Hội Gióng - Một di sản văn hóa

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

Hội Gióng - Một di sản văn hóa

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng.

Từ lâu lắm rồi, hội Gióng đã đi vào tiềm thức của hàng triệu người dân Việt. Người dân đến xem hội Gióng không chỉ để thưởng thức văn hóa dân gian mà họ còn được xem lại những trận đánh thần kỳ của dân tộc. Hội Gióng như một kịch trường dân gian rộng lớn mô tả lại một cách hào hùng trận đánh thần kỳ của ông Gióng, một trận đánh mang tính đặc thù như bất kỳ một chiến thắng nào của người Việt. Ngoài tính chất tâm linh cầu mong mưa thuận gió hòa, người xem hội như được hun đúc thêm ý chí và tinh thần quật cường cũng như lòng yêu nước.

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã từng nghiên cứu và giải mã về hội Gióng. Họ đều cho rằng, phải chăng tổ tiên người Việt xưa kia muốn thông qua lễ hội để gửi gắm khát vọng chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng kẻ thủ. Cuối thế kỷ XIX, nhà nghiên cứu người Pháp Duy-mu-chi-ê khi nghiên cứu về hội Gióng, ông đã không khỏi ngạc nhiên. Ông đã từng so sánh hội Gióng với buổi lễ của Giáo hoàng La mã, ông viết: “Hội Gióng là một cảnh tượng hấp dẫn nhất mà tôi xem được ỏ Bắc Kỳ… Chắc hẳn thế, chưa bao giờ buổi lễ của giáo hoàng La Mã lại được tiến hành trước một đám người dự lễ chân thành hơn và với những người dự lễ có ý thức hơn về sự cao quý trong chức trách của mình, về sự thần thánh của hành vi đang được thực hiện”. Từ đó, lần đầu tiên thế giới biết về hội Gióng như một lễ hội lớn của Việt Nam.

Cố Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đã nhiều lần về xem hội Gióng và đã viết một cuốn sách “Hội Phù Đổng - Một trận đánh thần kỳ trong truyền thuyết Việt Nam năm 1937. Trong cuốn sách này ông mô tả hội Gióng cách tỉ mỉ với tất cả sự ngưỡng mộ.

Năm 1967, cụ Vũ Tuấn Sán ở Phòng Bảo tồn, bảo tàng, Sở Văn hóa Hà nội đã về hội Gióng và có bài phân tích cùng một bộ sưu tập ảnh về lễ hội Gióng, hiện
Cụ Cao Huy Đỉnh cũng đã dày công nghiên cứu về ông Gióng và Hội Gióng để viết lên cuốn sách “Người anh hùng làng Gióng” xuất bản năm 1969. Với gần 200 trang, cuốn sách đã mô tả và phân tích đầy đủ nhất về truyền thuyết ông Gióng và hội Gióng. Hiện nay, cuốn sách này được coi là cẩm nang về ông Gióng và hội Gióng.

Rất nhiều bài báo bài phân tích khác đã đăng trên các báo và tạp chí. Các nhà phân tích đều có cách lý giải và góc nhìn khác nhau nhưng nhìn chung, họ đều thống nhất ở các điểm dưới đây.

1. Hội Gióng có từ rất xa xưa và được chuẩn hóa từ thời Lý. Theo như cụ Nguyễn Văn Huyên và cụ Cao Huy Đỉnh thì nhà Lý đã cho dựng lại lễ hội Gióng từ hương lễ trở thành quốc lễ. Hàng năm, nhà Lý cử quan đại thần về làng để làm lễ tế trời đất và diễn lại trận đánh thời Hùng Vương như để nhắc nhở sự tự cường của dân tộc.
Tương truyền rằng: Lý Thái Tổ Công Uẩn lúc nhỏ có đi tu ở chùa Kiến Sơ thường sang miếu thờ ông Gióng (ở phía đông chùa Kiến Sơ) thắp hương cầu xin thần cho biết vận mệnh của đất nước và phù trợ để mưu cầu việc lớn. Có một đêm, Lý Công Uẩn mơ thấy một người khổng lồ cho 4 câu thơ:

