Những câu chuyện cổ của người xưa

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Trả lời bài viết
quangluong2206
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 16
Tham gia: 23:26, 17/04/10

Những câu chuyện cổ của người xưa

Gửi bài gửi bởi quangluong2206 »

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya)
trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka).

Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ.

Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau,

trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài.




Hôm nay chúng ta học tiếp bài pháp cú tiếp theo có
Tựa như thế này :



Cung kính bậc đáng kính
Làm tăng thêm tuổi thọ
Sắc đẹp và sức khoẻ
Cuộc sống cũng vui hơn


Câu chuyện như thế này :



Có hai người bà la môn là bạn thân với nhau
Cùng rủ nhau tu tập khổ hạnh suốt 40 năm trời trong 1 khu rừng.




Đạo Bà La Môn có nhiều trường phái khác nhau


Có người thì tu tập tại gia chuyên lo việc cúng tế
Có người thì lại rời gia đình vào rừng tu khổ hạnh




Hai người bà la môn này sau khi đã tu tập khá lâu như vậy


Thì một trong hai người khởi ý nghĩ rằng :

Mình tu tập như vậy mà chưa đắc đạo
Hơn nữa nhà mình lại không có ai nối dõi cả , hay là mình
nên trở về nhà lấy vợ sinh con




Đạo Bà La Môn gần giống đạo do thái


Họ cho rằng khi một người đàn ông đến tuổi trưởng thành
thì phải lập ra đình , phải lấy vợ sinh con dù người đó có
là giáo sĩ đi nữa

Ai mà sống độc thân thì bị xã hội khinh rẻ coi thường




Vào thời đó , nhiều người tin rằng những vị giáo sĩ tu tập
khổ hạnh của đạo bà la môn sau khi tu tập nhiều năm
sẽ đạt được công đức rất lớn

Và công đức khổ hạnh này có thể mua lại được bằng tiền
hoặc vật chất





Khi một trong hai người bà la môn rời bỏ rừng già trở về
xã hội thì có một người mua công đức trong 40 năm tu tập
của ông ấy bằng một đàn bò + với số tiền nữa.




Nghi thức mua bán công đức cũng khá đơn giản

Người tu tập khổ hạnh trong nhiều năm chỉ cần chắp tay
khấn nguyện trang nghiêm rằng mọi công đức trong nhiều năm
tu tập của con xin được chuyển qua cho vị thí chủ đã mua lại này





Sau khi người bà la môn này bán công đức của mình xong thì
mới dùng số tiền và đàn bò mình kiếm được đi lấy vợ

Sau một thời gian thì vợ ông sinh được một người con trai




Lại nhắc về người bà la môn còn lại
Người này thì không có thối lui mà tiếp tục ở lại rừng để tu hành
khổ hạnh


Và có thể ông đã đắc được một quả vị nào đó nên có thần thông



Khi hay tin bạn mình sinh được một đứa con trai thì ông liền về thăm


Khi nhìn thấy đứa bé xong ,ông lặng thinh không nói năng gì cả


Thấy sự lạ , gia đình mới hỏi chuyện tại sao lại như vậy?

Phải chăng đứa bé này là điềm xấu hay sao?


Tại sao anh lại lặng thinh khi nhìn thấy con trai tôi?



Vị bà la môn mới nói rằng :

Sau 7 ngày nữa ,đứa con trai vợ anh mới sinh ra này sẽ chết


Nghe xong , người kia hoảng sợ vô cùng và hỏi rằng bây giờ
phải làm sao


Vị bà la môn mới nói :

Tôi nghe nói , có một người được gọi là thầy của trời người
Được mọi người tôn sưng là Đức Phật
Anh hãy đến cầu xin Ngài xem sao.



Nghe xong ,người này lật đật bế đứa con chạy vào tinh xá gặp Phật



Phật cũng im lặng không nói gì

Thấy vậy ,anh này mới khóc quá chừng


Thấy vậy , Phật mới nói :

Thôi bây giờ , con hay trở về nhà lập một đàn tràng
Ta sẽ cho các tỳ kheo đến ngồi thiền ,và chú nguyện suốt 7 ngày
liên tục

Ngày cuối cùng , đích thân Ta sẽ đến nhà con



Nghe xong ,anh này liền về nhà và làm đúng như lời Phật dạy



Đến ngày cuối cùng , Phật mới đến nhà anh này , bế đứa bé lên
chúc lành cho nó sẽ được tăng thêm tuổi thọ




Dứt lời , Phật cùng tăng đoàn trở về tinh xá
Đứa bé đó sau khi được Phật chúc phúc đã khỏe mạnh trở lại
bình thường



Thì nguyên do sâu xa là do có một dạ xoa ở một cõi giới khác
tên là avagodaka
Dạ xoa này theo hầu một vị tứ thiên vương ở một cõi trời
trong 12 năm




Ông tứ thiên vương này mới nói với dạ xoa :


Ngươi hầu hạ ta cũng đã được 12 năm rồi
Ta sẽ cho người đứa bé được sinh ra trong một gia đình
người bà la môn ở cõi ta bà.

Hãy coi đó là một phần thưởng của ta dành cho người



Chuyện này chúng ta nghe xong thấy rất lạ
Rồi chúng ta sẽ phân tích dần để làm sáng tỏ vấn đề này.




Trở lại câu chuyện ,kỳ hạn 7 ngày đã đến , vị tứ thiên vương này
mới đến cõi ta bà để bắt đứa bé này thì thấy Phật đang bế nó
trên tay




Uy lực của Phật khủng khiếp quá cho nên vị tứ thiên vương này
không làm gì được
Chư Thiên Hộ Pháp vây quanh đứa bé tầng tầng lớp lớp
để bảo vệ để gia hộ.




Điều này đã khiến vị tứ thiên vương đành bất lực trở về.




Sau này , Phật mới cho đứa bé này được quy y
Trong lần đó , Phật có giải thích nguyên do vì sao
đứa bé này lại phải chịu quả báo như vậy

Và bởi do người bà la môn này cung kính tăng đoàn cũng như
Phật cho nên phước báo tăng dần lên





Chúng ta phân tích một chút :



Điều thứ nhất rất đặc biệt là việc người thời xưa tin rằng
công đức có thể mua đi hoặc bán lại cho người khác



Điều này nghe qua thì có vẻ rất mê tín nhưng trong nhân quả điều này
đã xảy có xảy ra.





Khi chúng ta đến chùa lễ bái ,cúng dường ,công quả cho
một ngôi chùa ,một vị thầy nào đó

Thì công phu tu tập của vị thầy ấy sẽ được san sẻ bớt
cho người đã cúng dường




Đây là do nhân quả chi phối ,chứ không phải quý thầy
muốn bán hoặc muốn giữ lại




Bởi lẽ đó ,cho nên thời đại ngày nay , người đắc đạo ít hơn
thời xưa rất nhiều



Công phu tâm linh tu tập được bao nhiều thì đều chia cho
quý vị Phật tử mỗi người một ít




Một người thì không sao ,nhưng nếu chia cho cả ngàn nguời
thì quý thầy quý cô cũng chẳng còn lại là bao



Mà không có phước báo thì tâm linh không thể khai mở được.




Có nhiều Phật tử thuận thành lại khá giả cho nên họ cúng dường rất nhiều


Sau này ,khi vào ngồi thiền thấy tâm dễ vào định hơn gười khác


Điều này không phải do quý Phật tử quá tài giỏi đâu
Mà bởi vì công đức của quý thầy được san bớt cho đấy thôi.





Nhiều vị thầy nhận tiền cúng dường của Phật tử xong
mà không tu tập cẩn thận , không tạo ra nhiều công đức
thì sẽ mạng nợ quý vị Phật Tử


Có nợ thì bắt buộc phải trả
Không trả xong nợ với chúng sinh thì đừng mong có ngày đắc đạo






Nhiều khi đi ra đường , chúng ta hay nhìn thấy những người lao công
làm việc vất vả , biết đâu đời trước họ cũng là những người
rất có phước báo ,nhưng tu tập không nghiêm chỉnh cho nên
đời này phải chịu hậu quả.




Vì vậy , nhận tiền của người khác không dễ đâu
Sống trên đời rất là khó.





Người tu mà hiểu đạo thì rất sợ người khác cúng dường mình
Bởi vì không cẩn thận thì mắc nợ rồi khó mà trả nổi.





Điều thứ hai là một vị bà la môn không theo đạo Phật mà có
thần thông

Chúng ta phải nhìn nhận kỹ việc này


Không phải cứ thấy ai có phép lạ có thần thông là vội vàng
cho rằng người này là Phật , lời người này nói ra là chân lý


Một người đệ tử Phật phải có bản lĩnh bình thản khi nhìn thấy
thần thông của một người khác



Ma cũng có thần thông
Quỷ cũng có thần thông



Thần thông chỉ là phù du mà thôi



Một người Phật tử phải có bản lĩnh để bình thản khi nghe
một người thuyết giảng về đạo lý Phật Pháp




Một người có thể nói đạo lý hay ,thuyết phục người khác
Nhưng vì ta là một người đệ tử Phật
TA chưa vội tin ngay mà bình thản xem xét nó
Ứng dụng nó nhiều lần để xem kết quả có đúng như thế không
Chưa hết ,ta còn phải nhờ huynh đệ mình cùng nghiên cứu
thử nghiệm thật kỹ đã





Điều thứ ba là một bản hợp đồng của vị tứ thiên vương
và một dạ xoa trên một tầng trời khác



Phật đồng ý cứu đứa bé vì Ngài biết nguyên do tại sao
nó phải chết


Chỉ bởi vì trong một cõi giới nào đó cao cấp hơn cõi ta bà này
Có một vị tứ thiên vương muốn như vậy


Đây cũng là nghiệp nhưng không phải định nghiệp



Nếu đứa bé này kiếp trước tàn sát hay gíêt người thì Phật
sẽ không bao giờ cứu nó mà để nó phải tự trả quả báo của mình



Nhưng bởi do , đứa bé này kiếp trước không hãm hại ai cả
chỉ bởi vì một hành động vô tình nào đó khiến nó tạo nghiệp xấu
mà thôi



Trường hợp này ,Phật sẽ cứu.



