ ngay phía đầu pic. Khi tu hành đến cuối cùng nhất thì người tu nhận ra cái tâm (của mọi chúng sinh) và Chứng được (trí huệ), cái tâm (và mọi thứ) ở thế giới này y như Bát Nhã Tâm Kinh cô đọng. . Và từ đó trở về với cái tâm Phật (tâm 1/). Nếu lúc này nguyện Chứng Bồ Tát thì lập tức Chứng. Nếu nguyện Niết Bàn thì cũng “…từ đây đã không còn sinh không còn tử. Mọi việc nên làm cần làm phải làm đều đã làm, không còn việc gì nữa, không còn kiếp sau…”



Hoan hỉ và hạnh ngộ!
Được cảm ơn bởi: KMD, lngovn
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1743
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

hathao207 đã viết: 22:54, 08/01/24
lngovn đã viết: 20:06, 11/07/23?

Hoan hỉ thay hai vị và các chư vị, nhân duyên tế hội, nơi được được sư huynh KMD miệt mài sao chép Kinh luận chia sẻ cùng đại đồng có thể tham nghiên.

Nhân duyên này, cho tiểu đệ hài đồng được chia sẻ đôi lời. Hai vị sư huynh thấy sao?

Theo tiểu tiểu đệ:



1/ Một cái tâm là thường hằng, không sinh không diệt. Là tánh, là Phật, mà mọi chúng sinh đều có, là tâm chân như. …


2/ Nhưng ở thế giới này , vì chúng sinh không nhận ra cái tâm trên nên ai ai cũng tự vơ lấy 1 cái gì đó cho rằng đó là tâm. Dù đó là cái tâm nào thì đã ở cái 2/ này cũng là tâm sinh diệt.


Bồ Tát Đạo là con đường tu khác với tiểu thừa thiền tông (vì nguyện cứu độ chúng sinh cùng giải thoát) nhưng đích đến cuối cùng của con đường tu Bồ Tát Đạo cũng đều là đích 1/ - Để Chứng được hạnh Bồ Tát thì việc tu đạt Diệu Pháp hay Lăng Nghiêm là lẽ tất yếu - hay tất cả đều trực chỉ 1/ . Hay con thuyền duy nhất.


Tuy nhiên, khi chưa chứng Bồ Tát Đạo thì liễu nghĩa của nhiều Pháp tu có khác một chút so với liễu nghĩa của một số Pháp trực chỉ bản tâm, thành Phật. Tại sao có sự khác nhau này? - Đó là bởi chúng sinh, mỗi người 1 căn tánh khác nhau, bởi thế sẽ có người đủ căn tánh để tu theo ngay các Pháp trực chỉ bản tâm Phật. Nhưng một số người vì căn tánh của mình, không thể nào liễu hội các Pháp tu và tu ngay được các Pháp trực chỉ bản tâm, họ phải bước lần lần qua từng nấc. Bước được nấc này, mới bước tiếp nấc tiếp theo, lần lần tinh tấn - có khi phải qua nhiều đời nhiều kiếp mới hội tụ đủ căn tánh để tu Pháp trực chỉ bản tâm Phật (thường hằng không sinh diệt).


Và Bồ Tát Đạo chính là con đường cùng giúp đỡ nhau trên đường tu từng nấc từng kia. Vị Bồ Tát đã Chứng Bồ Tát hạnh hoàn toàn có thể bước tiếp 1 bước Diệu Pháp Liên Hoa để Chứng Phật nhưng đã nguyện chưa Chứng bước cuối này, vẫn còn ở trần gian thế giới tiếp tục giúp các chúng sinh bước từng nấc, từng nấc để nâng cao căn tánh của họ lên cho tới khi mỗi chúng sinh đều có thể tự tu Pháp trực chỉ bản tâm - tự giải thoát khỏi thế giới. Nên các vị Bồ Tát vẫn ở đường luân hồi là vậy.



Như vậy:


Thân và tâm của chúng sinh ở thế giới này đều vô thường, giả dối, không thật là vậy (cái 2/). Bồ Tát Đạo hướng đến cho tất cả chúng sinh với mọi căn tánh còn thấp hiểu được điều này để đừng chấp vào, si mê vào, tham luyến vào vì… mọi thứ đều là giả dối, không thật… - Nơi đây các đại Kinh của Bồ Tát thừa giảng giải rất nhiều, rõ, minh nghĩa, tỷ mỉ, phù hợp từng loại căn tánh.


Tuy nhiên, khi một người đã tu theo Bồ Tát thừa tới 1 canh tánh nhất định - hay trí huệ mở ra . Người này phải lựa chọn giữa 1 trong 2 . Hoặc tiếp tục đi con đường Bồ Tát thừa để Chứng Bồ Tát hạnh (nguyện đồng tu) hay sẽ trực tiếp tìm về bản tâm để giải thoát.


Như vậy, tâm Không của đường Bồ Tát là nói cái tâm số 2/ , hòng để mọi chúng sinh căn tánh thấp kém hiểu cái tâm mà họ đang nghĩ, cái ngã ở cái thế giới này là giả dối, không có gì là chân thật, trong đó bao hàm cả tâm có và tâm không…và như vậy dù có tu đến tâm Không thì cũng không thể chân chính giải thoát, mà khi tu đến đây thì lúc đó sẽ tự thấy cái tâm không này chính là cái tâm ở số 1/


Như vậy, về mặt liễu nghĩa rốt ráo của con thuyền duy nhất độ không sinh không diệt, thường hằng, giải thoát thì: chúng sinh là có tâm. Tâm này (1/) Không phải tâm hư không hay tâm không. Muốn nhận ra tâm này và con thuyền duy nhất thì có 2 cách: Căn tánh tốt thì tìm theo Pháp trực chỉ thẳng bản tâm mà nhận thấy. Căn tánh chưa tốt thì tìm theo các Pháp trực chỉ thẳng tâm không để huân tập mọi cái tâm mê bao kiếp của người tu khi này cho tới khi nhận thấy tâm không. Hay thấy không. Khi thấy Không cũng sẽ thấy tâm chân như thường hằng ngay lập tức. Tức có cái tâm vẫn luôn tồn tại thường hằng trong mọi chúng sinh. .


