PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về phong tục, tín ngưỡng
hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Vậy là đến đây người tu đã hiểu PHÁP LUÂN là gì?


Pháp phật là gì?
Pháp trần là gì?
Pháp tu là gì?
Pháp là gì?
Pháp Luân là vậy.



Mọi thứ đều nằm ở trong Luân dù đó có là tồn tại hay không tồn tại

Đứng ở nửa bên này cái Luân thì nhìn cái tồn tại cho là tồn tại còn không tồn tại thì cho là ko tồn tại nhưng đâu biết đứng ở nửa bên kia THẤY NGƯỢC LẠI.


Nên tất cả đều LUÂN


Chỉ có thứ Báu xuất thế gian đó được Đức Thế Tôn nhét trở lại mới là thứ không Luân…. Được gọi là CHUYỂN PHÁP LUÂN hay Đạo Đức Thế Tôn.


Thứ Báu đó dẫn người tu đang ở bất kỳ đầu trên cái Luân - đi về Tâm Của Luân


Cái đường tâm của Luân xuyên qua vô lượng Luân to nhỏ khác nhau. 1 cái Luân này, tên gọi là ta bà mà thôi, họ hay gọi vũ trụ mà thôi….
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Mạn bàn Quá Trình tu Đạo của Đức Thế Tôn


Trong nhóm Kinh giới thiệu Bổn Nhân, có nhắc đến những quá trình Tu Chứng của Đức Thế Tôn, gồm 3 cấu phần lớn cụ thể:

+ Đức Thế Tôn học tu Thiền Định - từ các giáo sĩ Balamon. Đây là 1 cấu phần quan trọng để khẳng định Đức Thế Tôn đã tu theo cực tinh thần, với trí tuệ của Ngài, rất nhanh Chứng tới “Phi tưởng, phi phi tưởng” của Thiền Định ngoại Đạo nhưng đã nhận thấy không thể giải thoát.

+ Đức Thế Tôn học Tu Khổ Hạnh - (như giai đoạn cùng anh em Kiều Trần Như): Đức Thế Tôn tiếp tục tu Khổ Hạnh theo cực vật chất nhưng qua quá trình tu, Đức Thế Tôn cũng không thể nào tìm ra con đường giải thoát.

+ Đức Thế Tôn độc tu, tự tìm con đường: Phản ánh qua 49 ngày nhập Định dưới gốc cây Bồ Đề. Nhiều người không hiểu nội dung và ý nghĩa đoạn này:


Đức Thế Tôn sẽ không dùng 49 ngày nhập Thiền Định ngoại ở gốc cây Bồ Đề này. Bởi vì Đức Thế Tôn đã tu Chứng qua cả phi tưởng phi phi tưởng ngoại Đạo từ sớm rồi. 49 ngày này là 49 ngày Đức Thế Tôn dùng Thiền Quán Nhập Đạo và Chứng Đạo từ đó mới có cái gọi là Bồ Đề Ngộ Đạo - Chứ không phải Bồ Đề Thiền Đạo hay Bồ Đề Định Đạo…



Từ 3 cấu phần hành trình tu Đạo của Đức Thế Tôn, người tu đã thấy luôn: Thiền Định mà hiện giờ nhan nhản các phương pháp, tông thừa… Không phải là con đường Đạo Đức Thế Tôn.

Nếu Đức Thế Tôn dùng thiền định ngoại Đạo nhập Đạo thì … đã không phải rối rắm cả 1 hệ thống Giới Kinh Phật đồ sộ như hiện nay.

Tất nhiên, càng không phải thực hiện Khổ Hạnh mà thành Đạo (nhịn ăn uống, hành xác, hành thân, hành thọ, hành tất cả của tôi, cái tôi).


Như vậy, người tu cần rõ. Người tu không phải sẽ đi theo con đường Đức Thế Tôn đi như vậy vì thế gian này không có ai có đủ trí tuệ như Đức Thế Tôn,( tu tới phi tưởng phi phi tưởng của Ngoại Đạo rồi phế đi để khổ hạnh “hành xác đến chết đi sống lại” rồi lại phế đi để kiếm 1 gốc cây Bồ Đề ngồi 49 ngày là thành Đạo)

Người tu, đi theo Đạo Pháp Đức Thế Tôn đã tuyên - rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản và cụ thể, đường ngắn, rộng và kết quả thiết thực hơn nhiều.


Đến đây người tu cũng đã rõ: Tại sao là Thiền Quán nhập Đạo vì đó chính là cánh cửa Đức Thế Tôn Chứng Đạo. Ngồi 49 ngày dùng Thiền Quán Chứng Đạo. Chứ không phải ngồi 49 ngày nhập Định theo cách mọi người đang hiểu bây giờ về Thiền Định ngoại Đạo.
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Sau 7 ngày Quán - Xả Đạo hôm nay đã vô lượng thành. Bánh xe pháp luân một lần nữa chuyển. Dù trong khi Quán Pháp này, có động đất nơi Phật, có mưa đá nơi đỉnh cao, có thiên tượng sóng từ nhưng con vẫn chưa thể về Tâm. Lần đóng Quan này, thiên rung địa chuyển.


Kính Chư Chúng Sinh!




Vô danh tác bút Đạo!
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

hathao207 đã viết: 21:01, 28/03/24 Sau 7 ngày Quán - Xả Đạo hôm nay đã vô lượng thành. Bánh xe pháp luân một lần nữa chuyển. Dù trong khi Quán Pháp này, có động đất nơi Phật, có mưa đá nơi đỉnh cao, có thiên tượng sóng từ nhưng con vẫn chưa thể về Tâm. Lần đóng Quan này, thiên rung địa chuyển.


Kính Chư Chúng Sinh!




