PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 512
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Thế giới đã ảo, đã bị điên đảo lại còn vô thường. Lý vô thường - về mặt lý tánh và trí quán - con người dễ dàng chứng thấy hơn. Dựa vào kinh Pháp của Đạo Đức Thế Tôn, dựa vào quán thấy thực tiễn thế giới - con người có thể dễ dàng nhận ra lý vô thường.


Còn lý thật ảo khác lý vô thường. Lý thật ảo giúp ta nhận ra thứ “chân như”. Lý vô thường giúp nhận ra thứ “thường hằng”.


Các lý tính này, nó phải cùng tập hợp ở 1 thứ mà chúng ta đang tu trở về.

Nhầm lẫn chúng, chúng ta sẽ nhầm lẫn lý tánh. Chúng ta sẽ tìm về sai “địa chỉ”.




Ví dụ: Vì giải thích lý vô thường là lý thật ảo nên chúng ta hoàn toàn có thể phát xuất tri kiến: Tưởng ra một thứ thường hằng ở thế giới này. Khi dùng Đạo lực thâm hậu tưởng ra một thứ thường hằng ở thế giới này. Chúng ta sẽ chìm vào đó, trầm luân. Vì sao? - Vì chúng ta đã sớm tri kiến: lý vô thường và lý thật ảo giống nhau. Bây giờ tìm ra được thứ thường hằng rồi. Không phải là đạt quả rốt ráo sao?

Rất rõ: Với Đạo Lực thâm sâu, nhưng người này chưa vượt qua được thức ấm bởi vì không đủ tri kiến để quán thấy hay đã tự dừng quán (tu xong rồi) vì cho rằng: Thứ bản thân tri kiến là thứ thấy rốt ráo cuối cùng. - Hoá ra là do tưởng thức.



Chúng ta đã có thể thấy rất rõ con đường chúng ta đang đi:

+ Dùng tưởng để phá sắc, phá thọ. (Vì chúng ta trang nghiêm tâm Cực Lạc)
+ Dùng nắm giữ sinh tử để phá tưởng. (Kiểm soát được sinh tử bản thân nhờ định niệm hơi thở, thích sống thích chết..v.v. - phá tưởng)
+ Và cuối cùng: Dùng vô thượng trí tuệ hay lậu tân minh thần thông để phá hành (sinh tử), phá thức - vượt ra khỏi “hồ nước” lên bờ - như ví dụ Đức Thế Tôn.



Như vậy, cái gọi là “quốc độ” mà chúng ta xây dựng (tưởng ra) - cũng giống như trong kinh Đức Thế Tôn nói về các quốc độ của Thiên Ma - sớm muộn chúng ta cũng phải phá mới có thể chân chính giải thoát… vì quốc độ này, dù là thường hằng nhưng nó là do thức tưởng thường hằng - và nó là thứ ảo, đã ảo thì không thường đâu - rồi ai không tin, cứ ở đó, đến lúc sẽ thấy thật với ảo là thế nào khi trải qua vô lượng kiếp - lúc mà diệt thế.


Tuy nhiên, không xây dựng quốc độ, khó vượt qua tưởng, hành. Nên con đường xây dựng quốc độ, con đường dễ nhất - Chính là con đường Bồ Tát Đạo.



Có một số người dùng Đạo Lực thâm sâu, không xây dựng quốc độ, đánh thẳng vào “không”. Đạt được tâm chân như. Họ an trú ở đây, cho rằng: Đây là thường hằng, chân như.v.v.

Tuy nhiên, hầu như không thấy tâm phát sáng… nên họ hay gọi là tâm không, tĩnh định.

Không phát sáng đơn giản bởi nhân duyên: Tâm không đủ để tự tạo thành trường tâm từ - minh.


Trường tâm từ - trong hệ thống giới kinh có giới thiệu qua. Ở kinh nào quên rồi nên Trước tác lại: “Đức Thế Tôn có lần gặp 1 người phụ nữ đang rất đau khổ. Vì trạng thái đang diễn ra đó nên họ không còn minh mẫn lẫn sự bình tĩnh, vì thế Đức Thế Tôn liên “rải tâm từ ra” - lập tức người này trở nên ổn định và mới có thể nghe lời pháp Đức Thế Tôn nói sau đó.”


Như vậy, trường này liên quan đến quốc độ, mà quốc độ thì liên quan tới “mặt trời”.



Tưởng không dễ phá. Thế giới này là tưởng, phải dùng 1 thế giới tưởng khác mới phá được thế giới tưởng này và nhờ vào việc bản thân biết rõ về tưởng (do tưởng ra 1 thế giới để phá một thế giới tưởng) nên thấy rõ tưởng (khai phá hết tưởng thức) - lúc này mới tự hành công mà phá được tưởng thức (thức ấm) bởi Sự minh về tưởng.


Không minh về tưởng thì phá tưởng thức này lại rơi vào tưởng thức kia mà lúc này: Vì Đạo lực, định lực đã tu tập rất lớn bèn phát sinh tri kiến: Duy thức là vậy.
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 512
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy, thế giới này là thế giới ảo ảnh. Đức Thế Tôn nói từ hơn 26 thế kỷ trước rồi. Đến nay, khoa học cũng có rất nhiều thành tựu đang đi đến kết luận như Đức Thế Tôn. Với “lý thuyết” sự lựa chọn của chúng ta như đã trình:

- Chúng ta sẽ lựa chọn lại thế giới của chúng ta - một thế giới cực lạc - gọi là trang nghiêm tâm cực lạc.