Như vậy, không nên lầm mê rằng: Kinh nói (Đường Bồ Tát) … các thứ ở thế gian này là giả dối… như vậy mỗi chúng sinh cũng là ko thật, và như thế, tâm của mỗi chúng sinh cũng là ko thật rồi từ đây suy ra: Hư không, không có gì, ko có tâm, cũng ko có gì… và trở thành chủ thuyết lầm mê: Rốt ráo cuối cùng nhất là Không - tức ko có gì, tu đến không có gì là không phải. Đây là đường sai.




Như vậy, Đại Bát Nhã, tuỷ Bát Nhã Tâm Kinh: Là hệ bộ Kinh chỉ cái tâm ở thế giới này (cái tâm 2/) - như sư huynh KMD đã chia sẻ ngay phía đầu pic. Khi tu hành đến cuối cùng nhất thì người tu nhận ra cái tâm (của mọi chúng sinh) và Chứng được (trí huệ), cái tâm (và mọi thứ) ở thế giới này y như Bát Nhã Tâm Kinh cô đọng. . Và từ đó trở về với cái tâm Phật (tâm 1/). Nếu lúc này nguyện Chứng Bồ Tát thì lập tức Chứng. Nếu nguyện Niết Bàn thì cũng “…từ đây đã không còn sinh không còn tử. Mọi việc nên làm cần làm phải làm đều đã làm, không còn việc gì nữa, không còn kiếp sau…”



Hoan hỉ và hạnh ngộ!
KMD bắt đầu 1 ngày mới và đọc bài viết của bạn là 1 pháp hỷ.
KMD hy vọng bạn lngovn có duyên đọc được bài chia sẻ minh nghĩa của bạn về Tâm Kinh.

KMD đồng ý với bạn 1/ và 2/.
Trong Tâm Kinh, KMD tâm đẳc với 10 chữ này, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu kính Niết-bàn.

2/ có thể xem là vọng tâm nên sanh ra điên đảo mộng tưởng rồi chấp ngã rồi phân biệt và còn sanh ra nhiều thứ khác nữa. Chúng ta huân tập để nhận lại 1/, cứu kính Niết-bàn.

Nó vốn là 1/ nhưng vì chúng ta bị nghiệp lôi kéo nên mê mới có 2/. Nay Tâm Kinh là 1 phương tiện thiện xảo sẽ giúp chúng ta viễn ly điên đảo mộng tưởng và nhận lại 1/.

Vài hàng chia sẻ cùng bạn. Thật hoan hỷ vì KMD lại có thêm 1 người bạn đồng hành trên con đường huân tập.
Được cảm ơn bởi: lngovn
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 192
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Hoan hỷ sư huynh KMD! Tiểu đệ 3 tuổi hài đồng trẻ nít, xét ra tuổi đời kém huynh mà tuổi Đạo cũng không bằng. Gặp sư huynh ở đây như nhân duyên hợp tan vô thường, có vài lời, tiểu đệ gọi là (chém gió về tri kiến cũng không khác gì điên đảo mọng tưởng), huynh đừng chấp :)


1/ Bồ Tát Đạo là một con đường lớn. Không vội vã , bình an lại dung chứa tất cả. Bi Dũng Trí là cái cần cũng như cái đủ. Không bi thì không Bồ Tát, không Dũng cũng chẳng thành Bồ Tát. Còn Trí thì là con đường duy nhất rồi, đi đường nhỏ hay đường lớn rồi cũng đều đến đường duy nhất này (trí huệ, trí tuệ vô thượng, chánh đẳng giác…)


2/ Bồ Tát Đạo đi từ (cư sĩ) - (trang thiện nam, người thiện nữ). Nên bước đầu tiên là tu ở đời - tu đức, bằng cái từ bi vốn có mà chính xác nó là (“thương xót”) - không phải khái niệm tình/tình cảm/tình yêu, tình thân… mà là “thương xót” (ví dụ Đức Thế Tôn thương xót chúng sinh nên mới… - chứ nói yêu, nói có tình yêu, tình cảm với chúng sinh là ko phải). Nên hành cái đức đời - đó là Bố thí… dần dần tiến lên phạm trù (như bố thí ba la mật chẳng hạn)…. Lần lần hàng chục nấc nhưng không phải đạt tới 1 nấc mà mới là có tinh tấn… mỗi bước trí huệ đã được gợi mở ra dần dần… cũng như phước báo sẽ đến dần (dù ở hình thức nào)….


3/ Bồ Tát Đạo hay đường nào cũng vậy. Phải y Kinh, chớ biện.


Khi chúng sinh căn tánh thấp kém, trí huệ chưa mở, đọc/nghe Kinh Phật như vịt nghe sấm thì làm sao mà liễu nghĩa, làm sao mà tu tập. Trong thời kỳ Đạo Sư không xuất, lấy ai mà quán mở canh tánh? - Bởi thế mới cần tham nghiên bình giảng, mới cần học hỏi tràu dồi, mới cần trao đổi để có thêm tri kiến (thứ mà trong Kinh nói - cái này cũng là điên đảo vọng tưởng) - (Đây chính là cái mà được gọi là dùn gương tìm bóng để soi chân - đại loại vậy). Người thiện nam, thiện nữ… đã có 1 chữ thiện tức là duyên phước từ trước đã đủ lành.. mới có thể đọc được Kinh (dù không thấy gì), mới có thể nghe được bình giảng, mới có thể có duyên cảm với Pháp Phật… nên cái này là duyên phước đầu tiên.