Vô danh tác bút Đạo!


Vô danh tiểu đệ đã thấy “Đạo Gian” hay cái gọi là “Mạt Pháp” ở đâu chưa?

Nếu để Vô Thường trở lại và mở ra phong ấn , hẳn là “chúng sinh trong bào thai này” sẽ ngất xỉu với sự mê muội của “đám kiếp” vô minh đi tuyên “Phật Luận” này. Chúng ta nên tự sửa sai trước khi phong ấn mở ra ngày nào đó… - nhưng mà người đánh máy này còn “yêu đời” lắm….

***

Như vậy, rõ ràng gần như toàn bộ cái gọi là “Tiểu Thừa” đó - mấy trăm Kinh đó chỉ là Phần tu của một chúng sinh hữu tình từ đời bước vào Đạo . Bước vào được sơ thiền (sơ thiền Đạo Phật) mới là cảnh giới tu sĩ… mới bước chân vào cái gọi là xuất thế gian/giải thoát khỏi thế gian/giải thoát luân hồi.

Trong 8 đại cảnh giới của Sa Môn Quả thì điều trên mới chỉ là nhập vào cảnh giới thứ nhất - tương đương ALahan. Nhưng đến đây, cùng lắm tới được nhị thiền là gặp Đạo Gian rồi.


Cái giá trị từ cảnh giới 2 tới cảnh giới 8 - nằm ở trong hệ thống Kinh Đại Thừa nhưng đã bị tô vẽ cho chẳng còn 1 manh mối nào rõ rệt. Làm sao có thể trồng được Sen, nuôi sen lớn, tố thân, làm ra mọi thứ …. - Những cái này rõ ràng là những cái Đức Thế Tôn làm trong 49 năm còn tại thế…. Rõ ràng chỉ được ghi lại ở sau này bởi vì… nó là cơ mật xuất thế gian

Thật tiếc rằng khi các Chư Vị đó ghi lại những điều này thì đã cách quá xa thời gian… sự truyền miệng mật và tam sao thất bản - chủ yếu là do không có ai đạt tới cảnh giới đó mà chỉ được truyền lại về những điều này…

Trúc Đạo Cơ đã biến thành trang nghiêm cõi Phật, trang nghiêm Phật, các loại Nghiêm… ở trong hệ thống Kinh Đại Thừa….

Tách riêng Đại Thừa - thì nhuốm màu duy tâm. Có tu cả vô lượng kiếp cũng chẳng tu được ra các loại nghiêm đó. Bởi vì sao? - Vì muốn trang nghiêm (hay tạo tác) thì phải vào được sơ thiền viên mãn, vào được nhị thiền viên mãn. Mà muốn vào được sơ thiền viên mãn thì không thể rời xa cái gọi là tiểu thừa - hay như cái Luận này…



Vô danh trẻ nít miệng hôi sữa phía trước nhìn thấy 1 tia môn Đạo của Bồ Tát Thừa nếu tu đến viên mãn thì cũng đạp vào tam thiền. Vấn đề là cả hệ thống Đại Thừa đã bị tô vẽ nhuốm màu.


Thứ này, rõ ràng khả năng lớn nhất nằm ở chỗ trang nghiêm
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

CHOCHIT đã viết: 10:32, 07/04/24
Tôi thấy chủ nghĩa duy tâm hợp tâm ý tôi bây giờ. Tâm thế nào thì thế giới biểu hiện ra đúng như thế. Tuy nhiên có những sự việc khách quan mà tâm ta không mong muốn lại xảy ra. Nên tôi thấy chủ nghĩa duy tâm là đúng nhưng chưa đủ.


Bỏ đi cái Tiểu thừa hay “Phật Luận” phía trên thì có tu vô lượng kiếp tu Đại Thừa cũng không đi tới đâu bởi vì chính cái cảnh giới 1 đó - để đạt được thì phải dùng tiểu thừa. Không có cách nào khác.


Bỏ tiểu thừa, mà đòi tu được đại thừa? - Khác gì trang nghiêm hay trồng sen trong Tưởng .



Khi là tu sĩ, sẽ bắt đầu TRÚC ĐẠO CƠ - nếu dễ thì Đạo Phật đã chẳng được gọi là xuất thế gian


***

Trước khi vô thường trở lại. Tặng cho người hữu duyên 1 câu: “Đạo Phật là Đạo Nhân quả. Bởi thế cái gọi là Quả Phật - muốn có thì chỉ có thể có bằng cách gieo Nhân Phật. Mà Nhân Phật giống như người vô danh đã nói phía trên.”


Hơn 2500 năm nay, số người có thể tu được viên mãn cái cảnh giới 1 - Sơ Thiền để Trúc Đạo Cơ đếm trên đầu ngón tay…


Hoặc đa phần tu tiểu thừa đạt được 1 kết quả gì đó mà không biết Trúc Đạo Cơ nằm ở Đại Thừa. Hoặc đa phần đi tu Đại Thừa có kết quả gì đó mà không tu tiểu thừa trước thì làm sao mà bước vào sơ thiền Chính Đạo Phật để mà Trúc Đạo Cơ được… nên tất cả những cái trúc/trang nghiêm gì gì đó của những người này đều ở chỗ TƯỞNGĐÃ VÀO ĐẾN CƠ ĐÂU MÀ ĐÒI TRÚC ĐẠO CƠ


=)) =)) =))



Lần trước vô danh tiểu tốt Quán cái gì gì Phật Luận rồi hù doạ rằng khi đang Quán thì Hà Nội động đất, nửa đất nước mưa đá, thái bình dương bị sóng từ vũ trụ vỗ mất sóng vô tuyến…. Chứ lần này, chỉ với chúng sinh vô thường trở lại ở 2 com này - Để xem trong 1-2 hôm tới, cả miền nam có tự nhiêm mưa ào ào bất thường ngoài dự báo hay không.