Thế giới nào thì cũng là thế giới tưởng, do chúng ta lựa chọn cả. Nếu như chúng ta lựa chọn (sắc sự) trước thì thế giới khổ đau, lạc hỉ lẫn lộn và trầm luân vô định (tức cứ mãi lặp đi lặp lại sự lựa chọn mà không hề ý thức biết rõ bản thân đang lựa chọn). Hoặc lựa chọn theo thọ lạc trước - sẽ ra thế giới vô lượng thọ cực lạc - dù nó là các sự gì trên đời. Với thế giới cực lạc này: Chúng ta chứng được tưởng là gì, phát sinh tri kiến về lý tánh thật, ảo chân như và với Đạo lực khi đó, vào CHÁNH ĐỊNH sẽ phát sinh tri kiến về lậu tận minh và lúc này phá thức ấm - dù vậy, chúng ta còn vô lượng đời tu nữa mới tới chỗ này. Sự còn rất nhiều!





Bỏ hết xuống mọi tri kiến vốn dĩ đã có được huân tập từ trước tới nay (phá tan chấp kiến) - chúng ta sẽ phá sắc ấm khi: Hiểu rõ về lựa chọn thọ cực lạc hay sắc sự. Hiểu rõ về tưởng (thế giới quốc độ cực lạc mà chúng ta lựa chọn), chúng ta sẽ phá tiếp thọ ấm - vì chúng ta sẽ không chấp và trầm luân vào cái thọ cực lạc quốc độ này do đã rõ nó chính là tưởng do chính chúng ta chủ động tu hành quán tưởng ra.


- Dù thế, chúng ta phải nương ở thế giới tưởng này (thế giới cực lạc) cho đến khi không ở thế nữa. Còn ở thế, còn phải an trú vào đây. Bởi vậy, phải tu thật mỹ!




Thực sự cực lạc là dễ nhất rồi, chứ thế giới Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa.v.v.v - Thực sự khó leo vì toàn liên quan tới Trí tuệ vô thượng cả - trí giải thoát.


Cực lạc ban đầu chưa cần, chủ yếu là lực tín nguyện giải thoát, quán mặt trời thì dễ thấy A Di Đà Phật nhất rồi.

Chúng ta sẽ quán tưởng ”bảo địa” - nhiều khi bây giờ hay được giảng giải là “ruộng phước/phước điền”. - Dù sao, phước thật vì chúng ra bắt đầu lựa chọn sự - theo lý thuyết thế giới 4 chiều - một khi đã chủ động lựa chọn hỉ lạc và sự thì rất rõ: Kết quả là phước.

Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 512
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Khi quán mặt trời chúng ta đã thấy rõ: Thế giới màu vàng kim hoàng tràn ngập (như mô tả thế giới của A Di Đà Phật trong kinh) khắp nơi theo cái nhìn của chúng ta và với vô lượng màu sắc. - Thật phí công sức khi chúng ta trước tác tranh và ngắm tranh mà không có tý ty môn đạo, chỉ để giải trí.

Do vậy, với niệm “A Di Đà Phật” và phép Quán thấy mặt trời chúng ta đã chuyển từ mặt trời thật chúng ta nhìn thành cái tưởng trong đầu đã hiện ra “mặt trời” của chúng ta.


Khi có ánh sáng này, thật khó giải thích và liên tưởng một cách để dễ dàng quán lý nếu như không có cái “lý thuyết sự đời” vừa trình. Chúng ta không biết và thực sự không thấy liên hệ gì với các phép quán tiếp theo. Tự nhiên quán mặt trời (thứ mặt trời đang chiếu sáng chúng ta) thành các quán khác tiếp sau đều là tưởng hết..v.v. - Không chứng lý được thì sẽ thiếu niềm tin và nó chính là NGHI. Vì nghi nên người ta bỏ là vậy.


Bây giờ, nhờ lý thuyết sự lựa chọn chúng ta đã rõ: Quán mặt trời (thứ thật của thế giới ảo này) thực ra là để “cảm ứng lượng tử năng lượng thường hằng”. Vì có cái cảm ứng này thì các phép quán tưởng sau mới thành bởi nó mới cung cấp “năng lượng” cho các phép quán tưởng sau để tưởng thành thật. (Quán mặt trời thật (thế giới ảo) thành tưởng, quán thứ 2 trở đi từ quán tưởng thành (thật ở thế giới ảo)… đều là thế giới ảo cả, ảo ngoài ảo trong… nói ra là bị cho là “ảo giác tâm thần”.



Với “năng lượng” cảm ứng từ A Di Đà Phật, chúng ta quán nước.


Nước nào? - Quán nước thành băng, băng thành lưu ly, lưu ly thành bảo địa… - Vậy không có lẽ nào lại không thể quán thứ khác thành nước rồi quán.v.v. - vì lý tánh của thế giới là vô thường, duyên hợp duyên tan, nên không ly kinh, cũng không y kinh. Chúng ta quán thứ khác thành nước rồi quán nước thành đất (bảo địa).


Với tinh thần và thân nhu nhuyễn và thanh tịnh (khi đã tới chỗ luận đây). Chúng ta có 1 lý tánh nhu nhuyễn của thân tâm, các đường máu huyết như dòng chảy..v.v. - Chúng ta quán tâm (thân, tinh thần hợp nhất) thành bảo địa.


Điều này có vẻ “bất tư nghì” nhưng ngồi tưởng nhớ: Đức Thế Tôn vì sao có sắc thân được mô tả vàng óng ánh, đủ các tướng tốt, vẻ đẹp, lại đủ hạt xá lợi (thật) ở trong thân… lại thấy tưởng pháp “quán tâm như nước, quán nước thành bảo địa, trồng sen thành phôi, khắc phôi thành hình, thông thần 6 căn, nhập tâm vào phôi, ngược về quá khứ, trèo lên đỉnh núi, nhảy ra khỏi hồ” - trong ví dụ Đức Thế Tôn nêu ở kinh sa môn quả - quả là “bất tư nghì”.


Dù sao, cần tu chứng!
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 512
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

(067 tiếp)



Về phép quán thứ 2 trong Quán Vô lượng thọ Phật. Với việc nêu ra pháp quán thân và tinh thần thành nước - hay quán tâm thành nước trước khi quán nước thành đất như phép quán thứ 2 đã nêu, sẽ làm một số chúng ta gút mắc.