Nhất bát công đức thủy
Tùy duyên hóa thế gian
Quang quang trùng ảnh chiếu
Một ảnh nhật đăng sơn

Câu thơ có nghĩa là Nhà Lý sẽ được làm vua vẻ vang tám đời. Quả nhiên lời sấm ứng nhiệm và Lý Công Uẩn làm vua, mở ra một kỷ nguyên mới cho nước Đại Việt, kỷ nguyên tự chủ.
Truyền thuyết trên tuy mang đầy tính dân gian nhưng nếu xét trên phương diện khoa học mà một số nhà nghiên cứu đã giải mã thì thấy có cơ sở. Lý Công Uẩn và Thánh Gióng phải chăng là hai người anh hùng của hai thời đại đã đồng cảm được với nhau về thân thế cũng như khát vọng tự cường dân tộc. Thánh Gióng và Lý Công Uẩn đều được coi là con của Thần.

Xét về mặt địa lý, Lý Công Uẩn là bậc thầy về phong Thủy, ông đã chọn sông Hồng nơi được coi là huyết mạch của người Việt cổ làm long mạch cho Hoàng thành. Ông đã chọn 2 vị thần từ thời Hùng Vương trấn ở hai bên tả và hữu Sông Hồng như khẳng định về sự phục hưng của người Việt cũng như cầu mông sự bền vững thịnh vượng. Hai vị thần đã chiến thắng thiên nhiên và chiến thắng kẻ thù, hai mối nguy hiểm lớn nhất của cư dân sông Hồng. Thánh Gióng (đời Hùng Vương thứ 6) trấn vùng đồng bằng, tả ngạn sông Hồng và Sơn tinh (đời Hùng Vương thứ 18) trấn vùng núi cao, hữu ngạn sông Hồng. Qua thời gian, thành Thăng Long có 4 vị thánh trấn ở xa chính là tứ bất tử và 4 vị thần trấn ở gần (bây giờ được biết đến là tứ trấn ở Hà Nội). Nếu nhìn trên ảnh vệ tinh thì thấy rất rõ điều này.
Xét về văn hóa, lễ phục, bài hát điệu múa trong hội Gióng đều mang dáng dấp văn hóa thời Lý. Ông Lê Trung Vũ thuộc trung tâm nghiên cứu khoa học về tôn giáo, Bộ Văn hóa thông tin đã khẳng định điều này trong sách hội nghị, hội thảo về lễ hội từ trang 138 – 148. Theo ông, nhà Lý đã thông qua sự mô tả trận đánh của ông Gióng để nói lên các chiến tích phá Tống, bình Chiêm của nhà Lý. Ba ván cờ ở Đống Đàm quay về phía Nam nói lên trận đánh thắng 3 châu nhà Chiêm là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh; ba ván cờ ở Soi Bia quay về phía Bắc nói nên trận đánh thắng 3 châu nhà Tống là Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm. Trong lễ hội Gióng, diễn tả lại sự bài binh bố trận theo cách thức quân sự nhà Lý.
Xét về Lịch sử, nhà Lý Công Uẩn khởi phát từ khu vực gần đền thờ Thánh Gióng. Khi nhà Lý suy vong, nhiều tướng và hoàng thân nhà Lý đã ẩn cư ở làng Phù Đổng. Ông Nguyễn Nộn, là tướng nhà Lý đã ẩn cư ở chùa làng Phù Dực. Sau này giúp nhà Trần đánh thắng quân Nguyên Mông và được phong là Hoài Đạo Đại Vương và được thờ làm thành hoàng tại đình làng Phù Dực cũng như các làng xung ven sông Đuống (Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại điều này). Công chúa Diệu Linh, đã ẩn cư tại chùa Hương Hải, nơi được coi là ni viện đầu tiên của Việt Nam. Điều đặc biệt, nhà Trần không những không phá hủy các di tích liên quan đến nhà Lý ở làng Phù Đổng mà còn tu bổ và sắc phong cho các di tích này, đồng thời tiếp tục cho mở hội Gióng hàng năm.