Chúng ta có thể cho rằng việc làm của vị tứ thiên vương này
thật hồ đồ ,khi không lại bắt con người ta đi




Nhưng một điều chúng ta phải biết là trong cõi giới của vị tứ thiên vương
này , việc sống hay chết không quan trọng
Ông ấy có thần thông ,có sự tự tại như mây trời
cho nên cái thân vật chất cõi ta bà này không quan trọng.





Tiếp tục câu chuyện thì tuy Phật đã đống ý cứu đứa bé
nhưng Ngài không hề dùng thần lực của mình để chuyển nghiệp



Ngài hướng dẫn cho người bà la môn này về lập trai đàn
để cúng dường chư tăng


Tại sao phải làm vậy?




Bởi vì cách chuyển nghiệp an toàn và được Phật khuyến khích
đó là



lấy công bù tội
Lấy phước bù nghịêp




Chúng ta muốn chuyển nghiệp thì chúng ta phải có phước báo
Nhờ có phước báo thì sẽ bù vào tội lỗi ta đã tạo ra
Muốn có phước báo thì phải giúp đỡ người khác



Không thể có chuyện nhàn hạ ngồi một chỗ tụng một câu thần chú
là yên tâm rằng nghiệp báo của mình đang giảm được


Điều đó là phi nhân quả , là không hề công bằng.


Việc làm đó là vô ích và không hề tạo ra phước báo.




Hơn nữa ,có những nghiệp báo không thể chuyển được
mà bắt buộc phải trả qúa báo.



Ví dụ kiếp trước ta giết người vô tội ,thì các kiếp báo về sau
tu gì thì tu , phước lớn đến đâu thì lớn ,ta vẫn phải trả nghiệp


Vì đó là nhân quả công bằng


Đừng tưởng Phật nằm ngoài nhân quả


Xưa kia có người từng bị đoạ 500 kiếp làm chồn chỉ bởi vì
nói rằng Phật nằm ngoài nhân quả.






Vì vậy chúng ta cũng đừng ngạc nhiên nếu như vào một ngày
đẹp trời nào đó ,chúng ta phải chịu nghiệp báo


Tu tập không phải là cách để chúng ta thoát được khỏi nghiệp báo
hay trốn tránh nghiệp báo khi nó đến.



Tu tập là để giúp cho chúng ta không bao giờ tạo ra nghiệp báo nữa
Đã không tạo ra nghiệp báo nữa thì luân hồi đâu thể trói buộc
chúng ta được nữa đây.
Đầu trang

dangtaman
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 17:34, 12/03/10

TL: Những câu chuyện cổ của người xưa

Gửi bài gửi bởi dangtaman »

đọc phải nghiền ngẫm và suy nghĩ... nghĩ để sống tốt làm đẹp... nhưng làm sao dể hoàn thiện bản thân ???
Đầu trang

quangluong2206
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 16
Tham gia: 23:26, 17/04/10

TL: Những câu chuyện cổ của người xưa

Gửi bài gửi bởi quangluong2206 »

Ai sống một trăm năm
Ác tuệ không thiền định
Tốt hơn sống một ngày
Thiện tuệ tu thiền định



Câu chuyện để Phật nói ra bài kệ này như sau :

Có một trưởng lão thường được gọi là kalun

Ngài là một bậc A La Hán đắc đạo vô cùng thanh cao


Một lần đó ,Ngài có công việc phải đi qua một khu rừng

Đi một đoạn thì Ngài dừng chân ,ngồi xuống một phiến đá

Gần đó và ngồi thiền nhập định.



Phàm phu như chúng ta thì khi đi đường xa mệt mỏi
sẽ có những cách nghỉ ngơi khác nhau

Còn đối với những bậc A La Hán thì sự nghỉ ngơi chính là
thiền định


Khi chúng ta tập thiền đúng phương pháp ,đúng cách
thì thiền định sẽ mang lại sự sảng khoái và thư giãn rất tuyệt vời.



Trở lại câu chuyện ,
thì trong lúc đó ,
vô tình có một bọn cướp
không biết từ đâu đi ngang qua


Bọn cướp này cũng dừng lại đúng chỗ Ngài Kalun đang ngồi thiền
để nghỉ ngơi



Do trời đã bắt đầu tối nên bọn cướp không nhận ra

Chúng ngủ ở đấy qua một đêm


Sáng hôm sau,
khi tỉnh dậy ,
bọn chúng mới ngỡ ngàng phát hiện
ra có một vị sa môn đã ở đây từ lúc nào không hay




Bọn cướp vô cùng sợ hãi ,
tuy nhiên Ngài kalun đã thuyết pháp cho chúng nghe ,
bọn cướp nghe xong cảm thấy vô cùng xúc động
và liền xin làm đệ tử của Ngài



Ngài liền dẫn toán cướp về trình Phật và Phật mới nói bài kệ ở trên



Chúng ta phân tích một chút :


Chữ Ác Tuệ có nghĩa là gì?

Từ Ác : là nhằm chỉ sự độc ác xấu xa
Từ Tuệ : là nhằm chỉ sự khôn ngoan



Ác Tuệ ở đây có nghĩa là muốn nói lên những người có trí tuệ
khôn ngoan nhưng lại dùng nó để thực hiện các việc làm xấu xa.
hại người , hại đời.




Thiện tuệ : nghĩa là buộc tâm mình phải nghĩ đến những việc thiện
những chuyện giúp đời giúp người.


Tâm mình thì nhiều lúc lăng xăng loạn động , những người có
thiện tuệ buộc mình phải nghĩ về đạo lý , sống và hành động theo
đạo lý.




Giáo lý của Phật là để chúng sinh thương yêu lẫn nhau

Người nào mà dùng chính giáo lý nhà Phật để phê phán , mỉa mai
chỉ trích lẫn nhau thì người đó không phải con Phật




Những người dùng đạo lý để bảo vệ ,chở che ,bênh vực
chúng sinh là những người có thiện tuệ



Những người dùng đạo lý để bắt bẻ , ép buộc người khác
phải theo ý muốn của mình là những người có ác tụê



Ví dụ như việc cấm ăn khi quá 12 giờ trưa.


TẠi sao qua 12 giờ trưa mà ăn thì có tội?



Có tội gì khi ta ăn uống để có sức khoẻ tu tập và giúp đỡ mọi người.
Trừ khi ta ăn uống tham lam hay ăn quá nhiều thì không nói.



Một người chứng sơ quả Tu Đà Hoàn ( tức quả thánh đầu tiên )
là người đã bỏ được cái chấp của giới cấm thủ



Người chứng quả sơ đà hoàn không nhìn mọi thứ bằng cái nhìn cố chấp
Giới luật xuất hiện chỉ để giúp chúng ta tu tập một cách tinh tấn
hơn trên con đường giải thoát


Chứ giới luật hoàn toàn không phải là đích đến là chân lý vĩnh cửu


Thoát khỏi luân hồi mới chính là cái đích đến mà mọi người con Phật
phải nhớ ,và phải làm.





Ta làm gì thì làm ,ta dùng bao nhiêu đạo lý cũng được
nhưng điều quan trọng là giáo lý đó , đạo lý đó giúp cho
mọi người thương yêu nhau hơn và trở nên tốt hơn thì ta
mới đúng là một người con Phật




Còn người nào mà dùng đạo lý để chê bai người này người kia
phê phán việc này việc nọ , ta đọc xong bài viết của người ấy
mà cảm thấy lòng từ bi giảm đi ,chỉ càng thêm ganh ghét người này
người kia mà thôi thì ta phải biết rằng cái người đó không phải con Phật
cái mà người đó nói ra không phải là giáo lý của Đạo Phật.

Người này chắc chắn gặp thất bại mà thôi.




Đêm về nhìn lại trong ngày
Đã làm gì để thêm đầy thiện căn
Dòng thời gian vẫn trôi lăn
GẮng công thìên định
Bước dần đi lên

Đạo Mầu Phật đã dựng lên
Thương người ta sẽ giữ gìn đắp xây

Tiếc từng phút
Quý từng giây
Sống đời đạo hành
Cho
Phước dầy ,lộc thêm.



Có một điều chúng ta cần chú ý là những người có duyên
chứng A La Hán ngay trong kiếp đó rồi thì không bao giờ bị chết
hay bị nguy hiểm đến tính mạng nữa.


Đó là quy luật
Trong nhiều câu chuyện thời Đức Phật còn tại thế cùng như vậy
Nhiều vị tuy mang theo nhiều nghiệp khác nhau ,có nhiều lần
bị đe doạ đến tính mạng nhưng lần nào cũng được Phật cứu
Và sau đó được Phật thuyết pháp và chứng A La Hán luôn.