Chúng ta không trước tác phương tiện và cách sử dụng phương tiện, nhưng nhờ sức trí quán từ đầu đến giờ mà chúng ta thấu rõ nội dung ở đây:

1/ Vẫn là phép quán tưởng.

2/ Trong kinh ghi quán nước thành bảo địa nhưng cốt lõi nước này ở ngoài hay ở trong hay ở đâu? - Ở biển, ở sông, ở hồ, ao hay ở thùng thau chậu.v.v. - Khi phép quán tưởng thành thì bảo địa này ở ngoài, ở trong hay ở đâu? - Có đi cùng người quán hay người quán phải ở luôn bên cạnh nước mãi mãi hay từ khi thành trở đi, chỉ có thể nhìn thấy bảo địa ở bên ngoài, phía trước?

3/ Chúng ta rất khó tìm được giải thoát ở bên ngoài, dù rằng: A Di Đà Phật là sự tồn tại hiện hữu và chân như thường hằng. Dù sao, ở chỗ này liên quan tới niềm tin. Một nhánh đi tìm A Di Đà Phật thật, tìm thế giới Cực Lạc ở Phật A Di Đà thật. Một nhánh, chỉ làm cái “ăng ten” như chúng ta đã nói.

4/ Để quán được nước thành đất - rất rõ chúng ta phải thấu lý vô thường và duyên hợp tan của vạn vật. Vạn vật ở thế giới không có hình sắc trần nào là thường hằng. Cái ta đang thấy là cái ảo.. vì lẽ đó mới có thể quán nước ra đất.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ không hoàn toàn chỉ dừng lại ở chỗ này bởi vì chúng ta mất rất nhiều thời gian để có được văn trí, trí quán, tham chiếu kinh điển, lục lọi giới kinh, nên chúng ta rõ:

+ Lý vô thường và hình tướng sắc trần ảo: Nên mới có những quán tưởng được từ quán 2 tới 16.

+ Trong kinh Sa Môn trình bày pháp như đã trình phía trước. Kinh sa môn quả là kinh nào thì chúng ta đã biết: Toàn bộ hệ thống giới kinh phần lý tánh (tiểu thừa) đều xoay quanh sa môn quả, (đại thừa) chỉ là công cụ phương tiện tu hành cho (tiểu thừa - Đạo Quả).

+ Tuy nhiên, chúng ta cần tham nghiên đối chiếu thêm ít nhất 1 kinh pháp nữa để: Thấm rõ: Con đường chúng ta đi nói chung và trên phương diện sử dụng phương tiện nói riêng. Ở đây trình kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.


5/ Tên kinh “Dược sư lưu ly Quang Như Lai” - đã bất khả tư nghì, tên như ý nghĩa rồi. Kinh này có giá trị vô lượng với chúng ta ở tại chỗ đây, dù thông tin mà kinh ẩn chứa cung cấp cho chúng ta dùng là rất ngắn gọn. (Kinh thì dài nhưng nếu so với hệ A Di Đà Phật thì người đọc kinh Dược Sư sẽ không thấy “hoàn hảo” - bởi vậy, xưa người ta có thể căn cứ vào mấy kinh A Di Đà lập nên cả 1 tông nhưng không ai chỉ căn cứ vào 1 kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai mà xưng tông, phái).


Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai: Về bản chất chỉ là chứa “mã hoá” của báu xuất thế gian thôi.

Từ lâu, chúng ta đều được biết Đức Thế Tôn đã nói đi nói lại: Trước khi tin dùng 1 pháp của Ngài, phải đối chiếu, so sánh và quán thẩm trong toàn hệ thống giới kinh xem pháp đó có thực sự được ấn chứng bởi hệ thống giới kinh hay không (các pháp khác).



Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai cho chúng ta thông tin:

1/ Nhắc rõ vị Phật phương đông này cũng không khác gì vị Phật phương tây (Chính là A Di Đà Phật) - là vô lượng quang.

2/ Thân ngài Dược Sư Như Lai: Thân là LƯU LY, toả vô lượng quang, đầy đủ tướng tốt, vẻ đẹp…

3/ Bảo địa của Dược Sư Như Lai: Cũng là Lưu Ly.

….

Tham chiếu đầy đủ các Pháp: Vô thường (Vô Ngã tướng) các vật sắc trần. Sa môn quả, Quán Vô Lượng Thọ, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.v..vv. (Và toàn bộ hệ giới kinh), khẳng định:


Quán tâm thành nước, quán nước thành.v..vv.: Là một phép phương tiện hoàn chỉnh đưa đến kết quả thiết thực nhiệm màu:

1/ Bảo địa được quán trực tiếp từ tâm người tu hành - nên đây là: Tìm Phật ở bên trong và không bao giờ rời Phật.

2/ Nếu phép quán 2 ở Kinh Quán Vô Lượng Thọ thành thì phép quán tâm (thân, tinh thần) thành bảo địa chắc chắn mang đến kết quả thù thắng hơn.




Còn nếu chấp Pháp kiểu như một số “nhà học giảng”: Không thể lấy pháp môn mật tông để tu thiền trúc lâm, không thể lấy pháp môn thiền đông độ để tịnh độ, không thể lấy pháp môn tiểu thừa tu đại thừa, lấy pháp môn đại thừa tu tiểu thừa. - Ý nói không được dùng lẫn lộn pháp môn của các tông PHÁI.


- Chúng ta không theo TÔNG PHÁI nào, vì chúng ta không tông phái. Chúng ta chỉ tu DUY NHẤT Pháp Phật. Vô lượng Pháp Phật mà cũng chỉ là duy nhất pháp Phật. Còn tông phái là do không tu được Phật nên khai tông để danh với đời chứ đã phân biệt tông rồi mà lại còn đòi PHẬT?