:P
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Vô danh tiểu tốt đã hiểu hơn về Phật Luận chưa vậy? .

Cái gọi là Quán Tuỳ Tác , cái gọi là Vô lượng pháp trần là vô lượng Pháp Phật …ở phía trước tiểu tốt đều nhắc đến hết rồi… Nhưng làm sao mà có thể tu sửa quán chiếu và thực hành ra được cái gọi là: Vô lượng pháp trần chẳng qua cũng chính là vô lượng pháp Phật… để rồi từ đây không còn dính mắc vào bất kỳ trần cảnh nào nữa - bởi vì mọi thứ đều đã ở trong GIỚI PHẬT - đạt được tuỳ pháp vô niệm - quán tuỳ tác ra sao để được điều này?


=)) =)) =))


Nếu đã có ngọn đèn sáng thì… đủ sức tìm trong ĐẠI THỪA

TRÍCH ĐẠI THỪA

“….
Phật-tử! Bồ-Tát dụng tâm thế nào mà có thể được tất cả thắng-diệu công-đức?
Phật-tử lóng nghe đây:
Bồ-Tát ở nhà, nên nguyện chúng-sanh, biết nhà tánh không, khỏi sự bức ngặt.
Hiếu thờ cha mẹ, nên nguyện chúng-sanh, kính thờ chư Phật, hộ dưỡng tất cả.
Vợ con hội họp, nên nguyện chúng-sanh, oán thân bình-đẳng, lìa hẳn tham trước.
Nếu được ngũ-dục, nên nguyện chúng-sanh, nhổ mũi tên dục, rốt ráo an-ổn.
Kỹ nhạc tụ hội, nên nguyện chúng-sanh, vui nơi chánh-pháp, rõ nhạc chẳng thật.
Nếu ở cung thất, nên nguyện chúng-sanh, vào nơi thánh-địa, trừ hẳn uế-dục.
Lúc đeo trang-sức, nên nguyện chúng-sanh, bỏ tư-trang giả, đến chỗ chơn thật.
Lên trên lâu-các, nên nguyện chúng-sanh, lên lầu chánh-pháp, thấy suốt tất cả.
Nếu có bố-thí, nên nguyện chúng-sanh, bỏ được tất cả, lòng không ái trước.
Chúng-hội tu-tập, nên nguyện chúng-sanh, xả những tụ pháp, thành nhứt-thiết-trí.
Nếu ở ách nạn, nên nguyện chúng-sanh, tùy ý tự-tại, chỗ làm vô-ngại.
Lúc bỏ cư-gia, nên nguyện chúng-sanh, xuất-gia vô-ngại, tâm được giải-thoát.
Vào tăng già-lam, nên nguyện chúng-sanh, diễn-thuyết các thứ pháp không tranh cãi.
Đến đại, tiểu sư, nên nguyện chúng-sanh, khéo thờ sư-trưởng, tập làm điều lành.
Cầu xin xuất-gia, nên nguyện chúng-sanh, được pháp bất-thối, lòng không chướng-ngại.
Thoát bỏ tục nhãn, nên nguyện chúng-sanh, siêng tu căn lành, bỏ những tội ách.
Cạo bỏ râu tóc, nên nguyện chúng-sanh, lìa hẳn phiền-não, rốt ráo tịch-diệt.
Đắp y ca-sa, nên nguyện chúng-sanh, lòng không nhiễm trước, đủ đạo đại-tiên.
Lúc chánh xuất-gia, nên nguyện chúng-sanh, đồng Phật xuất-gia, cứu hộ tất cả.
Tự quy-y Phật, nên nguyện chúng-sanh, nối thạnh Phật-chủng, phát tâm vô-thượng.
Tự quy-y Pháp, nên nguyện chúng-sanh, sâu vào kinh-tạng, trí-huệ như biển.
Tự quy-y Tăng, nên nguyện chúng-sanh, thống-lý đại-chúng, tất cả vô-ngại.
Lục thọ học giới, nên nguyện chúng-sanh, khéo học nơi giới, chẳng làm điều ác.
Thọ Xà-Lê dạy, nên nguyện chúng-sanh, đầy đủ oai-nghi, chỗ làm chơn thật.
Thọ Hòa-Thượng dạy, nên nguyện chúng-sanh, vào trí vô-sanh, đến chỗ vô-y.
Thọ giới cụ-túc, nên nguyện chúng-sanh, đủ các phương-tiện, được pháp tối-thắng.
Nếu vào nhà cửa, nên nguyện chúng-sanh, lên nhà vô-thượng, an-trụ bất-động.
Nếu trải giường tòa, nên nguyện chúng-sanh, trải mở pháp lành, thấy tướng chơn thật.
Chánh thân đoan tọa, nên nguyện chúng-sanh, ngồi bồ-đề toà, tâm không tham trước.
Lúc ngồi kiết-già, nên nguyện chúng-sanh, căn lành kiên-cố, được bực bất-động.
Tu hành nơi định, nên nguyện chúng-sanh, dùng định phục tâm, rốt ráo không thừa.
Nếu tu pháp quán, nên nguyện chúng-sanh, thấy lý như thật, trọn không tranh cãi.
Xả ngồi kiết-già, nên nguyện chúng-sanh, quan-sát hành pháp, đều quy tan mất.
Lúc để chân đứng, nên nguyện chúng-sanh, tâm được giải-thoát, an-trụ bất động.
Nếu cất chân lên, nên nguyện chúng-sanh, khỏi biển sanh-tử, đủ các pháp lành.
Lúc mặc quần dưới, nên nguyện chúng-sanh, mặc những căn lành, đầy đủ hổ thẹn.
Chỉnh áo cột giải, nên nguyện chúng-sanh, kiểm thúc căn lành, chẳng để tan mất.
Nếu mặc áo trên, nên nguyện chúng-sanh, được căn lành lớn, đến bờ pháp kia.
Đấp tăng-già-lê, nên nguyện chúng-sanh, vào ngôi đệ-nhứt, được pháp bất-động.
Tay cầm nhành dương, nên nguyện chúng-sanh, đều được diệu-pháp, rốt-ráo thanh-tịnh.
Lúc nhăn nhành dương, nên nguyện chúng-sanh, tâm-ý điều tịnh, nhai các phiền-não.
Lúc đại tiểu tiện, nên nguyện chúng-sanh, bỏ tham sân si, dẹp trừ điều tội.
Việc rồi đến nước, nên nguyện chúng-sanh, trong pháp xuất-thế, qua đến mau chóng.
Rửa ráy thân nhơ, nên nguyện chúng-sanh, thanh-tịnh điều nhu, rốt ráo không nhơ.
Xối nước trên tay, nên nguyện chúng-sanh, được tay thanh-tịnh, thọ trì phật-pháp.
Dùng nước rửa mặt, nên nguyện chúng-sanh, được tịnh pháp-môn, trọn không nhơ bợn.
Tay cầm tích-trượng, nên nguyện chúng-sanh, lập hội bố-thí, bày đạo như Phật.
Tay cầm ứng khí, nên nguyện chúng-sanh, thành-tựu pháp-khí, thọ trời người-cúng.
Bước chân lên đường, nên nguyện chúng-sanh, đến chỗ Phật đi, vào nơi vô-y.
Nếu ở nơi đường, nên nguyện chúng-sanh, hay đi đường Phật, hướng pháp vô-dư.
Theo đường mà đi, nên nguyện chúng-sanh, noi tịnh pháp-giới,tâm không chướng ngại.
Thấy lên đường cao, nên nguyện chúng-sanh, khỏi hẳn ba cõi, tâm không khiếp nhược.
Thấy xuống đường thấp, nên nguyện chúng-sanh, tâm ý khiêm hạ lớn căn lành Phật.