Dù chưa phát nguyện Bồ Tát Đạo nhưng do có căn lành mới tiếp tục cái căn đó ở đời này mà vô hình chung có tri kiến Pháp Phật … và nhờ sự nhiệt tâm, tín thành mà miệt mài hành (dù thực sự chưa rõ hướng) … cái bước đầu tiên “Bố Thí” ở đời và trong minh minh huyền huyền trí huệ mở ra hay căn tánh giác hiện dần ra… đây là duyên phước hiện đời đầu tiên nhận được.


Khi cái căn tánh giác này hiện ra thì không thể nào tiếp tục cái sự vô đường không rõ hướng như trên - vì tri kiến có được như vừa nói ở trên là thứ điên đảo vọng tưởng. Nhưng Đạo Sư đâu còn - ai chỉ lối đường mê?????


Nếu căn tánh giác đã mở rõ hơn 1 chút thì lúc này hoàn toàn có thể đã tự thấy: Các vị mà mình gọi là thầy, là Sư … hiện tại cũng đều chỉ như mình - bạn đồng tu (đồng hành/đồng đường. Có thể đó là những người đã đi xa trên con đường, nhưng cũng có thể đó chỉ là những người mặc chiếc áo khác người thường - mà ở trong Kinh - Đức Thế Tôn đã luôn nhắc nhở chúng sinh những đời sau thời kỳ mạt pháp thì ma đạo thế nào… Nếu có 1 vị hiện tiền - là một bậc đã được ấn chứng và tho ký bởi Đức Phật thì … có lẽ nên tin theo. Nhưng nào có ai? - Bởi thế tất cả, xét trên 1 khía cạnh tánh giác mở ra - tất cả đều chỉ cùng là 1 thứ bậc bạn đồng tu (sẽ có hơn có kém rất nhiều nhưng không ai xác định được vì làm gì có ai ấn chứng, thọ ký cái nấc của mỗi người).


Nếu như, chưa bước vào con đường Bồ Tát Đạo hay tu Phật các đường thì nhờ thiện căn, phước lành mà có thể gặp đến những tri kiến làm cho 1 người lầm mê chúng ta bước lên con đường minh giác. Nhưng khi đã tới chỗ này rồi, thì không thể chấp mãi tri kiến nữa, vì nếu chấp sẽ lầm mê cả đời ở đây.


Tri kiến này đang nói là gì? - Ở góc độ đường tu Phật thì cái tri kiến đang nói ở chỗ này là mọi thị kiến quan điểm, nhận xét, cái cho rằng, cái là…. Về Pháp Phật mà bản thân có được nhờ: Đọc, nghe, suy nghĩ , xác quyết…v.v. - Những thứ này chính là vị ngọt dẫn bản thân bước vào Đường Tu ở phía trước nhưng đến đây mà vẫn cố chấp, ôm giữ những tri kiến này…. Gọi là chấp mê, si mê, mê đắm pháp Phật mà thực ra là không thấy pháp Phật.


Vậy là đến đây, phải phá mê. Phá mê gì? - Chính là phá sự si mê, mê đắm về Pháp Phật mà thực ra nó chỉ là những tri kiến vô thường điên đảo mộng tưởng, còn cá nhân người tu chưa thấy Pháp Phật nào (dù đã đọc nhớ hàng trăm Pháp, hàng ngàn bình giải Pháp của các sư huynh đồng tu thấy rất tâm đắc)…. Đây là những thứ điên đảo vọng tưởng. Càng tâm đắc, càng thấy tâm đắc, càng thấy vị ngọt thì cái chấp si mê càng lớn. Cần phải phá!


4/ Phá mê thế nào?

Người khi đủ phước đức ở bước thứ nhất (bố thí kia) … đến lúc tự thấy và khi trên đường tu cùng gặp và rồi tự thấy (chứ ko ai thấy và ko ai chỉ hộ cho đâu á) - tự thấy, đang mê rồi, cần phải tìm cách phá ra khỏi mê này thôi… (sau có khi nhiều thời gian tự thấy sự tinh tấn là chậm, dường như muốn tiến lên mà cứ luẩn quẩn….)


Lúc này, quên hết tri kiến hoặc phải gạt hết tri kiến đã và đang có. Quay trở lại đọc Kinh. Đọc Kinh nào? - Đọc cái hệ Kinh mà bản thân thấy tâm đắc phía trước đó. Đọc 1 Kinh này cũng ko thấy cái gì thì đọc sang Kinh khác, cứ thế lần lượt đọc. Tuyệt đối không đọc bình giải chú giải Kinh vì đến Kinh là lời Phật giảng mình còn chưa thấy thì những lời bình giải, chú giải, giải thích, hướng dẫn..v.v. Của các sư huynh có tác dụng???? - Chân như chỉ có 1, nói đi nói lại, bình đi bình lại…. Cuối cùng chỉ ra cái tri kiến cho bước 1 đó thôi. Đến bước này phải đọc Kinh để thấy.

Đọc qua đủ các Kinh sẽ tự thấy đến Kinh nào đó bản thân có vẻ thây thấy 1 cái gì đó. Chưa thấy đọc lại… đọc đến khi nào thấy 1 Kinh mà tự bản thân cái tâm minh giác hé mở 1 tẹo kia (hay trí huệ hé mở kia) - sau khi đạt dc bước 1 nó đã hé mở nên mới thấy biết bản thân đang chấp kiến si mê những tri kiến Pháp Phật (toàn những cái được nghe, đọc, từ ở ngoài vào hoặc suy nghĩ tự cắt nghĩa ra - điên đảo mộng tưởng) nó tự nhắc cho mình: Đây là Pháp phù hợp với mình đây. Cái Pháp đấy ở cái Kinh này đây… đúng Pháp này rồi… Ok!