Vì lẽ đó, pháp Quán tâm thành bảo địa ắt trồng ra sen ra chủng tử ra một sắc thân thứ 2 như Đức Thế Tôn đã nói.
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 512
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Tuy vậy, phép quán thứ 2 có những điều kiện nhất định mà người tu không đạt thì không bao giờ quán thành:


1/ Phải quán “vô ngã tướng” tới trình độ chứng thấy lý tưởng. (Kinh vô ngã tướng). Có đạt trình độ này thì mới hiểu rõ lý tâm thành nước, nước thành băng, băng thành lưu ly, lưu ly là bảo địa. Không hiểu vô ngã tướng thì… không thể hiểu được mà tưởng, tưởng kiểu gì khi mà cái xe là cái xe, tờ tiền là tờ tiền…v.v. ?


2/ Phải thành quán mặt trời, vì không có cái năng lượng này thì lấy gì làm lực cho “tưởng” thành thật?

Làm sao mà quán 2 thành để thấy: Thân vàng ròng - thân không vàng ròng thì cũng phải thay đổi màu sắc gì gì hay các tướng, vẻ, màu và hương.v.v.


3/ Phải sơ vào thiền 1 như đến chỗ luận đây. Không sơ vào thiền 1, làm sao có thể biết được sự nhu nhuyễn của tâm là gì, trong khi tinh thần và thân không hợp nhất, tạp nham, cấu uế?


4/ Phải hiểu rõ về trang nghiêm 6 phương tâm cực lạc - chính là giới, chính là tu giới, chính là giải quyết sự mà giới ngày một khăng khít hoàn thành hơn.


Vì những lẽ này, quán 2 chưa thể vội vàng được. Cần phải thấy rất rõ bản thân đang ở đâu. Ở vị trí nào thì chỉ dùng được những gì ở vị trí đấy. Không thể tự nhiên mà “tưởng ra được 1 hệ ăng ten” hay kể cả tưởng ra được 1 thế giới cực lạc.


Đây là một sự nỗ lực tinh tấn tu miên mật và không buông lơi.


Tại đây sẽ trình về 5 lực ( 5 trợ Đạo tiếp theo).
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 512
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chúng ta đã được biết 5 lực trong 37 trợ Đạo, nhưng hôm nay mới bắt đầu giới thiệu trong luận và cũng là 5 pháp cuối cùng được giới thiệu ở đây và hoàn chỉnh 37 pháp trợ. Điều này cho thấy 5 lực có “sức mạnh” không phải dễ dàng mà thấy dùng được.

5 lực gồm: Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực.


Vấn đề: Trú xứ của 5 lực này ở đâu, đối với người tu?

- Khi phép quán thứ 2 thành (phép quán toàn vẹn như đã nói), lúc này, chúng ta mới biết được trú xứ của tất cả đối với người tu chúng ta:

1/ Tâm trú xứ ở đâu
2/ Các lực (như trên) trú xứ ở đâu
3/ Chủng tử trú xứ ở đâu, sen trồng ở đâu.v.v.
4/ Trang nghiêm là gì

Hay: Xá lợi Phật (thật) là thứ có “sức mạnh” lẫn “sự nhiệm màu” bất khả tư nghì ra sao, vì sao lại thành được và tác dụng là gì.v.v.v

Rất nhiều… vô lượng…

Đều ở trong bảo địa chúng ta đã quán ra. Nên gọi là bảo địa là vậy. Là nơi toàn bảo cả…




Chúng ta vô minh nên bao năm đời qua đều không thể hiểu thấy hết lý nghĩa của mọi thứ, pháp trong hệ thống giới kinh. Thực tế, quá sức bất tư nghì đối với chúng ta.


Phép quán 2 thành: Chắc chắn đã đạp vào Đạo


Như vậy, chúng ta phải quay trở lại: Nhiệt tâm, tinh cần, miên mật, không buông lơi tu các điều kiện như đã nói để sớm ngày vào quán 2.


Khi chưa có quán 2 thành, vì không có trú xứ nên mọi thứ đều vẫn đang tản mát… nó không có trú xứ. Chúng ta trú vào đâu? - Lại nói như bao đời nay chúng ta nói, trú tam bảo, Phật, Pháp, Tăng..v..v


Vậy, cơ sở vật chất hay cơ sở hiện thực hay cơ sở thực tiễn của Phật Pháp Tăng để chúng ta trú xứ là gì? - Thân Phật thế nào, Thân tăng thế nào, Thân Pháp thế nào? - Phải có cái cơ sở (pháp thân hay hoá thân hay sắc thân) cho chúng ta - người tu trú xứ cái tu được chứ. Bằng không, tu ra cái gì, không có trú xứ cho nó thì nó lại tản mát hết.v.v. - vì thế tu cả đời: Vẫn là không tu ra cái gì mới là tu sao?


Trú xứ là nơi an trú vào.


Rất rõ: Chúng ta quán 2 như đã trình là đã xác quyết một nơi trú xứ y theo 3 Bảo. Và hình “Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai” là một hình đại diện cho 3 Bảo mà chúng ta đã thấy cho pháp của chúng ta.

Sắc thân của chúng ta sau khi quán 2 có kiên cố không? - Có đủ sức để làm “ăng ten” không? - nói một cách ngôn ngữ thời Đức Thế Tôn: Có đủ thanh tịnh, phát sáng, lưu ly vàng ròng hay hương thơm.v.v.?


Lúc này, mọi thứ chúng ta đều rõ biết: Tu ra được an trú vào đâu và từ lúc này mới là: Sử dụng tuỳ tác sở tâm.