Thấy đường quanh co, nên nguyện chúng-sanh, bỏ đạo bất chánh, trừ hẳn ác-kiến.
Nếu thấy đường thẳng, nên nguyện chúng-sanh, tâm ý chánh-trực, không dua không dối.
Thấy đường nhiều bụi, nên nguyện chúng-sanh, xa lìa bụi bặm, được pháp thanh-tịnh.
Thấy đường không bụi, nên nguyện chúng-sanh, thường tu đại-bi, tâm ý nhuần thấm.
Nếu thấy đường hiểm, nên nguyện chúng-sanh, trụ chánh pháp-giới, lìa những tội nạn.
Nếu thấy chúng-hội, nên nguyện chúng-sanh, nói pháp thậm-thâm, tất cả hòa hiệp.
Nếu thấy trụ lớn, nên nguyện chúng-sanh, lìa tâm chấp ngã, không có phẩn hận.
Nếu thấy tòng-lâm, nên nguyện chúng-sanh, chư thiên và nhơn, chỗ nên kính lễ.
Nếu thấy núi cao, nên nguyện chúng-sanh, căn lành siêu thoát, không thể tột đảnh.
Lúc thấy cây gai, nên nguyện chúng-sanh, chóng được cắt bỏ, những gai tam độc.
Thấy cây lá rậm, nên nguyện chúng-sanh, dùng định giải thoát, để làm che chói.
Nếu thấy hoa nở, nên nguyện chúng-sanh, các pháp thần-thông, như hoa đua nở.
Nếu thấy cây hoa, nên nguyện chúng-sanh, tướng tốt như hoa, đủ ba mươi hai.
Nếu thấy trái hột, nên nguyện chúng-sanh, được pháp tối-thắng, chứng đạo bồ-đề.
Nếu thấy sông lớn, nên nguyện chúng-sanh, được dự pháp-lưu, vào Phật-trí-hải.
Nếu thấy bờ đầm, nên nguyện chúng-sanh, chóng ngộ diệu-pháp, nhứt vị của Phật.
Nếu thấy ao hồ, nên nguyện chúng-sanh, ngữ-nghiệp hoàn-toàn, hay khéo diễn-thuyết.
Nếu thấy giếng nước, nên nguyện chúng-sanh, đầy đủ biện tài, diễn tất cả pháp.
Nếu thấy suối chảy, nên nguyện chúng-sanh, thêm lớn phương-tiện, thiện căn vô-tận.
Nếu thấy kiều-lộ, nên nguyện chúng-sanh, rộng độ tất cả, dường như cầu đò.
Nếu thấy nước chảy, nên nguyện chúng-sanh, được ý nguyện lành, rửa nhơ phiền-não.
Thấy dọn vườn tược, nên nguyện chúng-sanh, trong vườn ngũ dục, dọn sạch cỏ ái.
Thấy rừng vô-ưu, nên nguyện chúng-sanh, lìa hẳn tham-ái, chẳng còn lo sợ.
Nếu thấy công viên, nên nguyện chúng-sanh, siêng tu hạnh lành, đến Phật bồ-đề.
Thấy người nghiêm-sức, nên nguyện chúng-sanh, trang-nghiêm thân đẹp, ba mươi hai tướng.
Thấy không nghiêm-sức, nên nguyện chúng-sanh, bỏ những trang-sức, đủ hạnh đầu-đà.
Thấy người ham vui, nên nguyện chúng-sanh, vui nơi chánh-pháp, ưa thích chẳng bỏ.
Thấy không ham vui, nên nguyện chúng-sanh, trong sự hữu-vi, lòng không ưa thích.
Thấy người vui sướng, nên nguyện chúng-sanh, thường được an vui, thích cúng-dường Phật.
Thấy người khổ-não, nên nguyện chúng-sanh, được căn-bổn trí, dứt trừ sự khổ.
Thấy người mạnh khỏe, nên nguyện chúng-sanh, vào chơn-thật-huệ, trọn không bịnh Khổ.
Thấy người tật bịnh, nên nguyện chúng-sanh, biết thân không tịch, lìa sự tranh cãi.
Thấy người xinh đẹp, nên nguyện chúng-sanh, với Phật Bồ-Tát, thường kính thường tin.
Thấy người xấu-xí, nên nguyện chúng-sanh, với điều bất thiện, chẳng ưa chẳng thích.
Thấy người báo ơn, nên nguyện chúng-sanh, với Phật Bồ-Tát, hay biết ơn đức.
Thấy người bội ơn, nên nguyện chúng-sanh, với kẻ làm ác, chẳng trả thù oán.
Nếu thấy Sa-Môn, nên nguyện chúng-sanh, điều-nhu tịch-tịnh, rốt ráo đệ-nhứt.
Thấy Bà-La-Môn, nên nguyện chúng-sanh, giữ trọn phạm-hạnh, lìa tất cả ác.
Thấy người khổ hạnh, nên nguyện chúng-sanh, y nơi khổ hạnh, đến bực rốt ráo.
Thấy người hạnh tốt, nên nguyện chúng-sanh, giữ bền chí-hạnh, chẳng bỏ Phật-đạo.
Thấy mặc giáp-trụ, nên nguyện chúng-sanh, thường mặc giáp lành, đến pháp vô-sư.
Thấy không võ-trang, nên nguyện chúng-sanh, lìa hẳn tất cả, những nghiệp bất-thiện.
Thấy người luận nghị, nên nguyện chúng-sanh, đều dẹp phá được, tất cả dị-luận.
Thấy người chánh-mạng, nên nguyện chúng-sanh, được mạng thanh-tịnh, không dối giả dạng.
Nếu thấy Quốc-vương, nên nguyện chúng-sanh, được làm pháp-vương, thường chuyển chánh-pháp.