Đã lựa chọn ra Pháp tu.


Nhưng không có ai hướng dẫn thì Pháp dù có hợp có khi cũng tu chẳng ra gì. Nhưng lấy ai hướng dẫn cho người tu bây giờ? - Thời Thế Tôn còn tại thì người đồng tu, 1 người dẫn 3 người, có người dẫn 5 người, có người dẫn 10 người, 20 người, 30 người…v.v. Giờ ai dẫn? - Các vị sư huynh dù có tâm Bi và hành Bồ Tát Đạo thì cũng chỉ dẫn được cái đại chúng, cái chung chung - chính là dẫn cái bước 1 - vào cửa Đạo mà mình đã có duyên rồi. Giờ, những vấn đề của cá nhân người tu, phải có người trực tiếp ấn chứng hoặc tham nghiên… chứ người tu tự nhận ra được, tự sửa được cái vấn đề của bản thân thì đã bước đi vù vù lên làm đại sư huynh rồi :D


Tuy nhiên, Phật Pháp nhiệm màu. Dù Đức Thế Tôn và Chư Phật không thấy ở tại thế nhưng vẫn để lại đầy đủ cơ duyên vì sự Đại Từ Bi viên tròn của các Ngài… vẫn ở đây.


Ở đây là ở đâu? - Ở chính lời KINH PHÁP. Y Kinh y Pháp mà hành mà tu. Ko phân tích, không suy luận, không diễn giải dây dưa mộng ảo. Cứ thấy thế nào thì tu thế, chưa thấy thì tụng niệm cho tới khi thấy, thấy thế nào tu thế đó. Không được suy suyển hay diễn giải, nhận định lời kinh để tìm nghĩa lý vì tất cả cái này là mộng ảo điên đảo hết. Động dậy suy nghĩ đã là cái tối kị vì quá nhiều Kinh Pháp chân như bày biện rõ nghĩa đều nhắc, chớ nghĩ vì nghĩ đã là tưởng, đã tưởng thì đã là tưởng ấm.. là cái tối kị… lại còn nghĩ suy xem nghĩa lý Kinh là gì thì khác gì, càng tu càng mê và mạt Pháp là đây….


Nên cứ chỉ tụng niệm Kinh Pháp đã có (không nghĩ nghĩa cũng chẳng tìm lời bình từ ai, mà phải tự làm - đây là tu)… tự làm cho đến khi tự thấy rõ nghĩa lý gì thì tu nghĩ lý đấy, trong khi đó vẫn tụng niệm để rõ tiếp các nghĩa lý khác… cứ như thế lần lần là tu. Một Pháp viên tròn - là đã gần như tới cái chỗ bến thuyền con đường duy nhất quá độ kia và các nấc cứ thế mà tiến lên (gọi là tinh tấn) - mà bản thân cũng không tự nhận đã đạt nấc này nấc kia vì … làm gì có ai là Phật hiện đời ấn chứng thọ ký và bản thân người tu không phân biệt so đo nghĩa lý từ sư huynh đệ nào nên cũng ko cần ai nhận ra và… đây chính là đạt mà không cầm nắm, không chấp vào cái đạt. Chỉ 1 lòng tụng niệm pháp để THẤY cái minh nghĩa của Pháp và tu theo đúng lời Kinh nói vậy.

Đừng suy nghĩ hay suy diễn nghĩa lý vì chỉ động niệm tìm là pháp vô thường là sẽ lại rớt vào điên đảo mộng tưởng… đi 1 đoạn dài thì sẽ rõ chỗ này, nhắc những ai mới bắt đầu thôi, mới tụng niệm vài dăm trăm, nghìn lần đã chán hay đã mất hết kiên nhẫn và sự dũng mãnh, muốn nhanh nhanh chóng chóng có gì đó thế là lại đi nghĩ nghĩa =)) ….


Đơn giản không?



5/ Thí dụ


Tôi đọc cả 1 Kinh A Di Đà, tôi thấy Thế Tôn nói nếu nhất tâm trì niệm tên Phật A Di Đà thì sẽ hưởng phước báu nhiệm màu. Đây là cái thấy rất rõ và đầu tiên của bản Kinh. Vậy là tôi sẽ cứ thế làm, làm cả chục vạn lần đọc tên ngài - chưa chắc đã làm được nhất tâm đọc tên đâu. Trong khi đó, tôi vẫn tiếp tục đọc đi đọc lại toàn Kinh A Di Đà để tìm các cái thấy khác. Vậy là A Di Đà Phật như là 1 câu chú ai cũng thấy trong Kinh rồi nên tu trước. Còn Kinh vẫn đọc - đừng nghĩ cả Kinh đó chỉ có mỗi nghĩa lý “A Di Đà Phật” - Không. Đức Thế Tôn đã giảng giải Pháp để cứu độ chúng sinh thì sẽ không nói dai nói dài, nói lan man như chúng ta nên những gì Kinh nói không phải là thừa … chữ chữ như ngọc… nhưng đừng chiết tách 1 vài chữ ra rồi cho là tất cả, rốt ráo và minh nghĩa, cô đọng được hết cả bài giảng của Thế Tôn.