Và một điều nữa ta cần biết là :

Thần thông dễ dàng khuất phục những kẻ độc ác ,xấu xa
Còn đạo lý thì dễ thuyết phục được những người biết suy nghĩ.

Bởi vì sao?

Bởi vì những kẻ xấu hay những người ngu vẫn luôn luôn bị
các trò vui mới lạ của thế gian làm xao động.
Chỉ cần một điều gì mới lạ một chút ,huyền bí một chút
li kì một chút đã khiến cho hạng người này mê mẩn tâm hồn
Và lập tức họ mù quáng đi theo liền.


Còn những người biết suy nghĩ thì tiền tài danh vọng ,quyền lực
và kể cả thần thông ,tuy có hấp dẫn thật đấy nhưng họ
không vội tin ngay , không vội làm ngay.


Họ sẽ thử nghiệm ,suy xét và đánh giá rất kỹ càng trước khi
sử dụng nó


Hỏi : mỗi đêm con thường trì trú đại bi thì có bị loạn tâm hay không?

TRả lời :
Điều quan trọng là có hiểu nghĩa của câu trú đó hay không

Nếu hiểu những đạo lý tốt lành mà câu trú ấy có thì tâm không loạn

Còn như không hiểu mà tụng theo kiểu mê tín dị đoan thì
coi chừng tâm bị loạn.


Hỏi : Mỗi tối ,con tụng trú đại bi 7 lần và niệm Phật 7 lần
nhưng thường hay bị chảy nước mắt và ngáp vặt

Trả lời :
Việc này là do cái vong nào có duyên nghiệp với mình đến

Phải lạy Phật sám hối thường xuyên thì sẽ hết

TẠi vì việc quỳ xuống đất , lạy Phật có phước không nhỏ đâu

TA cứ làm thường xuyên thì lâu dần mình có uy đức

Bao nhiêu công đức tu hành đều bắt nguồn từ việc lạy dưới
chân Phật cả.



Hỏi : Gia đình chúng con có 7 anh chị em ,nhưng cha mẹ lại
chỉ thương yêu mấy người , còn chúng con thì bị đối xử lạnh nhạt

Vì thế cho nên chúng con không có nhiều lòng kính trọng với
cha mẹ mình

Như vậy có tội không?

Trả lời : Điều này cũng là quy luật tự nhiên thôi
Không thể ép buộc được

Mình có thương yêu con cái thì con cái mới kính trọng mình

Cha mẹ đối xử như vậy với mình thì nếu mình không thể thương
yêu theo tình mẫu tử thì mình hãy thương yêu theo tâm từ bi
trong đạo Phật


Hỏi : Vợ con có cái bản ngã lớn quá

TRả lời : Những người có bản ngã lớn thì hầu như không ai
bảo được
Trừ khi nghiệp báo đến ,họ phải trả nghiệp đắng cay thì
lúc đó khuyên bảo đạo lý họ mới nghe

Vì vậy nên thường xuyên lạy Phật cầu xin gia hộ



Hỏi : Vợ chồng thì có bù đắp phước báo cho nhau được không?

Trả lời :

Việc này trong nhân quả có làm được
Điều kiện là mình phải có liên quan hay rằng buộc với nhau

Ví dụ như vợ chồng con cái hay anh em họ hàng
Xa hơn là bạn bè xóm giềng
Đầu trang

nhungnhim
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 11
Tham gia: 04:49, 13/04/10

TL: Những câu chuyện cổ của người xưa

Gửi bài gửi bởi nhungnhim »

nói thật . cậu đừng có giảng giải thêm về đạo phật nữa . mình không đọc hết nhưng đến phần câu viết về nhân quả hay duyên phúc có thể mua đi bán lại , mình không khoái lắm. cậu viết nhưng có vẻ marketing cho đạo phật chứ không phải thuyết giải về đạo phật .
Đầu trang

quangluong2206
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 16
Tham gia: 23:26, 17/04/10

TL: Những câu chuyện cổ của người xưa

Gửi bài gửi bởi quangluong2206 »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Bài kệ hôm nay như thế này :


Như mái nhà vụng lợp
Mưa liền xâm nhập vào
Cũng vậy người không tu
Tham dục liền xâm nhập


Như ngôi nhà khéo lợp
Mưa gió không thể vào
Cũng vậy người tu tập
Thạm dục không nhiễm ô.



Câu chuyện để Phật nói lên bài kệ này như sau :


Nó liên quan đến hoàng tử Nanđà , là em ruột của Phật



Khi đó , sau khi Phật đắc đạo một thời gian , Ngài độ được
cho một vị vua ở vương quốc Ma Kiệt Đà

Ngài về thủ đô vương xá để khuyên tu vua quân ở đó



Thì lúc mà Phật chưa đắc đạo , và Ngài mới chỉ đang đi tìm đạo
thì Phật cũng đã có lần đi khất thực ở nơi đây rồi.



Bởi vì nơi này quy tụ rất nhiều đạo sĩ nổi tiếng ở khắp nơi
Cũng như các trường phái tôn giáo khác nhau



Lúc chưa đắc đạo , Phật đã chinh phục được vua bình xa
Kém Phật 5 tuổi , trị vì một vùng đất rộng lớn.



Sau đó thì Phật có tu khổ hạnh rồi yoga nhưng không đắc đạo
Vì thế Ngài quy trở lại con đường thiền định thì đắc đạo




Xưa nay có nhiều người lầm tưởng thiền với yoga là một
chứ thực ra không phải như vậy



Trong yoga cũng có phương pháp thiền nhưng không phải là
thiền của Đạo Phật mà yoga có xuất xứ gần như là của
Ấn Độ Giáo.




Trong yoga có các phương pháp giúp cho cơ thể phục hồi
được năng lực rất nhanh nhưng yoga không hề đưa tới giải thoát
giác ngộ , vì vậy Phật đã từ bỏ trường phái này , từ bỏ cả
phương pháp tu tập khổ hạnh luôn.




Muốn tu tập thì phải có sức khoẻ.
Không có sức khoẻ cứ nhịn ăn thì làm sao mà thành công được.
Tuy vậy ăn thế nào , ăn ra sao để có sức khoẻ lại là chuyện khác.



Trở lại câu chuyện.
Trong một lần nọ , Vua Tịnh Phạn , cha của Phật mới cử một
phái đoàn đến vương quốc ma kiệt đà , nơi Phật thuyết pháp
để thỉnh Phật trở lại ca tỳ na vệ để thăm thú lại quê nhà.



Trong đó có ông canudadi, một người giữ chức vụ ngoại giao
rất giỏi trong việc thương thuyết.



Nhưng khi gặp Phật rồi thì cả phái đoàn đều giác ngộ giáo pháp
Của Phật và đều theo Phật tu tập mà thôi.



Ông nói với Phật rằng :


Từ khi Thế Tôn ra đi
Những đứa trẻ trong thành phố vẫn hỏi người lớn rằng
Thái tử đi đâu rồi?
Những người lao động vẫn ngóng con mắt ngoài cửa thành
để chờ mong một ngày Thái tử trở về.



Phật nghe xong liền nhận lời và dẫn tăng đoàn trở về ca tỳ la vệ.



Khi về tới nơi thì trong kinh thành đang chuẩn bị hôn lễ
cho thái tử nan đà ( tức là em của Ngài )




Đoạn sử này rất lạ
Đọc xong ta sẽ có cảm giác rằng thái tử nan đà là một người
trẻ tuổi hơn Phật rất nhiều

Nhưng trên thực tế thì thái tử nan đà chỉ sinh sau Phật 7 ngày




NGhĩa là Vua Tịnh Phạn cứơi hai người chị em ruột
Một là hoàng hậu MaGia và một người nữa


Hai bà cùng mang thai và chỉ sinh cách nhau 7 ngày.
Do hoàng hậu ma gia đã mất sau khi sinh không lâu
cho nên bà hoàng hậu còn lại đã dùng sữa của mình
để nuôi hai hoàng tử.



Đã có lần có người hỏi hoàng tử nan đà kính trọng ai nhất :
Hoàng tử bèn nói :


Ta kính trọng anh ta nhất ,anh ta như một ánh mặt trời rực rỡ
toả đi bốn phương
Ta sẵn sàng chết vì anh của ta
..



Năm đó , thì hoàng tử nan đà khoảng 36 tuổi



Bên Ấn độ thời đó có tục lệ cưới vợ khi còn rất trẻ tuổi
Qua điều này chúng ta có thể đặt nghi vẫn rằng
Có thể hoàng tử nan đà cưới người vợ thứ hai hoặc thứ ba
chứ không phải người vợ đầu tiên.




Người được hoàng tử cưới lần này là một con người thuộc một
dòng họ danh giá nằm ở một vương quốc hướng đông nam
kinh thành ca tỳ la vệ.



Đây là vương quốc có những cô gái vô cùng xinh đẹp




Câu chuyện về việc Phật về thăm quê hương thì tương đối là dài
Khi về thì Ngài không có vào hoàng cung ngay mà đi khất thực
ở một số nơi , độ cho một số người chứng sơ quả tu đà hoàn.


Trong đó Vua Tịnh Phạn được Phật độ cho chứng nhị quả tư đà hàm.