Nếu thấy vương-tử, nên nguyện chúng-sanh, từ pháp hóa-sanh, mà làm phật-tử.
Nếu thấy trưởng-giả, nên nguyện chúng-sanh, xét đoán sáng suốt, chẳng làm điều ác.
Nếu thấy đại-thần, nên nguyện chúng-sanh, hằng giữ chánh-niệm, tập làm điều thiện.
Nếu thấy thành quách, nên nguyện chúng-sanh, được thân kiên cố, tâm không hèn nhát.
Nếu thấy kinh-đô, nên nguyện chúng-sanh, công-đức đồng nhóm, lòng luôn vui vẻ.
Thấy ở rừng vắng, nên nguyện chúng-sanh, đáng được trời người, ca ngợi kính ngưỡng.
Vào xóm khất thực, nên nguyện chúng-sanh, nhập thâm pháp-giới, tâm không chướng ngại.
Đến cửa nhà người, nên nguyện chúng-sanh, vào trong tất cả, cửa nhà phật-pháp.
Vào nhà người rồi, nên nguyện chúng-sanh, được vào phật-thừa, ba thời bình-đẳng.
Thấy không thí-xả, nên nguyện chúng-sanh, thường chẳng bỏ rời, pháp công-đức lớn.
Thấy người thí-xả, nên nguyện chúng-sanh, được bỏ lìa hẳn, khổ ba ác-đạo.
Nếu thấy bát không, nên nguyện chúng-sanh, tâm ý thanh-tịnh, trống sạch phiền-não.
Nếu thấy bát đầy, nên nguyện chúng-sanh, đầy đủ trọn vẹn, tất cả thiện-pháp.
Nếu được cung-kính, nên nguyện chúng-sanh, cung-kính tu hành, tất cả phật-pháp.
Chẳng được cung-kính, nên nguyện chúng-sanh, chẳng làm tất cả, những điều bất thiện.
Thấy người hổ-thẹn, nên nguyện chúng-sanh, đủ hạnh hổ-thẹn, che giữ căn-thân.
Thấy không hổ-thẹn, nên nguyện chúng-sanh, lìa bỏ không thẹn, trụ đạo đại-từ.
Được thực phẩm ngon, nên nguyện chúng-sanh, đều được mãn nguyện, không lòng tham muốn.
Được thực phẩm dở, nên nguyện chúng-sanh, ai cũng đều được, pháp-vị tam-muội.
Được vật thực mềm, nên nguyện chúng-sanh, huân-tập đại-bi, tâm ý nhu nhuyến.
Được vật thực cứng, nên nguyện chúng-sanh, tâm không nhiễm trước, dứt hết tham ái.
Nếu lúc ăn cơm, nên nguyện chúng-sanh, ăn món thiền-duyệt, pháp-hỉ no đủ.
Lúc thọ mùi vị, nên nguyện chúng-sanh, được Phật thượng-vị, cam-lộ đầy đủ.
Lúc ăn cơm xong, nên nguyện chúng-sanh, việc làm đều xong, đủ những phật-pháp.
Nếu lúc thuyết-pháp, nên nguyện chúng-sanh, biện-luận vô-tận, tuyên rộng pháp yếu.
Lúc ra khỏi nhà, nên nguyện chúng-sanh, thâm nhập phật-trí, khỏi hẳn ba cõi.
Nếu lúc xuống nước, nên nguyện chúng-sanh, vào nhứt-thiết-trí, rõ ba thời đồng.
Tắm rửa thân thể, nên nguyện chúng-sanh, thân tâm không nhơ, trong ngoài sáng sạch.
Mùa nắng nóng độc, nên nguyện chúng-sanh, bỏ lìa khổ não, tất cả đều hết.
Hết nắng vừa mát, nên nguyện chúng-sanh, chứng pháp vô-thượng, rốt ráo mát mẻ.
Lúc đọc tụng kinh, nên nguyện chúng-sanh, thuận lời Phật dạy, tổng trì chẳng quên.
Nếu được thấy Phật, nên nguyện chúng-sanh, được vô-ngại-nhãn, thấy tất cả Phật.
Lúc ngắm kỹ Phật, nên nguyện chúng-sanh, đều như Phổ-Hiền, xinh đẹp nghiêm tốt.
Lúc thấy tháp Phật, nên nguyện chúng-sanh, tôn-trọng như tháp, thọ trời người cúng.
Cung kính xem tháp, nên nguyện chúng-sanh, chư thiên và người, cùng nhau chiêm ngưỡng.
Đảnh lễ tháp Phật, nên nguyện chúng-sanh, tất cả trời người, chẳng thấy đảnh được.
Đi nhiễu tháp Phật, nên nguyện chúng-sanh, tu hành không trái, thành nhứt-thiết-trí.
Nhiễu tháp ba vòng, nên nguyện chúng-sanh, siêng cầu phật-đạo, lòng không biếng trễ.
Khen công-đức Phật, nên nguyện chúng-sanh, đều đủ công-đức, ca-ngợi vô-tận.
Khen tướng-hảo Phật, nên nguyện chúng-sanh, thành tựu phật-thân, chứng pháp vô-tướng.
Nếu lúc rửa chân, nên nguyện chúng-sanh, đủ sức thần-túc, chỗ đi vô-ngại.
Ngủ nghỉ phải thời, nên nguyện chúng-sanh, thân được an-ổn, lòng không động loạn.
Ngủ vừa tỉnh-giấc, nên nguyện chúng-sanh, tất cả trí-giác, ngó khắp mười phương.
Phật-tử! Nếu chư Bồ-Tát dụng tâm như vậy thời được tất cả công-đức thắng-diệu. Tất cả thế-gian: chư thiên, ma, phạm, sa-môn, bà-la-môn, càn-thát-bà, a-tu-la v.v... nhẫn đến tất cả Thanh-Văn, Duyên-Giác không thể làm lay động được.“