Mở đầu của Bát Nhã Tâm Kinh balamat: “ Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến…”

Một câu này thôi, người tu đã có thể thấy rất nhiều: Quán/ Chiếu/ Tự Tại

Ví dụ: Quán xem Bồ Tát Tự Tại tu hành sâu pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa thời thời khắc khắc chiếu thấy…


Cái gương, cái bóng, cái chân như? - Cái gương là Quán Chiếu, cái chân như là Tự Tại cái bóng là: Kinh bắt đầu diễn giải… “ngũ uẩn giai không..v.v.”


Vậy là rõ ngay… tu được rốt ráo là tu ra quả Tự Tại với pháp này. Mà Tự Tại là gì, gần cái tâm 1/ ở com trước không? Gần quả Phật không? . Mà muốn thấy cái chân như này là phải nhìn từ cái bóng (tức những câu sau của Kinh diễn giải) và cái gương quán chiếu…..


Đừng lo sợ tiếng tây tiếng Tàu tiếng Phạn, pali gì gì khác tiếng Việt. Nghĩa lý Kinh chân như không nằm ở ngôn từ nên chỉ cần thấy, đọc chữ tiếng nước nào, thời nào cũng được… đọc mãi cũng sẽ thấy.


Sao gọi là Quán Thế Âm…? nghĩa lý cứu khổ cứu nạn thì vốn dễ rồi - để tu hành cái Đại Từ Bi của dg Bồ Tát Đạo. Nhưng khi Kinh nhắc 3 chữ này tức nghĩa lý là: Quán xem tiếng nói của thế gian. Tiếng gì? - Tiếng Khổ. Quán tận tiếng của Thế gian chỉ thấy thanh khổ. Và từ đây thấy rõ Khổ đế. Vậy là hành tu pháp Quán Thế Âm.. mới chỉ đọc tới đây đã thấy nghĩa lý Kinh. Hành tu cứu khổ cứu nạn hay bố thí ba la mật mới thực chứng được cái Thế Âm là 1 thanh Khổ là như vậy đây… chứ không chứng, chỉ đọc xong cho rằng vậy là mình hiểu rồi thì lại là điên đảo mộng tưởng.


Vậy là tu là phải hành phải sửa hay là thực hành cái thấy trong Kinh mà bản thân người tu mình thấy. Tâm Kinh khi bản thân mình thấy như phía trên thì mình tu là gì: Là tu hành thâm sâu ba la mật đa cho tới khi cũng thấy như vậy… ví dụ: Đầu tiên là thủ hộ 5 căn vì “ ngũ uẩn giai không”. Ta không thủ hộ, nó vào là thành có rồi. Phải thủ hộ cho được ngũ uẩn giai không tức là không còn cái gì vào nữa vì nó vốn không.


Có người đang dạy Đạo mình đây, mình đọc rồi, - tưởng là vào mà lại để cho không vào, không vào mà lại như vào. Nếu mình vui mừng cũng là vào, nếu mình tức giận cũng là vào, nếu mình nhớ cũng là vào, nếu mình nghĩ cũng là vào..v.v.. - có làm được ko? - Chưa. Sao mà làm được vì “hành thâm sâu” mới thấy… Ba cái da lông tánh minh giác hé mở thì còn cách xa… Vậy thì mới chỉ có 1 câu Kinh châu ngọc mình đã tu cả đời.

Hành thâm và thủ hộ được cái ngũ uẩn bắt đầu mới đến chiếu kiến những cái dưới để thấy luôn như vậy, những cái dưới là cái đạt được hay sẽ thấy được khi mà khoá chốt của tu ở đây đó là “hành thâm bát nhã ba la mật”. Mà bát nhã ba la mật nếu đi sâu hơn nữa nghĩa lý chính là “trí tuệ đại từ bi, dũng / hay còn gọi trí tuệ bát nhã”. Ak. Vậy thấy rõ chính là pháp tu phép quán chiếu trí tuệ. (Gương bóng chân như)….


Ví dụ vậy, người tu có thể thấy khác không sao. Cái thấy, cứ thấy cái thấy là được. Thấy gì tu đó. Đừng lo sợ người khác doạ (phải có dũng là vậy) vì … người tu y Kinh. Thấy gì chính là thấy. Nên Kinh nhiệm màu là vậy. Phật nhiệm màu là vậy.


Đừng đi tranh luận, tôi thấy cái này sao anh thấy cái kia. Cái thấy của anh là sai, của tôi mới là đúng … =)) =)) =)) =)) =)) =))





Tu!
Được cảm ơn bởi: KMD, lngovn
Đầu trang

KMD
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1743
Tham gia: 11:03, 25/04/14

Re: Chữ tâm

Gửi bài gửi bởi KMD »

hathao207 đã viết: 23:09, 09/01/24 Hoan hỷ sư huynh KMD! Tiểu đệ 3 tuổi hài đồng trẻ nít, xét ra tuổi đời kém huynh mà tuổi Đạo cũng không bằng. Gặp sư huynh ở đây như nhân duyên hợp tan vô thường, có vài lời, tiểu đệ gọi là (chém gió về tri kiến cũng không khác gì điên đảo mọng tưởng), huynh đừng chấp :)


1/ Bồ Tát Đạo là một con đường lớn. Không vội vã , bình an lại dung chứa tất cả. Bi Dũng Trí là cái cần cũng như cái đủ. Không bi thì không Bồ Tát, không Dũng cũng chẳng thành Bồ Tát. Còn Trí thì là con đường duy nhất rồi, đi đường nhỏ hay đường lớn rồi cũng đều đến đường duy nhất này (trí huệ, trí tuệ vô thượng, chánh đẳng giác…)


2/ Bồ Tát Đạo đi từ (cư sĩ) - (trang thiện nam, người thiện nữ). Nên bước đầu tiên là tu ở đời - tu đức, bằng cái từ bi vốn có mà chính xác nó là (“thương xót”) - không phải khái niệm tình/tình cảm/tình yêu, tình thân… mà là “thương xót” (ví dụ Đức Thế Tôn thương xót chúng sinh nên mới… - chứ nói yêu, nói có tình yêu, tình cảm với chúng sinh là ko phải). Nên hành cái đức đời - đó là Bố thí… dần dần tiến lên phạm trù (như bố thí ba la mật chẳng hạn)…. Lần lần hàng chục nấc nhưng không phải đạt tới 1 nấc mà mới là có tinh tấn… mỗi bước trí huệ đã được gợi mở ra dần dần… cũng như phước báo sẽ đến dần (dù ở hình thức nào)….