Bây giờ, chúng ta có tín lực nhưng nó ở đâu, lấy ra xem? - Tín lực rất mạnh mà đâu có thể bằng 1 cú đấm của anh “giang hồ”. Niệm lực cũng thế, cho rằng ý chí tinh thần tinh khiết, mạnh mẽ và nhất quán thanh tịnh… thế mà chẳng thể nào nín thở một cách tự nhiên, di chuyển đồ vật tuỳ tâm hay biến không thành có, biến có thành không (hay hiện hữu nhất là Thay đổi hướng đi ánh sáng, âm thanh..v.v.)



Vì nó không có trú xứ, nên tu công cốc. Tuy vậy, vẫn phải tu lúc ban đầu để “có bột mới gột lên hồ”. Nhưng không có trú xứ thì cũng như kiểu làm hồ ra không có người ăn và không biết để đâu… thì gột cả đời cũng như dã tràng.


Trú xứ rất quan trọng.

Mọi thứ, khi có trú xứ thì đều như 1 bước lên trời. Rất rõ, đột phá đại cảnh mà.


Bảo địa là vậy.
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 512
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy, chúng ta đã rõ: Phật lực là gì?

Nếu không hiểu, chúng ta đều sớm muộn rơi vào duy tâm, duy thức, duy không, siêu hình, trong khi: Đức Thế Tôn đã luôn trình rõ “Luận Đạo” của chính Người, phía trước phần đầu của biến 1 tập luận này đã trước tác lại tóm lược để từ một người “ngu ngơ” mà chúng ta “hành ra 1 luận”, chúng ta có thể tham khảo thêm kinh “Phạm Võng - Trường bộ, pali”.



Đến đây, chúng ta rất rõ: Đạo Đức Thế Tôn không duy tâm, không duy vật, không duy thức, không duy không, không siêu hình.



Phật lực là 1 trường mà chỉ có hiểu về “trường lượng tử/trường lượng năng” mới rõ 1 chút. Dù khoa học chưa có trường này nhưng chúng ta tin chắc rằng: Trường này tồn tại vì những bằng chứng khoa học ngày một xác nhận.

Dù chưa đủ khoa học, chúng ta cũng không cần đợi khoa học công nhận. Thứ này vẫn tồn tại - vì chúng ta tin Phật.


Đức Thế Tôn là một con người tồn tại, hiện thực. Giáo Pháp của Ngài vẫn còn đây nhưng bằng chứng khảo cổ khoa học - là thứ khẳng định: Một con người Đức Thế Tôn, là thứ không một ai chối bỏ được.


Việc tồn tại hiện thực Xá lợi Đức Thế Tôn là việc khẳng định “sự bất tư nghì - sự không thể tưởng tượng nổi” - lại là sự tồn tại hiện hữu ở hơn 26 thế kỷ trước. Xá lợi Đức Thế Tôn khác hoàn toàn mọi viên xá lợi của những người tu khác.


Và xá lợi Đức Thế Tôn không phải là truyền ngôn, truyền thuyết. Khoa học đã khảo cổ, và tìm ra và nó mới là thứ mà: Ở bên ngoài chúng ra đâu biết nội dung của những viên xá lợi Phật thật này là gì.


Chúng ta có 1 quả tim của 1 vị Tăng mà đến giờ còn chưa “giải mã” cho toàn công chúng. Cũng không “dám”. Chúng ta chỉ biết chúng ta có 1 quả tim của 1 người vì hoà bình quên thân. Nhưng đây, vẫn không phải là xá lợi Phật.


Còn các xá lợi khác, chúng ta không quan tâm lắm bởi: Công dụng và ý nghĩa vẫn có nhưng nó chỉ là thứ bình thường của các vị Chư Tôn để lại.



Dù chúng ta sẽ không bao giờ được biết nội dung thực của viên xá lợi Phật nhưng chúng ta phải nhớ: Nó liên quan mật thiết với con đường chúng ta đi.





Với lý thuyết sự đời về “sự lựa chọn” chúng ta đã rõ hơn mối liên hệ giữa năng lượng, khoa học với sự chân như, thường hằng (không biến đổi) cũng như: Mối quan hệ nhân quả, nghiệp phước, các loại lực như nghiệp lực, 5 loại lực, Phật lực, con đường tu chứng, các tưởng các sắc, duyên hợp duyên tan, tổng hợp, phân rã vô ngã, thông tin.v.v.v tới giây phút hiện tại, quá khứ, vị lại và ảo ảnh lẫn tất cả nhiều thứ khác trong Đạo Đức Thế Tôn.






Các loại chấp rất nặng. Đây là lý do ít người giải thoát.

Chấp, chấp, chấp và chấp…v.v.v. - Nó “thâm căn cố đế” trong đầu rồi. Bỏ được chấp lại rơi vào tưởng, tưởng bỏ được tưởng hoá ra lại rơi vào thức..v.v.


Chỉ có hiểu sâu sắc về “lượng năng” - chúng ta sau này mới: Vượt ra thế giới này. Bằng không, càng tu, Đạo lực càng cao, càng cho rằng: Duy thức cả, từ KHÔNG BIẾN CÓ, CÓ BIẾN KHÔNG….
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 512
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

(067 tiếp)


Trở lại với “sự lựa chọn”

Sự có vô vàn loại sự, ở đời gọi là sự đời, xuất gia ở chùa thì lại gọi Phật sự, ở ẩn độc lai độc vãng thì có khi lại có Đạo sự - các sự việc về việc tu Đạo..v.v. Nên sự chẳng ai giống ai.


Mấu chốt của “lý thuyết sự lựa chọn” với chúng ta nằm ở chỗ: “Buông bỏ” và “không được”.

Thực tế, sự chỉ xoay quanh 2 nội dung này. Không còn một điều gì lớn khác đối với người tu.


“Buông bỏ” không phải chỉ là buông bỏ trong suy nghĩ, sự buông bỏ đến tận cùng còn là buông bỏ “Đạo Quả” chẳng hạn - như buông bỏ quốc độ đã trang nghiêm.