Và trong lần này ,chúng ta sẽ chú ý đến việc Phật gặp hoàng tử
nan đà.




Khi gặp nhau , Phật liền đưa cho nan đà chiếc bình bát của mình
Không nói tiếng nào và lặng lẽ quay lưng ra đi ra


Ngài nan đà liền lật đật chạy theo mà không dám dừng bước
chân của Phật.


Phật cứ bình thản đi ra khỏi cổng về tinh xá.
Ngài nan đà cũng chạy theo



Sau khi về tinh xá , Phật quay lại hỏi nan đà :

Này em của Ta , Em có muốn đi xuất gia không?


Ngài nan đà lúc đó vì quá kính trọng Phật lên bằng lòng
mặc dù trong lòng rất do dự.





Sau khi xuất gia thì ngài nan đà vô cùng khó xử
Xuất gia rồi thì bắt buộc phải ngồi thiền
Không ngồi thiền thì không đắc đạo được

Tuy nhiên nỗi nhớ nhung người vợ đẹp của mình ngày càng
sâu sắc.





Trong lúc , ngài nan đà đang dao động mạnh như vậy
Phật mới gọi ngài nan đà vào dùng thần thông dẫn em mình
bay thẳng lên các tầng mây


Lên thẳng tới cõi trời Đế Thích
Cõi trời Đế Thích là một nơi vô cùng tuyệt diệu
Con người ở đây có một dung mạo vô cùng đẹp đẽ mà
sắc đẹp thế gian không gì sánh nổi.


Ở đây chúng ta phải nhớ một điều thế này :
Ở trên các cõi trời , tuy sắc đẹp lỗng lẫy như vậy
nhưng mọi người đều rất thanh tịnh và không ai bị quyến rũ
bởi vẻ đẹp của nhau


Khác hẳn ở trần gian này.




Khi Phật dẫn ngài nan đà đến đây , Ngài nan đà mới bị choáng ngợp
bởi vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của các thiên nữ trên này



Sau khi trở về trần gian
Phật mới hỏi ngài nan đà :



Sắc đẹp của các thiên nữ với người vợ sắp cưới của em thế nào?

Ngài nan đà mới trả lời :

Người vợ sắp cưới của em không thể sánh bằng.


Nghe xong Phật mới nói :

Nếu em ráng tinh tấn tu tập thì ta sẽ nhờ người
để lại cho em 7 cô đẹp nhất trên cõi trời.



Đọc đến đây , hẳn ai trong chúng ta cũng ngỡ ngàng và bất ngờ
Đây là chuyện chưa từng xảy ra nhưng trong kinh sử ghi rõ như vậy




Từ đó trở đi , Ngài nan đà yên tâm tu tập tinh tấn.
Và cái ý niệm thấp bé trước kia cũng đã tan biến không biết từ bao giờ





Trong tăng đoàn , cũng có một số người không kính trọng ngài nan đà
Họ có thái độ như vậy vì họ cho rằng ngài nan đà làm thế
là vì muốn ở cõi trời.




Sau một thời gian tinh tấn , Ngài nan đà đã nhập định và chứng
A La Hán.




Một số tỳ kheo chưa chắc đạo vẫn không kính trọng ngài
và họ bàn tán với nhau về Ngài.


Chuyện lan đến Phật.
NGhe xong Phật nói :

Nan đà đã khác xưa rồi
VÀ Phật nói bài kệ ở trên để nói về nan đà.



Chúng ta phân tích một chút về câu chuyện này


Ở đây , bài kệ này có nói lên hình ảnh cơn mưa
( tượng trưng cho tham dục)



Khi chúng ta làm nhà thì chúng ta phải lợp nhà
Nếu chúng ta lợp nhà không kỹ thì nhà sẽ bị dột




Hôm trước có người Phật tử hỏi không biết tu sai ở đâu
mà trong người cảm thấy ham muốn nổi lên

Trả lời :
Động dục hay ham muốn khởi lên có hai trường hợp

Một là do ta nghĩ đến một đối tượng nhất định
Hai là không có một đối tượng cụ thể, chỉ là do cơ thể tự phát

Biết được nguyên nhân rồi thì chúng ta mới có cách thức để ngăn chặn




Bản năng tình dục của chúng ta lúc nào cũng tồn tại ở cơ thể



Nó không giống những cơn mưa rào ,bởi vì mưa rào thì
trước sau cũng tạnh.
Còn cơn mưa dục vọng thì vẫn rơi đều đặn không ngớt đêm ngày
Quanh năm suốt tháng
Nó chỉ tạnh hẳn khi chúng ta đắc đạo.



Đây là một cạm bẫy ngọt ngào của tạo hoá.



Khi một ngừơi nam đến tuổi trưởng thành
Các bộ phận cơ thể bắt đầu phát triển
VÀ khi gặp một người con gái xinh đẹp
Anh ta lập tức bị động tâm và bị cuốn theo liền

Cũng như vậy , khi một người con gái gặp một người
con trai khoẻ mạnh
Cô ta cũng sẽ cảm thấy xao xuyến và cuốn hút liền




Đây thuộc về bản năng của loài người chúng ta
Cũng giống như bao nhiêu giống loài khác trên trái đất này.




Nếu chúng ta không có một đạo lý để trau dồi bản thân thường xuyên
thì ái dục sẽ làm chủ ngay tâm hồn của ta.


Chúng ta khác loài vật là ở chỗ này.


Tình dục có bốn nguyên nhân :

1 là do cơ thể tự phát

2 là do môi trường bên ngoài lôi cuốn

3 là cái nghiệp từ quá khứ do chúng ta đã gieo nhân sai lầm.
Ví dụ có một người hay chửi bới người khác là đồ ca ve đứng đường.
Thì kiếp sau sinh ra người hay chửi sẽ làm ca ve liền.
Nhiều khi chúng ta tạo ra những cái nghiệp rất không đâu.

4 Là do tâm kiêu mạn , tự cao tự đại
Tâm kiêu mạn sẽ khiến cho tình dục ầm ầm bốc khởi trong người
Người nào tự cao tự đại , huynh hoang khoác lác thì ta sẽ
biết ngay rằng người này dâm dục.

Điều này không thể sai được.




Trừ những người có duyên với đạo thì khi trưởng thành
không bị bản năng ái dục chi phối mạnh mẽ
Họ không bị bản năng phải lâp gia đình , phải lấy vợ lấy chồng
sinh con.




Người nào cho rằng chuyện tình dục là một chuyện tầm thường
nhiễm ô thì người đó mới có khả năng giải thoát giác ngộ


Đây là chỗ khác nhau của người tu và người không tu.
Giữa người có đạo lý và người không có đạo lý.



Người không có đạo lý thì coi tình dục là chuyện bình thường
và buông thả theo nó.





Đạo Phật chủ trương dẹp bỏ tình dục hoàn toàn
Tuy rằng việc này vô cùng khó khăn

Nhưng thà một lần đau còn hơn phải đau mãi mãi



Người nào nói năng Phật Pháp rất trôi chảy ,rất uyên thâm
nhưng không có ý phản đối tình dục hay thậm trí khuyến khích
tình dục thì chúng ta nên biết người đó chẳng phải con Phật

Giáo lý mà người đó nói ra là tà đạo ngoại đạo , tuy rằng
khi ta đọc thấy nó rất giống đạo Phật.




Muốn làm Thánh thì phải diệt dục
Muốn trôi lăn trong ái dục thì không cần diệt dục




Muốn biết niết bàn an vui thì phải diệt dục
Tình dục sẽ khiến chúng ta mất trí tuệ ,mất sức khoẻ , mất phước báo.


Mất trí tuệ rồi không tu được nữa
Mất sức khoẻ rồi không tu được nữa
Mất phước báo rồi thì đi ăn xin



Nhờ tu tập ,nhờ thiền định chúng ta mới biết được rằng
có những sự an lạc còn quý giá hơn gấp ngàn lần bản năng ái dục
Hơn nữa , sự an lạc này còn giúp chúng ta

Tăng trí tuệ
Tăng sức khoẻ
Tăng phước báo



Một người Phật tử hãy biết mình phải làm gì cho đúng.
Đầu trang

quangluong2206
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 16
Tham gia: 23:26, 17/04/10

TL: Những câu chuyện cổ của người xưa

Gửi bài gửi bởi quangluong2206 »

Giờ chúng ta sẽ nghe tiếp bài pháp cú tiếp theo :

Có một trưởng lão tên là bundi
( tạm gọi là như vậy vì tên Ấn độ hơi khó đọc )




Sau khi xuất gia thọ giới tu hành thì bỗng nhiên cơ thể Ngài
có xuất hiện một số mụn nhọt mà không chữa lành được.




Những mụn nhọt đó rất là đau đớn , chúng thường vỡ ra
Những con vật sẽ bu đến trong đó có dòi.




Thực ra thì con vật thường được gọi là dòi không xấu như ta tưởng
Nó thường ăn các tế bào hay vi khuẩn đã chết ở cơ thể
Nói vui vui thì chúng giống như những người dọn dẹp vệ sinh thôi.





Thời đại ngày nay , những căn bệnh như thế này có thể được
chuẩn đoán là ung thu nhưng thời đó người ta không có biết.