2. Hội Gióng luôn được duy trì, mặc dù có những giai đoạn rất khó khăn. Có lẽ do lễ hội Gióng khác với các lễ hội khác, ngoài việc cầu mong mưa thuận gió hòa, hội Gióng còn diễn lại một trận đánh hào hùng. Như vậy, hội Gióng được mở hàng năm như một lời nhắc nhở luôn cảnh giác, một sự hun đúc ý chí tự cường, một niềm tin chiến thắng. Truyền thuyết ông Gióng, khu di tích đền Gióng luôn luôn là một thành trì trấn giữ cho kinh đô Thăng Long như sự lựa chọn của Lý Công Uẩn. Chính vì vậy mà cái triều đại Trần , Lê, Nguyễn đều cho tu bổ đền Gióng và hội Gióng. Thời kỳ Pháp thuộc, hội Gióng vẫn được mở. Mặc dù bị pha tạp bởi những trò mua vui rẻ tiền của bọn thực dân, có một vài yếu tố tốt đẹp đã bị làm méo mó; nhưng hội Gióng là một nơi để người dân thể hiện công khai khát vọng chiến thắng của mình. Những năm đất nước chống Mỹ, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ lại cho khôi phục lại hội Gióng với mong muốn cổ vũ tinh thần chiến thắng. Bộ sưu tập của cụ Vũ Tuấn Sán năm 1967 và cuốn sách “Người anh hùng làng Gióng” năm 1969 đã khẳng định điều này. Sau ngày khi đất nước không còn bóng quân thù, người dân đã ổn định cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã cho mở lại lễ hội Gióng. Từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay, hội Gióng năm nào cũng được mở. Vì điều kiện kinh tế nên hội chính chỉ được mở 5 năm một lần, những năm còn lại được gọi là hội lệ.

3. Hội Gióng là kịch trường dân gian rộng lớn cả về không gian và thời gian. Hội Gióng có kết cấu chặt chẽ theo một kịch bản, được mọi người tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Tất cả các nghi lễ của lễ hội được ghi trong một cuốn sách bìa xanh gọi là sổ lễ hội, được lưu giữ cẩn thận trong nhà Giám ở đền Gióng từ thời này qua thời khác. (Rất tiếc, trận lụt năm 1971 đã làm hư hại và thất thoát một phần). Hội gióng được diễn ra khá dài, thời gian chính hội từ mồng 1 đến 13 tháng 4 âm lịch. Thời gian diễn tập kéo dài từ rằm tháng 3 âm lịch. Hội Gióng có các diễn viên chính và diễn viên quần chúng đông đến hàng nghìn người do nhân dân của 4 làng (thuộc 2 xã và 1 phường) tham gia. Hội Gióng được diễn ra trong một không gian rộng lớn trải dài 3 cây số. Tất cả mọi người tham gia hội Gióng với tinh thần tự giác rất cao và trong không khí cực kỳ sôi động làm cho mọi người xem hội như đang được chứng kiến một trận đánh thật. Từ các cụ già đến các em nhỏ khi hành hội đều tỏ ra rất tôn trọng và tín ngưỡng, chính điều này đã làm ngạc nhiên nhiều du khách và các nhà nghiên cứu.