(Trích: Phẩm Hạnh Thanh Tịnh, Hoa Nghiêm Kinh - H.T Thích Trí Tịnh Việt dịch
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Hãy lưu ý kỹ lưỡng những điều cần phải lưu ý: Đại thừa bị tô vẽ như kiểu một bức tranh đã được phủ kín bởi 1 bức tranh. Nên cần ngọn đèn sáng đó soi mới có thể HỆ THỐNG GIỚI KINH ĐƯỢC TRONG ĐẠO ĐỨC THẾ TÔN


Toàn bộ đoạn trích trên chỉ là Quán Tuỳ Tác: Quán vô lượng Pháp Trần thành vô lượng Pháp Phật… nhưng tách rời Tiểu thừa và Đại thừa ra thì có tu ngàn đời muôn kiếp cũng chẳng ra quả gì .

Ví dụ:

Cấu phần thứ nhất: Là các Pháp Trần đang tác động như: Ở nhà, hiếu kính cha mẹ, lấy vợ sinh con, làm việc, gặp người, gặp việc, hưởng dục lạc…

Cấu phần thứ hai: Tỉnh giác và chánh niệm: Thấy biết rõ các Pháp trần đó đang tác động hiện hữu bằng câu: Nguyện chúng sanh - câu này cũng như câu niệm: Chánh niệm tỉnh thức Đạo Đức Thế Tôn

Cấu phần thứ ba: Quán các pháp trần đó vào trong GIỚI PHẬT như thành: tánh không, kính thờ chư Phật, thân sơ bình đẳng… - cái gì cũng trạch pháp hết vào Giới Phật..

Cấu phần thứ tư: Tuỳ Tác thành.





Nói chung rất chi tiết cho phép tu: Tuỳ Pháp Vô Niệm



***

Có câu nói: “ … Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành…” cũng như từ ngữ “Chúng Sanh”


Thực tế, quá nhiều người không hiểu từ “Sanh” ở đây mang hàm nghĩa nội diên và ngữ nghĩa ngoại diên cụ thể là gì. - Hầu như đều hiểu sai lệch một cách cơ bản rằng: Sanh ở đây có có nghĩa là sinh sống, hay cuộc sống hay các loài có sự sống như động vật, con người… những thứ hữu tình…. Đây là cách hiểu lầm lạc do bị tô vẽ =)) =)) =))


“Sanh hay Sinh ở đây, nằm ở trong ngữ hàm nghĩa của cụm “Sinh thành hoại diệt hay sinh lão bệnh tử hay sinh trụ dị diệt hay có thể hiểu: Phạm trù của từ “sinh” này là nằm trong nghĩa “sinh diệt” hay nghĩa “vô thường”


Bởi thế, nên sanh hay sinh ở đây tức là: Cái khởi ra, cái được duyên ra.

“Sinh đã tận” tức là: Đời người từ đây cái được duyên ra đã tận (tức là cuộc sống đời người từ đây đã không còn tạo ra nghiệp, tác ra nghiệp, vì thế nên không còn nhân quả….)

“Chúng sanh” hay “chúng sinh” tức là: Tập hợp cái được duyên ra, tạo tác ra, khởi ra. Điều này còn có nghĩa: Tập hợp tất cả các nghiệp, tập nghiệp, chúng tập nghiệp đến với 1 người tu (hay 1 người) - Nó chính là vô lượng trần hay mọi thứ thế giới khách quan bên ngoài tác động vào người tu qua 6 căn bao gồm cả cái thế giới tưởng qua căn ý…


Có như vậy, mới tu nổi Đại Thừa… vì nét vẽ tô từ hơn 2000 năm trước.