Thời gian đầu , Ngài còn được huynh đệ cận kề chăm sóc
thường xuyên nhưng sau đó thì căn bệnh trở nên nặng hơn



Mùi hôi thối càng ngày phát triển , tiểu tiện hay đại tiện
thường gặp khó khăn
Ngay cả việc ăn uống cũng bị tác động ít nhiều.



Vì những lẽ đó , các huynh đệ mới làm một cái chòi nhỏ
ở ngoài để đưa Ngài ra đó ở.




Đến lúc mà bệnh tình đã vô cùng trầm trọng , hay cũng có thể
là nghiệp đã gần tới lúc chết rồi thì Đức Phật mới đến thăm.



Trong kinh sử diễn ta rất kỹ càng việc này như sau



Phật cùng một số vị tỳ kheo đi cùng mới gỡ cái y bên ngoài
của tỳ kheo Bundi ra để giặt.



Sau đó , Phật lấy khăn nhúng nước sạch và nóng lau từng
vết thương , từng chỗ ung nhọt , từng chỗ dơ bẩn và hôi thối.




Phật cùng một số tỳ kheo tiếp tục cởi nội y bên trọng ra ,
lúc này chiếc y áo của Ngài Bundi cũng đã khô rồi nên mặc vào
luôn.



Cứ thế , sau một hồi thì Ngài Bundi cũng được sạch sẽ trở lại.




Xong xuôi rồi thì Phật bắt đầu đọc bài kệ cho Ngài Bundi nghe

Không bao lâu thân này
Sẽ nằm dài trên đất
Bị vất bỏ vô thức
Như khúc cây vô dụng




Phật vừa đọc xong , Ngài Bundi chứng đạo liền.




Sau khi chứng đạo , Ngài Bundi thanh thản bỏ thân này rồi
nhập Niết Bàn luôn.




Lúc đó ,các tỳ kheo xung quanh vô cùng ngạc nhiên
trước sự chứng đạo của Ngài Bundi



Sau khi Ngài Bundi mất , Phật cho thiêu xác Ngài theo nghi thức
của một vị A La Hán.




Những tỳ kheo chưa đắc đạo thấy vậy thì rất ngạc nhiên
Họ mới hỏi Phật nhân duyên gì mà có điều kì lạ như vậy




Tại sao từ một phàm phu còn đang đau đớn vì bệnh tật
lại phút chốc chứng ngộ quả vị thánh cao quý như vậy?





Phật nghe xong mới nói :

Nhân duyên của Ngài Bundi có từ nhiều kiếp xưa




Vào một kiếp xưa , Ngài bundi sống bằng nghề bẫy chim
Lúc đó ,người ta không có tục lễ phóng sinh như bây giờ
Người xưa bắt được chim là con chim chỉ có đường chết mà thôi.




Khi bắt được chim rồi , vì sợ chúng sẽ bay mất cho nên
Ngài Bundi lúc đó mới bẻ cánh và bẻ chân của con chim


Quả báo về sau rất thê thảm



Cũng trong đời đó , Ngài có nhân duyên gặp được một
vị Độc Giác Phật đi khất thực


Chợt trong tâm có lòng tốt khởi lên
Vì vậy , Ngài mang thức ăn cúng dường Người đó và nói thế này :

Xin cho con dự được quả vị mà Ngài đã chứng.




Lúc đó thật ra Ngài cũng không biết vị Độc giác Phật này
chứng tới cỡ nào mà chỉ vô tình nói như vậy thôi.


Vị Độc Giác Phật cũng mỉm cười chấp nhận



Nhân duyên giải thoát theo Ngài nhiều kiếp sau đó
Cho đến ngày , Ngài gặp được Phật Thích Ca
Thì



Nhân duyên đắc đạo cũng đã chín muồi.





Đọc đến đây chúng ta cũng có thể biết được rằng
Mọi sự trên đời này đều có lý do của nó
Không ai bỗng dưng tự nhiên gặp may mắn hay sui xẻo cả




Ngài Bundi chứng đạo bởi vì Ngài đã tạo ra nhân duyên để
chứng đạo chứ không bao giờ tự nhiên khi không Ngài
chứng đạo cả



Ngài chứng đạo không phải vì may mắn mà Ngài xứng đáng được
như vậy.






Nhiều khi ta nhìn thấy những con người hiền lành mà tại sao
họ quá khốn khổ bệnh tật như thế?



Có một câu chuyện vui thế này :



Có một người đàn ông dáng vẻ rách rưới ngồi trong một quán rượu nọ.

Anh ta chỉ gọi một ly rượu và làm gì đó với ly rượu rồi cứ
ngồi đó hàng giờ chỉ để chăm chăm nhìn cốc rượu

Không uống cũng không nói chuyện với ai cả


Sự việc lạ lùng như vậy sau một lúc đã khiến nhiều người
trong quán rượu tò mò

Người ta thì thầm với nhau những câu đại loại như :

Chắc ông này nghèo quá , mua được một ly rượu nhưng
không dám uống vì tiếc tiền.


Cứ thế hồi lâu , một người đàn ông khác đứng dậy
đi đến chỗ ông này và cầm cốc rượu uống ực một phát.



NGhĩ bụng :

Khổ thân , đến quán rượu và chỉ mua được một cốc
thì nhậu nhẹt nỗi gì.
Mình uống cốc rượu này của ông ta rồi mời ông ta hẳn một chầu
nhậu cho đã đời.



Tuy vậy sau khi uống xong , nghe người đàn ông này kể chuyện
anh ta mới ngã ngửa ra :

Hoá ra người đàn ông này hôm nay đi làm thì gặp cướp.
Chúng đánh ông một trận cho nên quần áo mới bị rách thế này.
Đến công ty thì bị muộn giờ cho nên bị đuổi việc
Đang buồn thiu về nhà thì phát hiện vợ ngoại tình

Bao nhiêu chuyện sui dồn dập như vậy khiến cho ông ta
có ý định tự sát.
Vậy nên ông ta tới quán rượu và gọi một cốc
Bỏ thuốc độc vào cốc rượu rồi đang phân vân không biết
có nên uống hay không thì tự nhiên anh thanh niên này
uống mất.




Đấy là câu chuyện vui nhưng chúng ta cũng nên chú ý một chút.
Với một con mắt phàm phu như chúng ta thì đừng nên
phán đoán một việc gì đó quá chủ quan.




Nhân quả công bằng là cốt lõi của đạo Phật
Điều gì nằm ngoài nhân quả thì chẳng phải Phật Pháp.



Trở lại câu chuyện


Trong nhiều trường hợp , Phật cũng xuất hiện một cách đúng lúc
như vậy
Tại sao Phật không xuất hiện sớm hơn hay muộn hơn?




Trong nhiều trường hợp ,cũng như trong câu chuyện này
Mặc dù bệnh tình của Ngài Bundi đã vô cùng hôi thối
Những Phật vẫn tận tình chăm sóc Ngài như một Người
Cha đối với Một người con.



Thần lực của Phật dư sức giúp cho Ngài Bundi lành bệnh
Nhưng Phật không làm như vậy
Vì đây là nghiệp báo , đây là nhân quả
Trước sau gì cũng phải trả.
Phật không thể dùng thần lực để che chở mãi cho Ngài Bundi được.



Phật chỉ giúp cho Ngài Bundi bằng trí tuệ và nhân duyên của chính mình
Tự chứng đạo mà thôi.






Chúng ta thấy thế này

Người bình thường như chúng ta thì cực kì khó chịu
khi phải nhìn thấy ngửi thấy mùi khó chịu hay hôi thối
Hoặc là ta cứ đến bệnh viện chuyên điều trị bỏng
Ở đó ,da thịt con người bị huỷ hoại đến mức thậm tệ

Ngài Bundi cũng nào khác gì
Vậy mà Phật vẫn tận tình chăm sóc như con của Ngài.


Qua chi tiết này ,tôi mong rằng mọi người hiểu thêm về Phật
Hiểu rõ về những việc Ngài đã làm
Từ đó mà nảy sinh ra lòng tôn kính Phật.
Từ đó ,mà cúi đầu đảnh lễ Phật trang nghiêm hơn.






Cũng qua đây chúng ta phải biết ơn những y bác sĩ trong bệnh viện
Những người đã bỏ qua sự khó chịu của bản thân để chăm sóc
những người bệnh.





Chi tiết Phật chăm sóc thân thể cho Ngài Bundi rất kỹ trước khi
Ngài bỏ thân này là một điều đặc biệt
Muốn nói lên rằng :

Phật muốn cho người đệ tử của mình ra đi trong một hình hài
sạch sẽ và nguyên vẹn


Phật muốn đề cao phẩm giá của một người tu trước khi lâm chung


Không phải ở trong đạo như vậy mà ngoài đời cũng vậy



Khi có một người thân của ta mất , ta thường rửa sạch sẽ thân thể
và trang điểm cho người chết sao cho không quá nhăn nheo hay
xấu xi quá.


Đó là hành động của tình người
Nghĩa tử là nghĩa tận
Đến lúc chết rồi thì cũng cố gắng chăm chút để người chết
ra đi được thanh thản.




Ngoại trừ người dân tây tạng có tục mai tạng rất kì lạ
và cũng chả biết nói làm sao nữa

Khi có một người chết , người ta chở xác lên núi
Ở đó có những người chuyên xử lý xác chết
Họ sẽ chặt , xẻ , ..v..v.
Rồi để vào một bọc để ra xa
Một lúc sau ,một đàn chim bay đến và ăn sạch cái xác đó.
NGhi thức này được gọi là điểu táng ( tức là cho chim ăn xác chết )
Đây là nghi thức có từ rất lâu ở tây tạng rồi
Đời ông cố nội bị như vậy
Đời ông nội
Rồi đến lượt đời bố , đời con.