4. Hội Gióng là một di sản văn hóa, ẩn chứa lịch sử phong tục tập quán của người Việt cổ. Đồng thời nói lên đức tính, khát vọng ý chí của người Việt. Chỉ thông qua một cuộc tổng diễn tập về một trận đánh thời xa xưa mà nói lên được cả ý nghĩa triết học xâu xa, triết lý về nhân sinh, thẩm mỹ và đạo đức làm người. Các ông hiệu biểu trưng cho các vị tướng người Việt và có các đặc tính tốt đẹp của một vị tướng theo quan niêm Phương Đông đó chính là Trung, Hiếu, Trí, Dũng, Uy, Nhân. Khi tổ quốc lâm nguy, sẵn sàng ra trận đấy là Trung. Trước khi ra trận đều rước nước từ đèn Mẫu để rửa khí giới, lễ bái biệt mẹ khi ra đi và bái vọng mẹ khi chiến thắng trở về được gọi là Hiếu. Khi đánh trận có sự biến hóa giữa Thuận và Nghịch, có đấu tranh ngoại giao và đấu tranh vũ trang đấy là Trí. Tất cả các động tác hành hội đều khỏe khoắn dứt khoát đấy là Dũng. Toàn bộ đám rước theo một trận tự nhất định, mọi người đều răm rắp tuân theo hiệu lệnh đấy là Uy, khi thắng trận không lạm sát người vô tội, chỉ trừng trị kẻ cầm đầu và tha những tùy tướng đấy là Nhân.
Trong hội Gióng có 28 vị nữ tướng được bày theo phương vị của 28 vị tinh tú vừa tượng trưng cho giặc vừa tượng trưng cho trở lực của thiên nhiên. Sáu ông hiệu tượng trưng cho 6 vị tướng của ông Gióng khi bày trận tượng trưng cho 6 hào của một quẻ bát quái, cách thức bày trận như một sự biến hóa. Ba ván cờ thuận, ba ván cờ nghịch là vẽ lên trời xanh chữ Lệnh theo chiều thuận và theo chiều nghịch đồng thời quay về hai hướng Nam và Bắc cũng ẩn chứa nhiều lý giải. Tuy chỉ là những nghi lễ ước lệ mang tính dân gian, nhưng mọi người khi xem hội Gióng có thể hình dung được trận đánh thực của người Việt xưa như thăm dò trận địa, báo động chiến tranh, người lính từ biệt mẹ, tướng sỹ bày trận, đánh trận, nghi binh, cảnh rượt đuổi, cảnh giặc đầu hàng, cảnh ăn mừng chiến thắng. Rõ ràng rằng, cha ông xưa đã ẩn ý vào những nghi lễ dân gian nhiều điều gửi gắm với chân lý là truyền thống văn hóa thì mãi mãi không đổi cho dù thời đại có thay đổi.

Xem hội Gióng, nghiên cứu hội Gióng để thấy được nét đẹp của văn hóa truyền thống. Qua đó giải mã được những bài học của tổ tiên từ xa xưa. Chính vì lẽ đó, trong dân gian, mọi người đã coi lễ hội Gióng như một bài giảng về đức tính làm người, về truyền thống hào hùng của dân tộc, về ý chí và khát vọng. Nếu ai đó chưa từng học thì coi như đã uổng phí:

Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng thì hư một đời.

(Bài tham luận về Hội Gióng năm 2005)
Mời quý khách gần xa về tham dự lễ hội Gióng năm Canh Dần: được tổ chức vào các ngày từ 6-9/4 (19-22/05/2010)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

Phim về hội Gióng

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Phim về hội Gióng (năm 2005)
(Tác phẩm được tham gia gian trưng bày của hội điện ảnh Hà Nội nhân kỷ niệm 995 năm Thăng Long)

[media]https://lyso.vn/media/hoigiong2005.flv[/media]
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Hội Gióng - Di sản văn hóa

Gửi bài gửi bởi nncuong »

TỔNG QUAN LỄ HỘIGIÓNG

Hội Gióng - lễ hội lớn của vùng châu thổ Sông Hồng là khúc tráng ca huy hoàng về chiến thắng lẫy lừng của người anh hùng nhỏ tuổi làng Phù Đổng huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội tiêu diệt giặc Ân hung hãn, mở đầu trang sử vàng son chông ngoại xâm tư thời tiền sử đời vua Hùng Vương thứ VI, đồng thời là kịch trường dân gian biểu đạt những quan niệm về thẩm mỹ cũng như đạo lý làm người.