Chứ đi cứu độ hay độ hoá “vô lượng chúng sinh” đạt được Quả Phật là độ hoá động vật, con người và đủ các loài hữu tình cho được vô lượng thành Phật hết - rồi bản thân mới thành đại Bồ Tát thì =)) =)) =)) =)) =)) =))


Nhưng nếu hiểu về Phật Luận, hay hiểu về vô lượng pháp trần là vô lượng Pháp Phật thì thấy quá rõ nét tô màu này:


Không phải: NHƯ VỪA ĐÃ NÓI VÀ KINH NÓI NHƯ KIA THÌ “vô lượng Chúng sinh - Vô lượng Pháp Trần đều đã được độ hoá (Quán Tuỳ Tác) thành Vô lượng Phật rồi sao


=)) =)) =))
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Nói 1 câu Tuỳ Pháp vô niệm thì rất dễ. Nói 1 câu “ Quán vô lượng pháp trần là vô lượng Pháp Phật cũng đơn giản không thể đơn giản hơn… - Nhưng để thực hành được, không hề đơn giản.


Không có vài chục năm tu, chẳng bao giờ tới được cái điều đơn giản vậy. Mà vài chục năm này là bỏ qua cái thời gian thắp đèn không tính vào đấy nhé… =))



Để thắp được đèn sáng, có người chỉ cần 1 tia loé sáng, rất nhanh… cũng có người vài chục năm nghiên cứu, tìm tòi, mày mò, tu tập… mà đèn cũng không sáng nổi…


Quán được vô lượng pháp trần thành vô lượng Pháp Phật - một kỳ vĩ của con đường Bồ Tát… mà đi đến cuối, quả ngọt không ngờ…




Khi bố thí, nên nguyện chúng sinh, từ bỏ tham lam, từ đây dây tham làm gì còn
Khi nhẫn nhục, nên nguyện chúng sinh, từ bỏ sân hận, từ đây dây sân làm gì còn
Khi tinh tấn, nên nguyện chúng sinh, từ bỏ lười nhác, hãy siêng năng tu tập, từ đây dây trạo cử làm gì còn
Khi trì giới, nên nguyện chúng sinh, ….

….

Ối trời, nói chung Quán Tuỳ Tác vô lượng pháp trần thành vô lượng Pháp Phật - thật là 1 công trình kỳ vĩ


Dù sao, cái khó nhất vẫn là tìm ra thứ gọi là ”trang nghiêm Phật” đã bị tô vẽ. Tất nhiên, chỗ này không dành cho người cư sĩ. Khi tu được lên tới tu sĩ thì mới cần xem xét: Sẽ phải trang nghiêm cái Quả Phật thế nào


=))

Còn muốn có Quả Phật, không gieo Nhân Phật thì làm sao có quả. Thật được an ủn là: Trong Đại Thừa, có quá nhiều khẳng định rằng: Chỉ cần đọc được 1 bản Kinh Phật, chỉ cần nghe từ Phật… tức là đã gieo Nhân Phật… dù nếu chỉ như thế này thì phải vô lượng kiếp sau mới kết được quả…




“Có quá nhiều tiểu thừa mắng đại thừa, cũng có quá nhiều đại thừa mắng tiểu thừa… - thật hài hước, đều là 1 đống vô minh với nhau cả”


Đức Thế Tôn - Đạo Sư - Khai Sáng Phật - Thứ Báu xuất thế gian - THẦN THÔNG : Đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn… mà vô minh cả với nhau, đến vô danh cũng vô thường =)) =)) =))


Hãy xem:

Duy Tâm
Duy Vật
Duy Nhất


Bất nhị là không hai, không 2 thì cũng không phải (n). Là 1. Nên triết học đã có duy tâm, duy vật thì Đạo Đức Thế Tôn chính là: Duy Nhất


Duy nhất - đúng vậy. Đức Thế Tôn chỉ nói 1 pháp Duy Nhất - nhưng cũng là vô lượng pháp. Và mọi thứ vô lượng mọi thứ trong thế gian này (trên cỗ Luân) cũng chỉ là Duy Nhất…


Thế mà cãi nhau.. chỉ vì cùng vô minh…
Được cảm ơn bởi: Hồng Hạnh
Đầu trang

Hồng Hạnh
Cửu đẳng
Cửu đẳng
Bài viết: 10409
Tham gia: 16:30, 14/08/13

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi Hồng Hạnh »

Thầy hathao quả có tâm quá
Đầu trang

hathao207
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 191
Tham gia: 00:39, 18/01/14

Re: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Hồng Hạnh đã viết: 12:56, 16/04/24 Thầy hathao quả có tâm quá

Liên quan gì đến đứa đánh máy gõ phím đâu, quý cô. Đây là chuyện của vô danh vô thường


Tôi đang đợi đến cái cảnh giống như: Một cánh tay này cầm 1 luân tiểu thừa, 1 cánh tay kia cầm 1 luân đại thừa. Hai cánh tay, đang tranh luận: “ … ngươi là tiểu hạ, ta mới là đại thượng. Còn ngươi là phạm giới. Còn ngươi là tăng thượng mạn. Còn ngươi là tà ma ngoại đạo. Còn ngươi là vô tri không có bi từ. Còn ngươi là tưởng tác. Còn ngươi là tạo tác. Ngươi mới là dục lạc. Ngươi mới là xa rời. Ngươi không hiểu. Ta mới là chánh pháp……” :)) :)) :))


Đừng vội nghĩ họ là hai, tuy hai mà một. Đừng vội nghĩ ai đúng ai sai bởi vì cả hai đều là mộng ảo… :))


Thầy của quý cô: Là một người có tu có chứng, đáng được cúng dường. Tuy nhiên, ngày đó cũng mê lầm mộng ảo như vậy mà thôi. Sự mê lầm lớn nhất một thời của thầy đó là Lầm lẫn giữa pháp Tác và pháp Hướng.

