PHẬT GIÁO

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: PHẬT GIÁO

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Địa ngục có thật hay không?




Một cảnh ở địa ngục
Tôi đọc kinh Phật ược biết nếu làm ác thì bị đọa địa ngục. Nhưng tôi lại nghe rằng địa ngục chỉ là ẩn dụ, biểu tượng cho trạng thái tâm lý khổ não, bức bách… chứ.

Chia sẻ:

Bàn về thế giới, cảnh giới, kinh Phật nói có tam thiên đại thiên thế giới, vô lượng vô biên thế giới, hằng hà sa số thế giới. Địa ngục chỉ là một trong sáu cảnh giới của cõi Dục (Trời, A tu la, Người, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục) thuộc thế giới Ta bà. Tùy theo nghiệp lực của mỗi chúng sanh mà tái sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực của mình. Mỗi cảnh giới mà chúng sanh thọ dụng phải đầy đủ ba yếu tố là vị trí, thân tướng và tâm thức.

Vị trí địa ngục, theo kinh Trường A Hàm: “nằm giữa núi Đại kim cương thứ nhất và núi Đại kim cương thứ hai, xung quanh là biển lớn bao bọc”, “Địa ngục ở ngoài núi Thiết vi” (luận Lập thế A tỳ đàm), “Đại địa ngục ở phía dưới Nam Thiệm Bộ châu, cách 2 vạn do tuần, những địa ngục còn lại nằm chồng lên phía trên hoặc bên cạnh” (luận Câu xá, luận Đại Tỳ bà sa). Ngoài ra, còn có Cô địa ngục và Biên địa ngục nằm ở khắp nơi. Những chúng sanh trong địa ngục có hình tướng xấu xa, kỳ dị và tâm thức luôn đau khổ vì bị hành hạ, đói khát, sợ hãi.

Chúng sanh bị đọa vào địa ngục vì đã tạo nhiều nghiệp ác, tà kiến. Chúng ta nhờ tạo dựng nghiệp nhân làm người, sống giữa cõi người, còn những chúng sanh nào tạo nghiệp nhân địa ngục thì sống trong địa ngục v.v… Đây là một sự thật của nhân quả-nghiệp báo, vì thế địa ngục là một cảnh giới, một cõi sống cụ thể, không phải là ẩn dụ hay biểu tượng.

Đành rằng, đứng trên lập trường duyên khởi có thể nói địa ngục hay vạn pháp đều không thật có, là Không, như huyễn hay qua lăng kính “Tam giới duy tâm” có thể nói địa ngục hay Cực lạc là tùy theo trạng thái tâm mình đau khổ hay hạnh phúc nhưng điều ấy chỉ đúng về phần “lý” trong quan điểm về cảnh giới mà thôi. Đức Phật khi thuyết minh về cảnh giới bao gồm “lý” và “sự” rất rõ ràng. Thiên về lý mà bỏ quên sự sẽ dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc, nhất là sự phá kiến, không tin nhân quả, phủ nhận tội phước…

Do vậy, có thể nói, đối với Bậc Giác ngộ, thành tựu tuệ giác Bát nhã thì vạn pháp đều Không, còn đối với chúng sanh nói chung, nghiệp lực nặng nề, vô minh che lấp thì vạn pháp đều có.




Ðịa ngục (地 獄; S, P: naraka); Một trong ba ác đạo song song với Ngạ quỉ (quỉ đói) và súc sinh. Ðịa ngục được xem là nơi nhiều khổ ải, nhưng sau khi Nghiệp ác chấm dứt có thể tái sinh trên những thiện đạo. Ta cần hiểu địa ngục không phải là một thế giới có vị trí địa dư thông thường mà đó là một trạng thái của tâm thức, nên hiểu Tịnh độ cũng là như thế.

Trong quan điểm vũ trụ của Phật giáo, địa ngục có nhiều dạng khác nhau, gần giống với quan điểm của Ấn Ðộ giáo: hỏa ngục và hàn ngục, chia làm 8 ngục chính với 16 ngục phụ, mà A-tì địa ngục (s: avīcī) là ngục khủng khiếp nhất. Chúng sinh trong địa ngục chịu nhiều khổ hình trong những thời gian khác nhau, như bị lột da lóc thịt, bị cắn mổ… Ðịa ngục được Diêm vương (s: yama) cai trị.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”