Hội Gióng được tổ chức hang năm vào đầu tháng tư âm lịch. Chính Hội thì năm năm được tổ chức một lần vào các năm chẵn. Chính Hội cổ được mở từ ngày 5 đến ngày 12 tháng tư, còn ngày nay thì được mở từ ngày 7 đến ngày 10 tháng tư âm lịch.

A - Lễ Hội Gióng được phân làm ba giai đoạn.

+ Giai đoạn thứ nhất: Từ 1 tháng ba đến 15 tháng ba âm lịch.
- Hiệp thương nhân sự - tức là cắt cử bình chọn vai diễn
+ Giai đoạn thứ hai: Từ 15/3 đến 6/4 Âm lịch.
- Hành hội theo kịch bản đã chuẩn hoá.

B – Các vai diễn chính.

1 – Ông Hiệu Cờ: Số lượng: 1 - Tượng trưng người anh hùng Làng Gióng
2 – Ông Hiệu Trống: Số lượng: 1 - Tượng trưng tướng tả của Gióng
3 – Ông Hiệu Chiêng: Số lượng: 1 - Tượng trưng tướng hữu của Gióng
4 – Ông Trung Quân: Số lượng: 1 - Tượng trưng tướng phái viên của triều đình Hùng Vương
5 – Ông Hiệu Tiểu Cổ: Số lượng: 2 - Tượng trưng tướng Mục đồng.
6 – Phù giá:
- Phù giá nội: 120 người – quân cận vệ chủ lực của Gióng.
- Phù giá ngoại (Làng ào đen) 48 người: Đội quân nhân dân của Gióng
7 – Làng áo đỏ: 90 em - Đội quân thiếu nhi của Gióng
8 – Bát tiên: 8 người – Lính chính quy của triều đình Hùng Vương
9 - Phường Ải lao: 25 người - Đội quân tổng hợp của Gióng
- Người đi câu: 1
- Người đi săn: 1
- Ông Hổ: 1
- Người cầm cờ lau: 2
- Ông Đội: 2
- Ông Trùm: 2
- Chiến binh: 16
10 - Hỷ đồng: 6 em – lính tạp dịch.
11 – Cô tướng (Tướng giặc): 28 bé gái - Tượng trưng 28 đạo quân xâm lược nhà Ân.
12 – Các vai diễn khác.
- Ông Chấp Kỳ - Số lượng: 1 - Giữ cờ Lệnh
- Ông Khai Miều - Số lượng: 1 - Mở cờ Lệnh
- Ông Khởi Chỉ - Số lượng: 1 - Mở Miều Cờ
- Gia nhân - Số lượng hàng trăm - phục vụ các ông Hiêụ và cô Tướng
C - Lịch trình giai đoạn thứ hai (giai đoạn chuẩn bị)
+ Ngày 25 tháng 3 Âm lịch: Làm lễ lau chùi đồ thờ ở các Đền, Miếu, Chùa
- Các vai diễn lĩnh y phục và lễ cụ. Luyện tập ở từng thôn
+ Ngày 1 tháng tư : Sáng – Các ông Hiệu làm lễ xin châm hương ở đền Thượng mang về nhà
Chiều: Diễn tập lần thứ nhất của các ông Hiệu tại Đền Thượng.
+ Ngày mồng 5 tháng 4: Sáng: Trang hoàng các Đền - Miếu
Chiều: Phù giá luyện tập trước sân đền Thượng.
+ Ngày mồng 6 tháng 4:
Chiều: Diễn tập lần thứ hai của các ông Hiệu. Sau nơi Ngoại đàn, các ông Hiệu nộp trả lễ cụ, chấm dứt việc luyện tập.
- Tối làm lễ phong bọc cờ “ Lệnh”