3/ Bồ Tát Đạo hay đường nào cũng vậy. Phải y Kinh, chớ biện.


Khi chúng sinh căn tánh thấp kém, trí huệ chưa mở, đọc/nghe Kinh Phật như vịt nghe sấm thì làm sao mà liễu nghĩa, làm sao mà tu tập. Trong thời kỳ Đạo Sư không xuất, lấy ai mà quán mở canh tánh? - Bởi thế mới cần tham nghiên bình giảng, mới cần học hỏi tràu dồi, mới cần trao đổi để có thêm tri kiến (thứ mà trong Kinh nói - cái này cũng là điên đảo vọng tưởng) - (Đây chính là cái mà được gọi là dùn gương tìm bóng để soi chân - đại loại vậy). Người thiện nam, thiện nữ… đã có 1 chữ thiện tức là duyên phước từ trước đã đủ lành.. mới có thể đọc được Kinh (dù không thấy gì), mới có thể nghe được bình giảng, mới có thể có duyên cảm với Pháp Phật… nên cái này là duyên phước đầu tiên.


Dù chưa phát nguyện Bồ Tát Đạo nhưng do có căn lành mới tiếp tục cái căn đó ở đời này mà vô hình chung có tri kiến Pháp Phật … và nhờ sự nhiệt tâm, tín thành mà miệt mài hành (dù thực sự chưa rõ hướng) … cái bước đầu tiên “Bố Thí” ở đời và trong minh minh huyền huyền trí huệ mở ra hay căn tánh giác hiện dần ra… đây là duyên phước hiện đời đầu tiên nhận được.


Khi cái căn tánh giác này hiện ra thì không thể nào tiếp tục cái sự vô đường không rõ hướng như trên - vì tri kiến có được như vừa nói ở trên là thứ điên đảo vọng tưởng. Nhưng Đạo Sư đâu còn - ai chỉ lối đường mê?????


Nếu căn tánh giác đã mở rõ hơn 1 chút thì lúc này hoàn toàn có thể đã tự thấy: Các vị mà mình gọi là thầy, là Sư … hiện tại cũng đều chỉ như mình - bạn đồng tu (đồng hành/đồng đường. Có thể đó là những người đã đi xa trên con đường, nhưng cũng có thể đó chỉ là những người mặc chiếc áo khác người thường - mà ở trong Kinh - Đức Thế Tôn đã luôn nhắc nhở chúng sinh những đời sau thời kỳ mạt pháp thì ma đạo thế nào… Nếu có 1 vị hiện tiền - là một bậc đã được ấn chứng và tho ký bởi Đức Phật thì … có lẽ nên tin theo. Nhưng nào có ai? - Bởi thế tất cả, xét trên 1 khía cạnh tánh giác mở ra - tất cả đều chỉ cùng là 1 thứ bậc bạn đồng tu (sẽ có hơn có kém rất nhiều nhưng không ai xác định được vì làm gì có ai ấn chứng, thọ ký cái nấc của mỗi người).


Nếu như, chưa bước vào con đường Bồ Tát Đạo hay tu Phật các đường thì nhờ thiện căn, phước lành mà có thể gặp đến những tri kiến làm cho 1 người lầm mê chúng ta bước lên con đường minh giác. Nhưng khi đã tới chỗ này rồi, thì không thể chấp mãi tri kiến nữa, vì nếu chấp sẽ lầm mê cả đời ở đây.


Tri kiến này đang nói là gì? - Ở góc độ đường tu Phật thì cái tri kiến đang nói ở chỗ này là mọi thị kiến quan điểm, nhận xét, cái cho rằng, cái là…. Về Pháp Phật mà bản thân có được nhờ: Đọc, nghe, suy nghĩ , xác quyết…v.v. - Những thứ này chính là vị ngọt dẫn bản thân bước vào Đường Tu ở phía trước nhưng đến đây mà vẫn cố chấp, ôm giữ những tri kiến này…. Gọi là chấp mê, si mê, mê đắm pháp Phật mà thực ra là không thấy pháp Phật.


Vậy là đến đây, phải phá mê. Phá mê gì? - Chính là phá sự si mê, mê đắm về Pháp Phật mà thực ra nó chỉ là những tri kiến vô thường điên đảo mộng tưởng, còn cá nhân người tu chưa thấy Pháp Phật nào (dù đã đọc nhớ hàng trăm Pháp, hàng ngàn bình giải Pháp của các sư huynh đồng tu thấy rất tâm đắc)…. Đây là những thứ điên đảo vọng tưởng. Càng tâm đắc, càng thấy tâm đắc, càng thấy vị ngọt thì cái chấp si mê càng lớn. Cần phải phá!


4/ Phá mê thế nào?

Người khi đủ phước đức ở bước thứ nhất (bố thí kia) … đến lúc tự thấy và khi trên đường tu cùng gặp và rồi tự thấy (chứ ko ai thấy và ko ai chỉ hộ cho đâu á) - tự thấy, đang mê rồi, cần phải tìm cách phá ra khỏi mê này thôi… (sau có khi nhiều thời gian tự thấy sự tinh tấn là chậm, dường như muốn tiến lên mà cứ luẩn quẩn….)