“Không được” phản ánh trạng thái: Không buông bỏ đối với một pháp nào đó.

Người đã buông bỏ hoàn toàn thì cái gì cũng được hết. Nói 1 cách “ba trợn”: “Xin họ ít tiết, cũng được”. - Đây chính là ý nghĩa, buông bỏ hoàn toàn mà cái gì cũng được.

Tất nhiên, trong mọi cấp độ khi còn hiện thế thì: Không thể buông bỏ hoàn toàn. Vẫn có thứ không được. Chỉ khi nhập niết bàn thì mới gọi là: Đã buông bỏ hoàn toàn - với người đã Đắc Đạo. Còn ở thế, thì dù có Đắc Đạo thì cũng chưa thể là người buông bỏ hoàn toàn vì vẫn phải ít nhất là giữ giới. Không được buông giới.

Vì thế, vô lượng tâm xả viên mãn chỉ có khi “niết bàn”.

Đó cũng là lý do những người như Đức Thế Tôn không trụ mãi ở thế để giáo hoá “chúng sinh” dù họ đã đủ “pháp lực” để sống chết chỉ là ý niệm. .


Chúng ta đọc lý, rất có thể ai ai cũng nhớ cũng hiểu và cũng hành trì… nhưng chẳng có mấy ai làm được tới rốt ráo tận cùng.


Còn có những thứ chưa buông bỏ thì còn có những pháp “không được” tồn tại. Điều này mỗi người có thể tự kiểm chứng xem, bản thân còn bao nhiêu pháp “không được” trong đầu thì đủ vô lượng sự như vậy chưa buông bỏ được.

Tuy nhiên, đừng ép tâm buông bỏ bất cứ điều gì mà tâm chưa sẵn sàng - bởi có vô lượng thứ không được khi này. Sự buông bỏ nó theo cấp độ và không phải nói mồm: “tôi buông bỏ” tức là đã buông bỏ. Có những thứ không được như: buông lơi giới, buông bỏ pháp Phật, Tam bảo, buông thiện hành, buông tâm, buông mạng.v.v. - vô lượng thứ “không được” khi này.

Cái gì cũng vậy, phải đi mới tới, phải tu mới được. Tu đến đâu buông đến đấy, buông đến đâu tu đến đấy - chính là điều mỗi người chúng ta cần chứng thấy.




Trên góc độ “lý thuyết sự lựa chọn”:


Chúng ta đã rõ, chúng ta an trú ở trong 1 bức ảnh “giây phút hiện tại” và liên tục lựa chọn những bức ảnh tiếp theo… mãi mãi như vậy, hết đời này đến đời khác, hết ảnh này đến ảnh khác, không thể thoát ra, vì sao?


- Vì rắc rối lượng tử hay chính là dính mắc, dính mắc lượng tử.


Chúng ta luôn luôn có dính mắc với mọi thứ mà chúng ta tương tác (gặp gỡ, suy nghĩ - pháp, trần) dù nhớ hay quên, đời này hay kiếp trước. Các dính mắc này là do: Chúng ta an trú một trạng thái thực tại của 1 lượng tử này, sự này thì một lượng tử khác, sự khác đã luôn luôn được xác định dù bao nhiêu lâu nữa chúng ta mới gặp để mà trả ân trả oán, trả vay trả nợ,v,v.v


Lẽ này, chúng ta không thể nào thoát ra được khỏi cái thế giới ảnh này vì: Chúng ta chẳng bao giờ hết “dính mắc/rắc rối lượng tử”. .


Vì thế, chúng ta mới rõ: Thứ báu xuất thế gian mà Đức Thế Tôn nhét trở lại thế này nó “bất tư nghì” ra sao. - Nó làm chúng ta hết dính mắc rắc rối lượng tử.


Thế giới này bản chất chính là: Rắc rối dính mắc lượng tử mà tập hợp nên vũ trụ thế giới như hiện tại, trước kia và mai sau như ai ai cũng đang thấy đây.


Khi có 1 thứ gì đó, không còn bị dính mắc lượng tử - nó có còn thuộc thế giới này? - Rất rõ: Đây là xuất thế gian.


Như vậy, chúng ta đã hiểu: Tại sao lại phải thu tâm, chặt mọi dính mắc.v.v.



Tuy nhiên, khái niệm đầu tiên chúng ta tiếp cận tới Tâm vô lượng xả chính là: Xả mọi dính mắc lượng tử - tức là vi trần, vi tế, dù nhỏ như thế nào, nhỏ như không cũng bị xả hết, buông bỏ hết. Không còn tương tác gì nữa - dù ở cấp lượng tử (cấp vi vi trần vi tế, cấp không)… lúc đó, chúng ta không còn rắc rối lượng tử - tự thế giới nó đẩy chúng ta đi đến thế giới khác, không cho ở thế giới này nữa, hoặc chúng ta cũng không bao giờ muốn ở thế giới này nữa khi đã có khả năng đi ra thế giới khác bên ngoài.


Giống như chúng ta biết thế giới 2D và có thể quan sát mọi thứ ở thế giới 2D - nhưng đố chúng ta đi vào thế giới 2D mà còn ý thức. Cũng vậy, người ở bên ngoài vào thế giới 4D đồng nhất này cũng sẽ bị “hạn chế”.



Như vậy, buông bỏ là một điều mà chúng ta cần phải tự ngộ khi đã ở đây. Khi đã theo được đến chỗ này, chúng ta đã rõ, buông bỏ chính là thứ duy nhất giúp chúng ta xuất thế gian.


Từ đây chúng ta cũng rõ: Hành trình buông bỏ là một hành trình miên mật, không buông lơi, nhiệt tâm, tinh cần … Nhẫn là vậy.
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 512
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chúng ta buông bỏ chính là: Chúng ta không an trú trạng thái thực tại của “lượng tử thứ nhất”, mà xả bỏ luôn. Từ đây, chúng ta không còn bị lượng tử thứ 2 nó quấn lấy.