D - Lịch trình giai đoạn Hành Hội

+ Ngày 7/4:

- 5h – 6h30: Trong tế, ngoài tập
- 6h30 – 7h30: Lễ dâng hương của Ban tổ chức
- 7h30 – 9h30: Lễ Rước Nước
- 14h – 17h30: Lễ Rước Khám đường

+ Ngày 8/4:

- 5h –7h: Tế Thánh
- 7h – 12h: nhân dân vào lễ Thánh
- 14h – 17h: Phù giá luyện tập
- 15h – 17h: Duyệt cô Tướng

+ Ngày 9/4 – Ngày chính Hội

- 5h – 7h: Tế Thánh
- 7h – 12h: Nhân dân vào lễ Thánh
- 11h – 11h30: Quân Thánh Gióng tập kết ở Đền Thượng
28 cô Tướng đồn trú ở Đống Đàm - Đổng Viên
- 12h: Ngoại Đàn
- 12h30: Rước trận ở Đống Đàm
- 15h: Ông Gióng khao cỗ yến ở sân Đền Thượng
Các cô Tướng đồn trú ở Soi Bia
- 16h: Rước trận ở Soi Bia
- 18h: Ngoại đàn
- 18h30: Các vai diễn lễ Thánh và trả lễ cụ
- 19h – 21h: Các ông Hiệu khao thưởng tại gia

+ Ngày 10/4:


- 5h - 7h: Tế Thánh
- 8h – 9h: - Ban cỗ yến các cô Tướng.
- Trao tặng kỷ niệm chương Hội Gióng
- Các ông Hiệu, cô Tướng cùng gia đình lễ tạ Đức Thánh Gióng.
- Bế mạc lễ hội.
Đầu trang

Mai Hoa
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 636
Tham gia: 20:02, 25/01/09

TL: Hội Gióng - Một di sản văn hóa

Gửi bài gửi bởi Mai Hoa »

Hội năm nay to, phải đi xem mới được.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

Thiên nhiên kỳ thú trong Lễ hội Gióng.

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Thiên nhiên kỳ thú trong Lễ hội Gióng.

Theo lời truyền lại của các cụ trong làng thì trước ngày hội chính (mồng chín tháng tư) bao giờ cũng có những trận giông rất lớn. Sau mỗi trận mưa, cà rụng rất nhiều, người dân cho rằng "Ông Gióng" về lấy cà. Hôm nay, mồng 8 tháng tư, trong lễ hội Gióng có nghi lễ "rước nước". Lễ rước nước ở hội Gióng ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa như các lễ hội khác còn mang thêm ý nghĩa là rước nước để rửa vũ khí đánh giặc. Sau lễ rước nước thường có một trận mưa rất to, như thế là đã linh ứng. Năm nay cũng vậy, sau lễ rước nước đã có một trận mưa giông lớn, làm mát hẳn tiết trời đang oi bức. Đây đúng là một điều kỳ diệu của thiên nhiên
Đầu trang

Mai Hoa
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 636
Tham gia: 20:02, 25/01/09

TL: Hội Gióng - Một di sản văn hóa

Gửi bài gửi bởi Mai Hoa »

:(( Năm nay bãi cà đã thành bãi ngô, còn đâu cà cho ông Gióng về lấy.

Chiều sau mưa giông, ngồi bờ hồ Tây nhìn cầu vồng trong mây ngũ sắc huyền ảo, .. hôm nay MH chứng thực là thiên nhiên có sự lạ.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2500
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Hội Gióng - Một di sản văn hóa

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Mai Hoa đã viết::(( Năm nay bãi cà đã thành bãi ngô, còn đâu cà cho ông Gióng về lấy.
Dù không nhiều nhưng vườn cà vẫn được duy trì để có bát cơm quả cà đãi khách theo như tục lệ cổ :)
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”