Lúc này, quên hết tri kiến hoặc phải gạt hết tri kiến đã và đang có. Quay trở lại đọc Kinh. Đọc Kinh nào? - Đọc cái hệ Kinh mà bản thân thấy tâm đắc phía trước đó. Đọc 1 Kinh này cũng ko thấy cái gì thì đọc sang Kinh khác, cứ thế lần lượt đọc. Tuyệt đối không đọc bình giải chú giải Kinh vì đến Kinh là lời Phật giảng mình còn chưa thấy thì những lời bình giải, chú giải, giải thích, hướng dẫn..v.v. Của các sư huynh có tác dụng???? - Chân như chỉ có 1, nói đi nói lại, bình đi bình lại…. Cuối cùng chỉ ra cái tri kiến cho bước 1 đó thôi. Đến bước này phải đọc Kinh để thấy.

Đọc qua đủ các Kinh sẽ tự thấy đến Kinh nào đó bản thân có vẻ thây thấy 1 cái gì đó. Chưa thấy đọc lại… đọc đến khi nào thấy 1 Kinh mà tự bản thân cái tâm minh giác hé mở 1 tẹo kia (hay trí huệ hé mở kia) - sau khi đạt dc bước 1 nó đã hé mở nên mới thấy biết bản thân đang chấp kiến si mê những tri kiến Pháp Phật (toàn những cái được nghe, đọc, từ ở ngoài vào hoặc suy nghĩ tự cắt nghĩa ra - điên đảo mộng tưởng) nó tự nhắc cho mình: Đây là Pháp phù hợp với mình đây. Cái Pháp đấy ở cái Kinh này đây… đúng Pháp này rồi… Ok!


Đã lựa chọn ra Pháp tu.


Nhưng không có ai hướng dẫn thì Pháp dù có hợp có khi cũng tu chẳng ra gì. Nhưng lấy ai hướng dẫn cho người tu bây giờ? - Thời Thế Tôn còn tại thì người đồng tu, 1 người dẫn 3 người, có người dẫn 5 người, có người dẫn 10 người, 20 người, 30 người…v.v. Giờ ai dẫn? - Các vị sư huynh dù có tâm Bi và hành Bồ Tát Đạo thì cũng chỉ dẫn được cái đại chúng, cái chung chung - chính là dẫn cái bước 1 - vào cửa Đạo mà mình đã có duyên rồi. Giờ, những vấn đề của cá nhân người tu, phải có người trực tiếp ấn chứng hoặc tham nghiên… chứ người tu tự nhận ra được, tự sửa được cái vấn đề của bản thân thì đã bước đi vù vù lên làm đại sư huynh rồi :D


Tuy nhiên, Phật Pháp nhiệm màu. Dù Đức Thế Tôn và Chư Phật không thấy ở tại thế nhưng vẫn để lại đầy đủ cơ duyên vì sự Đại Từ Bi viên tròn của các Ngài… vẫn ở đây.


Ở đây là ở đâu? - Ở chính lời KINH PHÁP. Y Kinh y Pháp mà hành mà tu. Ko phân tích, không suy luận, không diễn giải dây dưa mộng ảo. Cứ thấy thế nào thì tu thế, chưa thấy thì tụng niệm cho tới khi thấy, thấy thế nào tu thế đó. Không được suy suyển hay diễn giải, nhận định lời kinh để tìm nghĩa lý vì tất cả cái này là mộng ảo điên đảo hết. Động dậy suy nghĩ đã là cái tối kị vì quá nhiều Kinh Pháp chân như bày biện rõ nghĩa đều nhắc, chớ nghĩ vì nghĩ đã là tưởng, đã tưởng thì đã là tưởng ấm.. là cái tối kị… lại còn nghĩ suy xem nghĩa lý Kinh là gì thì khác gì, càng tu càng mê và mạt Pháp là đây….


Nên cứ chỉ tụng niệm Kinh Pháp đã có (không nghĩ nghĩa cũng chẳng tìm lời bình từ ai, mà phải tự làm - đây là tu)… tự làm cho đến khi tự thấy rõ nghĩa lý gì thì tu nghĩ lý đấy, trong khi đó vẫn tụng niệm để rõ tiếp các nghĩa lý khác… cứ như thế lần lần là tu. Một Pháp viên tròn - là đã gần như tới cái chỗ bến thuyền con đường duy nhất quá độ kia và các nấc cứ thế mà tiến lên (gọi là tinh tấn) - mà bản thân cũng không tự nhận đã đạt nấc này nấc kia vì … làm gì có ai là Phật hiện đời ấn chứng thọ ký và bản thân người tu không phân biệt so đo nghĩa lý từ sư huynh đệ nào nên cũng ko cần ai nhận ra và… đây chính là đạt mà không cầm nắm, không chấp vào cái đạt. Chỉ 1 lòng tụng niệm pháp để THẤY cái minh nghĩa của Pháp và tu theo đúng lời Kinh nói vậy.

Đừng suy nghĩ hay suy diễn nghĩa lý vì chỉ động niệm tìm là pháp vô thường là sẽ lại rớt vào điên đảo mộng tưởng… đi 1 đoạn dài thì sẽ rõ chỗ này, nhắc những ai mới bắt đầu thôi, mới tụng niệm vài dăm trăm, nghìn lần đã chán hay đã mất hết kiên nhẫn và sự dũng mãnh, muốn nhanh nhanh chóng chóng có gì đó thế là lại đi nghĩ nghĩa =)) ….


Đơn giản không?