Vô lượng xả như vậy cho đến khi không còn 1 lượng tử nào tới nữa (vì không còn 1 dính mắc nào)!


Về lý thuyết là vậy, còn về thực tế thực hành - kể cả có tu pháp nào chăng nữa thì cũng: Vô lượng đời may ra mới thành. - Đó! Nên mới cần cái dũng khí để tu (bi trí dũng) - không phải dũng vũ phu, anh hùng.



Tuy vậy:

Cấp lượng tử sẽ có các Pháp ở trong Chánh Định cho ta Hướng Tâm tu (pháp Hướng). Đừng lo lắng quá! - Chúng ta giải quyết cấp “thô tế” - cấp “con mèo lượng tử” trước hay cấp vật, việc, sự ở đời đang quấn lấy ta.


Thật buồn cười nếu chúng ta đã hiểu rõ về Đạo Đức Thế Tôn và hiểu về lý thuyết sự lựa chọn ở thế: Mà lại lăng xăng “cầm đèn chạy trước ô tô”, vội vã, không có nhẫn: Bỏ qua, mặc kệ con mèo lượng tử… lăng xăng trực đòi xử lý cấp “hạt lượng tử” - chúng ta có thấy vô minh không?


Chúng ta dứt thô rồi mới đến tinh. Không còn cách nào khác. Đức Thế Tôn đã nói rồi: Phải cởi nút dây từng nút một từ nút thắt sau trước rồi mới cởi được nút thắt trước sau. - Không còn cách nào khác!


Bởi vậy, chả thể nào không tu mà lại có thể “giải thoát”. - Tức là tu hành đó.

Nếu chúng ta chỉ ngồi đây viết chuyện, đọc truyện cả đời về chuyện giải thoát này thì kể cả chuyện này là một câu chuyện đem đến giải thoát khỏi thế thực: Cũng không ai giải thoát.

Ngược lại, những người tu hành, chẳng cần đọc chuyện, chẳng cần biết chuyện cũng sớm muộn giải thoát.


***


Như vậy, chúng ta trước tiên cần giải quyết các sự đang quấn thân chúng ta theo lý thuyết sự lựa chọn giải thoát, buông bỏ và không không được…


“Không không được” có lẽ là dễ giải quyết nhất nếu xét trong mối quan hệ giải thoát sự “con mèo lượng tử”.


“Không được” nó níu kéo ta. Chúng ta phá nó đơn giản thôi: Cái gì mà hiện pháp không được nhưng chúng ta đã rất rõ biết thấy, đây là một pháp cần buông bỏ thì: Tuỳ pháp vô niệm mà hành. - Chúng ta đã biết về sức mạnh và tầm của tuỳ pháp rồi, ngang với quán pháp, tác pháp. Chúng ta để tuỳ pháp làm cảnh sao khi mà đang tu hành tinh tấn.


Chuyển đổi “không được” thành “không không được” chính là tuỳ pháp. Cái gì xuất hiện “không được” chúng ta TUỲ hết, xem xem có thấy kết quả hiện hữu thiết thực không.

Tuỳ là theo, kệ, như vậy, không không được, cứ thế không cần can thiệp (thân khẩu ý).

Tuỳ pháp rất nhiệm màu trong khâu “lựa chọn” ảnh ở giây phút tiếp theo để an trú vào.


Đừng sợ!

Cứ tuỳ đi. Đừng sợ.


Chúng ta khi chứng thấy kết quả, chúng ta sẽ hết sợ, hết nghi và thấy nhiệm màu.




Bất kỳ sự gì, khi chúng ta chưa có sự lựa chọn để cho sự nó biến mất: Hãy tuỳ pháp - chính là để yên cái sự đó như thế. Đừng lo sợ gì, đừng sợ gì tương lai làm sao làm sao… đừng nghĩ nhiều, đừng vọng tưởng - sẽ chiêu cảm rất nhiều ảnh tưởng đời đến. Phải tuỳ


Trong thế giới này, nó có rắc rối lượng tử mà. Nên chúng ta lo cái gì nữa khi đã hiểu về tương lai thực ra là do rắc rối lượng tử và sự lựa chọn ảnh cho giây phút hiện tại. Bởi thế, chúng ta không hề và không cần một tơ tưởng niệm nào lo lắng về sự này sự kia nó sẽ vỡ lở ra thành nọ thành kia, hay sự này to quá, sự này lớn quá, sự này khó quá.v.v.v


Chưa thấy ảnh cho buông bỏ sự thì mặc kệ nó đấy. Cứ tuỳ đi sẽ thấy nhiệm màu.

Vì sao?

Vì sự là QUẢ đã đến, quả đã đến an trú vào “ta”. Nên ta vướng sự. Như vậy, không thể nào “hô biến” sự đi được chỉ vì cái quả này đắng quá, không nuốt được.

Không có cách!


Đã không có cách trốn quả, thì việc gì mà phải vô minh đến mức: Cứ quay cuồng tưởng ảnh trên nó để rồi nó khởi duyên sinh ra vô số sự khác ở tương lai (nhân duyên khởi). - Nếu cứ lựa chọn tưởng ảnh quanh sự - thì “lượng tử thứ nhất” luôn luôn được an trú trạng thái thực tại, thì lượng tử thứ 2 đã luôn luôn xác định chỉ đợi ngày giờ lại nở quả trên thân mà thôi.



Bởi thế, việc đầu tiên là: TUỲ SỰ khi chúng ta chọn ảnh.


Chúng ta đã trang nghiêm vô lượng thọ cực lạc, nên với tất cả những sự chưa nhìn thấy “ảnh buông bỏ” sự hiện ra ngay trước mắt (ảnh của giây phút tiếp theo) cho chúng ta chọn thì: Hãy tuỳ sự đó.