Thời đài ngày nay , có lẽ phong tục đó ở Tây tạng đã không con nữa
Hoặc nếu có cũng chỉ là thiểu số mà thôi.




Ở đây bài kệ pháp cú của Phật nói về thân này chỉ như
đồ bỏ , không bao lâu sẽ bị chôn vui


Chỉ bấy nhiêu thôi mà khiến Ngài Bundi chứng đạo



Chi tiết này có thể sẽ khiến nhiều người hồ nghi
Việc xem thân này là vô thường hâu như ai cũng biết
Tại sao chỉ có Ngài Bundi chứng đạo?


Thật ra chứng đạo cũng một nhân duyên phải được kết
hợp từ rất nhiều kiếp

Có người tự nhiên nghe thấy tiếng chuông kêu liền ngộ đạo

Việc đó không phải có ý nghĩa là ai nghe thấy tiếng chuông
rồi thì cũng ngộ đạo cả.


Hoặc có người đọc một bài kinh thì ngộ đạo

Việc đó cũng không phải có nghĩa là ai chăm chú đọc bài kinh
đó sau 30 hay 50 năm thì cũng ngộ đạo cả.



Cho nên ta đừng nên nôn nóng mà bắt chứơc làm gì



Chỉ có điều việc quán thân này là vô thường là giáo lý căn bản
mà bất cứ người học Phật nào cũng phải biết và phải thực tập
hàng ngày.



Tuy nhiên quán thân vô thường khác với việc quán cuộc đời là vô thường


Quán thân thể này là vô thường mới là đạo Phật




Thân này là vô thường cho nên khi ai đó chửi mắng hay hãm hại
ta , thì sự nóng giận hay ý nghĩ trả thù sẽ không có dịp
được bùng phát
Bởi vì khi quán thân này là vô thường cũng có nghĩa là
ta không còn xem thân này là quan trọng và quý giá nữa


Chúng ta là những sinh vật có sự chấp thân mãnh liệt nhất.


Ví dụ khi có một tên cướp xông vào nhà ta và đe doạ ta
thì câu đầu tiên ta nói sẽ là :

Xin đừng giết tôi , hãy cứ lâý hết tiền và tha cho tôi đi

Chúng ta không bao giờ nói :

Xin hãy giết tôi đi ,và đừng lấy tiền của tôi.



Khi phải đối mặt với hiểm nguy , bản năng tự vệ sẽ làm mọi cách
để bảo vệ cái thân thể vô thường này.


Người nào bỏ được cái chấp thân thì đã tiến được những
bước đáng kể trên con đường tu tập rồi đó.



Đấy là sự khác nhau với việc quán đời là vô thường.




Khi quán cuộc đời là vô thường thì lâu dần ta sẽ cảm thấy
mọi người ta gặp cũng không còn quan trọng nữa

TA giúp được họ thì giúp không giúp được họ thì thôi
Ta xem thường tất cả mọi thứ
Từ lòng yêu thương ,sự kính trọng ,sự đùm bọc..

Đó là một điều rất tai hại mà nhiều người học Phật đã nhầm lẫn.
Đầu trang

quangluong2206
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 16
Tham gia: 23:26, 17/04/10

TL: Những câu chuyện cổ của người xưa

Gửi bài gửi bởi quangluong2206 »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng ta nghe tiếp sang bài pháp cú tiếp theo.

Có một người tên là Nanđà ( Người này trùng tên với em Phật )


Ông Nanđà cai quản gia súc như( bò ngựa dê trâu) cho Ông Cấp Cô Độc.



Xứ Ấn Độ thời Đức Phật còn tại thế không cấm việc ăn thịt bò.

Sau này khi Phật nhập diệt rồi thì mới xuất hiện một đạo
Thờ Bò.
Và người ta phong cho con bò làm Thần Linh





Theo Định kỳ hàng tuần hay hàng tháng , sau khi thu được
lãi từ các cuộc mua bán thì ông Nan Đà thường đem tiền về
nộp cho chủ.



.


Thì mỗi khi nan đà về gặp ông Cấp cô độc như vậy
thì thường thấy có Đức Phật ở đó thọ trai.




Nhiều lần thấy Phật thuyết pháp khiến cho nan đà
mộ đạo dần dần.





Trong một lần nọ , Phật cùng tăng đoàn có đi ngang qua
chỗ làm việc của Nan đà.





Sau khi nghe được tin báo , ông Nan đà vội vã chạy tới
quỳ xuống dưới chân Phật và tha thiết mời Ngài cùng tăng đoàn
thọ trai nhà ông trong 7 ngày.



Đức Phật im lặng và nhận lời.





Vì lẽ đó , trong suốt 7 ngày ,Phật đến nhà ông nan đà thọ trai
mà không đi khất thực ở đâu nữa cả.




Cho đến ngày cuối cùng , Phật thuyết cho ông nghe một bài pháp.



Sau đó thì nan đà chứng được sơ quả tu đà hoàn.




Từ đó ,ông nhìn cuộc đời theo một cách thanh thản hơn và không
còn bám víu như trước nữa.
Từ khi đắc quả , Nan đà cũng đã tôn kính Phật theo một lẽ khác.



Ngày nay phàm phu như chúng ta tôn kính Phật còn khiêm tốn quá.


Khi nào chúng ta chứng được các đạo quả thì lòng tôn kính của ta
sẽ tăng lần lần theo.
Cho đến khi ta chứng A La Hán , lòng tôn kính Đức Phật của ta
sẽ là tuyệt đối.



Tuy nhiên , cho dù chúng ta chưa thể kính Phật một cách tuyệt đối
Thì vẫn nên cố gắng và chăm chỉ hàng ngày.
Nhờ việc làm đó ,nhờ cái nhân đó mà rồi vào một ngày đẹp trời
nào đó ,ở một nơi nào đó ,trong khoảng thời gian nào đó
Chúng ta sẽ đắc đạo.


Tôn Sư Trọng Đạo là vì lẽ đó.




Vì thế cho nên người nào mà nói rằng khi một người đã chứng đạo
sẽ ngang bằng với Phật và không cần có một lòng tôn kính tuyệt đối
thì đó là người này hiểu sai , lời người này nói là tà kiến.




Một Bậc A La Hán mỗi khi gặp Phật đều xúc động mà quỳ xuống
đảnh lễ Ngài như thường.






Trở lại câu chuyện
Sau khi Phật thọ trai xong , Phật bèn ra về.

Nan đà xin được tiễn Phật một đoạn



Và một cảnh tưởng xúc động đã diễn ra


Phật đi đằng trước , Nan Đà đi đằng sau giống như
Một người con kính cẩn theo sau Người Cha của mình
Như một con voi con đi theo hầu Voi Chúa



Nan đà kính cẩn đi theo sau từng bước.



Đi được nửa đường , Phật dừng lại và nói :

Này Nanđà , đủ rồi.

Ông đưa Như Lai đến đây là đủ rồi
Ông hãy quay về làm tròn bổn phận của mình.



Nan đà vâng lời và chờ cho Phật đi khuất ,ông mới vui sướng
trở về nhà.



Tuy nhiên , khi sắp về đến nhà , nan đà bị một người lạ mặt
bắn tên khiến ông chết ngay tại chỗ.



Trong kinh không ghi rõ nguyên nhân vì sao nan đà bị người khác
giết chết.




Sau đó ,các vị tỳ kheo cũng biết chuyện và đến hỏi Phật rằng :


Bạch Thế Tôn , nếu như Nan đà không tiễn Phật về thì phải chăng
Nan đà sẽ còn sống chăng?


( Các vị tỳ kheo thời đó rất thẳng thắn và thực tế )



Phật mới trả lời :



Này các tỳ kheo , nếu Nan đà không tiễn Như Lai về thì Nan đà
vẫn bị bắn chết , vì đó là nghiệp báo.

Nhưng

Kẻ Thù hại kẻ thù
Oan gia hại oan gia
Không bằng tâm hướng tà
Gây ác cho chính ta




Phật nói rằng :
Bị kẻ thù giết không đáng sợ bằng chính tâm mình
đang hướng vào điều bất thiện.




Chúng ta phân tích một chút :


Lẽ sống chết ở đời là chuyện bắt buộc phải xảy ra.


Cuộc đời này không hiếm việc những người đang làm việc tốt
mà gặp nạn và chết.




Giống như Phật đã dạy :

Cái chết do tai nạn hay bị người ngoài giết không hề đáng sợ
nếu như chúng ta biết đạo hay đã đắc quả giống như ông nan đà.

Cái chết chỉ đáng sợ khi là do chính tâm hồn của ta đang
đi về cái bất thiện gây ra mà thôi.





Hoặc biết bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ cho
Tổ Quốc



Chúng ta đừng tưởng thời đại ngày nay ,các chiến sĩ vẫn bình yên


Không có chuyện cổ tích như vậy đâu.


Máu của các chiến sĩ vẫn cứ đổ từng ngày.


Khi thì do bọn buôn bán ma tuý , khi thì do các nước khác
xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.
Những bãi mìn do chiến tranh để lại vẫn còn rất nhiều
..