5/ Thí dụ


Tôi đọc cả 1 Kinh A Di Đà, tôi thấy Thế Tôn nói nếu nhất tâm trì niệm tên Phật A Di Đà thì sẽ hưởng phước báu nhiệm màu. Đây là cái thấy rất rõ và đầu tiên của bản Kinh. Vậy là tôi sẽ cứ thế làm, làm cả chục vạn lần đọc tên ngài - chưa chắc đã làm được nhất tâm đọc tên đâu. Trong khi đó, tôi vẫn tiếp tục đọc đi đọc lại toàn Kinh A Di Đà để tìm các cái thấy khác. Vậy là A Di Đà Phật như là 1 câu chú ai cũng thấy trong Kinh rồi nên tu trước. Còn Kinh vẫn đọc - đừng nghĩ cả Kinh đó chỉ có mỗi nghĩa lý “A Di Đà Phật” - Không. Đức Thế Tôn đã giảng giải Pháp để cứu độ chúng sinh thì sẽ không nói dai nói dài, nói lan man như chúng ta nên những gì Kinh nói không phải là thừa … chữ chữ như ngọc… nhưng đừng chiết tách 1 vài chữ ra rồi cho là tất cả, rốt ráo và minh nghĩa, cô đọng được hết cả bài giảng của Thế Tôn.


Mở đầu của Bát Nhã Tâm Kinh balamat: “ Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến…”

Một câu này thôi, người tu đã có thể thấy rất nhiều: Quán/ Chiếu/ Tự Tại

Ví dụ: Quán xem Bồ Tát Tự Tại tu hành sâu pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa thời thời khắc khắc chiếu thấy…


Cái gương, cái bóng, cái chân như? - Cái gương là Quán Chiếu, cái chân như là Tự Tại cái bóng là: Kinh bắt đầu diễn giải… “ngũ uẩn giai không..v.v.”


Vậy là rõ ngay… tu được rốt ráo là tu ra quả Tự Tại với pháp này. Mà Tự Tại là gì, gần cái tâm 1/ ở com trước không? Gần quả Phật không? . Mà muốn thấy cái chân như này là phải nhìn từ cái bóng (tức những câu sau của Kinh diễn giải) và cái gương quán chiếu…..


Đừng lo sợ tiếng tây tiếng Tàu tiếng Phạn, pali gì gì khác tiếng Việt. Nghĩa lý Kinh chân như không nằm ở ngôn từ nên chỉ cần thấy, đọc chữ tiếng nước nào, thời nào cũng được… đọc mãi cũng sẽ thấy.


Sao gọi là Quán Thế Âm…? nghĩa lý cứu khổ cứu nạn thì vốn dễ rồi - để tu hành cái Đại Từ Bi của dg Bồ Tát Đạo. Nhưng khi Kinh nhắc 3 chữ này tức nghĩa lý là: Quán xem tiếng nói của thế gian. Tiếng gì? - Tiếng Khổ. Quán tận tiếng của Thế gian chỉ thấy thanh khổ. Và từ đây thấy rõ Khổ đế. Vậy là hành tu pháp Quán Thế Âm.. mới chỉ đọc tới đây đã thấy nghĩa lý Kinh. Hành tu cứu khổ cứu nạn hay bố thí ba la mật mới thực chứng được cái Thế Âm là 1 thanh Khổ là như vậy đây… chứ không chứng, chỉ đọc xong cho rằng vậy là mình hiểu rồi thì lại là điên đảo mộng tưởng.


Vậy là tu là phải hành phải sửa hay là thực hành cái thấy trong Kinh mà bản thân người tu mình thấy. Tâm Kinh khi bản thân mình thấy như phía trên thì mình tu là gì: Là tu hành thâm sâu ba la mật đa cho tới khi cũng thấy như vậy… ví dụ: Đầu tiên là thủ hộ 5 căn vì “ ngũ uẩn giai không”. Ta không thủ hộ, nó vào là thành có rồi. Phải thủ hộ cho được ngũ uẩn giai không tức là không còn cái gì vào nữa vì nó vốn không.


Có người đang dạy Đạo mình đây, mình đọc rồi, - tưởng là vào mà lại để cho không vào, không vào mà lại như vào. Nếu mình vui mừng cũng là vào, nếu mình tức giận cũng là vào, nếu mình nhớ cũng là vào, nếu mình nghĩ cũng là vào..v.v.. - có làm được ko? - Chưa. Sao mà làm được vì “hành thâm sâu” mới thấy… Ba cái da lông tánh minh giác hé mở thì còn cách xa… Vậy thì mới chỉ có 1 câu Kinh châu ngọc mình đã tu cả đời.

Hành thâm và thủ hộ được cái ngũ uẩn bắt đầu mới đến chiếu kiến những cái dưới để thấy luôn như vậy, những cái dưới là cái đạt được hay sẽ thấy được khi mà khoá chốt của tu ở đây đó là “hành thâm bát nhã ba la mật”. Mà bát nhã ba la mật nếu đi sâu hơn nữa nghĩa lý chính là “trí tuệ đại từ bi, dũng / hay còn gọi trí tuệ bát nhã”. Ak. Vậy thấy rõ chính là pháp tu phép quán chiếu trí tuệ. (Gương bóng chân như)….


Ví dụ vậy, người tu có thể thấy khác không sao. Cái thấy, cứ thấy cái thấy là được. Thấy gì tu đó. Đừng lo sợ người khác doạ (phải có dũng là vậy) vì … người tu y Kinh. Thấy gì chính là thấy. Nên Kinh nhiệm màu là vậy. Phật nhiệm màu là vậy.


Đừng đi tranh luận, tôi thấy cái này sao anh thấy cái kia. Cái thấy của anh là sai, của tôi mới là đúng … =)) =)) =)) =)) =)) =))





Tu!
KMD rất cảm ơn những chia sẻ của bạn.

Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Được cảm ơn bởi: lngovn
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”