Đừng động chạm gì mà muốn dứt muốn bỏ được bởi sao?

Cõi minh minh có định số. Trạng thái lượng tử 2 chưa đến - xuất hiện ra để cho chúng ta chung kết sự thì có nghĩa chúng ta còn phải: An trú với sự đó, “hưởng thụ” đi.

Ai bảo chúng ta đã trồng nhân từ bao đời nay như vậy. Nên chớ niệm gì nữa.


Mà: Quả phước lạc thì cũng ngọt nhỉ.

(Như vậy, có khi người vô lượng phước đời này, sinh ra đã được cắt tóc, đắp áo… lại so ra kém ta ở đời này: Đâu được hưởng nếm mấy phước lạc kia…)



Nói vậy thôi, là để giảm không khí căng thẳng chứ: Chúng ta là hay chìm đắm vào đây lắm.



Sự khổ thì dễ nói rồi. Ai cũng cố gắng cắn răng chịu rồi khi nhìn thấy ảnh buông sự là lập tức chọn ngay. Bỏ luôn cái khổ.

Nên cái khổ, bỏ dễ là vậy.

Còn cái lạc, sự lạc thì sao?


Đến một lúc, cũng như vậy, cái ảnh chung kết sự lạc hay cái ảnh buông bỏ sự lạc sẽ xuất hiện. Lúc này, người bình thường không chọn đâu. - Họ níu kéo!

Ai trong chúng ta chả đều trải qua rồi.


Níu kéo được không?

- Nên mới lại khổ. Và vì lẽ này, một loạt lượng tử 2 đã lại an trú trạng thái đợi ngày chúng ta chúng ta vào chịu quả…




Như vậy, pháp tuỳ dùng ở chỗ này phải luôn đi kèm pháp “buông xả”.


Có cơ hội, nhìn thấy ảnh sự vô thường là phải lựa chọn luôn để xả sự này đi. Chớ có níu kéo. Càng níu kéo càng khổ.



Chúng ta đang có vô vàn sự nên phải nhớ. Tuỳ đi cùng buông xả.


Khi sự chưa vô thường hay chưa đến giai đoạn diệt (cái gì hiện hữu ập vào ta chả đi qua 4 giai đoạn sinh thành hoại diệt). Bởi thế, khi nó đang ở giai đoạn sinh, thành: Chớ tưởng hay chớ trốn, chớ trối, chớ chạy, chớ tìm cách để nó biến mất. Phải đợi đến giai đoạn hoại thì chọn ảnh “tứ chánh cần”. Còn khi nó diệt, ảnh diệt của nó hiện ra cho ta chọn: Nhớ chọn ngay, an trú vào, đừng lại vô minh đi níu kéo, không chịu buông bỏ.
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 512
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Như vậy, bất kể một sự gì đã đang an trú ở trong chúng ta, chúng ta cần nhớ: Có sinh, thành, có hoại, diệt.

Đây là sự của chúng ta, quả đó như: Vợ, chồng, con, cha, mẹ, gia đình, 4 phương tâm, gia tài, nợ, ân, oán.v..vv . Pháp ác, pháp thiện chúng ta cứ dùng tứ chánh cần sẽ thấy kết quả. Tuy nhiên, có những pháp mà ở văn trí và quán trí và tuệ minh bây giờ chúng ta không thể biết được là thiện hay ác: Như 4 phương tâm (ngoại trừ 2 phương Sư Trưởng và Phật Đạo), chúng ta không thể nào tứ chánh cần theo thiện hay theo ác để tứ chánh cần các phương tâm như: Cha mẹ, vợ chồng, con, gia đình, bạn bè, tôi tớ, công việc, gia sản.v.v.

Bởi thế, chúng ta mới phải tuỳ và buông bỏ theo lý của pháp (sinh thành hoại diệt).


Chúng ta dùng sai pháp, chúng ta lại chịu hậu quả. Ví dụ: Chúng ta đi tứ chánh cần pháp cha mẹ, vợ chồng, con… chúng ta tứ chánh cần theo pháp thiện hay pháp ác?


- Chúng ta không bao giờ chứng thấy được ở cảnh giới này những pháp trên là thiện hay ác để mà tứ chánh cần.

Ví dụ: Cha mẹ mất rồi nhưng thấy cha mẹ là thứ “thiện pháp nhất”, từ bi nhất và thấy đây là nhất. Cứ đi tứ chánh cần để cha mẹ duyên sinh hay không diệt thì…v.v. - Vô minh.

Vợ chồng con cũng thế. Lại đi nghe tà thuyết ở đâu đó là: Những người này là chướng ngại, là pháp ác. Tứ chánh cần diệt ngay..v..v. - Vô minh.


Cái gì cũng có sinh thành hoại diệt. Khi những pháp như chồng vợ con đã duyên sinh (quả) và tới. Phải biết, chỉ có đợi tới thời hoại diệt - khi nào thì “trời” biết. Còn chúng ta biết: Thời gian chỉ là thứ ảo ảnh, không có thực nên vô lượng cũng là sát na.v..v

Vấn đề của chúng ta là: Nếu nghe tà thuyết coi đây là pháp ác, đi tứ chánh cần diệt nhanh nhanh: Thử xem có gây ra đau khổ không và khi đó có bao nhiêu lượng tử thứ 2 hay quả đợi ở tương lai.


Chúng ta phải hiểu lý. Thấu rõ.

Ở đây, chúng ta chỉ biết tinh cần tu luyện Đạo Đức Thế Tôn. Còn pháp (sự kia) là phải đúng Pháp: Tuỳ và buông bỏ (khi đến hoại diệt).


Nó mới thần diệu, mới nhiệm màu mới: Thấy tất cả đều an lạc và cực lạc.


Ví dụ vậy vì đời vô lượng sự nên sẽ chỉ dần dần nêu một số sự chung, chính.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”