Đôi khi chúng ta sẽ tự hỏi :


Nhân quả công bằng ở đâu khi người tốt vẫn bị chết?


Tại sao cứu người mà vẫn bị chết?
Tại sao làm việc thiện vẫn bị chết?



Giống như nan đà
Cung kính Phật 7 ngày , tiễn Phật về nhà những vẫn bị chết.



Chúng ta phải hiểu rõ bản chất của vấn đề.



Để từ đây về sau , chúng ta không bao giờ ngần ngại khi làm việc thiện
Dù việc thiện có thể gây nguy hiểm cho chính ta.




Ta tin nhân quả giống như Phật nói :

Nếu nan đà không đi tiễn mà cứ ở trong nhà thì nan đà vẫn sẽ
phải chết do quả báo đã tạo từ quá khứ.





Trước hết ta phải tin như vậy
Ta tạo ra nghiệp thì trước sau gì ta cũng phải trả
Giống như nan đà dù đã chứng sơ quả ,hay bất cứ quả vị gì
thì trước sau gì cũng phải trả nghiệp


Tuy là đau lòng nhưng chúng ta vui vẻ chấp nhận điều ấy.



Bởi vì có như vậy , cuộc sống này mới tồn tại được hai chữ
gọi là công bằng



Vì cuộc sống là công bằng cho nên chúng ta không ngần ngại
khi làm việc tốt ,khi giúp đỡ người khác.



Hơn nữa , khi chúng ta biết đạo Phật , khi chúng ta phải trả nghiệp
Phật sẽ cho chúng ta vào một hoàn cảnh đẹp hơn



Ví dụ có một người mắc nghiệp bị xe tông
Thì Phật sẽ đưa ra hoàn cảnh thích hợp để người đó vì
cứu người mà bị xe tông chứ không phải là cái chết lãng xẹt nào đó.

CÁi chết đó thật đẹp , thật cao cả phải không nào?

Người đó sẽ được tôn vinh mãi mãi.




Hiểu được như vậy rồi , chúng ta có sự tự tin mà không do dự
khi gặp cảnh khổ , gặp người khốn khó.



Hỏi :
Tôi thường hay bị bản bè phản bội
Nếu nói là do kiếp trước tôi hay phản bội người khác thì
còn có lý và nếu vì lẽ đó thì kiếp này tích cách của tôi
phải có gì đó xấu xa chứ
Nhưng không , trong đời hiện tại này tôi luôn trung thành
với bạn bè mình.
Vậy mà tại sao tôi vẫn bị phản bội?


Trả lời :
Anh không phản bội con người nhưng đối với
các con vật thì sao?

Con vật cũng là một chúng sinh cho nên nếu anh lừa lọc
một con vật nào thì trước sau gì anh cũng chịu quả báo
mà thôi.




Có nhiều pháp tu tự cho mình là cao siêu , nói những điều vi diệu
ở đâu đâu mà không biết rằng trèo cao thì ngã đau
Cái cao coi chừng là cái sai

Cái thấp tuy có kết quả chậm nhưng mình tu bước nào
chắc bước ấy.


Cũng giống như những người học võ
Thì có phải ngay khi bắt đầu học là sẽ được sư phụ dạy
cho các tuyệt kỹ công phu thượng thừa hay không?



Không thể nào có chuyện đó được.
Trăm người học võ thì cả trăm người phải tập đứng tấn trước tiên.
Vì đứng tấn là nền tàng quan trọng của người học võ.





Cho nên quán thân này vô thường chính là phương pháp căn bản nhất
cho tất cả những người học Phật.





Qua bài này chúng ta có thêm một ý nghĩa thế này :


Cái chết không quan trọng
Chết lúc nào , chết như thế nào mới là điều đáng nói


Nếu vì để cứu một người gặp nạn ,quý Phật tử có dám chết không?
Đầu trang

quangluong2206
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 16
Tham gia: 23:26, 17/04/10

TL: Những câu chuyện cổ của người xưa

Gửi bài gửi bởi quangluong2206 »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Hôm nay chúng ta nghe tiếp bài pháp cú tiếp theo có tựa :


Có gì mà vui sướng
Khi đời bị đốt thiêu
Bóng tối đang trùm phủ
Sao không tìm ngọn đèn




Câu truyện để Phật nói lên bài kệ này như sau :



Tín nữ Visakha là một Phật tử rất nổi tiếng về lòng mộ đạo.
Bà đã được biết Phật từ năm lên bảy



Rồi khi lớn lên lấy chồng thì theo chồng về sinh sống ở thành Xá Vệ
Đây cũng là nơi Phật thường hay thuyết pháp độ sinh cho nên
bà được gần Ngài thường xuyên.



Bạn bè của bà rất nhiều và rất tôn trọng cũng như nể phục bà
Nhờ mối quan hệ thân thiết đó mà bà cũng đã lôi kéo được một số
chị em bạn hữu gieo duyên với đạo.



Ở đâu cũng thế thôi , nhất là thời xưa, phụ nữ luôn phải chiều chuộng
chồng mình , mà các ông chồng thì thường thích uống rượu.



Cho nên các bà vợ luôn phải rót rượu cho chồng uống , làm đồ nhắm
cho chồng ăn , làm mọi thứ để được chồng yêu , chồng quý.



Việc làm này cũng đưa đến nhân quả là chính mình cũng nghiện rượu luôn.



Khi chúng ta có ý muốn , có hành động mời mọc lôi kéo người khác
uống rượu thì nhân quả nghiệp báo sẽ khiến cho chính chúng ta
trở thành người thích uống rượu



Tất nhiên , các bà vợ mà thèm uống rượu thì không thể uống công khai
được , thế là các bà bèn lén tụ tập nhau ở một nơi kín đáo để uống rượu.



Đã uống rượu thì chắc chắn đầu óc không còn tỉnh táo như ban đầu nữa
Tan cuộc ai về nhà lấy thì do say chút chút lên làm việc gì cũng
dở dở dang dang khiến cho mấy ông chồng cáu giận.



Qua ngày hôm sau thì bà Visakha biết chuyện , bà đã rầy một trận.


Tuy vậy các bà bạn vẫn chưa chừa.
Trong một lần cùng bà Vissakha đến tinh xá đảnh lễ Phật thì các bà
có lén đem rượu theo.



Do các bà cũng chưa biết đạo ,nên khi chờ gặp Phật , các bà bạn đã
lén uống rượu.


Uống đến khi Đức Phật đi ra gặp thì mấy bà bắt đầu say say


Đức Phật thuyết pháp nhưng mấy bà không nghe


Do say rượu nên mấy bà còn đứng lên thuyết lại cho Phật nghe




Đức Phật nói một câu , các bà nói hai câu
Rồi cảm thấy chưa đã ,các bà bắt đầu hò hát
Hò hát một lúc cảm thấy chưa đã , các bà bắt đầu hoa chân múa tay
nhảy nhót



Ngay lúc này , ma vương nhân cơ hội nhập vào tâm trí của các bà
Xúi giục các bà quậy tưng bừng




Lúc đó , Đức Phật thị hiện thần lực , từ nơi lông mày , Ngài phóng
hào quang ra trời đất khiến cho trời đất tối đen.



Đức Phật bay lên giữa hư không , hào quang tỏa ra khắp tam thiên
đại thiên , rồi xuất hiện những tiếng vang rền


Các bà thấy vậy thì vừa kinh ngạc vừa khiếp sợ , vì thế mà thoát khỏi
tác động của ma vương



Đức Phật bèn trở lại chỗ ngồi và quở bằng bài kệ ở trên

Bà Vissakha thấy mấy người bạn của mình lầm lỗi như vậy cũng cảm
thấy rất có lỗi.
Bà đã sám hối với Đức Phật về việc này.




Qua câu chuyện này chúng ta thấy thế này :



Mỗi khi chúng ta muốn người khác làm điều gì thì rồi chính ta sẽ làm
điều đó.

Muốn gì được nấy.



Ví dụ các bà vợ ở trên đây muốn được chồng thương nên thường xuyên
mời rượu chồng vì biết chồng thích uống rượu.
Nhân quả khiến cho về sau chính các bà mới là người nghiện rượu dù
mức độ nghiện không trầm trọng.


Hoặc một học sinh giỏi ở trong lớp khởi tâm ích kỷ không muốn cho
những bạn khác cũng học giỏi như mình
Thì quả báo về sau là chính mình sẽ trở lên lười biếng kém cỏi đi
mặc dù trước đó học rất giỏi



Học như một người thầy giáo , một người cô giáo luôn luôn dạy dỗ
học trò một cách nghiêm túc , lúc nào cũng mong muốn các em sẽ
trở thành người có tài có đức thì quả báo về sau sẽ khiến cho
người thầy này luôn luôn thông minh ,học đây hiểu đấy



Hoặc như ta muốn cho những người xung quanh lúc nào cũng biết đạo
lúc nào cũng chăm chỉ tu tập thì những kiếp về sau quả báo sẽ khiến ta
biết đạo từ rất sớm , rồi sớm biết tu tập.