Pháp Tác như vô danh đã nói phía trên. Nó dựa trên Lý. Tên đầy đủ là: Như Lý Tác Ý. Như Lý tức là sau khi dùng pháp Quán - Quán bất kỳ pháp nào trong vô lượng pháp trần thì Minh (chánh trí) ra cái Lý của nó (nằm trong Đạo Đức Thế Tôn). Và dựa trên cái Lý chân như đó dùng Tác Ý để khởi duyên (sinh hay sanh) hoặc là hoá duyên (diệt hay chết). Tác ý sẽ đưa đến vô lượng Pháp Phật hay chính là Pháp Duy Nhất. Sẽ đạt được “… sanh đã tận, phạm hạnh đã thành…”. Khi sanh (trong sanh diệt vô lượng pháp trần) đã tận tức là đã không còn sanh. Từ đó diệt cũng tận. Bởi vì sao? - Bởi pháp trần (sinh diệt hay sinh thành hoại diệt) nên sanh tận tức là pháp trần không sinh ra nữa thì làm gì còn cái gì để diệt đi?


Pháp Hướng: Không phải là pháp Tác. Pháp Hướng chỉ được Đức Thế Tôn tuyên giảng ở cảnh giới thứ 4 trở đi. Và chỉ khi đến được tới cảnh giới thứ 4 thì mới dùng được Pháp Hướng. Pháp Hướng có liên quan sâu xa tới “trang nghiêm”. Liên quan mật thiết.


Nguyên bản của Pháp Hướng chỉ được Đức Thế Tôn nói cho đại chúng ở chỗ đó, nơi đó, Kinh đó, tên đầy đủ: “HƯỚNG TÂM


Mà Tâm là gì? . Như họ đã nói: Vô lượng Từ, vô lượng Bi, Vô lượng Hỷ, vô lượng Xả. Bốn tâm này không có đơn giản như mọi người thường hiểu.


Thầy của quý cô lúc đó mới đạp một bước chân nhỏ vào vô lượng tâm từ. - Xứng đáng được chúng sinh cúng dường và chiêm bái. Một sự thực: Còn lâu Thầy mới tới được cảnh 2: Vô lượng tâm Bi.

Dù đại thừa hay các Chúng Bồ Tát thường thường tuyên thuyết: Họ trọng chú tiến thẳng tới cảnh giới: Vô lượng Tâm Bi (Đại Bi)… - Nhưng bao đời nay, hầu như tu lầm mê hết cả… đâu có phải đi độ hoá hay cứu độ “vô lượng chúng sinh hữu tình” là tu Bồ Tát Đạo đâu. Độ hoá, diệt độ “vô lượng chúng sinh” chứ không phải là độ hoá, diệt độ “vô lượng chúng sinh hữu tình”. - Người ta lầm mê ở chỗ: Cứ nghĩ con đường Bồ Tát Đạo tu vô lượng tâm bi. Mà vì là bi được hiểu là bi như mọi người vẫn hiểu nên họ mới phiên ra chuyện “độ hoá vô lượng chúng sinh hữu tình” chính là “độ hoá vô lượng chúng sinh” - như vậy là vô lượng bi rồi. Lầm mê mà. “Vô lượng chúng sinh” khác “vô lượng chúng sinh hữu tình” trong ngữ nghĩa Chánh Trí.

Nên vô lượng tâm hỷ đâu có phải cái hỷ là cái vui vẻ, hoan hỉ, cảm thọ vui lạc dù ở trong hay ngoài pháp Phật theo góc độ nằm trong Tưởng như mọi người vẫn hiểu. Cái Tâm này khác.

Nên vô lượng tâm xả thì lại càng “bất tư nghì”.


Như vậy, ở cái Kinh đó, chỗ đó, nơi đó, Đức Thế Tôn nói đó: Cái pháp Hướng chính là cái Pháp Hướng Tâm (Tâm vô lượng xả) - hướng tâm này (chứ không phải tác ý) đi Trang nghiêm hay đi diệu dụng mọi thứ….


Phía trước, tiểu tốt vô danh tranh khí với nghiệt chủng vô thường đã nói: Dù có đạt Chánh Định tầng thứ “giải thoát khỏi luân hồi” như Thầy thì cũng vẫn mới chỉ là “Định diệt thọ tưởng” nằm ở trong thế gian này thôi. Vẫn nằm ở trong vũ trụ này thôi. Sẽ đến một ngày vũ trụ này diệt - điều này ai cũng biết. Khi vũ trụ hoại diệt… rất muốn xem những người ĐỊNH NÀY đi đâu về đâu…. =)) =)) =))


Nên thầy đến đó tưởng rằng đã đạt QUẢ. KHÁC GÌ BỊT TAI CHỘM CHUÔNG -Hưởng sự chân như trong gương?


Thầy rõ ràng đã đi xa, tiến rất xa trên con đường và Thầy còn lâu mới chết - Chỉ có những người vô minh mới nghĩ Thầy đã chết hơn chục năm rồi :))


Nhưng, không dùng PHÁP HƯỚNG để trang nghiêm TÂM … Mà Thầy cứ ở trong Định thì…… phí hoài cả 1 tu sĩ…
Sửa lần cuối bởi hathao207 vào lúc 22:13, 16/04/24 với 1 lần sửa.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Phong tục - Tín ngưỡng”