Hoặc có những người biết đạo nhưng không nói cho ai , không khuyến
khích hay giúp đỡ ai biết đạo thì quả báo sẽ khiến cho họ trong
các kiếp về sau biết đạo rất muộn ,hoặc có biết đạo thì khi tu tập
cũng không có tiến bộ




Khổng tử có nói :
Điều mà ta làm được là do ta đã giúp cho người khác đạt được như vậy



Hoặc khi ta thấy một người có duyên với đạo ,có đạo đức , có tài năng
ta thấy vậy và muốn cho người đó xuất gia tu hành thì về sau
chính ta sẽ được xuất gia , chính ta sẽ có cơ hội để tu hành



Hoặc có những người có tâm với đạo , muốn xuất gia nhưng còn ngặt
nỗi gia đình nhà cửa , vẫn muốn cho con cái mình lấy vợ lấy chồng
như những người bình thường thì quả báo về sau sẽ khiến minh
sinh ra thối chí , không còn muốn tu tập nữa



Tâm mình còn muốn cho người khác lấy chồng lấy vợ thì đời đời
mình vẫn cứ vướng vào hôn nhân
Có xuất gia được thì cũng chỉ là tạm mà thôi



Chúng ta đã biết luân hồi là đau khổ thì chúng ta phải biết
giữ tâm chúng ta không chạy theo các trò vui thế gian , không
muốn cho những người xung quanh chạy theo các trò vui thế gian





Hoặc có những bậc làm cha làm mẹ kiếm được nhiều tiền , sinh con cái
ra luôn chiều chuộng cung phụng chúng , luôn mong cho chúng
sống hưởng thụ , ăn ngon mặc đẹp mà không phải lao động
thì quả báo về sau khiến cho những bậc làm cha làm mẹ đó
sinh ra đã là người thích hưởng thụ rồi




Hoặc có những người giám đốc ,những ông chủ doanh nghiệp
có tài có đức luôn mong muốn cho nhân viên dưới quyền mình
có được một cuộc sống đầy đủ ấm no thì quả báo về sau
trong nhiều kiếp người giám đốc này sẽ có được một cuộc sống
hạnh phúc




Hoặc có những người tu tập theo lối khổ hạnh , lúc nào cũng muốn
người xung quanh sống khổ hạnh như mình thì quả báo đời sau
người đó sẽ phải chịu một cuộc sống khổ cực vất vả.


Vì vậy chúng ta hãy nhìn lại tâm mình
Mình muốn cho người khác sống như thế nào , sống ra sao thì tương lai
của chính mình cũng sẽ như vậy

Ta muốn cho người xung quanh ta tốt hay xấu
Ta muốn cho người xung quanh ta sướng hay khổ




Nhiều người chỉ xét nhân quả trên bình diện ta làm cho ai cái gì
thì ta sẽ nhận được như thế
hiểu nhân quả theo kiểu đơn giản gieo nhân gì thì gặt quả nấy

Nhưng đây chỉ là một phần của luật nhân quả mà thôi



Khi ta thấy một nghiệp bị bệnh thì rõ ràng đó là nghiệp của người đó.
Nhưng luật nhân quả bắt ta không thể dửng dưng đứng đó trơ mắt nhìn.
Tuy nhiên trong sự giúp đỡ ta không thể phung phí mà luôn trong sự
vừa chừng.



Luật nhân quả không cố định và luôn linh động
Linh động một cách vô cùng chính xác
Vì vậy chúng ta cố gắng suy xét mọi việc một cách kỹ càng.



Khổng tử có câu nói :
Người quân tử ban ân huệ nhưng không hề phung phí nó
Người quân tử vất vả nhưng không oán than
Người quân tử có ý chí nhưng không để nó trở thành tham vọng
Người quân tử lúc nào cũng thư thái ,điềm tĩnh nhưng không kiêu ngạo



Quan điểm này rất gần gũi với đạo Phật.
Đầu trang

Gemini
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 201
Tham gia: 01:16, 04/06/10

TL: Những câu chuyện cổ của người xưa

Gửi bài gửi bởi Gemini »

Các bài của bạn quangluong2206 rất hay, mình tiếp xúc với đạo phật chưa nhiều nhưng mình đã thấy được ít nhiều ích lợi của việc học Phật.

Đạo Phật làm mình ôn hoà và ít cáu giận hơn trước. Hy vọng sẽ tiếp tục rèn tập thêm được nhiều tính tốt nữa :).

Nếu bạn có bài giảng Audio thì up lên cho mình nghe với nhé. Thanks nhiều.
Được cảm ơn bởi: quangluong2206
Đầu trang

quangluong2206
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 16
Tham gia: 23:26, 17/04/10

TL: Những câu chuyện cổ của người xưa

Gửi bài gửi bởi quangluong2206 »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Hôm nay chúng ta nghe tiếp bài pháp cú có tựa đề :

Điều ác tự mình làm
Tự mình gây mình tạo
Trở lại nghiền nát mình
Như đá đè gạch ngói


Sở dĩ Phật nói bài kệ này là do bắt nguồn từ câu chuyện của một người cư sĩ
thường được gọi là Mahacala .


Người cư sĩ này sau khi tu tập một thời gian đã chứng quả Dự Lưu
Trong một lần nọ , khi đêm xuống ông đang ngồi bên một đống lửa để sưởi ấm
Thì bất chợt ở xa xa có một vụ trộm cướp đang xảy ra .



Tên ăn trộm bị phát hiện nên vô tình chạy về phía người cư sĩ Mahacala đang ngồi và
vứt túi đồ mình vừa ăn trộm lại đấy rồi chạy về hướng khác .


Khi quan quân xông đến thì không thấy tên trộm đâu mà chỉ thấy Mahacala đang ngồi đó
Lên họ đã bắt và giải về công đường tra khảo .
Họ cho rằng chính ông là người đã ăn trộm cho nên ông bị tra khảo rất dã man .
Cư sĩ Mahacala không may qua đời không lâu sau đó .



Câu chuyện này được mọi người thưa với Phật
Đức Phật mới trả lời :


Trong một kiếp xưa , cư sĩ Mahacala là một người lính được nhiệm vụ phải lập
một đồn bảo vệ ở một con đường thường xuyên có cướp bóc xảy ra .



Thì trong một lần nọ , có một người lái buôn dẫn vợ đi ngang qua đồn trú đó .
Vì người vợ đẹp quá cho nên cư sĩ Mahacala đã âm mưu sát hại người chồng
Và chiếm đoạt người vợ kia .



Sau đó thì khi Mahacala chết đi đã phải đoạ địa ngục chịu khổ đau rất lâu cho đến
Ngày hôm nay vẫn phải tiếp tục chịu quả .





Rồi Phật nói bài kệ ở trên để ám chỉ việc này .


Qua câu chuyện này chúng ta thấy được rằng việc nhân quả nghiệp báo có liên quan
Và ảnh hưởng tới rất nhiều kiếp sống nối tiếp nhau .

Và từ bao đời nay , nhân loại vẫn luôn luôn thắc mắc với những câu hỏi rằng tại sao
họ thấy có người hiền lành mà lại chịu đau khổ hay có người độc ác mà lại giầu có .


Các bậc Thánh Nhân từ xưa đến nay luôn luôn phải trả lời câu hỏi muôn thủa này .
Nhân loại nhiều khi không muốn tin vào luật nhân quả nghiệp báo vì nó ảnh hưởng
tới nhiều kiếp quá , nhiều thời gian quá .





Có những con người độc ác đến mức không có bất cứ một biện pháp ngăn chặn
Hay trừng phạt nào có thể làm họ thay đổi tâm tính được thì địa ngục sẽ là nơi
Đón chờ họ .


Địa ngục là nơi chúng ta không thể nói dối hay gian trá được .
Địa ngục là nơi có những sự trừng phạt cực kì tàn nhẫn và khắc nghiệt .
Chính vì vậy bất cứ ai xuống địa ngục rồi khi được tái sinh làm người rồi đều
trở nên hiền lành lại .
Cũng vì thế cho nên khi ta gặp một người hiền lành thì có hai trường hợp xảy ra :
Một là người đó đã tu tập nhiều kiếp , có nhiều phước báo
Hai là người đó đã từng rất ác độc trong kiếp trước nhưng đã được cải hoá dưới địa ngục .



Trở lại câu chuyện
Cư sĩ Mahacala trong kiếp trước đã làm cho người ta bị oan ức mà bj giết .
Đây là một nhân quả rất nặng nề cho bất cứ ai phạm phải .


Nhưng việc những người lính cho rằng ông là kẻ ăn trộm cũng là một sai lầm
Vô cùng đáng trách .
Họ nhìn thấy túi đồ ăn trộm nằm ở ngay bên cạnh một người đàn ông và họ sẵn sang
kết luận đó chính là kẻ ăn trộm .

Đây là căn bệnh mà cho đến tận ngày hôm nay , nhân loại vẫn cứ mắc phải .
Tin vào những điều mắt thấy tai nghe mà không bao giờ chịu suy xét kỹ càng mọi chuyện .


Thời gian gần đây chúng ta đang bị phân tâm bởi hai luồng ý kiến ủng hộ và phản đối game online .
Một bên cho rằng game online cũng có mặt tích cực
Một bên cho rằng game online là độc hại .


Xin thưa bất kể mọi loại game online nào cũng đều là tác hại cho những người chơi nó .
Nó đã lấy đi của ta thời gian , cuộc sống thật của chính ta để chìm đắm để ảo tường
Vào một cuộc sống ảo tưởng , nơi mà mọi hành động không có đạo đức được làm
Mà không sợ bị trừng phạt , bi lên án .
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”